SỞ TƯ pháp số: 492 /stp-vp tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2008 KẾ hoạCH



tải về 248.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích248.1 Kb.
#21903


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


SỞ TƯ PHÁP


Số: 492 /STP-VP TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2008


KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

công tác Tư pháp năm 2008


Năm 2008 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm 2006-2010. Đối với ngành Tư pháp thành phố, năm 2008 cũng là năm bản lề trong việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và triển khai sâu rộng các văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của Ngành. Đây cũng là năm có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới.

Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế- xã hội thành phố năm 2008; Quyết định số 49/QĐ-BTP ngày 16/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2008, Sở Tư pháp thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2008 như sau:

I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tư vấn, xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

1.1. Xây dựng Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của UBND thành phố.

1.2. Bảo đảm thực hiện đúng tiến độ về thời gian và chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố đầy đủ, đồng bộ, khả thi, minh bạch, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, nhất là trong các lĩnh vực: thu hồi đất giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quản lý xây dựng, đầu tư, kinh doanh; các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân.

1.3. Thực hiện Đề án đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: tổ chức khảo sát, đào tạo, bồi dưỡng cho 300 cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1.4. Trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện giai đoạn 1 của hai tiểu Đề án về đơn giản hóa thủ tục hành chính và đơn giản hóa biểu mẫu, tờ khai hành chính.

1.5. Trình UBND thành phố phê duyệt Đề án đào tạo đội ngũ chuyên gia am hiểu pháp luật quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh, thương mại.

1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các quận - huyện, sở - ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại một số sở - ngành, quận - huyện; đôn đốc và theo dõi quá trình xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật.

1.7. Tập trung kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngành, nhất là các lĩnh vực liên quan nhiều đến doanh nghiệp, tổ chức và công dân; chủ động rà soát, lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố ban hành năm 2007, cập nhật, hệ thống hóa văn bản đưa vào trang Web tra cứu văn bản pháp luật của thành phố; thí điểm việc tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

1.8. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho các đơn vị có liên quan; thành lập đội ngũ cộng tác viên làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng quy trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

2.1. Xây dựng nội dung của công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2008 sát với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với đối tượng; chú trọng biên soạn, tuyên truyền, phổ biến những nội dung liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, được dư luận xã hội quan tâm; hướng công tác giáo dục pháp luật về cơ sở, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khắc phục tính hình thức trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

2.2. Tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2003-2007 của Chính phủ có liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện tốt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đọan 2008-2012.

2.3. Kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở ngành để triển khai có hiệu quả 04 đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân ở xã phường thị trấn.

2.4. Củng cố, xây dựng và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên pháp luật các cấp; chuẩn bị nội dung và điều kiện để tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

2.5. Bổ sung, cập nhật các văn bản pháp luật mới cho tủ sách pháp luật, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật ở các địa phương; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.



3. Hoạt động của Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

3.1. Phát triển mạnh hoạt động kinh tế báo chí, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các dịch vụ báo chí khác.

3.2. Duy trì chất lượng báo ngày, tiếp tục cải tiến nội dung Nguyệt san, khai thác hiệu quả trang tin điện tử của Báo tại địa chỉ phapluat.com.vn.

3.3. Nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên trang tin tức thời sự, hỏi đáp pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, mở các diễn đàn trao đổi thông tin với bạn đọc; tập trung nghiên cứu, chuyển tải những vấn đề mới của khoa học pháp lý, bám sát thực tiễn sinh động của ngành, của thành phố và cả nước; nâng cao chất lượng tin bài, tăng sức chiến đấu, tính thời sự và hàm lượng khoa học; giữ vững tôn chỉ mục đích, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành.

3.4. Tiếp tục thực hiện các chương trình công tác: tìm thêm bạn đọc mới, bám sát tình hình dân sinh, dân chủ, chống tiêu cực; làm tốt Chương trình trợ giúp pháp lý và cung cấp văn bản miễn phí cho người dân.

3.5. Tìm nguồn bổ sung phóng viên, cán bộ tòa soạn, củng cố bộ phận phát hành; chú trọng công tác đào tạo nghề cho biên tập viên, bổ sung phóng viên ở những lĩnh vực thiếu và yếu, nâng cao hiệu quả công việc của hệ thống cộng tác viên; chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng phóng viên, cộng tác viên.

4. Công tác trợ giúp pháp lý

4.1. Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

4.2. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý; sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động, thành lập các chi nhánh trực thuộc Trung tâm theo đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý” khi được UBND thành phố phê duyệt.

4.3. Khảo sát, quy hoạch mạng lưới về hoạt động trợ giúp pháp lý; phát triển mạng lưới và lực lượng Cộng tác viên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý; chú trọng cải tiến hình thức, cách thức trợ giúp pháp lý, kết hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

4.4. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn; tăng cường thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động về cơ sở; hỗ trợ các Phòng Tư pháp thực hiện trợ giúp lưu động phù hợp với đặc điểm địa phương; khuyến khích cộng tác viên của các quận huyện tham gia trợ giúp pháp lý lưu động.

4.5. Tiếp tục thực hiện Dự án “Hỗ trợ hệ thống Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, giai đoạn 2005-2009” do các tổ chức quốc tế tài trợ, bảo đảm các dự án được thực hiện theo đúng cam kết, phù hợp với pháp luật Việt Nam, bảo đảm sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích và có hiệu quả.

4.6. Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2007-2010 theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

4.7. Xây dựng Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Trợ giúp pháp lý; chuẩn hóa các biểu mẫu hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

5. Công tác Hộ tịch – Lý lịch tư pháp - Quốc tịch

5.1. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và chính quyền cơ sở trong đăng ký và quản lý hộ tịch.

5.2. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; đảm bảo đúng quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2005/NĐ-CP của Chính phủ trong giải quyết hồ sơ kết hôn; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm thực hiện đúng mục đích xây dựng nền tảng gia đình bền vững, tiến bộ.

5.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, đảm bảo bản chất nhân đạo tìm mái ấm cho trẻ; tổ chức kiểm tra các hoạt động văn phòng đại diện của các Tổ chức con nuôi quốc tế, phòng ngừa nguy cơ buôn bán phụ nữ và trẻ em.

5.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn thành phố; thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp của cán bộ làm công tác này ở thành phố, quận huyện, phường xã nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các biểu hiện tham nhũng, gây phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền trong giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân.

5.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đồng thời nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch ở ba cấp.

5.6. Nghiên cứu các quy định pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp còn gây khó khăn, vướng mắc, thiếu tính khả thi…đề xuất các phương hướng giải quyết với UBND thành phố, Bộ, Ngành để đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời.

6. Công tác Bổ trợ tư pháp

6.1. Lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật

a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Luật sư, Nghị định 65/CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ về hoạt động tư vấn pháp luật.

b) Hoàn thiện đưa vào khai thác phần mềm đăng ký và quản lý tổ chức hành nghề luật sư.

c) Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức hành nghề luật sư: củng cố cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư; phối hợp với quận huyện, xã phường làm tốt công tác quản lý, kiểm tra việc hành nghề luật sư sau đăng ký hoạt động; tăng cường kiểm tra và xử lý hoạt động tư vấn trái pháp luật trên địa bàn.

d) Thực hiện thí điểm Đề án Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

6.2. Lĩnh vực Giám định tư pháp

a) Xây dựng Đề án và dự thảo Chỉ thị của UBND thành phố về việc củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các tổ chức giám định Tư pháp, các lĩnh vực giám định tư pháp trên địa bàn thành phố; tổ chức triển khai thực hiện Đề án và Chỉ thị này.

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp cho các Giám định viên tư pháp và cung cấp cho Bộ Tư pháp nguồn Giám định viên đủ tiêu chuẩn.

c) Tổ chức hội nghị sơ kết việc thi hành Pháp lệnh Giám định Tư pháp.

6.3. Lĩnh vực bán đấu giá tài sản

a) Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đáp ứng yêu cầu công tác bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự và tài sản xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.

b) Đẩy mạnh công tác tiếp thị, xây dựng hình ảnh và uy tín hoạt động của Trung tâm nhằm tăng chỉ tiêu đối với chất lượng và kết quả hoạt động bán đấu giá; triển khai thực hiện dịch vụ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho khách hàng mua trúng đấu giá khi có yêu cầu.

c) Hoàn thiện, trình UBND thành phố Quy chế phối hợp trong bán đấu giá tài sản là phương tiện, tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước; hoàn thiện các quy trình, thủ tục bán đấu giá tài sản.

d) Phối hợp với các tổ chức bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố mở các lớp tập huấn, thảo luận chuyên đề về pháp luật và nghiệp vụ bán đấu giá.



7. Công tác công chứng, chứng thực

7.1. Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động các Phòng Công chứng; Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng và tổ chức thực hiện các Đề án này sau khi được UBND thành phố phê duyệt.

7.2. Xây dựng quy trình, thủ tục, biểu mẫu liên quan đến việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; triển khai việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng và đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.

7.3. Xây dựng phần mềm đăng ký và quản lý tổ chức hành nghề công chứng.

7.4. Tổ chức hội nghị tập huấn về nghiệp vụ chứng thực cho đối tượng là lãnh đạo Phòng Tư pháp các quận huyện và cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn.

7.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra thực tế, nắm bắt tình hình chứng thực tại địa phương để kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc; tổ chức hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và Chỉ thị 17/2007/CT-UBND về triển khai Nghị định 79/2007/NĐ-CP.

7.6. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng biểu mức thu lệ phí chứng thực bản sao và chữ ký trình UBND thành phố ban hành.

8. Công tác cải cách hành chính

8.1. Đối với công tác cải cách hành chính của thành phố:

a) Phối hợp với các sở ban ngành, quận huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện 04 Đề án của Chương trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn năm 2006-2010 nhằm mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi, đồng thời phù hợp nội dung của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế.

b) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật của thành phố sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhằm bảo đảm thực thi các cam kết WTO.

8.2. Đối với công tác cải cách hành chính của ngành Tư pháp:

a) Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả quy trình “một cửa” tại Sở và các đơn vị trực thụôc; vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các lĩnh vực: công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp giấy đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi tên, nội dung đăng ký hoạt động, chuyển đổi hình thức hoạt động của tổ chức và chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư trong nước; chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài và Chi nhánh công ty luật nước ngoài.

b) Rà soát, bổ sung, công khai các thủ tục hành chính, biểu mẫu, quy trình giải quyết hồ sơ liên quan đến lĩnh vực thuộc ngành quản lý; kịp thời chấn chỉnh hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có liên quan chấn chỉnh những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, không phù hợp với quy định pháp luật; sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.

c) Triển khai thực hiện giai đoạn 3 Chương trình phần mềm quản lý hộ tịch phường, xã, quận huyện.

d) Tiếp tục quán triệt, làm thông suốt tư tưởng, nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan trong giải quyết hồ sơ, thực hiện nhiệm vụ được giao.

9. Công tác tổ chức xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh

9.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức của ngành với số lượng và cơ cấu hợp lý, trong sạch vững mạnh, có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các lớp, các chương trình đáp ứng yêu cầu hội nhập.

9.2. Triển khai thực hiện đề án “Kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND Thành phố”.

9.3. Xây dựng, trình UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp.

9.4. Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ triển khai thực hiện việc mở lớp Đại học Luật cho cán bộ Tư pháp quận huyện, xã phường thị trấn trên địa bàn Thành phố.

9.5. Xây dựng các chuyên đề, đề án: “Tinh giản biên chế cho Sở Tư pháp, các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp và cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố, quận, huyện”; “Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức vào làm việc tại cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố".

9.6. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Ngành; vun đắp lòng tự hào nghề nghiệp, tình cảm gắn bó với ngành, với cơ quan, đơn vị cho đội ngũ cán bộ công chức.

9.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, quản lý chặt chẽ việc chấp hành kỷ luật hành chính trong cơ quan Sở, các đơn vị thuộc Sở quản lý; tạo bước chuyển biến mạnh trong công tác quản lý, điều hành, cải tiến lề lối làm việc, phân công rõ trách nhiệm từng lĩnh vực, công việc chuyên môn; đề cao trách nhiệm cá nhân về kết quả công tác không để xảy ra các vi phạm, yếu kém, trì trệ trong phạm vi được phân công; xử lý kịp thời đối với cá nhân, đơn vị có sai phạm.

9.8. Tiếp tục triển khai công tác luân chuyển cán bộ theo Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/3/2003 của Thủ tưởng Chính phủ; triển khai thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức theo quy định của Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007.

10. Công tác thanh tra, kiểm tra

10.1. Coi trọng việc kết hợp kiểm tra của cơ quan quản lý với tự kiểm tra của các đơn vị; đẩy mạnh hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, thực thi công vụ của cán bộ công chức.

10.2. Xây dựng hoàn thiện đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Tư pháp giai đoạn 2008-2010; hoàn thiện và đưa vào áp dụng quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác tiếp dân; quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp.

10.3. Lập Kế hoạch và tổ chức thanh tra một số lĩnh vực công tác của Ngành: công chứng, hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài, luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản.

10.4. Phối hợp với Thi hành án dân sự thành phố rà soát những việc thi hành án có đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, gay gắt, những việc thi hành án tồn đọng do gặp khó khăn, vướng mắc để có kế hoạch cụ thể đưa ra cuộc họp liên ngành hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố.

10.5. Thực hiện công tác chống tham nhũng trong toàn ngành Tư pháp một cách thường xuyên và có hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra phải được theo dõi sát sao kết quả xử lý, khắc phục vi phạm nhằm đảm bảo sau khi kiểm tra thì hiệu quả công tác và kỷ cương phải tốt hơn.

11. Công tác thi đua khen thưởng

11.1. Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác:

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ trọng tâm năm 2008, các đơn vị chủ động đề ra những giải pháp cụ thể cho từng đợt thi đua, gắn thi đua với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngành, của đơn vị.

11.2. Thi đua xây dựng ngành Tư pháp trong sạch vững mạnh:

Phong trào thi đua tập trung vào việc củng cố kiện toàn bộ máy, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh bảo đảm hoạt động có hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm với công việc, có trách nhiệm thực thi công vụ, đủ về số lượng, vững vàng về phẩm chất đạo đức, phấn đấu giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

11.3. Thi đua thực hiện kỷ luật, kỷ cương; đấu tranh chống tiêu cực:

Cán bộ công chức thi đua gương mẫu về kỷ cương, kỷ luật lao động, thực hành tiết kiệm; thực hiện tốt nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, vô trách nhiệm, nhũng nhiễu, tham ô, lãng phí.

11.4. Tiếp tục quán triệt Luật thi đua khen thưởng, Nghị định 121 về hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng; thực hiện Thông tư 07/2006/TT-BTP của Bộ Tư pháp và Quyết định 169/2006/QĐ-UBND của UBND thành phố nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong từng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, động viên cán bộ công chức đăng ký thi đua, tích cực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

11.5. Sửa đổi, bổ sung các nội dung, tiêu chuẩn thi đua áp dụng cho cơ quan Sở, các đơn vị trực thuộc và các phòng Tư pháp quận, huyện phù hợp với Luật Thi đua khen thưởng và yêu cầu nhiệm vụ chính trị năm 2008. Thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực, bảo đảm dân chủ, công bằng.

11.6. Khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, có sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để mọi người noi theo, học tập.

12. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước của ngành Tư pháp

12.1. Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm, tổ chức công việc khoa học, bám sát chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.

12.2 Thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn; có kế hoạch phân công lãnh đạo định kỳ đi địa phương và cơ sở để nắm tình hình và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vướng mắc.

12.3. Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục áp dụng tin học trong lĩnh vực công chứng, hộ tịch, quản lý văn phòng tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản. Duy trì và nâng cao chất lượng trang Web của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trong hochiminhcity Web.

12.4. Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ; ban hành cơ chế kiểm tra đối với cán bộ công chức trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công việc của công dân.

12.5. Chấn chỉnh, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, bảo đảm chế độ, giờ giấc làm việc và văn hoá giao tiếp, văn minh công sở; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm công vụ, việc chấp hành pháp luật và kỷ luật, kỷ cương trong những lĩnh vực công tác có nhiều bức xúc của ngành.

12.6. Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong việc phối hợp với các đoàn thể, thực hiện tốt Quy chế chi tiêu nội bộ, tự chủ về tài chính; quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, chi tiêu ngân sách với tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

12.7. Duy trì thường xuyên việc lãnh đạo tiếp công dân, đối thoại trực tiếp giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân;

12.8. Đề cao vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và ý thức làm chủ của cán bộ công chức; thực hiện tốt chủ trương của thành phố: “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”; Thủ trưởng đơn vị phải chủ động, sáng tạo đề ra giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện tốt các chủ trương, các văn bản quy định mới.

12.9. Đảm bảo chế độ thông tin hai chiều; tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định để kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả công tác của Ngành.

12.10. Tập trung giải quyết các khó khăn về trụ sở, kho lưu trữ, kho vật chứng của các đơn vị trực thuộc, THA dân sự thành phố.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2008 của Sở Tư pháp được UBND thành phố phê duyệt, các đơn vị có trách nhiệm quán triệt, cụ thể hóa biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Sở Tư pháp thành phố sẽ tổ chức hội nghị, đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm vào các đợt sơ kết 6 tháng và tổng kết cuối năm. Hàng tháng, các đơn vị có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, phương hướng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3. Hội đồng thi đua khen thưởng Sở hướng dẫn thang điểm thi đua và chế độ bình xét, khen thưởng năm 2008 tương ứng với các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên.

4. Văn phòng Sở có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, bảo đảm thực hiện chương trình công tác trọng tâm năm 2008 và bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo đúng quy định./.


Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Bộ Tư pháp;

- UBND TP. HCM; (đã ký)

- VP Thành ủy; (để báo cáo)

- Văn phòng BTP;

- Văn phòng HĐND & UBND TP;

- Các Phòng và đơn vị trực thuộc Sở; Nguyễn Đức Chính

- Các Phòng Tư pháp Q, H;

- THADS thành phố;

- Lưu (VT+TH).

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


SỞ TƯ PHÁP





PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2008

(Đính kèm Kế hoạch số /KH-STP-VP ngày / /2008 của Sở Tư pháp thành phố

Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp năm 2008)


STT

Nội dung công việc

(theo đề mục)

Đơn vị

thực hiện

Đơn vị

phối hợp

Thời gian

thực hiện

Phân công Ban Giám đốc

1. Công tác tư vấn, xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL




Mục 1.1

- Phòng Văn bản

-Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở, ngành thành phố.



Quý I

Đ/c Hồng




Mục 1.2

- Phòng Văn bản.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở, ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 1.3

- Phòng Văn bản.

- Phòng Tổ chức.

- Các quận huyện, sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 1.4

- Phòng Văn bản.

- Các quận huyện, sở ngành thành phố.

Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 1.5

- Phòng Văn bản.

- Phòng Tổ chức.

- Các quận huyện, sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 1.6

- Phòng Kiểm tra văn bản.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Tài




Mục 1.7

- Phòng Kiểm tra văn bản.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Tài




Mục 1.8

- Phòng Kiểm tra văn bản.

- Phòng Tổ chức.

- Phòng Văn bản.



Cả năm

Đ/c Tài

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân




Mục 2.1

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 2.2

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Các sở ngành thành phố.



Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 2.3

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 2.4

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 2.5

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Khôi

3. Hoạt động của Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh




Mục 3.1

- Báo Pháp luật.

- Phòng Tuyên truyền.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 3.2

- Báo Pháp luật.

- Phòng Tuyên truyền.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 3.3

- Báo Pháp luật.

- Phòng Tuyên truyền.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 3.4

- Báo Pháp luật.

- Phòng Tuyên truyền.

- Trung tâm TGPL.



Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 3.5

- Báo Pháp luật.

- Phòng Tổ chức.

Cả năm

Đ/c Khôi


4. Công tác trợ giúp pháp lý




Mục 4.1

- TT Trợ giúp PL

- Phòng T.Truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.

- VKS, CA, TA và một số cơ quan khác.


Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.2

- TT Trợ giúp PL

- Phòng Tổ chức.

Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.3

- TT Trợ giúp PL

- Phòng Tổ chức.

- Phòng Tuyên truyền.

- Phòng Tư pháp Q-H.


Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.4

- TT Trợ giúp PL

- Phòng Tư pháp Q-H.

- Phòng Tuyên truyền



Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.5

- TT Trợ giúp PL

- Phòng Tuyên truyền.

Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.6

- TT Trợ giúp PL

- Phòng Tuyên truyền.

Cả năm

Đ/c Tài




Mục 4.7

- TT Trợ giúp PL

- Văn phòng Sở.

Cả năm

Đ/c Tài

5. Công tác Hộ tịch – Lý lịch tư pháp - Quốc tịch




Mục 5.1

- Phòng Hộ tịch

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 5.2

- Phòng Hộ tịch

- Các sở ngành liên quan.

Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 5.3

- Phòng Hộ tịch

- Các sở ngành liên quan.

Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 5.4

- Phòng Hộ tịch

- Phòng Tư pháp Q-H.

Quý I

Đ/c Huệ




Mục 5.5

- Phòng Hộ tịch

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 5.6

- Phòng Hộ tịch

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Huệ

6. Công tác Bổ trợ tư pháp

Mục 6.1


+ 6.1.a)

- Phòng BTTP.




Cả năm

Đ/c Chính

+ 6.1.b)

- Phòng BTTP.

- Văn phòng Sở.

Quý I

Đ/c Chính

+ 6.1.c)

- Phòng BTTP.

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Chính

+ 6.1.d)

- Phòng BTTP.

- THADS thành phố

Quý III

Đ/c Chính

Mục 6.2


+ 6.2.a)

- Phòng BTTP.

- Các tổ chức giám định TP.

Quý II

Đ/c Chính

+ 6.2.b)

- Phòng BTTP.

- Các tổ chức giám định TP.

Cả năm

Đ/c Chính

+ 6.2 c)


- Phòng BTTP.


- Văn phòng Sở.

- Các tổ chức giám định TP.



Cả năm


Đ/c Chính


Mục 6.3

+ 6.3.a)

- TT Dịch vụ Bán đấu giá tài sản.

- Phòng BTTP.

Quý I

Đ/c Khôi

+ 6.3.b)


- TT Dịch vụ Bán đấu giá tài sản.





Cả năm


Đ/c Khôi


+ 6.3 c)


- TT Dịch vụ Bán đấu giá tài sản.


- Phòng BTTP.

Cả năm


Đ/c Khôi


+ 6.3 d)


- TT Dịch vụ Bán đấu giá tài sản.


- Phòng BTTP.

Cả năm


Đ/c Khôi


7. Công tác công chứng, chứng thực




Mục 7.1

- Phòng BTTP

- Các phòng Công chứng

Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 7.2

- Phòng BTTP

- Phòng Văn bản.

Quý II

Đ/c Hồng




Mục 7.3

- Phòng BTTP

- Văn phòng.

Quý II

Đ/c Hồng




Mục 7.4

- Phòng BTTP

- Phòng Tư pháp Q-H.

Quý III

Đ/c Hồng




Mục 7.5

- Phòng BTTP

- Phòng Tư pháp Q-H.

Cả năm

Đ/c Hồng




Mục 7.6

- Phòng BTTP

- Sở Tài chính thành phố

Cả năm

Đ/c Hồng

8. Công tác cải cách hành chính

Mục 8.1


+ 8.1.a)

- Phòng Văn bản.

- Các sở, ngành thành phố.

Cả năm

Đ/c Hồng

+ 8.1.b)

- Phòng Văn bản.

- Các quận huyện, sở ngành thành phố.

Cả năm

Đ/c Hồng

Mục 8.2


+ 8.2.a)

- BCĐ CCHC Sở.


- Các đơn vị có tiếp dân.

Cả năm

Đ/c Chính

+ 8.2.b)


- BCĐ CCHC Sở.


- Các đơn vị có tiếp dân.

- Phòng Tổ chức.



Cả năm

Đ/c Chính

+ 8.2.c)


- Văn phòng Sở.

- Phòng Hộ tịch.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Quý II


Đ/c Huệ

+ 8.2.d)


- Phòng Tổ chức

- Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính

9. Công tác tổ chức xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh




Mục 9.1

- Phòng Tổ chức.

- Các đơn vị trực thuộc.

Cả năm

Đ/c Chính

Mục 9.2

- Phòng Tổ chức.

- Các sở ngành thành phố.

Cả năm

Đ/c Chính




Mục 9.3

- Phòng Tổ chức.

- Các Phòng nghiệp vụ.

- Các đơn vị trực thuộc.



Cả năm

Đ/c Chính

Mục 9.4

- Phòng Tổ chức.


- Ban Tổ chức Thành ủy.

- Sở Nội vụ.

- Trường ĐH Luật TP.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính

Mục 9.5

- Phòng Tổ chức.

- THADS Thành phố.

Cả năm

Đ/c Chính

Mục 9.6

- Phòng Tổ chức.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính

Mục 9.7

- Phòng Tổ chức.

- Thanh tra Sở

Cả năm

Đ/c Chính




Mục 9.8

- Phòng Tổ chức.




Cả năm

Đ/c Chính

10. Công tác thanh tra, kiểm tra




Mục 10.1

- Thanh tra Sở.

- Các đơn vị trực thuộc.

Cả năm

Đ/c Khôi




Mục 10.2

- Thanh tra Sở.

- Phòng Văn bản.

Quý II

Đ/c Khôi




Mục 10.3

- Thanh tra Sở.

- Các đơn vị có liên quan

Quý III

Đ/c Khôi




Mục 10.4

- Thanh tra Sở.

- THADS thành phố

Quý II

Đ/c Khôi




Mục 10.5

- Thanh tra Sở.

- Phòng Tổ chức

Cả năm

Đ/c Khôi

11. Công tác thi đua khen thưởng




Mục 11.1

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Quý I

Đ/c Huệ




Mục 11.2

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 11.3

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 11.4

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 11.5

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 11.6

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ

12. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước của ngành Tư pháp




Mục 12.1

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 12.2

- Văn phòng Sở.

- Phòng Tổ chức.

- Phòng BTTP.

- Phòng Hộ tịch.


Cả năm

Đ/c Chính




Mục 12.3

- Phòng Văn bản.

- Văn phòng Sở.



- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

Cả năm

Đ/c Khôi

Đ/c Huệ





Mục 12.4

- Phòng Tổ chức.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính




Mục 12.5

- Văn phòng Sở

- Thanh tra Sở.



- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

Cả năm

Đ/c Huệ

Đ/c Khôi





Mục 12.6

- Văn phòng Sở

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính




Mục 12.7

- Thanh tra Sở.

- Các đơn vị trực thuộc.

Cả năm

Đ/c Chính




Mục 12.8

- Phòng Tổ chức

- Các đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Chính




Mục 12.9

- Văn phòng Sở.

- Các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tư pháp Q-H.



Cả năm

Đ/c Huệ




Mục 12.10

- Văn phòng Sở

- Các đơn vị có liên quan.

Cả năm

Đ/c Huệ



SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



tải về 248.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương