SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư thành phố HÀ NỘi công ty tnhh thưƠng mại dưỢc phẩM ĐÔng á



tải về 76.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích76.93 Kb.
#32110
Srectangle 7Ở KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á

straight connector 6

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến

và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume)

theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng

và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang.

Chủ nhiệm đề tài: Dược sỹ Lê Minh Nguyệt

Cơ quan chủ trì đề tài: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á

Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015
Hà Nội, năm 2015

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang.

Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Dược sỹ Lê Minh Nguyệt

Thư ký đề tài: Thạc sĩ. Lê Văn Nhân

Tên các cộng tác viên:

  1. ThS. Phạm Thị Thu Thủy

  2. ThS. Phạm Anh Cường

  3. TS. Hà Minh Thanh

Cơ quan chủ trì đề tài: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á

Địa chỉ: Số 13 – Lô 13 – Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 04 37831671. Fax: 04 37831676

Tổ chức phối hợp thực hiện :


  1. Công ty Cổ phần KHCN Đông Á

  2. Viện Dược liệu – Bộ Y tế.

  3. Công ty Cổ phần Lâm y dược Bắc Sơn

Nơi thực hiện đề tài: Tỉnh Bắc Giang.

Thời gian thực hiện: Tháng 6/2013 – 5/2015

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Giới thiệu về cây Ngưu tất

- Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc - Trung Quốc, di thực vào Việt Nam trong những năm 1960. Ngưu tất là cây ưa sáng và ưa ẩm; cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh chủ yếu từ hạt.

- Bộ phận dùng làm thuốc: rễ cây Ngưu tất (Radix Achiranthes bidentatae) có rễ hình trụ hơi cong queo, dài 20-30 cm, rộng 0,5-1 cm, đầu trên mang vết tích cổ rễ đầu dưới thuôn nhỏ, vị hơi ngọt sau hơi chát.



1.2. Nghiên cứu về trồng trọt Ngưu tất

1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước

- Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng Ngưu tất lớn nhất chiếm tới trên 80% sản lượng Ngưu tất trên thế giới.

- Các nghiên cứu về cây Ngưu tất trên thế giới chủ yếu là của Trung Quốc, với rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp và y, dược học tại nhiều trường đại học nổi tiếng như trường đại học Nông nghiệp Hà Nam, đại học Y dược Thành Đô, đại học Y Bắc Kinh…đây thực sự là những kỹ thuật mới cho những vùng trồng dược liệu Ngưu tất có thể áp dụng.



1.2.2. Nghiên cứu trong nước

- Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, hoạt chất, sản xuất thuốc… đã được Viện Dược liệu và các Viện nghiên cứu, trường đại học trong nước nghiên cứu thực hiện về cây Ngưu tất:

+ Nghiên cứu về tiêu chuẩn giống Ngưu tất trong chương trình của đề tài Nhà Nước KY- 08 giai đoạn 1991-1995;

+ Nghiên cứu về sản xuất giống và phục tráng giống của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư và CS;



+ Nghiên cứu về chế độ bảo quản và thời gian bảo quản hạt giống của TS. Phạm Văn Ý - Viện Dược liệu.

1.3. Một số hướng dẫn về GACP – WHO

Thực hiện theo hướng dẫn “Hướng dẫn thực hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013.



1.4. Tính cấp thiết của đề tài

- Phù hợp với định hướng phát triển dược liệu Việt Nam từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 theo tiêu chuẩn GACP - WHO.

- Đáp ứng nhu cầu dược liệu Ngưu tất trong nước đang ngày một gia tăng.

- Bắc Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc có lợi thế quan trọng trong về thị trường tiêu thụ sản phẩm và điều kiện để tiếp thu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp ngoài ra toàn tỉnh có khoảng 32 nghìn ha đất trồng cây vụ đông phù hợp để trồng cây Ngưu tất.

- Sự ủng hộ về Chủ trương, Chính sách của tỉnh về phát triển dược liệu, nguồn lao động dồi dào, trình độ canh tác cao dễ dàng tiếp nhận cây trồng mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về KH&CN trong trồng trọt Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO nhằm xây dựng quy trình trồng trọt Ngưu tất cho năng suất và chất lượng cao tại Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO trong cơ cấu cây trồng vụ đông, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho nông dân tại Bắc Giang.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất.

3. Cách tiếp cận

- Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng ngưu tất của Viện Dược liệu, kỹ thuật trồng, chế biến Ngưu tất sạch (đề tài Nhà nước KC10-02 – Viện Dược liệu) và tham khảo áp dụng các nghiên cứu trồng trọt thâm canh và trồng Ngưu tất theo GAP của Trung Quốc.

- Áp dụng phân bón công nghệ mới dạng viên có bổ sung vi lượng giúp cây trồng hấp thu tốt, giảm chi phí phân bón giảm hàm lượng nitrat tồn dư trong dược liệu và môi trường, phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất và hạn chế nấm bệnh…

- Khảo sát vùng và xây dựng thí nghiệm và mô hình dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương

- Tổ chức thực hiện, quản lý đề tài có sự tham gia của người dân, cán bộ địa phương và các nhà khoa học.
4. Nội dung nghiên cứu

4.1. Điều tra, khảo sát hiện trạng, tình hình sản xuất nông nghiệp canh tác cây vụ đông tại vùng nghiên cứu

4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây Ngưu tất

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây Ngưu tất

4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây Ngưu tất

4.2.4. Nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật cho cây Ngưu tất theo hướng sinh học an toàn với môi trường

4.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật sơ chế và bảo quản sau thu hoạch cho củ Ngưu tất

4.3. Xây dựng mô hình trồng Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP- WHO, qui mô 7 ha

4.4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cây Ngưu tất trong cơ cấu cây trồng vụ đông trên 2 loại đất phù sa cổ và phù sa ven sông được bồi đắp hàng năm.



5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Thí nghiệm năm đầu tiến hành tại huyện Hiệp Hoà và Yên Dũng;

- Xây dựng mô hình năm thứ hai tại 3 huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng và Lạng Giang.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập và tổng hợp số liệu thứ cấp

- Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Tổng hợp xử lý số liệu theo chương trình phần mềm Excel.

PHẦN 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CANH TÁC CÂY VỤ ĐÔNG TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU

1. Tình hình sản xuất cây trồng vụ đông tại 03 huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Lạng Giang

- Bắc Giang là một tỉnh diện tích đất trồng cây vụ đông lớn, tập trung chủ yếu vào các nhóm cây trồng truyền thống như khoai tây, khoai lang, lạc, ngô, đậu đỗ và rau.

- Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế do các cây trồng trên đem lại không cao, khó khăn trong đầu ra của sản phẩm và tình hình sâu bệnh hại phức tạp làm cho thu nhập của người nông dân bấp bênh.

2. Diễn biến tình hình thời tiết tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2013 - 2015

- Năm 2013, thời tiết thuận lợi cho gieo trồng và sinh trưởng phát triển của cây Ngưu tất

- Tình hình diễn biến thời tiết của vụ đông năm 2014 tại Bắc Giang tương đối phức tạp, nền nhiệt và lượng mưa có sự xáo trộn so với vụ đông năm 2013, việc gieo trồng muộn so với thời vụ làm ảnh hưởng đến năng suất dược liệu.

3. Kết quả phân tích đất và nước nơi thực hiện

- Số liệu phân tích đất tại 03 huyện đều thích hợp trồng ngưu tất ở các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng tổng số, về hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật đều dươc ngưỡng cho phép đạt tiêu chuẩn trồng theo GACP - WHO.

- Đất phù sa ven sông có hàm lượng dinh dưỡng tổng số cao hơn đất phù sa cổ.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NGƯU TẤT

1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất Ngưu tất.

- Thời vụ gieo hạt Ngưu tất đối với tỉnh Bắc Giang nên bố trí từ 15/9-15/10 hàng năm

2. Ảnh hưởng của loại đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất Ngưu tất

- Đất trồng Ngưu tất tốt nhất là chọn đất phù sa ven sông.



3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sinh trưởng phát triển, năng suất Ngưu tất

- Ngưu tất là một cây dược liệu có khả năng chịu được mức độ thâm canh cao.

- Phân bón dùng cho Ngưu tất cho năng suất và chất lượng đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV và khuyến cáo dùng trong quy trình trồng Ngưu tất theo GACP-WHO như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 20-25 tấn/ha.

+ Phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn/ha.

+ Phân NPK phức hợp có bổ sung đa vi lượng của công ty phân bón Bình Điền NPK 18-6-6+TE lượng 600kg/ha và NPK 15-4-18+TE/ha lượng 800kg/ha.

- Năng suất cây trồng có thể đạt trên 2 tấn dược liệu khô/ha.

4. Hướng dẫn theo dõi kiểm tra phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại Ngưu tất và phương pháp phòng trừ hiệu quả và an toàn với con người và môi trường

- Kết quả điều tra năm 2013 và 2014 cho thấy thành phần sâu bênh gây hại trên cây Ngưu tất trồng tại tỉnh Bắc Giang có 4 loại bệnh và 4 loại côn trùng gây hại. Tuy nhiên mức độ gây hại thấp không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây và năng suất dược liệu.

- Đưa ra các khuyến cáo cho công tác BVTV đối với cây ngưu tất như: thường xuyên theo dõi kiểm tra đồng ruộng, vệ sinh đồng ruộng và tiêu hủy tàn dư gây bệnh.

- Chế phẩm sinh học SH-BV1 có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng gây hiện tượng sưng rễ cây Ngưu tất.



5. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật sơ chế và bảo quản sau thu hoạch đến chất lượng và hiệu quả dược liệu Ngưu tất

- Phương pháp chế biến Ngưu tất bằng phương pháp sấy khô từ nhiệt độ 40-700C; ẩm độ 12%; bảo quản bằng túi PE trong kho mát cho chất lượng dược liệu tốt nhất và thời gian bảo quản lâu nhất. Sấy dược liệu đạt hàm ẩm dưới 12% cần tiến hành sấy ở nhiệt độ 700C trong khoảng từ 27h – 28h.



III. Kết quả xây dựng mô hình trồng Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP- WHO, qui mô 7 ha

- Diện tích của từng vùng trồng: Hiệp Hòa (0,5ha), Yên Dũng (06ha), Lạng Giang (0,5ha).

- Kết quả thu được thể hiện trong bảng:


TT

Địa điểm

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tấn /ha)

Sản lượng (tấn)

1

Lạng Giang

0,5

8

4

2

Hiệp Hoà

0,5

8.2

4.1

3

Yên Dũng

6

7.8

46.8

Năng suất trung bình (tấn tươi/ha)




8




Tổng cộng

7




54.9

- Đã xây dựng được quy trình trồng thâm canh Ngưu tất tại Bắc Giang theo 1 số tiêu chí GAP-WHO và đã triển khai mô hình trồng Ngưu tất tại 03 huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa và Lạng Giang với diện tích 07ha; năng suất trung bình đạt từ 1,8 -2,0 tấn khô/ha, thu nhập bình quân đạt xấp xỉ 3 - 4 triệu đồng/ sào B.B . Tuy nhiên đây chưa phải mức thu nhập tối đa cho sản xuất Ngưu tất tại Bắc Giang. Một phần do bố trí thời vụ trồng muộn hơn so với quy trình do diễn biến thời tiết phức tạp, do nguyên nhân khách quan chuyển đổi đất, do người dân mới tham gia vào trồng trọt cây trồng mới còn nhiều bỡ ngỡ…Tuy nhiên sau khi tổng kết người nông dân tại các huyện triển khai Ngưu tất đều cho rằng đây là cây trồng dễ làm, sâu bệnh hại ít, canh tác dễ dàng đồng thời cũng đem lại thu nhập cao. Phần lớn người dân đều muốn trồng tiếp những năm sau nếu có đầu ra ổn định và có sự đầu tư của doanh nghiệp về giống, phân bón và thu mua sản phẩm.



IV. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CHO DƯỢC LIỆU NGƯU TẤT

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất gồm các chỉ tiêu: mô tả, vi phẫu; soi bột; độ ẩm; tro toàn phần; tro không tan trong axit; giới hạn nhiễm khuẩn; tỷ lệ các bộ phận khác của cây; tạp chất; hàm lượng kim loại nặng như Asen, Cadimi, chì, thuỷ ngân, đồng; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng SO2; định tính; định lượng.

Các chỉ tiêu định tính, định lượng nâng cấp từ Dược điển Việt Nam IV và được thẩm định.

- Hàm lượng Saponin toàn phần tính theo axit oleanolic đạt từ 5,15-6,61% cao hơn so với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV.



V. Hiệu quả kinh tế - xã hội

1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng 1ha là:

- Dược liệu Ngưu tất tươi 8 tấn × 12 tr.đ/tấn = 96 triệu đồng

- Chi phí đầu tư 1 ha × 34 tr.đ/ha = 34 triệu đồng

- Lãi thuần 96tr - 34 tr = 62 triệu đồng

Ngưu tất có rất nhiều cơ hội phát triển và trở thành một cây trồng vụ đông trồng tại Bắc Giang do nhu cầu trong nước lớn đầu ra ổn định, sâu bệnh ít, dễ phát triển mở rộng vùng, đồng thời cũng là cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất dược liệu trung bình từ 1,8-2 tấn khô/ha, thu nhập bình quân 3-3,5 triệu đồng/sào, hiệu quả kinh tế đạt từ 2-3 triệu đồng/sào.



2. Hiệu quả xã hội - môi trường

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tạo thêm việc làm bền vững cho người dân.

- Phát hiện cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, lâu dài để phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đã tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng, tình hình sản xuất nông nghiệp và canh tác cây vụ đông tại vùng nghiên cứu.

1.2. Thời vụ thích hợp nhất cho năng suất và chất lượng Ngưu tất cao là bố trí thời gian gieo trồng từ 15/9-15/10. Để chủ động đưa Ngưu tất vào cơ cấu cây trồng vụ đông cần bố trí cơ cấu cây trồng vụ trước cho phù hợp sao cho giải phóng đất vào đầu tháng 9 hàng năm và bố trí thời vụ trồng lúa xuân muộn.

1.3. Sử dụng phân bón NPK 15-4-18 + NPK 16-16-8 có bổ sung TE lượng 1.400kg/ha kết hợp phân chuồng từ 20-25 tấn/ha cho năng suất và chất lượng dược liệu Ngưu tất cao nhất. Năng suất dược liệu có thể đạt >2,2 tấn/ha.

1.4. Cây Ngưu tất trồng tại hai huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2013, 2014 có 4 loại bệnh và 4 loại côn trùng gây hại, trong đó bệnh lở cổ rễ, bệnh sưng rễ, sâu khoang là các đối tượng quan trọng.

- Các loài sâu và bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nguy hiểm nhất ở giai đoạn cây con.

- Các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư cây bệnh, diệt ổ trứng và sâu non bằng biện pháp thủ công có hiệu quả cao trong hạn chế sự gây hại của dịch bệnh.

- Chế phẩm sinh học SH-BV1 có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng gây hiện tượng sưng rễ cây Ngưu tất.

1.5. Phương pháp chế biến Ngưu tất bằng phương pháp sấy khô từ nhiệt độ 40-700C; ẩm độ 12%; bảo quản bằng túi PE trong kho mát cho chất lượng dược liệu tốt nhất và thời gian bảo quản lâu nhất. Sấy dược liệu đạt hàm ẩm dưới 12% cần tiến hành sấy ở nhiệt độ 700C trong khoảng từ 27h – 28h.

1.6. Đã xây dựng được quy trình trồng thâm canh Ngưu tất tại Bắc Giang theo 1 số tiêu chí GAP-WHO và đã triển khai mô hình trồng Ngưu tất tại 03 huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa và Lạng Giang với diện tích 07ha; năng suất trung bình đạt từ 1,8 -2,0 tấn khô/ha, thu nhập bình quân đạt xấp xỉ 3 - 4 triệu đồng/sào Bắc Bộ.

1.7. Đề tài đã xây dựng được tiêu chuẩn dược liệu Ngưu tất đáp ứng cho công tác xây dựng vùng trồng Ngưu tất trên diện tích lớn đạt tiêu chuẩn GACP-WHO nhằm phục vụ nguồn nguyên liệu Ngưu tất phục vụ cho sản xuất thuốc tại nước ta.

2. Đề nghị

- Để từng bước đưa cây Ngưu tất mở rộng vùng sản xuất trên vùng đất trồng cây vụ đông trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang hiện nay, vấn đề đặt ra là trồng thời vụ thích hợp, chân đất tốt nhất là đất phù sa, đồng thời triển khai các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến theo tiêu chí GAP-WHO phục vụ sản xuất dược liệu sạch là không thể thiếu được.

- Đề nghị UBND các huyện cần xây dựng các điểm trồng cây Ngưu tất trên quy mô tập trung, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật về thời vụ, đất trồng và biện pháp bảo vệ thực vật.

- Tăng cường công tác khuyến nông để thúc đẩy sản xuất trong trồng cây Ngưu tất bao gồm đào tạo, điểm trình diễn, lớp huấn luyện nông dân trên đồng ruộng và công tác thông tin tuyên truyền.

- UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để nhân rộng kết quả nghiên cứu, mở rộng thành dự án ứng dụng, giúp người dân phát triển cây Ngưu tất trên diện rộng, góp phần nhanh chóng xây dựng thành vùng sản xuất dược liệu có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất dược liệu sạch và tăng thu nhập cho người dân.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ Ngưu tất theo mô hình quản lý khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà”.





tải về 76.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương