SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp đÀ NẴng trưỜng thpt thái phiêN Đề chính thức ĐỀ thi thử tuyển sinh đẠi học và cao đẲNG



tải về 73.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích73.26 Kb.
#12972

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN
Đề chính thức

ĐỀ THI THỬ

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

NĂM HỌC 2010 - 2011

Môn thi: LỊCH SỬ

Thời gian: 180 phút



(không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936-1939 và thời kì 1939-1945 .


Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 5-1941 đến tháng 9-1945)


Câu 3: (2,0 điểm)

Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).


II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4a hoặc câu 4b)

Câu 4a: Theo chương trình chuẩn

Nêu những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Hãy cho biết dựa trên cơ sở nào Mĩ đề ra những mục tiêu đó.


Câu 4b: Theo chương trình nâng cao

Trình bày những biểu hiện của mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.



------Hết-----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

Đề chính thức

ĐỀ THI THỬ

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

NĂM HỌC 2010 - 2011

Môn thi: LỊCH SỬ




ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu

Đáp án

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu 1

(3điểm)

Trình bày chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936-1939 và thời kì 1939-1945




a. Thời kì 1936 - 1939




- Dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thể Việt Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.



0,25

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.


0,25

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.


0,25

- Hội nghị Trung ương các năm 1937 và 1938 bổ sung và phát triển nội dung cơ bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7-1936.

- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (Mặt trận dân chủ Đông Dương).





0,25

b. Thời kì 1939 - 1945




- Trên cơ sở nhận định về tình hình thế giới và Đông Dương, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939, xác định: Mục tiêu chiến lược trước mắt của Cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.



0,25

- Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng.

- Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.





0,25

- Về phương pháp cách mạng, chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp.


0,25

- Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (Mặt trận phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.


0,25

- Các nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939, được tiếp tục bổ sung tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940, đặc biệt là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941).


0,25

- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc.



0,25

- Hội nghị xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.


0,25

- Do điều kiện lịch sử thay đổi, đường lối chỉ đạo cách mạng của Đảng trong thời kì 1939-1945 cũng thay đổi so với thời kì 1936-1939. Sự thay đổi này thể hiện rõ nét nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và chống phong kiến nhằm xác định đúng mục tiêu, hình thức tập hợp lực lượng và phương pháp đấu tranh phù hợp.



0,25

Câu 2 (2điểm)

Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 5-1941 đến tháng 9-1945)




- Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.



0,25

- Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang để chuẩn bị cho việc thành lập lực lượng vũ trang nhân dân và thúc đẩy cơ sở chính trị phát triển. Người còn tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn các tài liệu về cách đánh du kích.

- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.




0,25

- Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.


0,25

- Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang). Người chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

- Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, Tân Trào được chọn làm thủ đô khu giải phóng, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.




0,25

- Sau khi nhận được tin Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng Minh, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước… Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.


0,25

- Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về Hà Nội.

- Ngày 28-8-1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.




0,25

- Trong những ngày này, Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.


0,25

- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mittinh lớn của hàng vạn nhân dân thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.


0,25

Câu 3

(2điểm)

Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).




- Khi Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia (1945) và trở lại tái chiếm Lào, Viêt Nam (1946), Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng cách mạng ở ba nước Đông Dương ngày càng phát triển mạnh.



0,25

- Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp. Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.



0,25

- Tháng 3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào nhằm tăng cường hơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.



0,25

- Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ítxala thỏa thuận mở chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch diễn ra từ ngày 8-4 đến ngày 18-5-1953. Liên quân Việt - Lào đã giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với trên 30 vạn dân.



0,25

- Tháng 12-1953, Liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt, bao vây uy hiếp Xavannakhét và căn cứ Xênô.


0,25

- Cuối tháng 1-1954, Liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực Sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì, căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng.


0,25

- Những thắng lợi của quân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là sau chiến thắng của quân dân ta ở Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.



0,50

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

Câu 4a

(3điểm)

Nêu những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Hãy cho biết dựa trên cơ sở nào Mĩ đề ra những mục tiêu đó.




1. Trong thời kì Chiến tranh lạnh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1989)




a. Mục tiêu chủ yếu:




- Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

0,25

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ trên thế giới.


0,25

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

0,25

b. Cơ sở




- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trật tự hai cực Ianta đang hình thành.


0,25

- Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.


0,25

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế, tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia - dân tộc trên hành tinh.


0,25

2. Thời kì sau Chiến tranh lạnh (1991 - 2000)




a. Mục tiêu chủ yếu




- Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.


0,25

- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.


0,25

- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.


0,25

b. Cơ sở




- Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã, Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.


0,25

- Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới, Mĩ có vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế … khoa học của Mĩ tiếp tục phát triển mạnh.


0,25

- Với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo.


0,25

Câu 4b

(3điểm)

Trình bày những biểu hiện của mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.




- Trước hết, sự đối đầu của hai cường quốc được thể hiện qua sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ thì ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới



0,50

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng “chiến tranh lạnh” của Mĩ là bản thông điệp của Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mĩ (3-1947). Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, nhằm biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu.



0,50

- Thứ hai, là sự ra đời của “Kế hoạch Macsan” (6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu



0,50

- Thứ ba, là sự thành lập khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.


0,50

- Tháng 01/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.


0,50

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu.

- Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là những sự kiện đánh dấu sự xác lập cực diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.



0,50

Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II

tải về 73.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương