SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng và chăm sóc cây cảNH



tải về 224.41 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích224.41 Kb.
#31826
  1   2   3




SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ

---o0o---

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH

(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )





Đơn vị biên soạn:

Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị

Năm 2012

LỜI NÓI ĐẦU

Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CẢNH” trình độ dưới 3 tháng được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.



Giáo trình này gồm các phần sau:

Chương 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây cảnh

Bài 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sanh

Bài 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mai vàng

Bài 3: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung

Bài 4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế

Bài 5: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung

Chương 2: Các dáng cơ bản và kỹ thuật tạo hình cây cảnh

Bài 1: Các dáng cơ bản của cây cảnh

Bài 2: Kỹ thuật tạo hình cây cảnh

Chương 3: Kỹ thuật chiết, ghép và phòng trừ sâu bệnh

Bài 1: Kỹ thuật chiết cành cây cảnh

Bài 2: Kỹ thuật ghép cây cảnh

Bài 3: Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh

Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giáo viên dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy trong quá trình sử dụng đề nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

Chương 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây cảnh………6

Bài 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sanh…………………..6

Bài 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mai vàng……………..8

Bài 3: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung………………….12

Bài 4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế…………………..15

Bài 5: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung…………………..17

Chương 2: Các dáng cơ bản và kỹ thuật tạo hình cây cảnh……19

Bài 1: Các dáng cơ bản của cây cảnh…………………………..19

Bài 2: Kỹ thuật tạo hình cây cảnh……………………………..25

Chương 3: Kỹ thuật chiết, ghép và phòng trừ sâu bệnh……..28

Bài 1: Kỹ thuật chiết cành cây cảnh………………………….28

Bài 2: Kỹ thuật ghép cây cảnh………………………………..33

Bài 3: Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh……………………..36

Tài liệu tham khảo…………………………………………….

MỞ ĐẦU

Một trong những nét đẹp nhất hấp dẫn nhất trong vườn cảnh là cây cảnh được tứ cấu để trở thành bonsai.

Nếu so sánh với các môn nghệ thuật kinh điển như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thi ca…thì Bonsai còn xa mới sánh được. Các tài liệu giới thiệu về hình thái này ở Nhật Bản thì coi Bonsai chỉ là một thứ chơi tiêu khiển và đứng sau những hình thái có nghệ thuật cao như vườn cảnh, cắm hoa nhưng ở nước ta đa số đều ít nhiều coi Bonsai là một nghệ thuật tạo hình, đó là một thói quen.

Hiếm có một khu vườn nào từ gia đình hay công viên công cộng mà thiếu sự có mặt tô điểm của Bonsai, bởi Bonsai là nghệ thuật biến hoặc cải tạo một cây có tiềm năng thành kiểng lùn, đẹp đẽ diễn tả một vẻ đẹp của thiên nhiên. Hai xu hướng mới của Bonsai là: Tạo ra ấn tượng bao la, già nua và cằn cổi của một khu rừng bằng cách trồng một số cây trên một chiếc khay và xu hướng khác trồng cây trên một khối đá sao cho hài hòa mát nhìn để tạo ra ấn tượng cảnh quan thu gọn, cảnh núi non cây cỏ.

Từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, người Trung Hoa đã có truyền thống trồng hoa Cúc trong chậu, đặt dưới mái hiên. 200 năm sau đến đời nhà Đường, Bonsai thực sự trở thành một bộ môn nghệ thuật kỳ thú với những đặc điểm riêng. Những cây Tùng, cây Bách, cây Mơ…được trồng, tạo dáng trong chậu và con người bắt đầu say mê nghệ thuật này. Nghệ thuật Bonsai khởi nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, đến ngày nay đã phát triển gần khắp châu Á.

Người Trung Hoa đã cố gắng tạo nên những khung cảnh thu gọn, cho ta ý niệm về sự bao la và gợi lên các vùng khác nhau của đất nước họ. Sự cân đối, hài hòa của cây được thu gọn là những tiêu chuẩn chính của nghệ thuật này. Ban đầu, Bonsai giành cho giới quý tộc, về sau các nhà sư theo đạo phật đã truyền bá Bonsai ra khắp châu Á, nhất là sang Nhật Bản. tại Nhật Bản Bonsai là đặc quyền của giới thượng lưu cho mãi tới thế kỷ XĨ. Cũng chính tại Nhật Bản, nơi mà nghệ thuật tạo ra những cây gỗ nhỏ theo mô hình những cây lớn được hoàn thiện dần qua nhiều thế kỷ, đã sinh ra thuật ngữ “Bonsai” và “nghệ thuật Bonsai” với những quy luật rõ rang, chính xác như trong thơ ca. Phải chăng người Nhật đã giải mã một bộ môn nghệ thuật về chử viết. “Bon” tức là chử”bồn”, có nghĩa là chậu thấp và “sai” tức là “tai”, có nghĩa là trồng trọt hay cây cỏ. Theo ngữ nghĩa thì Bonsai là cây trồng trong chậu.Ở Trung Quốc, Bonsai người ta dịch là bồn cảnh. Chiều cao của Bonsai được giới hạn trong khoảng từ 20- 70 cm. Có người gọi Bonsai là cây cảnh thu gọn, cây cảnh thu nhỏ, non bộ như thế chưa nói lên vai trò của chậu. Thực ra, Bonsai là cây trồng trong chậu cạn, cây cổ thụ trồng trong chậu.

Gần đây, những trường phái Bonsai ở các nước mang những đặc thù khác nhau. Ngoài những đặc điểm chung, trường phái nào cũng bộc lộ những nét riêng, tìm tòi sâu sắc mang đặc điểm tư duy, tình cảm các nghệ nhân.

Ở Trung Quốc, nổi bật có hai trường phái chơi Bonsai: Trường phái phía Bắc và trường phái phía Nam. Do đặc điểm riêng, trường phái phía Nam chú trọng đến việc trồng và tạo dáng cây trên đá rất gần với trường phái chơi non bộ của ông cha ta (Việt Nam) khi xưa. Trường phái khác tạo dáng phỏng sinh học (hình chim, thú…) cũng có nhiều nét lý thú.

Dù sao, mục đích cuối cùng là làm cho cây cảnh, dẫu bị hạn chế tăng trưởng nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh, có dáng vẻ cổ thụ, mang tính của cây mọc ngoài thiên nhiên tuy sống trong môi trường nhân tạo.

Nói khác đi là thu nhỏ một cây sao cho nó có thể giử gìn, dưới dạng bé nhỏ hơn, tất cả đặc tính tự nhiên phù hợp vơi thiên nhiên. Cái đẹp của bonsai là đơn giản hóa chỉ vừa đủ, biết cách để chọn những nét chính của hình dáng và quan trọng hợn là phải gợi lên một điều gì đó. Bonsai tượng trưng cho sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên, đồng thời biểu lộ tình cảm của con người. Do vậy, khi quan sát một Bonsai, người ta như đoán được cá tính và tình cảm của người đã nuôi dưỡng và chăm sóc nó.



Chương 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ CÂY CẢNH

Bài 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SANH

1. Đặc điểm hình thái cấu tạo: 
Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây. Cành dẻo dễ uốn.
Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ. 
2. Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:
Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.
Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
3. Kỹ thuật nhân giống: 
Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt) và phương thức vô tính (từ cành dăm, cành chiết).
4. Kỹ thuật trồng: 
Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

Bài 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG

1. Đặc điểm chung

Tên khoa học: Ochna integerrima

Họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai)

Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.

Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.

Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25o-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.

Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.






2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai:

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.

Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật.

2.1. Lên líp và mương rãnh thoát nước:
Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1- 1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).

Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.



2.2. Phương pháp nhân giống:

a/ Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.


2.3. Chăm sóc mai
a. Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

b. Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.



c. Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

2.4. Lặt (trẩy) lá mai:
Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được...

3. Để mai ra hoa đúng Tết
Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a) Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b) Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:

- Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

- Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

- Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày "Đưa ông Táo về trời" (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.



Bài 3: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MƯNG

Mỗi dịp hè về, những người yêu bonsai bắt đầu chờ đợi mùa hoa lộc vừng. Đây là loài cây quý, theo phong thủy lộc vừng được coi là loại cây mang đến tài lộc,theo cha ông xưa thì Lộc ứng với Tài lộc - Vừng ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng, chính vì những lẽ đó mà lộc vừng được các nghệ nhân yêu cây xanh bonsai trồng rất nhiều. Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu…lại là việc không dễ chút nào. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai lộc vừng đẹp như ý.
Cây cảnh Bonsai có rất nhiều loại khác nhau, có loại Lộc Vừng lá tròn dài, loài hoa màu hồng, màu đỏ màu vàng, loại hoa trắng. Loại nào cũng ra hoa vào thời điểm tháng 6-8 âm lịch thời điểm mưa nhiều. Tuy nhiên, cùng một chế độ chăm sóc, nhưng ta thấy loài Lộc Vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm hơn, bông dài và bao giờ cũng tàn muộn hơn loài Lộc Vừng lá dài. Đa số các mọi người không am hiểu sâu về trồng cây cảnh bonsai lộc vừng đều cho rằng, lộc vừng là loài cây ưa nước có thể trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, chúng vẫn có thể ra hoa và phát triển tốt. Do đó khi trồng vào các bể, ang, chậu nhiều người thường không để cho cây có chỗ thoát nước làm cho cây dễ bị chết. Hoặc trồng các cây cảnh bonsai lộc vừng lâu năm trong các ang, bể, chậu, tuy có để chỗ thoát nước nhưng vì tưới nhiều nước và bị ngập nước vào mùa mưa, cây bắt đầu héo úa, nếu không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.

1. Đất trồng cây cảnh bonsai lộc vừng

Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước.

2. Cách tạo rễ, buông rễ cây cảnh bonsai lộc vừng

Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
3. Cách chăm sóc cây cảnh bonsai lộc vừng

Tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác, chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.

4. Xử lý cho cây cảnh bonsai lộc vừng ra hoa rải rác trong năm

Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu.

Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi, cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp.
Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương