Sự hậu thuẫn trong nước ngày ấy cho wto có được như mong đợi? Bài học nào cho doanh nghiệp và xã hội dân sự trước những bước hội nhập tiếp theo?



tải về 25.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích25.47 Kb.
#30652
Sự hậu thuẫn trong nước ngày ấy cho WTO có được như mong đợi? Bài học nào cho doanh nghiệp và xã hội dân sự trước những bước hội nhập tiếp theo?

Bà Phạm Chi Lan

Thành viên Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế

Trung tâm WTO - VCCI

Vào thời điểm chúng ta thúc đẩy đàm phán WTO từ năm 2002 cũng là năm cuối của tôi ở VCCI. Từ năm 2003 tôi bắt đầu làm việc full-time cho Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Chính trong khoảng thời gian này, tôi đã có cơ hội có một cái nhìn rộng hơn về quá trình hội nhập cũng như thiết kế chính sách của chúng ta. Điều này hoàn toàn khác với trước đây, tôi chỉ hoàn toàn đứng từ góc độ của VCCI, từ doanh nghiệp để nhìn về phía Chính phủ. Theo tôi, có mấy mảng quan trọng nhất từ phía hậu phương đã tác động đến đàm phán WTO.

Sự chuẩn bị đường hướng về thể chế.

Mặc dù chúng ta vẫn nói phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, để có thể gia nhập WTO và hội nhập với kinh tế toàn cầu, cần phải khẳng định rằng thể chế kinh tế cần phải xây dựng là thể chế kinh tế thị trường. Thị trường phải có trước rồi mới xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa đi cùng với nó. Không thể vương vấn thể chế kinh tế cũ đồng thời với sự phát triển thị trường.

Hai là về đường lối phát triển. Đường lối phát triển của Việt Nam phải đi theo mô hình phát triển mới, trong đó, cần phải định vị nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và toàn cầu. Điều này khác với cách nghĩ của chúng ta trước đây, phát triển kinh tế chỉ nhìn về mình, tức là tự mình quyết định xem mình muốn phát triển thế nào, mình muốn có Việt Nam như thế nào và những ngành nghề nào, sản phẩm nào. Bây giờ, định vị Việt Nam trong kinh tế toàn cầu, có những cái Việt Nam có thể làm được, tuy nhiên, cũng có những cái Việt Nam sẽ phải từ bỏ vì không có lợi thế cạnh tranh hoặc không thể cạnh tranh được.

Hơn nữa, cách thức phát triển cũng thay đổi, phải dựa trên động lực mới là hội nhập và cạnh tranh. Tất cả những đường hướng trên là điều đầu tiên mà hậu phương cần chuẩn bị để định hướng cho đoàn đám phán trong suốt quá trình đàm phán. Sự chuẩn bị này giúp cho đoàn đàm phán bớt đi những băn khoăn về bảo vệ cái gì hay không bảo vệ cái gì, cần làm gì để thúc đẩy tự do hóa nhanh hơn và những lợi ích gì cần phải đạt được ở thị trường bên ngoài…

Đường hướng hội nhập quốc tế cũng được ngày càng được khẳng định rõ ràng trong các Nghị quyết Đại hội Đảng kể từ Nghị quyết VI trở đi. Ban đầu chỉ với phương châm chung là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Sau đó, các văn kiện này cũng dần dần đề cập đến các khái niệm cụ thể hơn như chủ động hội nhập, đối tác tin cậy… Đây cũng là một nền tảng quan trọng được chuẩn bị để hậu thuẫn quá trình đàm phán.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị của hậu phương về đường lối về thể chế từ phía hậu phương vẫn chưa thực sự được như mong đợi. Vẫn còn khoảng cách giữa những điều được ghi nhận trong các Nghị quyết với thực tiễn thực hiện bởi vì quá trình thực hiện những điều này trong thực tiễn vẫn còn rất nhiều khó khăn. Trong quá trình chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường vẫn còn những giằng xé, vương vấn giữa cơ chế cũ và cơ chế mới. Ngay cả từ phía doanh nghiệp cũng vậy. Mặc dù được hưởng lợi từ cơ chế tự do cạnh tranh thị trường nhưng các doanh nghiệp vẫn còn giữ tâm lý muốn được Nhà nước bảo hộ. Tôi rất buồn vì mỗi khi đưa ra bất kì một vấn đề gì về kinh tế của doanh nghiệp và nông dân, báo chí thường kết luận rằng: “Vậy thì Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người nông dân?” Tại sao không đặt ngược lại câu hỏi là: “Vậy thì doanh nghiệp, người nông dân phải làm gì để tự giúp mình trước?” Tư duy trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước còn năng dẫn đến chưa hình thành được thể chế thị trường thật mạch lạc.



Cần làm rõ là về chiến lược cạnh tranh

Chúng ta vẫn thường quen đặt ra các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm, 15 năm hay các chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển vùng nhưng lại chưa có tư duy về chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh bao gồm một số khía cạnh chính như: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam ở đâu? Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng cái gì? Những lĩnh vực nào mà Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh? Từ đó phải xây dựng những chiến lược phát triển khai thác được những lợi thế cạnh tranh và khắc phục được những điểm bất lợi của mình như thế nào? Đây là những câu hỏi lớn và cần phải được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như các chiến lược phát triển ngành, vùng khác. Do thiếu tư duy về chiến lược cạnh tranh, chúng ta vẫn dựa trên tư duy: Mình muốn như thế nào? Mình muốn nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng bao nhiêu? Mình muốn có tổng sản lượng về nông sản và công nghiệp là bao nhiêu cho từng ngành? Rồi từ đó mới đưa ra các phương pháp cạnh tranh và hội nhập như một công cụ để thực hiện những mục tiêu đó. Đây là một phương pháp không hoàn toàn chuẩn và cần phải đặt ngược lại vấn đề.

Khía cạnh thứ hai của chiến lược cạnh tranh là cần xây dựng những nền tảng cơ bản cho cạnh tranh, bao gồm: nền tảng giáo dục, nền tảng hạ tầng, nền tảng lực lượng cạnh tranh và cả nền tảng thể chế như đã được đề cập. Cần phải có những chương trình rành mạnh về xây dựng những nền tảng này để chuẩn bị một năng lực cạnh tranh tốt hơn song song với quá trình đàm phán. Đây là một điều mà chúng ta thua Trung Quốc. Tôi vẫn nhớ, khi sang Việt Nam, ông Long Vĩnh Đồ - trưởng đoàn đàm phán WTO của Trung Quốc, có chia sẻ rằng sau rất nhiều năm đàm phán, ông rút ra được một điều là sự chuẩn bị bên trong là quan trọng nhất. Do đó, trong 5 năm cuối của quá trình đàm phán vào WTO, Trung Quốc đã tập trung tối đa cho việc chuẩn bị lực lượng bên trong. Khi lực lượng bên trong đã tự nhận thấy có thể nâng năng lực cạnh tranh của mình lên rất nhiều thì người ta sẽ tự cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều với các cam kết đàm phán có thể có được. Chừng nào lực lượng bên trong còn yếu thì họ sẽ còn e ngại, dè dặt và sẽ lên tiếng đòi sự bảo hộ của Nhà nước. Điều này có thể làm co lại quá trình đàm phán của mình. Chúng ta không có được sự chuẩn bị tốt về nền tảng cạnh tranh như Trung Quốc. Hệ quả của nó là trong suốt 5 năm gia nhập WTO vừa qua, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước kêu về 3 nút thăt, và Chính phủ cũng thừa nhận đó là 3 bước đột phá của chúng ta đó là về thể chế, phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng.

Khía cạnh thứ ba của chiến lược cạnh tranh là bảo vệ những người yếu thế bằng hệ thống các chính sách xã hội. Mặc dù cũng được quan tâm và đẩy mạnh trong những năm vừa qua, hệ thống an sinh xã hội của chúng ta vẫn chưa được tốt lắm. Phân cực giàu nghèo đang trở thành vấn đề rất nhức nhối của nền kinh tế hiện nay.

Tóm lại, về khía cạnh chiến lược cạnh tranh, nếu chúng ta đạt đầy đủ cả 3 khía cạnh này thì chúng ta sẽ có thể có được sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình đàm phán WTO.

Về chiến lược đàm phán

Vai trò của doanh nghiệp và xã hội là khá mờ nhạt trong quá trình đàm phán trước đây. Đây cũng chính là một bài học cho tương lai. Cần phải đặt vai trò của doanh nghiệp và xã hội lên cao hơn trong quá trình đàm phán. Tôi nhớ rằng, trước đây, toàn bô quá trình đàm phán BTA và WTO là bí mật rất lớn. Bản thân tôi có quan hệ cá nhân với các anh Tuyển, anh Tự, anh Khánh và anh Hà Huy Tuấn nhưng gặp các anh vẫn không dám gọi vì sợ các anh sẽ bị nghi ngờ tiết lộ bí mật bởi tôi còn có quan hệ với Virginia và nhiều bạn bè quốc tế khác. Tuy nhiên, Virginia thỉnh thoảng vẫn thường trao đổi với tôi về những vướng mắc trong quá trình đàm phán. Những thông tin từ Virginia giúp tôi có thể đưa ra nhưng đề xuất với Chính phủ và Tổ Kinh tế Đối ngoại. Rất ít doanh nghiệp được cung cấp thông tin về quá trình đàm phán. Chỉ có những doanh nghiệp có lợi ích lớn như Hiệp hội Dệt may và Hiệp hội Da giày mới được tham vấn. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp chỉ có sự chuẩn bị tự phát cho quá trình hội nhập mà không có sự phối hợp, định hướng của Chính phủ. Vấn đề vận động hành lang không chỉ là của riêng Chính phủ mà các doanh nghiệp cũng có thể làm rất tốt. Trong quá trình BTA, Virginia, VCCI cùng với một số Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp rất tốt và tận dụng được nhiều kênh để cùng nhau hỗ trợ Chính phủ, thúc đẩy đàm phán. Tuy nhiên, đáng tiếc là điều này đã không có được trong đàm phán WTO. Về mảng nghiên cứu và truyền thông hỗ trợ đàm phán, chúng ta có làm nhưng không được nhiều. Các nghiên cứu chỉ được sử dụng trong nội bộ đoàn đàm phán và Chính phủ chứ ít được phổ biến cho xã hội. Hội thảo đầu tiên đánh giá tác động của việc tham gia WTO với Việt Nam là do Ngân hàng Thế giới tổ chức vào năm 2004. Có nhiều bài phát biểu của các bên liên quan được đưa ra tại hội thảo, trong đó có cả các nghiên cứu của các cơ quan, đại diện các địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu phía Việt Nam chủ yếu mang tính chất cảm nhận hơn là nghiên cứu thực sự. 15 trong tổng số 17 nghiên cứu chính được đưa ra là của nước ngoài và 2 nghiên cứu còn lại là của CIEM. Mảng nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Phải có nghiên cứu chúng ta mới nhận ra được các yếu kém của mình để đưa ra định hướng phát triển. Cũng phải có nghiên cứu chúng ta mới có thể hiểu luật chơi, cách chơi để hội nhập khi bước vào sân chơi hội nhập. Đáng tiếc là mảng nghiên cứu của chúng ta lại tương đối yếu. Tương tự, truyền thông nước ta chủ yếu là mang tính chất tuyên truyền thay vì phổ biến thông tin giúp cho mọi người hiểu được quá trình và đường hướng phát triển. Nếu làm tốt hai mảng nghiên cứu và truyền thông chúng ta đã có thể tạo được sự đồng thuận, sự ủng hộ lớn hơn trong xã hội.



Bài học cho tương lai

Bài học chính theo tôi là trong quá trình tới đây, chúng ta phải xác định rõ hơn vai trò của ba trụ cột chính là Nhà nước, trị trường và xã hội. Xã hội không thể trông đợi tất cả vào Nhà nước và Nhà nước cũng không thể làm toàn bộ mà không thực sự phát huy vai trò của thị trường vã xã hội. Riêng đối với doanh nghiệp và thị trường, bài học quan trọng nhất là phải luôn chủ động trong mọi trường hợp. Đây phải là sự chủ động được thực hiện trong sự hợp tác và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng nhau vươn lên. Rất may là sau 5 năm gia nhập WTO, hoạt động này ngày càng trở nên thực tế giữa các doanh nghiệp.
Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 25.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương