SỞ giáo dục và ĐÀo tạo n đỀ chính thức am đỊNH



tải về 70.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích70.89 Kb.
#30543

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

N
ĐỀ CHÍNH THỨC
AM ĐỊNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN – lớp 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)


(đề khảo sát gồm 02 trang)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện qua mảng thơ thiên nhiên rất có giá trị ở Ức Trai thi tậpQuốc âm thi tập. Trong thơ chữ Hán có những bức tranh thiên nhiên hoành tráng: “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc – Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng” (Cửa biển Bạch Đằng – bản dịch). Thiên nhiên trong thơ Nôm có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị thơ Đường: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi – Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Bảo kính cảnh giới – bài 26). Thiên nhiên bình dị, dân dã, từ quả núc nác, lảnh mồng tơi, bè rau muống, đến “ngõ cày đất ải”, con đòng đong,… đều đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ. Thiên nhiên trở thành môi trường sống thanh tao, con người gắng giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ, không làm tổn thương đến cảnh vật. Nhà thơ không nỡ thả mái chèo vì sợ làm tan vỡ bóng trăng in trên nước: “Nước còn nguyệt hiện xá1 thôi chèo”; hớp chén rượu in bóng trăng mà tưởng đang hớp ánh trăng: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”; gánh nước về pha trà, nước in bóng trăng tưởng mang cả trăng về theo: “Chè tiên2 nước ghín3 nguyệt đeo về”. Có thể nói, ở Nguyễn Trãi “lòng yêu thiên nhiên vạn vật là một kích thước để đo một tâm hồn” (Xuân Diệu).

(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.12)

Trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: (0,25 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (1,0 điểm) Câu văn mở đầu và kết thúc có vai trò gì trong đoạn?

Câu 3: (0,75 điểm) Nêu nhận xét của anh/chị về những dẫn chứng được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 4: (0,5 điểm) Đặt tiêu đề cho đoạn văn.

Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên và môi trường? Trình bày trong khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Viết bài văn khoảng 400 chữ bàn về ý kiến cho rằng: Thói quen tốt là nền tảng của sự giàu có.



Câu 2: (4,0 điểm)

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác4 đòi phen.

Ngoài rèm thước5 chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn6 kia với bóng người khá thương”.

(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm

Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.87)
-----HẾT-----

Họ và tên học sinh:………………………………….…………………Số báo danh:………………

Chữ ký của giám thị:…………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT

CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 - THPT-GDTX




PHẦN/CÂU

ĐÁP ÁN

BIỂU ĐIỂM



Phần I:




3,0 điểm



Câu 1: (0,25 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Phương thức biểu đạt nghị luận.

0,5 điểm



Câu 2: (1,0 điểm) Câu văn mở đầu và kết thúc có vai trò gì trong đoạn?

Câu văn mở đầu: nêu ý khái quát của đoạn/ giới thiệu nội dung/chủ đề của đoạn.

Câu văn kết thúc: tổng hợp/đánh giá, nâng cao nội dung nêu ở câu mở đầu.


0,5 điểm

0,25 điểm


0,25 điểm




Câu 3: (0,75 điểm) Nêu nhận xét của em về những dẫn chứng được sử dụng trong đoạn văn.






  • Toàn diện, phong phú;

  • Tiêu biểu, hay, chọn lọc,…;

  • Phù hợp với nội dung đoạn và lí lẽ trong đoạn.

0,75 điểm

Mỗi ý cho 0,25 điểm





Câu 4: (0,5 điểm) Đặt tiêu đề cho đoạn văn.

Tiêu đề cần ngắn gọn, nêu được nội dung/chủ đề của đoạn văn. Ví dụ:



  • Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi;

  • Thiên nhiên trong hai tập thơ QATT và ƯTTT;

  • Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi….

0,5 điểm




Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên và môi trường? Trình bày trong khoảng 5-7 dòng.

Cần xoay quan 2 ý cốt lõi sau (được gợi lên từ tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong đoạn văn đã đọc):

  • Cách ứng xử nên có của con người: nâng niu, trân trọng, giữ gìn, xây dựng, bảo vệ…;

  • Cách ứng xử đáng phê phán: khai thác, tàn phá thiên nhiên; làm ô nhiễm môi trường,…

0,5 điểm




Phần II:

Câu 1: Viết bài văn khoảng 400 chữ bàn về ý kiến cho rằng: Thói quen tốt là nền tảng của sự giàu có.


3,0 điểm



  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: mở (giới thiệu câu nói, nêu ý kiến của cá nhân: đồng tình, hay phản đối); thân (triển khai ý kiến thành các luận điểm); kết (đánh giá vấn đề, liên hệ bản thân hoặc rút ra bài học)…

0,25 điểm




  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của việc hình thành các thói quen tốt để làm giàu cho cuộc sống con người.

0,25 điểm




  1. Triển khai vấn đề:

  • giải thích: thói quen tốt: việc làm, hành vi tốt lặp đi lặp lại thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày; nền tảng: bộ phận vững chắc dựa trên đó các bộ phận khác tồn tại và phát triển; giàu có: sung túc, đầy đủ, phong phú cả về vật chất lẫn tâm hồn.

  • bàn luận:

+ vì sao thói quen tốt là nền tảng cho sự giàu có: vì thói quen tạo nên tính cách, tính cách quyết định số phận, cuộc đời mỗi con người, mỗi dân tộc.

+ sự giàu có của mỗi cá nhân, cộng đồng không phải bỗng nhiên có được. Đó là kết quả của sự rèn luyện thể lực; trau dồi tri thức, trí tuệ, tâm hồn; các kĩ năng tư duy và kĩ năng sống…Điều này được hình thành trong một quá trình, bắt đầu từ những thói quen hàng ngày.

+ Những người thành công thường có thói quen tốt (đọc sách mỗi ngày; tập thể dục thể thao; giúp đỡ, chia sẻ, làm từ thiện; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống….)

+ Những thói quen xấu sẽ cản trở quá trình trau dồi, hoàn thiện nhân cách; hạn chế sự phát triển năng lực con người,… (lười vận động; vứt rác bừa bãi; sinh hoạt ăn uống mất vệ sinh; a dua, nói theo đám đông, …

+ Mỗi cá nhân/dân tộc đều có những thói quen tốt và xấu. Cần rèn luyện, phát huy các thói quen tốt và hạn chế, khắc phục thói quen xấu để xây dựng cuộc sống chất lượng hơn.


2,0 điểm

0,75 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm





  1. Diễn đạt lưu loát, không mắc quá 3 lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm



  1. Sáng tạo: có những ý mới, ý hay chưa có trong đáp án trên hoặc văn viết có hình ảnh, cảm xúc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng phong phú, đặc sắc.

0,25 điểm



Câu 2: (4,0 điểm)

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác7 đòi phen.

Ngoài rèm thước8 chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn9 kia với bóng người khá thương.





  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: mở (giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ); thân (phân tích các biểu hiện của giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích); kết (đánh giá vị trí đoạn trích, ý nghĩa hiện thực nhân văn của đoạn thơ)…

0,5 điểm




  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng cô đơn buồn khổ của người chinh phụ phải sống cảnh lẻ loi, chia lìa đôi lứa vì chiến tranh.

0,5 điểm




  1. Triển khai vấn đề:

  • Phân tích tâm trạng người chinh phụ thể hiện qua:

+ hành động: bước chân “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước”; động tác buông rèm, cuốn rèm nhiều lần => bồn chồn, đứng ngồi không yên.

+ cảm xúc: nỗi mong ngóng, đợi chờ mòn mỏi, vô vọng: chim thước chẳng mách tin; nỗi cô lẻ một mình một bóng: đối diện với ngọn đèn và hoa đèn.



  • Đánh giá:

+ Tâm trạng buồn rầu, cô đơn thể hiện tình cảnh lẻ loi đáng thương, không biết sẻ chia cùng ai của người phụ nữ có chồng chinh chiến nơi xa.

+ Nghệ thuật thể hiện: tả nội tâm một cách trực tiếp và gián tiếp qua cách khắc hoạ không gian, thời gian; cách sử dụng sáng tạo hình ảnh ngọn đèn. Nhạc điệu trầm buồn của thể thơ song thất lục bát.

+ Giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân đạo của đoạn thơ: phản ánh chân thực, sinh động các cung bậc, sắc thái nỗi buồn người phụ nữ xa chồng, gợi cảm thương cho người đọc; gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến gây cảnh chia lìa…


2,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm

0,25 điểm


0,5 điểm

0,5 điểm




  1. Diễn đạt lưu loát, không mắc quá 5 lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm



  1. Sáng tạo: có những ý mới, ý hay chưa có trong đáp án trên (liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài, cùng giai đoạn…) hoặc văn viết có hình ảnh, cảm xúc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

0,25 điểm





1 Xá: hãy.

2 Tiên: nấu.

3 Ghín: gánh.

4 Rủ: buông xuống. Thác: cuốn lên. Rủ thác đòi phen: buông xuống cuốn lên nhiều lần.

5 Thước: chim khách, được coi là loài chim báo tin lành – có khách đến, người đi xa trở về.

6 Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa.

7 Rủ: buông xuống. Thác: cuốn lên. Rủ thác đòi phen: buông xuống cuốn lên nhiều lần.

8 Thước: chim khách, được coi là loài chim báo tin lành – có khách đến, người đi xa trở về.

9 Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa.



tải về 70.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương