SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


CHƯƠNG II GIÁO DỤC PHÚ YÊN THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1885-1945)



tải về 1.38 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

CHƯƠNG II

GIÁO DỤC PHÚ YÊN THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1885-1945)




I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRONG CẢ NƯỚC


Sau khi chiếm được đất Nam Kỳ (1867), thực dân Pháp liền bãi bỏ nền giáo dục Nho học, chấm dứt chế độ giáo dục và thi cử triều Nguyễn ở Nam Kỳ. Chúng mở ngay lớp dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp để đào tạo một số người làm công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng .

Thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào những năm 1872-1873 và 1882-1883 để buộc triều đình nhà Nguyễn ký hàng ước Harmand (1883) và Patenotre (1884). Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ sau năm 1884 trở thành đất “bảo hộ” của Pháp.

Thực dân Pháp coi giáo dục là một công cụ quan trọng để chinh phục thuộc địa. Mục tiêu chủ yếu của nhà trường thực dân là đào tạo một số công chức, nhân viên, công nhân cho bộ máy cai trị, cho các cơ sở kinh doanh của các nhà kỹ nghệ, của các thương nhân và chủ đồn điền. Chủ trương nhất quán của thực dân Pháp ở Đông Dương là thi hành “chính sách ngu dân”. Tháng 3 năm 1906 , Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (conseil de perfectionnement de l’enseignement indigène) nhằm nghiên cứu cải tổ nền giáo dục thuộc địa. Thực dân Pháp chính thức ra lệnh bãi bỏ giáo dục nho học phong kiến ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1919. Năm 1924, Toàn quyền Merlin công khai tuyên bố quan điểm giáo dục và tiến hành một “chương trình phát triển giáo dục theo chiều nằm ngang, chứ không phải theo chiều đứng”. Bởi ông lập luận rằng 9/10 học sinh nông thôn Việt Nam không có khả năng học hết bậc sơ học .

Ngày 30-10-1906, Pháp ra nghị định thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp Việt ở Trung Kỳ, cho phép mở rộng bậc Tiểu học Pháp – Việt, đặt thêm bậc Tiểu học bổ túc và sửa lại nền Hán học cũ. Về bậc học được chia thành 3 bậc như sau:

- Bậc Tiểu học ở phủ, huyện dạy chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp là môn tình nguyện.

- Bậc Trung học ở tỉnh dạy chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp bắt buộc.



    Học sinh tốt nghiệp bằng Primaire mới được thi tuyển vào trường Trung học (Còn gọi Cao đẳng Pháp - Việt). Bậc học này gồm có 2 cấp: Cao đẳng Tiểu học và Tú tài. Trường Trung học Pháp - Việt mỗi tuần có 27 giờ 30 phút lên lớp. Trong đó có 12 giờ dạy tiếng Pháp, 8 giờ dạy các môn toán, lý, hóa; chữ Nho dạy không quá 3 giờ trong tuần. Tất cả các môn học đều dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ, riêng hai môn Hán văn và Việt văn giảng dạy bằng tiếng Việt. Thời gian đào tạo là 4 năm (Nhất niên, nhị niên, tam niên và tứ niên). Học sinh học xong năm thứ tư học sinh thi lấy bằng Diplome (Cao đẳng Tiểu học), sau đổi là Thành chung.

+ Ở Bắc Kỳ : lycée albert saraut, lycée protectorat (trường Bưởi) collège de jeunnes filles (Trưng Vương ), collège de Nam Đinh .

+ Ở Trung Kỳ : có Lycée Khải Định, Lycé Yersin, có Collège de Vinh, collège de Thanh Hoa , collège dejeunnes filles Đồng Khánh, collège de Qui Nhơn.

+ Ở Nam Kỳ: có Lycée chasseloup laubat , Lycé Pestrus Ký, collège de jeunnes filles Gia Long, collège de Can Thơ, collège de My Tho.

Đến khóa học tháng 4-1913, “Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ” quyết định bỏ việc học chữ Hán trong các trường Pháp - Việt ở bậc Tiểu học và Trung học (còn gọi Bổ túc văn hóa) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Cùng với việc dạy tiếng Pháp ở các trường Tiểu học và Trung học Pháp – Việt, ngày 11-10-1915, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thiết lập qui chế ngạch bậc giáo viên người Việt đang giảng dạy tại Trung Kỳ. Nghị định quy định: “Người có bằng Tiểu học Việt – Pháp mới được dạy ở các lớp dự bị; người có bằng Thành chung, bằng Cao đẳng tiểu học, bằng Trung học mới được dạy Tiểu học”20. Tuy nhiên những giáo viên dạy học phải qua một thời gian tập sự tại các trường do giáo viên người Pháp làm Hiệu trưởng. Trong thời gian tập sự, giáo viên phải thường xuyên bổ túc kiến thức vào dịp hè hoặc đi nghe các buổi thuyết trình về phương pháp sư phạm.

Trong diễn thuyết năm 1917, A. Sarraut cho rằng: “Việc mở mang giáo dục có lợi ích to cho đường yên ổn, lại còn có một cái to nữa là nhờ đó mà luyện tập được những người giúp việc giỏi, có tài, có học, có giá trị hơn để ra công giúp sức với chúng trong việc chính trị, việc hành chính, cũng là các trường hợp khác nữa”213. Nhưng thực chất của nó là thực dân Pháp muốn dìm dân ta trong vòng thất học, ngăn chặn mọi ánh sáng tiến bộ bên ngoài vào nhà trường. Chính sách giáo dục trước sau như một của thực dân Pháp đối với nhân dân ta là biến học sinh thành những người vong bản, xa rời nhân dân, quên hết quá khứ vinh quang và truyền thống anh dũng của dân tộc mình; chỉ biết hàm ơn và phục tùng chúng; cung cấp cho họ một ít hiểu biết vừa đủ để làm được viên chức thừa hành hạng nhỏ, đó chính là mục đích của giáo dục thực dân đối với nhân dân ta.

Nhằm đẩy mạnh việc dạy và học trên toàn xứ Đông Dương, ngày 21-12-1917, Toàn quyền Đông Dương - A. Sarraut đã ban hành Nghị định: “Qui chế chung về giáo dục ở Đông Dương”2, đương thời gọi là “Học chính tổng quy” (Règlement Général de L’Instruction publique). Đây là đợt cải cách giáo dục lần thứ hai tiếp theo cuộc cải cách giáo dục của Toàn quyền Pôn-Be năm 1906. Riêng ở Việt Nam, Pháp cho phép mỗi xã mở một trường công bậc Tiểu học Việt – Pháp dành cho con trai, nhưng với điều kiện xã đó phải có tổng số người nộp thuế là 500 người. Trường hợp số người đóng thuế do nhiều xã nhập lại mới đủ 500 thì các xã đó hợp lại mở một trường chung. Pháp cho phép mỗi tỉnh mở một trường công bậc Tiểu học dành riêng cho con gái, nhưng nếu chưa đủ điều kiện mở trường cho con trai và gái riêng thì có thể nhập chung thành 1 trường, nhưng phải tổ chức cho con trai, con gái học riêng. Nơi nào đủ điều kiện mở trường thì phải làm đơn xin phép chính quyền cấp trên và chỉ khi có giấy phép mới được mở trường. Các chi phí cho việc xây dựng, mua sắm thiết bị, trả lương giáo viên đều do làng xã đóng góp.


    Để thực hiện Nghị định này, Pháp tổ chức hệ thống bậc học ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thành 2 bậc học:

    1. Bậc Sơ học

    - Lớp Đồng ấu (7 tuổi) còn gọi là lớp Năm (Cours enfantin)

    - Lớp Dự bị (8 tuổi) còn gọi là lớp Tư (Cours Préparatoire) .

    - Lớp Sơ đẳng tiểu học (8 tuổi) còn gọi là lớp Ba (Cours Elémentaire)



Bậc học này thường được áp dụng ở các trường, xã, thôn, dạy quốc ngữ, quốc văn, toán, từ lớp đồng ấu đã được học tiếng Pháp (tùy trường có thầy giáo). Học sinh học hết lớp ba rồi thi lấy bằng sơ học yếu lược (Primaire Elémentaire).

2. Bậc Tiểu học

    - Lớp nhì năm thứ nhất (lớp nhì nhỏ)

    - Lớp nhì năm thứ hai ( lớp nhì lớn)

    - Lớp nhất (Cours Superieur).


Cuối năm lớp nhất, học sinh phải thi lấy bằng Tiểu học Pháp - Việt hay Sơ đẳng Tiểu học, gọi Pháp - Việt sơ học văn bằng (Certificat d’Etudes Primaire Franco – Indigène) viết tắt là CEPFI.

Việc giảng dạy các lớp cuối cấp (lớp nhì và lớp nhất) hoàn toàn dùng tiếng Pháp. Trường nào mở đủ 5 lớp đó gọi là Trường Tiểu học toàn cấp (École Primaire de plein exercice). Trường nào mở không đủ 5 lớp đó gọi là Trường Sơ đẳng Tiểu học (École Primaire Élémentaire). Pháp cho phép mỗi tỉnh được mở ít nhất 1 trường Tiểu học toàn cấp. Nam nữ giáo viên thuộc trường công bậc Tiểu học Pháp - Việt do Thống đốc hay Thống sứ, Khâm sứ bổ dụng theo đề nghị của Đốc học bậc Tiểu học.



    Bậc Cao đẳng tiểu học (tương đương lớp 7 hệ 9 năm , hay lớp 9 hệ 12 năm), cao đẳng tiểu học phải qua 4 năm học. Trường học mở ở các thủ phủ ba xứ và ở các tỉnh lỵ lớn. Nội dung chương trình có các môn học như trước nhưng cao hơn, khó hơn, được diễn giảng toàn bằng tiếng Pháp và được dạy thêm một ít văn học Việt Nam. Thi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học được cấp bằng “thành chung » (Diplome d’études primaires supérieures).

Trong những năm sau 1930, nhằm xoa diệu tinh thần đầu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp cho phép người Việt mở trường tư. Bởi vậy số trường và số học sinh có tăng lên , nhưng tỉ lệ học sinh so với dân số vẫn rất thấp. Những năm 1936-1937 thời điểm xứ Đông Dương có vẻ thịnh vượng nhất thì bức tranh giáo dục vẫn nhỏ bé và non yếu. Cả nước có 2322 trường sơ học, tức cứ 3.000 người dân thì có 1 trường sơ học với tỷ lệ 2% dân số được đi học. Bậc tiểu học 638 trường với tỷ lệ cứ 29.329 người có 1 trường tiểu học và 0,4% dân số được đi học. Bậc Cao đẳng tiểu học có 16 trường bình quân cứ 1.169.519 người dân thì có 1 trường với 0,05% dân số được học22.

Như vậy ta thấy rất rõ “phát triển giáo dục theo chiều hướng nằm” không có nghĩa là chính quyền thực dân chỉ chú ý việc mở mang việc học ở cấp thấp cho dân chúng, mà thực chất là hạn chế phát triển giáo dục đối với dân bản xứ.

Cùng với chủ trương không truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ, thực dân Pháp còn đưa vào nhà trường một nội dung giáo dục mang tính chất thực dân. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được sử dụng trong giảng dạy và học tập. Nhà trường tách rời với cuộc sống thực tế .

Học sinh ra trường không thông thạo tiếng mẹ đẻ. Người Pháp âm mưu cắt đứt mọi giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc, đề cao văn hóa văn minh Pháp với những ngôn từ hào nhoáng như “khai hóa”, ‘văn minh”, “tự do” nhằm tạo ra một lớp người lai căn, mất gốc, phục tùng “nước mẹ đại Pháp », quên đi thân phận kẻ mất nước đang làm nô lệ cho thực dân Pháp .

Tuy nhiên, về mặt khách quan, nền giáo dục Pháp - Việt đã thay thế nền giáo dục phong kiến lạc hậu, mang lại cho giáo dục Việt Nam những yếu tố tích cực, về khoa học tự nhiên, về khoa học nhân văn, xã hội, về nền văn hóa tư sản Pháp. Những khái niệm về “tự do”-“bình đẳng”-“bác ái" được học sinh Việt Nam tiếp thu theo một quan điểm mới, đã khơi dậy trong họ những ý tưởng mới, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc độc lập, tinh thần đấu tranh, giải phóng đất nước thoát ách nô lệ. Nhiều người trong số họ đã trở thành những chiến sĩ cách mạng, những đảng viên Đảng cộng sản kiên cường lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

II. GIÁO DỤC PHÚ YÊN THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1885 - 1945)

2.1. Số trường - lớp


Năm Thành Thái thứ 11 (1899), triều đình Huế mở 4 trường công dạy Hán học ở Phú Yên gồm: trường Tỉnh học ở An Thổ (nay là xã An Dân, huyện Tuy An), sau dời ra Sông Cầu, có đặt quan Đốc học; trường Phủ học Tuy An ở làng Hội Phú (nay là xã An Ninh Tây, huyện Tuy An), có chức Giáo thụ; trường Huyện học Đồng Xuân ở thôn Khoan Hậu (nay thuộc xã Xuân Thọ I, huyện Sông Cầu), có chức quan Huấn đạo; trường Huyện học Sơn Hòa ở làng Củng Sơn (nay là thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa), có chức quan Huấn đạo.

Đến năm 1900 tòa Công sứ Pháp và dinh quan tỉnh Phú Yên dời từ Tuy An ra Sông Cầu - thủ phủ mới của tỉnh. Trường học cũng được dời ra thôn Long Bình (nay thuộc thị xã Sông Cầu - huyện Sông Cầu).

Năm 1909, Pháp mở một trường Tiểu học toàn cấp ở Sông Cầu, nơi đóng tỉnh lỵ Phú Yên với tổng số 33 học sinh và 1 giáo viên người Việt.

Năm 1912, Pháp mở thêm trường Tiểu học Pháp-Việt ở Củng Sơn và Tuy Hòa. Trường Pháp - Việt Củng Sơn có 1 giáo viên người Việt và 7 học sinh. Trường Pháp - Việt Tuy Hòa có 1 giáo viên người Việt với 15 học sinh.

Những năm đầu thế kỷ XX, có những người giữ chức Đốc học tỉnh Phú Yên như Nguyễn Trác (1900-1902), Đào Phan Duân (1903-1906), Phạm Văn Chất (1907-1913), Phan Võ (1913-1919)23.

Một số làng mở trường tư, trường Ấu học do thầy đồ dạy tại tư gia, từ vỡ lòng cho đến khi đọc sách được thì vào trường Huấn, Giáo, Đốc (trường huyện, trường phủ, trường tỉnh). Thầy đồ thường từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam vào dạy. Các gia đình khá giả cho con đi học tại Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên. Học ở trường phủ, huyện gọi là thí sinh, học ở trường tỉnh gọi là học sinh. Những học sinh xuất sắc và các ấm sinh được dự kỳ thi Hương.

Thực hiện chương trình “Học chính tổng qui” và theo Dụ của vua Khải Định về việc bỏ khoa thi chữ Hán, việc dạy chữ Nho trong các trường học ở Phú Yên bị loại bỏ dần, thay vào đó là hàng loạt trường học Việt - Pháp ra đời. Bậc học cao nhất ở Phú Yên là Tiểu học với 3 loại trường: Tiểu học toàn cấp lập ở tỉnh, Sơ đẳng Tiểu học lập ở Phủ, huyện và Sơ học lập ở các tổng, xã. Song, lúc này đa số trường học trong tỉnh là trường Tiểu học không toàn cấp, chỉ dạy 3 lớp: Đồng ấu (lớp năm), dự bị (lớp tư) và sơ đẳng (lớp ba). Nhiều địa phương chỉ mở được trường 2 lớp (đồng ấu và dự bị).

Ở huyện Đồng Xuân có các trường Long Bình, Khoan Hậu, Trung Trinh, Triêm Đức, Long Phước, Hà Bằng, Bình Thạnh, Phú Xuân, Thạch Khê, Phú Long.

Phủ Tuy An có các trường Ngân Sơn, Phong Phú, Phú Sơn, Tiên Châu, An Thổ, Định Phong, Phong Hậu, Phú Thạnh, Hòa Đa, Phong Niên, Định Trung.

Phủ Tuy Hòa có các trường Phước Khánh, Hạnh Lâm, Lương Phước, Phú Thứ, Vĩnh Xuân, Phong Niên, Đông Mỹ, Phú Lâm, Bình Nhạn….

Huyện Sơn Hòa có các trường Lạc Mỹ, Trung Trinh, Củng Sơn…

Bảng 1. Số lượng trường, học sinh trong hệ thống trường tư ở Phú Yên 190924:


Số TT


Phủ/huyện

Tổng số trường tư hàng xã

Số lượng

học sinh

Trường tư ở

các làng


Trường

tư nhân mở



1

Tuy An

6

9

256

2

Tuy Hòa

8

12

295

3

Sơn Hòa

4

0

162

4

Đồng Xuân

4

7

200

Tổng cộng

22

28

913

Năm 1923, trường Tiểu học toàn cấp 5 lớp: lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nhì - (lớp nhì nhỏ - lớp nhì lớn) và lớp nhất, gọi là “trường kiêm bị” (école de plein exercice) được mở ở Sông Cầu25 (tỉnh lỵ Phú Yên thời Pháp thuộc) do Tôn Thất Dương Thanh làm hiệu trưởng. Sau đó, thầy Trần Xuân Hoàn lên thay, thầy Trần Sĩ là giáo học tập sự.

Năm 1926, trường tiểu học được thành lập tại Tuy Hòa do Hoàng Minh Vui làm hiệu trưởng, đến tháng 9 năm 1937, thầy Trần Sĩ làm hiệu trưởng26.

Năm 1932, trường tiểu học được lập tại Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An do thầy Lâm Diệu Anh làm hiệu trưởng, sau đó là thầy Ngô Hưởng lên thay.

Năm 1937, trường tiểu học được thành lập ở La Hai, huyện Đồng Xuân.

Năm 1940, trường tiểu học Bàn Thạch được thành lập, do ông Phan Văn Thiện làm hiệu trưởng, Lê Thông là giáo viên.

Ngoài 5 trường tiểu học dạng “trường Kiêm bị” (École de plein excercice), ở dọc 2 bên đường cái quan (Quốc lộ số 1, tỉnh lộ…) có mở các trường sơ học (École elémentaire). Trường có 3 lớp (lớp năm, lớp tư, lớp ba). Học sinh học xong trường này đi thi lấy bằng “sơ học yếu lược”.

Toàn tỉnh có 30 trường sơ học


    * Phủ Tuy Hòa

    - Tổng Hòa Lạc có trường sơ học Phú Thứ.



- Tổng Hòa Đa có trường sơ học Phú Lâm, Vinh Ba.

- Tổng Hòa Bình có trường sơ học Phong Niên.

- Tổng Hòa Tường có trường sơ học Phước Hậu.


    * Huyện Tuy An

    - Tổng An Phú có trường sơ học Hòa Đa.



- Tổng An Ninh có trường sơ học Phú Thạnh, Trung Lương.

    * Huyện Đồng Xuân

- Tổng Xuân Phong có trường sơ học La Hai.

    * Huyện Sơn Hòa

    - Trường sơ học Củng Sơn.



Đến năm 1940, Chính phủ “bảo hộ” và Nam triều cho lập ở những thôn, làng đông dân cư, có nhu cầu học tập các hương trường (École comminal), mỗi hương trường có 2 lớp (Đồng ấu và Dự bị).

Tuy Hòa có các hương trường ở Mỹ Lệ, Phước Mỹ, Lạc Nghiệp, Phước Nông, Phú Nông, Mỹ Thạnh, Thạnh Phú, Phú Đăng, Cảnh Phước, Mỹ Xuân, Xuân Mỹ… Nho Lâm, Bình Kiến, Phú Vang.

Tuy An có các hương trường ở Chí Thạnh, Xuân Dục, Phong Niên.

Đồng Xuân có hương trường ở La Hai, Sơn Hòa có hương trường ở Củng Sơn.

Ngoài hệ thống trường công, trường tiểu học, sơ học, hương trường, một số người theo Hán học trước đây có trình độ Sơ học yếu lược cũng được phép mở các trường tư theo dạng “Gia đình học hiệu” dạy chữ cho con em trong gia đình và trong thôn xóm.

Nói tóm lại thực trạng giáo dục cả miền Nam Trung bộ nói chung và Phú Yên nói riêng dưới thời kỳ Pháp thuộc là rất thấp kém cả về số lượng và chất lượng so với cả nước. Ước tính 10.000 dân mới có được khoảng 60 người đi học đến bậc tiểu học (0,6%) và 1 người đi học trung học (0,01%). Từ Quảng Nam đến Bình Thuận chỉ có 1 trường trung học quốc lập đặt ở Quy Nhơn, mỗi năm chỉ thu nhận được từ 30 đến 40 học sinh trung học.. Những người có học thức đỗ đạt văn bằng từ tiểu học lên trung học chỉ đếm trên đầu ngón tay.



2.2. Việc dạy và học

Do điều kiện dạy và học ở Phú Yên còn hạn chế, học sinh Phú Yên muốn học toàn cấp để thi lấy bằng Tiểu học thì phải ra Huế học tại trường Quốc học. Trường này mở từ năm 1896, nhưng đến năm 1909 mới tổ chức kỳ thi lấy bằng Tiểu học Pháp - Việt, Primaire trong dân gian gọi là bằng Ri-me. Năm 1920, ông Lê Hoàng Hà, người Phú Yên đầu tiên đậu bằng Primaire. Ông nguyên là học sinh của trường Hậu bổ Huế, trường này thành lập ngày 5-5-1911 theo dụ của vua Duy Tân. Mục đích của trường là bổ túc những “kiến thức cai trị hiện đại” của thực dân Pháp cho các bậc cựu học gồm Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, Tú tài trong thời gian 3 năm trước khi được bổ nhiệm ra làm quan ngạch Học chính và Hành chính trong Chính phủ Nam Triều ở Trung Kỳ. Ngày 15-10-1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở Trường Pháp - Chính Đông Dương (École de Droit et d’Adminstration), một trường chuyên đào tạo quan cai trị ngạch Tây thời hạn 3 năm thay cho trường Hậu bổ Huế và trường Sĩ hoạn Hà Nội (nguyên là trường Hậu bổ Hà Nội, thành lập ngày 20-6-1903). Người tốt nghiệp được bổ dụng làm Tham biện ở các công sở thực dân. Theo quy định tại điều 17 của Nghị định “Ban hành quy chế chung về bậc Cao đẳng ở Đông Dương” (ban hành ngày 25-12-1918) cho phép những học sinh đã nhận vào trường Hậu bổ và trường Sĩ hoạn (Hà Nội) trước ngày 1-11-1917 vẫn tiếp tục học hết chương trình. Kể từ ngày 1-11-1917, hai trường này không được nhận học sinh mới. Trong quá trình giải thể, hai trường trên đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Ban Giám đốc bậc học Cao đẳng Đông Dương. Đến năm 1921, ông Quách Đình Liên đậu bằng Primaire tại Huế, và từ đó về sau Phú Yên mỗi năm bình quân có 5 người đậu bằng Sơ đẳng Tiểu học Pháp – Việt.

Đến năm 1921, trường Sơ đẳng Tiểu học Sông Cầu nâng thành Trường Tiểu học toàn cấp (Ecole primaire de plein exercise) dạy đủ 5 lớp (đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì, lớp nhất) sau đó được thăng lên trường tỉnh, đón nhận học sinh từ các phủ, huyện trong tỉnh về học.

Phủ Tuy Hòa có: Võ Mẹo, Đỗ Như Bảng, Đặng Mao, Đỗ Trực, Nguyễn Đức Kế, Cao Quang Minh.

Phủ Tuy An có: Nguyễn Cầu, Võ Cần, Huỳnh Hà…

Huyện Sơn Hòa có: Hoàng Trinh…

Huyện Đồng Xuân có: Nguyễn Ngọc Cầu, Phan Thanh Cưu..v..v..

Sự kiện mở trường Tiểu học toàn cấp của tỉnh tạo ra một bước ngoặt đối với nền giáo dục Phú Yên thời thuộc Pháp. Đánh dấu sự chấm dứt vai trò đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục phong kiến, cùng với nó là hệ thống giáo dục Pháp - Việt chi phối và quyết định đến việc đào tạo đội ngũ trí thức Phú Yên.

Năm 1922, Pháp cho xây dựng hai trường Tiểu học phủ Tuy Hòa và phủ Tuy An. Về sau do vị trí của đô thị Tuy Hoà ngày càng quan trọng trong chính sách khai thác thuộc địa, năm 1923 chính quyền Pháp cho mở thêm lớp Trung đẳng Tiểu học (lớp nhì), đến năm 1929 mở thêm lớp Cao đẳng Tiểu học (lớp nhất). Còn trường phủ Tuy An đến năm 1932 mới mở lớp nhì. Kỳ thi lấy bằng Tiểu học Pháp Việt (bằng Primaire) tổ chức lần đầu tiên tại trường Tiểu học Sông Cầu năm 1930.

Bên cạnh hệ thống trường công, Pháp cũng cho phép mở một số trường tư thục, nhưng số lượng không nhiều, hầu hết là trường sơ đẳng (2 lớp hoặc 3 lớp). Loại hình trường này trước năm 1930, phủ Tuy Hòa mở ở Bàn Thạch, Bàn Nham, Phước Bình, Phú Lương, Năng Tịnh, Nhạn Tháp, Hòa Bình.… Ngoài ra, một số thầy giáo đã mạnh dạn đứng ra mở trường tư thục dưới dạng “Gia đình học hiệu” đào tạo học sinh từ lớp năm đến lớp ba (từ lớp 1 đến lớp 3 nay). Chương trình học gồm có chữ Hán và chữ Quốc ngữ, do vậy mà tình trạng mù chữ ở trẻ em nông thôn phần nào được giải quyết, nền giáo dục Nho học vẫn tiếp tục duy trì ở trường làng.

Theo Thống kê của Annuaire administratife de L’Indochine, năm 1931, Phú Yên có 2 trường Tiểu học toàn cấp, 1 trường Tiểu học dành cho con gái, 1 trường Sơ đẳng Tiểu học và các trường Sơ học hàng tổng, xã. Cùng với việc mở rộng hệ thống trường Tiểu học Pháp - Việt, chính quyền Pháp tăng cường đội ngũ giáo viên ở đây. Theo Thống kê của Annuaire administratife de L’Indochine, năm 1931, số lượng giáo viên ở Phú Yên có khoảng trên 45 người gồm: 13 thầy dạy ở trường Tiểu học toàn cấp và Sơ đẳng ở Tuy An, Tuy Hoà, Sông Cầu; 1 giáo viên nữ dạy lớp dành cho con gái nằm chung trong trường Tiểu học Sông Cầu và 31 giáo viên dạy tạm thời ở trường Sơ học hàng tổng, xã.

Đến kỳ nghỉ hè, nha Tiểu học tổ chức bồi dưỡng giáo viên cho cả trường công và trường tư tại Sông Cầu, thời gian học khoảng 2 tháng. Từng giáo viên chuẩn bị giáo án và lên giảng bài, các giáo viên khác ngồi dưới nghe giảng, song các giáo viên đóng góp ý kiến cho người giảng từ tác phong đến nội dung, rồi chấm điểm tiết giảng, cứ thế hết người này đến người khác.

Về chương trình học và thi cử ở các trường Pháp - Việt tỉnh Phú Yên tuân theo Học quy năm 1906 và Học chính tổng quy ban hành năm 1917. Đối với các Hương trường (trường tổng, xã), học sinh học hết lớp Ba phải nộp đơn xuống các trường Tiểu học ở phủ, huyện hoặc tỉnh để thi lấy bằng yếu lược. Thời kỳ này, Phú Yên có 2 trường tổ chức thi lấy bằng Yếu lược và Sơ đẳng Tiểu học Pháp - Việt, đó là trường Tiểu học Sông Cầu và trường Tiểu học Tuy Hoà. Trường phủ Tuy An cũng được phép tổ chức thi lấy bằng yếu lược. Sau khi tốt nghiệp trường Tiểu học toàn cấp, học sinh muốn học bậc Trung học phải ra Bình Định học tại trường Cao đẳng Quy Nhơn (Collège Quy Nhơn).

Năm 1923, M. Merlin được cử làm Toàn quyền Đông Dương. Ông đã có một số thay đổi và điều chỉnh trong cải cách giáo dục ở Việt Nam nhằm hạn chế việc học hành của thanh niên và học sinh Việt Nam. Theo M. MerLin, từ năm 1924 trở đi, với chương trình “bình diện”, học sinh ngay trong 3 năm học bậc Sơ học học sinh phải học tiếng Pháp, nên rất nhiều trẻ em ở nông thôn không thể theo học được. Mặt khác chương trình “bình diện” còn quy định hạn tuổi vào học các cấp rất chặt chẽ, khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp tục học ở những bậc cao hơn. Biện pháp cải cách giáo dục của MerLin bị phản ứng, chống đối quyết liệt của người dân, đặc biệt là ở nông thôn. Vì vậy đến năm 1926, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập “trường phổ cập giáo dục”. Đây là kiểu trường do làng xã nắm quyền tự quản, chủ động xây dựng trường lớp, tuyển giáo viên, chi phí lương bổng và chi phí khác. Nha Học chính chỉ lo về chuyên môn. Ở Trung Kỳ do dân cư nhiều nơi còn thưa thớt, Nghị định cho phép có thể tổ chức thành trường “liên hương”. Do chương trình đào tạo ngắn hạn (1 đến 3 năm), đơn giản nên số học sinh theo học đông hơn.

Từ năm học 1926-1927, Nha học chánh Đông Dương sửa đổi lại chương trình học; mở thêm một lớp chuyển tiếp gọi là lớp nhì năm thứ hai (Cours moyen 2è année). Như vậy, bậc Tiểu học từ năm học 1926 – 1927 kéo dài 6 năm.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục Tây học, việc học chữ Hán không còn được mấy người chú ý. Người dạy ít dần, người học vắng vẻ. Báo Nam Phong năm 1926 mô tả “Sự học chốn thôn quê ngày nay thực là tiêu điều, vắng vẻ. Dân mình vốn là dân hiếu học, nhưng thầy không có, trường không có thì làm thế nào mà chả chịu dốt… ”27.

Thời gian đào tạo là 4 năm (Nhất niên, nhị niên, tam niên và tứ niên). Học sinh học xong năm thứ tư thì thi lấy bằng Diplome (Cao đẳng Tiểu học), sau đổi là Thành chung. Khai khoa bằng Thành chung ở Phú Yên là ông Trần Sĩ đậu năm 1929 tại Huế. Năm 1930, ông Huỳnh Thượng Thạch cũng đậu bằng Thành chung.

Nhìn chung trong những thập niên đầu thế kỷ XX, nền giáo dục Phú Yên cũng như khu vực miền Trung đã có nhiều thay đổi về mục đích, hệ thống tổ chức và nội dung đào tạo. Trước hết, thực dân Pháp từng bước thủ tiêu nền giáo dục Nho học truyền thống thay vào đó là nền giáo dục Pháp phù hợp với sự chuyển biến của thời đại.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội ở tỉnh Phú Yên chậm phát triển, nên việc dạy và học cũng bị ảnh hưởng theo. Đa số trường học Pháp – Việt ở Phú Yên đầu thế kỷ XX là trường dạy 3 lớp (đồng ấu, dự bị, sơ đẳng). Một số nơi chỉ mở 2 lớp gồm đồng ấu và dự bị, nhưng số lượng lớp và trường không nhiều. Ngay cả trường Tiểu học Sông Cầu, Tỉnh lỵ Phú Yên nhưng đến năm 1920 mới mở được 3 lớp (đồng ấu, dự bị, sơ đẳng ), năm 1921 mở lớp nhì và lớp nhất. Do vậy, người nào muốn học cao hơn thì phải ra Huế hoặc Bình Định học tại Trường cao đẳng Tiểu học Qui Nhơn (còn gọi Trường Quốc học Qui Nhơn), thành lập năm 1921, đào tạo học sinh bậc Trung học cho các tỉnh từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận. Từ năm 1920 đến năm 1926, Phú Yên có 26 người đậu bằng Tiểu học. Đến năm 1929 và 1930 mới có 2 người đậu bằng Thành chung.

Số lượng trường, giáo viên, học sinh bậc tiểu học Pháp – Việt ở tỉnh Phú Yên năm 192928.

Loại trường

Số lượng trường

Số lượng giáo viên

Số lượng học

sinh

Nam

Nữ

Tổng số

Trường tiểu học toàn cấp

2

13

404




404

Trường sơ đẳng tiểu học

1

3

12

24

36

Trường tiểu học dự bị

36

32

768




768

Tổng số

39

48

1.184

24

1.208

2.3. Những người Phú Yên có bằng cấp thời kỳ Pháp thuộc 1885-1945

Trong những năm 1885-1900, Phú Yên có 5 người đậu Cử nhân:

-  Nguyễn Đức, xã Bình Thạnh, huyện Đồng Xuân, thi đậu Cử nhân trường Bình Định, khoa Tân Mão, năm Thành Thái thứ 3 (1891).

-  Nguyễn Bá Côn, huyện Đồng Xuân, đậu Cử nhân trường Bình Định, khoa Giáp Ngọ, năm Thành Thái thứ 6 (1894).

-  Võ Phụng Cang, xã Diêm Điền, huyện Tuy An, đậu Cử nhân trường Bình Định. Khoa Đinh Dậu, năm Thành Thái thứ 9 (1897).

-  Võ Đôn Luân, xã Khoan Hậu, huyện Đồng Xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình Định, khoa Đinh Dậu, năm Thành Thái thứ 9 (1897).

-   Lê Mai, xã Triều Sơn, huyện Đồng Xuân, đậu Cử nhân trường Bình Định, khoa Canh Tý, năm Thành Thái thứ 12 (1900)29 (cùng năm 1900 có cụ Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi hương tại Nghệ An, Huỳnh Thúc Kháng đỗ giải nguyên tiếp sau cả 2 cụ đều đỗ Tiến sĩ; Phan Chu Trinh đỗ năm 1901. Huỳnh Thúc Kháng đỗ Đình nguyên năm 1904).

Những năm đầu thế kỷ XX, Phú Yên có các nhà khoa bảng:


    - Lê Hoàng Lưu, xã Long Uyên, Tuy An, đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định, khóa Quý Mão năm Thành Thái thứ 15 (1903). Ông đỗ thứ 7/18 cử nhân tân khoa.

    - Phạm Đàm, xã Năng Tịnh- Tuy Hòa, đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định- đỗ thứ hạng 8/24 cử nhân tân khoa.

    - Đặng Lang, xã Củng Sơn, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

    - Lê Phụng Cảnh, xã Khoan Hậu, huyện Đồng Xuân- thứ 12/24 tại trường thi Bình Định.

    - Trương Trọng Cầu, xã Vĩnh Xuân – Tuy Hòa, đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định, khoa Kỷ Dậu, năm Duy Tân thứ 3, đỗ thứ 6/16 cử nhân tân khoa.

    - Trần Khắc Đôn, xã Hảo Minh, huyện Đồng Xuân. Đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định, khoa Nhâm Tý, năm Duy Tân thứ 6 (1912), thứ 14/18 cử nhân tân khoa.

    - Đặng Trác Văn, Ngân Sơn, huyện Tuy An, đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định, khoa Ất Mão, năm Duy Tân thứ 9 (1915). Ông đỗ Á khoa nguyên hạng thứ

    2/18 cử nhân tân khoa; cùng cử nhân đồng khoa có :

    - Nguyễn Viết Duy, xã Mỹ Phú, huyện Tuy An, đỗ hạng 15/18.

    - Bùi Cạnh, xã Long Uyên, huyện Tuy An, đỗ hạng 18/18.

    - Trần Đình Hiến, xã Quy Hậu, huyện Tuy Hòa, đỗ cử nhân tại hội đồng thi Bình Định. Ông đứng thứ 4/12 cử nhân tân khoa- khoa Mậu Ngọ, năm Khải Định thứ 3 (1918), cùng đỗ cử nhân khoa này có:

    - Lê Hoàng Hà, xã Long Uyên, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, đậu năm 19 tuổi (con trai của Lê Hoàng Lưu đậu cử nhân năm 1903)- đậu thứ 5/12 cử nhân tân khoa. Ông được bổ dụng chức tri huyện ở Quảng Ngãi, tri phủ huyện Tĩnh Gia, Đông Sơn, Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, rồi tri phủ Tuy An, Phú Yên.



Một số người dự khóa thi hương, nhưng vì không đậu chính thức nên không được học vị cử nhân mà chỉ đạt học vị tú tài. Do đó, họ không được đưa vào “Quốc triều hương khoa lục” nói trên. Dựa vào kết quả sưu tầm của tư liệu văn hóa giáo dục xưa và các cá nhân nghiên cứu văn hóa giáo dục địa phương Phú Yên, có thể thống kê bước đầu được 21 tú tài: Trương Chính Đường, Ngô Quang Khuê, Lê Thành Phương, Trần Đình Khánh, Nguyễn Hộc, Nguyễn Vận, Tô Quế, Huỳnh Thượng Trung, Nguyễn Tấn, Nguyễn Doãn, Lê Văn Hoành, Đinh Châu, Nguyễn Nho Trân, Huỳnh Huệ Dịch, Nguyễn Nhân Hiếu, Trình Châu, Trương Dụng Bút (tú tài hậu bổ), Lê Ngọc Cẩn, Lê Doãn Cung, Đặng Uyển, Phan Quế.

Các nhà khoa bảng Phú Yên tuy chưa có người hiển đạt đại khoa. Nhưng cũng có Hương cống đầu tiên của Phú Yên là ông Lê Đức Ngạn - người Đồng Xuân vào năm 1821 tại trường thi Gia Định, có Á nguyên thi hương năm 1915 là ông Đặng Trác Văn, có cả gia đình cha con đều đỗ cử nhân: cụ Lê Hoàng Lưu, người xã Long Uyên huyện Tuy An đỗ cử nhân lúc 29 tuổi (năm 1903) và con là Lê Hoàng Hà đỗ cử nhân lúc 19 tuổi (năm 1918). Các vị nho sĩ đã hiển đạt làm đến quan Án sát, Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo ở các nơi trong nước, nhiều người nổi tiếng thanh liêm. Nhiều nhà nho không hiển đạt trong khoa cử nhưng học vấn uyên thâm, tâm huyết quốc sự. Nhiều người từ bỏ chốn quan trường về quê dạy học để hoằng dương đạo lý, bồi dưỡng nhân tài. Có người thi đạt nhưng không xuất hành hoạn lộ mà đã biết vì nước quên mình dựng cờ cứu nước như Tú tài Lê Thành Phương. Có người không xuất thân thân từ hàng khoa bảng nhưng được tu dưỡng rèn luyện trong môi trường giáo dục gia đình và hoạt động của cuộc sống xã hội đa dạng, phong phú mà làm nên công nghiệp, lưu đức vọng đời như Thống chế Nguyễn Công Nhàn (1789-1872), Đào Trí. Trong những năm đầu chống Pháp xâm lược nước ta, Đào Trí đã từng được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công việc phòng, chống ngoại xâm, với chức Tổng đốc Nam Ngãi, sung Kinh lược đại thần thiết lập hệ thống phòng thủ từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Tổng đốc tham tán hải an quân vụ… trước tình hình đầy khó khăn thử thách khi triều đình Huế từng bước suy thoái và bất lực trước hiểm họa ngoại xâm, nhưng Đào Trí vẫn kiên tâm nỗ lực tổ chức việc bảo vệ đất nước. Tiếp đến là những tấm gương yêu nước chống Pháp được người đời ca ngợi, tôn kính như Nguyễn Hào Sự, Võ Trứ, Tham trấn Hòa Đa Nguyễn Hữu Dực, Lê Hanh, Trần Đôn…

Ngoài các cá nhân khoa bảng, trí thức còn có nhiều tấm gương hiếu tử được triều đình nhà Nguyễn khen thưởng như Nguyễn Văn Tựu, Nguyễn Văn Thiện, Phạm Văn Thụ, Tô Hỷ, Nguyễn Phác, Lê Văn Trạch…


    Từ năm 1920 đến năm 1945, những người Phú Yên đỗ đạt, đáng kể là:

    1. Những người đậu bằng Tiểu học Pháp- Việt

    - Lê Hoàng Hà, người đầu tiên đậu bằng Tiểu học Pháp – Việt ở Huế, năm 1920. (Ông cũng là người đậu bằng Cử nhân nho học năm 1918, khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn ).

    - Quách Đình Liên, đậu bằng tiểu học tại Huế được hưởng “lễ vinh quy bái tổ” và được bổ làm Hiệu trưởng trường tiểu học ở Phú Thứ (Tuy Hòa) vào năm 1921.

    - Phan Ngọc Thành, Huỳnh Tấn Dung, Trần Bính, Đặng Tín, Trương Tấn Tiếp đều đậu vào năm 1922.

    - Võ Thị Trang là người phụ nữ đầu tiên của Phú Yên đậu bằng primaire vào năm 1923 cùng với các ông Đoàn Thuật và Cao Quang Minh.

    - Phạm Tấn Khích, Ngô Phụng Lâm, Nguyễn Như, Nguyễn Đệ…năm 1924.

    - Huỳnh Anh, Lê Nguyên Thẩm, Huỳnh Thượng Thạch, Phan Thanh, Huỳnh Nhân, Trần Lễ vào năm 1925.

    - Lê Kỉnh Hứa, Nguyễn Khiêm, Huỳnh Khinh, Đặng Nhơn, Phan Thanh Cưu, Lê Cụ vào năm 1926.



  1. Những người đậu bằng thành chung (diplome)

    - Ông Trần Sĩ, 19 tuổi, người khai khoa cho bậc Trung học Pháp - Việt của tỉnh năm 1929.

    - Năm 1930 có Huỳnh Thượng Thạch.

    - Năm 1942 là Đào Sỉa.


  1. Những người đậu bằng tú tài:

    - Năm 1939 có Nguyễn Tích, Trần Kỳ Doanh và Trần Ngũ Phương.

    - Năm 1943 có Trần Suyền.



Những người trí thức của Phú Yên lúc bấy giờ, khi đã đỗ đạt ra trường phần nhiều chọn nghề dạy học - một nghề thanh bạch, được trọng đãi trong xã hội đương thời, dẫu dạy ở hương trường cũng có mức lương tương đối khá đủ sống và nuôi vợ con. Người thầy giáo tiêu biểu là Trần Sĩ, sinh năm 1910, từ năm 1929 ông vào làm giáo viên tập sự những trường học tỉnh lỵ Sông Cầu. Năm 1937, làm Hiệu trưởng trường tiểu học Tuy Hòa. Với sở học uyên thâm, phương pháp sư phạm vững vàng, trách nhiệm dạy dỗ chu đáo, tình thương yêu học trò rất mực nhưng cũng rất nghiêm khắc nên đạt kết quả giáo dục rất cao. Học trò thi đậu nhiều, đạt thứ hạng cao, có uy tín lớn với nhân dân trong tỉnh. Tiếng thơm lang khắp tỉnh. Thầy Trần Sĩ được Đốc học cử làm Giáo sư hướng dẫn các lớp sư phạm đào tạo hương sư trong tỉnh. Cùng với ông Nguyễn Đình Cầm dạy tiểu học Phú Yên và viết chung cuốn sách “Địa dư tỉnh Phú Yên” xuất bản năm 1937 và đã được Toàn quyền Đông Đương ra Quyết định số 100 /ngày 10 tháng 10 năm 1938 công bố dùng quyển sách này làm tài liệu giáo khoa cho các trường tiểu học toàn xứ Đông Dương. Năm 1942, do những công lao dạy học, thầy Trần Sĩ được Chính phủ Nam triều tặng thương huy chương “Đệ ngũ long bội tinh”, đến năm 1944 được phong hàm “Hàn lâm viện thị giảng”.

Với lòng yêu nước được nung nấu và giữ gìn kín đáo, cùng với đức độ và tài năng sư phạm của mình, ông cùng với nhiều nhà giáo yêu nước khác đã tham gia vào cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 với tất cả nhiệt huyết của mình - ông được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức, xây dựng và làm Hiệu trưởng trường Trung học Lương Văn Chánh - trường Trung học đầu tiên của tỉnh Phú Yên năm 1946. Từ năm 1952, ông được cử giữ chức trưởng Ty giáo dục Phú Yên. Ông có công lao to lớn trông công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Không đi tập kết, ông được phân công ở lại miền Nam tiếp tục dạy học. Sống trong chế độ của Mỹ ngụy, trên bục giảng ở các trường tư thục miền Nam, ông vẫn giữ vững khí tiết và lòng trung thành với Đảng với cách mạng, hun đúc lòng yêu nước cho học sinh, chống lại nền giáo dục vong bản, nô dịch của địch. Thầy Trần Sĩ đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục!



III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHÚ YÊN ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Tháng 3 năm 1907 trường “Đông Kinh nghĩa thục” được thành lập. Đây không chỉ là một trường học mà là một tổ chức cách mạng của các sĩ phu yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiến bộ, tiêu biểu Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…

Mục đích của “Đông Kinh nghĩa thục” là nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và cuộc sống văn minh, tiến bộ, phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương, hỗ trợ cho phong trào Đông du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân, do nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đề xướng. Nhằm thực hiện một lý tưởng vì sự tiến bộ của dân tộc, vì giải phóng đất nước với khẩu hiệu: “khai dân trí- chấn dân khí- hậu dân sinh”; “Khai dân trí” là nhằm mở mang trí tuệ cho dân chúng chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp; “Chấn dân khí”, trau dồi “luân lý quốc gia” là khơi dậy, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần trách nhiệm công dân, nhuệ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, nhằm giải phóng dân tộc ra khỏi sách nô lệ lầm than kể cả sửa đổi những đồi phong tục đem lại một nếp sống văn minh tiến bộ cho dân chúng.

Nội dung nhà trường tân học không phải là tứ thư ngũ kinh của nho học, cũng không phải là những bài lịch sử ngụy tạo của thực dân “tổ tiên của người Việt Nam là giống người Gô-loa” nước Pháp”. Những bài học, môn học ở trong các trường Đông Kinh nghĩa thục là các môn lịch sử, địa lý nước nhà, là toán pháp, cách trí, vệ sinh, luân lý, thể thao, đề cao chữ quốc ngữ, văn học Việt Nam. Đông Kinh nghĩa thục đã nhanh chóng trở thành phong trào vận động quần chúng mang nội dung cách mạng tiến bộ rộng lớn, có lúc lên đến trên 2000 học sinh mở rộng ra các địa bàn Hà Nội. Bên cạnh các tỉnh phía Bắc, chỉ trong năm 1906 ở tỉnh Quảng Nam đã có hơn 40 trường tân học, phong trào lan đến các tỉnh Bình Định, Phú Yên.

Trong một báo cáo mật của Cherler, viên công sứ Pháp ở Quảng Nam gửi lên thượng cấp đã nhấn mạnh rằng, những bài giảng của các nhà nho duy tân đã kích thích tinh thần dân tộc và đó là điều đáng sợ đối với chế độ cai trị của Pháp. Bản báo cáo viết: “Họ nắm các trường học và điều hành việc dạy học. Họ trao cho học sinh những tài liệu kích thích tinh thần yêu nước, hận thù quân xâm lược, xem thường cái chết. Mỗi người phải sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Nhất là những bài học tuyệt vời về chí khí. Chỉ tiếc là chúng ta một ngày kia phải trả giá cho sự giáo dục ấy mà thôi”30. Lo sợ trước một phong trào cách mạng được nhen nhóm từ các trường tân học, bọn cai trị thực dân Pháp đã ra lệnh đóng cửa trường Đông Kinh nghĩa thục từ tháng 12 năm 1907.

Sau nhiều năm bôn ba hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Trung Quốc cuối năm 1924. Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động ở đó thành tổ chức mang tên “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” vào tháng 6 năm 1925. Tại đây người trực tiếp đào tạo huấn luyện nhiều thanh niên ưu tú từ trong nước gửi sang học tập, rèn luyện về đường lối, phương thức cách mạng rồi phái họ trở về nước hoạt động.

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời chỉ trong mấy năm từ 1926-1929 đã xây dựng được cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng trên khắp đất nước. Đặc biệt, năm 1928 Hội đề ra chủ trương “vô sản hóa”. Nhiều hội viên là trí thức giáo chức, sinh viên học sinh hăng hái về hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để vừa học tập lao động vừa vận động giác ngộ cách mạng cho quần chúng.

Từ đó một phong trào yêu nước cách mạng của quần chúng lan rộng trong cả nước và đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng đến Phú Yên.

Một số sinh viên, học sinh Phú Yên tham gia bãi khóa ở Hà Nội, Huế, Qui Nhơn như Phan Lưu Thanh, Đỗ Trực, Đỗ Trang, Trần Công Sâm… bị đuổi học nên trở về quê nhà hoạt động.

Tháng 7- 1926, Phạm Đức - người học sinh quê ở An Nghiệp, Tuy An, dẫn đầu một số học sinh như Phan Lưu Thanh, Huỳnh Thượng Chánh (Đồng Xuân), Phạm Nghĩa, Đặng Tín (Tuy An) đến các tỉnh ngoài để học nghề theo tinh thần “chấn hưng hàng nội hóa” do Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đề ra. Sau một năm học tập, rèn luyện trong phong trào ở các tỉnh phía Bắc, số thanh niên này trở về Phú Yên cùng với Trần Chương, Võ Thị Trang… đang hoạt động ở tại địa phương tuyên truyền mở rộng phong trào chủ trương sản xuất hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại, chấn hưng kinh tế nước nhà, vận động góp vốn, lập ra chi nhánh “Hưng nghiệp Hội xã” một tổ chức thương mại công khai, nhưng thực chất là hoạt động yêu nước và bí mật gây quỹ để hoạt động. Tổ chức “Hưng nghiệp Hội xã” phát triển nhanh và mạnh ở Tuy Hòa, Phú Thứ, Bình Thạnh, Hòa Đa, La Hai, Chí Thanh, Sông Cầu… hoạt động của Hội có tác dụng tập hợp quần chúng giáo dục lòng yêu nước, ý thức dân tộc cho các tầng lớp công, thương, nông dân nhất là trong giới trí thức, giáo chức, thanh niên học sinh.

Ông Phan Thanh, người làng Năng Tịnh tổng Hòa Bình, phủ Tuy Hòa, nay là Phường 1, Thành phố Tuy Hòa. Ông sinh năm 1904, đỗ Primaire vào năm 1925, là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, vừa hoạt động phong trào vừa mở trường dạy học ở quê nhà. Học sinh theo học rất đông, dân làng yêu mến gọi ông là Giáo Hai.

Bên cạnh Giáo Hai, có Trần Chương người cùng làng vào những năm 1915 và năm 1918 có đi thi Hương ở Huế và ở Bình Định nhưng không đỗ, trở về quê dạy học ở Liên Trì, Đông Mỹ rồi mở trường tư vừa dạy chữ Hán vừa dạy Quốc ngữ cho con em trong gia đình, họ tộc và bà con làng xóm. Chính từ đây, trường đã trở thành một trong những cái nôi truyền bá cho sự cách tân giáo dục, những tư tưởng tiến bộ hun đúc lòng yêu nước, đào tạo ra nhiều chiến sĩ cách mạng cho quê hương Phú Yên.

Vào những năm 1926- 1927, thầy Phạm Ngọc Quế hoạt động trong Hội Thanh niên ở Nghệ Tĩnh bị đổi vào Phú Yên dạy ở trường tiểu học La Hai. Phong trào yêu nước ở Phú Yên lại thêm nhân tố mới31.

Tháng 1 năm 1929, đồng chí Hoàng Hữu Đàn là một cán bộ lãnh đạo của Hội VNCMTN Trung Kỳ liên lạc với thầy Phan Thanh, thầy Trần Chương và các học sinh Võ Thị Trang, Trần Hào, Huỳnh Lưu, Trương Thị Hảo cùng với Phạm Sĩ Vinh (Trưởng kíp sở dẫn thủy nhập điền phủ Tuy Hòa). Tất cả họ là những thanh niên tích cực tham gia hoạt động trong “Hưng nghiệp Hội xã” và là thành viên của Hội VNCMTN ở Tuy Hòa đầu năm 1929, Phan Thanh được cử làm Bí thư chi bộ. Sự ra đời của 2 chi hội VNCMTN ở Phú Yên (Sông Cầu và Tuy Hòa) là kết quả của quá trình vận động, tổ chức và hoạt động của giáo viên, học sinh yêu nước.

Tháng 6-1929, đồng chí Phan Thanh được triệu tập vào Sài Gòn để sang Quảng Châu - Trung Quốc dự lớp huấn luyện. Trên đường đi từ Tuy Hòa vào Sài Gòn bị địch phát hiện, ông đã cải trang nhiều lần nhưng vận bị theo dõi. Ngày 1 tháng 5 năm 1929, kế hoạch hành động của Hội VNCMTN ở Phú Yên bị lộ, không thực hiện được. mật thám theo dõi truy nã, khám xét bắt bớ các hội viên. Đồng thời lúc này, ở Quảng Trị nhiều cơ sở VNCMTN cũng bị lộ, đồng chí Hoàng Hữu Đàn bị bắt, các cơ sở “ Hưng nghiệp Hội xã” ở Phú Yên bị phát hiện.

Đến cuối 1929, các “Hưng nghiệp Hội xã” ở Tuy Hòa bị niêm phong, trường học bị đóng cửa, những người lãnh đạo hội, thầy Phan Thanh, Trần Chương và nhiều hội viên khác bị bắt giam tại nhà lao Sông Cầu. Sau 9 tháng bị địch dụ dỗ, tra tấn cực hình nhưng thầy giáo, hội viên đều giữ tròn khí tiết, gan dạ, kiên cường làm cho Pháp và quan lại Nam triều phải thả họ vì không khai thác được gì.

Thầy giáo Phan Thanh vừa về nhà thì bị đột tử vì kẻ thù đầu độc ông lúc ở nhà lao Sông Cầu32. Thầy Phan Thanh hy sinh quá sớm, lúc mới bước vào tuổi 26 (1904-1930). Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng oanh liệt. Ông đã để lại một hình ảnh đẹp trong các thế hệ trí thức, giáo chức thanh niên, học sinh tỉnh Phú Yên. Sau ngày giải phóng, thầy Phan Thanh được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ. Ông là người thắp lên ngọn lửa giáo dục cách mạng đầu tiên ở tỉnh, là một trong những người có công đầu trong việc thành lập Hội VNCMTN ở Phú Yên, người đã nêu tấm gương yêu nước, trung kiên bất khuất cho bao thế hệ thanh niên thầy giáo, học sinh của tỉnh noi theo.

Qua Hồi ký của các nhà cách mạng lão thành ở Phú Yên như đồng chí Nguyễn Văn Nguyên, Phan Lưu Thanh, Huỳnh Lưu… về người Bí thư chi bộ đầu tiên của Hội VNCMTN ở Phú Yên - thầy Phan Thanh, đúng như lời tưởng niệm của đồng chí Lê Tấn Thăng33:

“Hồn thiêng đồng chí Phan Thanh,

Mở đầu cách mạng rạng danh tỉnh nhà!”

Năm 1927, thầy giáo Phạm Đức Bân dạy trường tiểu học Thanh Hóa tham gia phong trào đấu tranh bị chuyển vào dạy ở Quảng Trị. Sau đó, tháng 9 năm 1927, chính quyền thực dân sở tại lại chuyển thầy vào dạy ở Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Cùng đi theo thầy có Nguyễn Văn Hợi, Trương Khâm, Phạm Ngọc Hổ.

Thầy Phạm Đức Bân được bổ dạy lớp Nhất ở trường tiểu học Sông Cầu. Sau thời gian ngắn, thầy liên lạc với các giáo viên Bùi Dung, Trịnh Bá Đài và một số công chức như Nguyễn Lân, Bùi Văn Hữu…ở Sông Cầu. Ngoài thời gian dạy học, vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ rất nhiều công chức, học sinh đến nhà Thầy để đọc sách báo. Như các cuốn “Quan Hải tùng thư”, “Báo Thần chung” “Tiếng Dân” và các loại văn thơ yêu nước như “Huyết lệ thư” của cụ Phan Bội Châu”, “Quân trị hay Dân trị” của cụ Phan Châu Trinh… những bài hát như: Chiêu hồn nước, Hỡi đồng bào, Người đi đày…

Nhờ phương pháp hoạt động khéo léo và chủ trương đúng đắn là tập hợp mọi tầng lớp lao khổ đứng lên cứu nước, chỉ sau một thời gian ngắn Tân Việt cách mạng Đảng ở Sông Cầu mà nòng cốt là thầy Phan Đức Bân đã phát triển thêm nhiều đảng viên mới. Tính đến đầu 1928, sổ đảng viên Tân Việt đã lên đến 20 người.

Do ảnh hưởng của tư tưởng và đường lối cứu nước của Hội VNCMTN, những người ưu tú trong Tân Việt cách mạng Đảng đã chuyển dần hoạt động của tổ chức mình theo khuynh hướng vô sản và thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Những người đảng viên Tân Việt và Hội VNCMTN ở Phú Yên những năm từ 1928 đến 1929 đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các tâng lớp nhân dân, giới trí thức yêu nước trong đó các nhà giáo và học sinh Phú Yên đã đóng vai trò hạt nhân, tích cực nhất.

Cuối năm 1929, Phan Lưu Thanh, hội viên Thanh niên hoạt động trong “hưng nghiệp hội xã" ở La Hai vào Sài Gòn học trường cơ khí Chu Văn Hai. Tại đây, phong trào “vô sản hóa” đang phát triển mạnh, Phan Lưu Thanh được tiếp xúc với một số đảng viên An Nam Cộng sản như thầy Nguyễn Chương (thầy dạy máy nổ) và Tư Rèn là Bí thư chi bộ Thị Nghè. Phan Lưu Thanh được chi bộ phân công về Phú Yên hoạt động, đồng chí đã tìm những thanh niên trí thức yêu nước đang hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt để vận động, tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa cộng sản. Phan Văn Lan và Bùi Xuân Cảnh (hội viên Tân Việt) là những thành viên được giác ngộ sớm nhất.

Ngày 5 tháng 10 năm 1930 tại thôn Đồng Bé xã Xuân Long (Đồng Xuân), Phan Lưu Thanh cùng với 7 đồng chí của mình là Bùi Xuân Cảnh, Phạm Ngọc Bích (Việt Hồng), Nguyễn Thạnh, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Hữu Tánh, Nguyễn Diệp, Nguyễn Thị Hảo... đã thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Phú Yên. Đồng chí Phan Lưu Thanh được bầu làm Bí thư.

Vào tháng 3 năm 1931, đồng chí Phan Lưu Thanh được điều động về Xứ ủy Trung Kỳ. Đồng chí Trần Toại (tức Kim Tương) từ Quảng Ngãi về thay đồng chí Phan Lưu Thanh làm bí thư Tỉnh ủy. Trần Toại là một thầy giáo tiểu học, là một trong những người thành lập tổ chức “Hội Thiếu niên ái quốc” ở Mộ Đức. Khi được cử về làm bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, thầy Trần Toại nhanh chóng nắm tình hình và tổ chức thực hiện các tư tưởng chỉ đạo của Xứ ủy một cách sáng tạo và có hiệu quả. Nhiều cuộc mít tinh quần chúng liên tiếp diễn ra ở La Hai, Triêm Đức, Phước Lãnh, Cồn Loi, Đá Mũ, Phước Long… thu hút đông đảo quần chúng, thầy giáo, học sinh, lôi cuốn cả Chánh tổng, lý hương tham gia.

Phong trào yêu nước phát triển mạnh, ngày 7-7-1931 thực dân Pháp và Nam triều tiến hành vây bắt các Đảng viên và cơ sở cách mạng ở La Hai. Bí thư Trần Toại bị bắt cùng với một số đồng chí khác (30 người). Những đồng chí chưa bị lộ như Nguyễn Thị Hảo, Phan Ngọc Bích phải chuyển vào hoạt động ở Tuy Hòa.

Trước sự đàn áp dã man của kẻ thù, phong trào cách mạng của nhân dân Phú Yên nói chung và của giáo chức và học sinh trong nhà trường có tạm lắng xuống và bước vào giai đoạn củng cố bảo vệ cơ sở để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới.

Đến những năm 1933-1934, học sinh Trần Hào ở làng Nho Lâm học xong chương trình sơ học yếu lược tại trường Pháp – Việt ở phủ Tuy Hòa. Trần Hào cùng với các bạn học sinh trong làng rủ nhau tự học bằng cách lập ra “Hội đọc sách báo” ở Nho Lâm, Hạnh Lâm, Long Tường, học sinh như Trần Văn Tấn (16 tuổi), Phan Văn Dự, Phan Khôi, Nguyễn Tự Đoan, Đào Thế Lữ (15 tuổi)... Các sách: Lịch sử tiến hóa nhân loại, Thế giới cường quốc chỉnh thể lược khảo, Cao dao tục ngữ Việt Nam... nội dung các sách báo đó đã có tác động sâu sắc đến lứa tuổi học sinh về lòng yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhóm học sinh tiến bộ được chọn làm nòng cốt, các hoạt động công khai như các nhóm đọc sách báo, các đội bóng đá, các lớp học ban đêm, các lớp xóa mù chữ, các nhóm lợp nhà, cấy lúa, vần đổi công được lập ra khắp nơi.

Hình thức bán công khai như Hội ái hữu nông dân, Hội tương tế nông dân, Hội ái hữu công nhân, thợ máy, phụ nữ, liên đoàn xe hơi, xe ngựa, nhóm giáo chức, học sinh ái quốc… được thành lập và hoạt động rộng khắp.

Năm 1937, có cuộc bầu cử Nghị viện Dân biểu ở Trung Kỳ, chủ trương Đảng ta tham gia các cuộc bầu cử để “lợi dung các cuộc tranh cử mà tuyên truyền khẩu hiệu của Đảng. Ở các cơ quan lập hiến, bênh vực cho các tầng lớp nhân dân bị áp bức”. Tỉnh ủy, chủ trương đưa thầy giáo Trần Chương ra ứng cử. Được sự ủng hộ và cổ vũ của quần chúng công nông, nhất là học sinh trong toàn tỉnh, thầy Trần Chương đã thắng cử. Thầy Trần Chương và cử nhân Phạm Đàm – nguyên tri huyện Điện Bàn, trở thành nghị viên Dân biểu Trung Kỳ khóa 1937 – 1941. Nhân các kỳ họp dân biểu nông dân đã đưa nguyện vọng đòi giảm thuế, chia lại ruộng đất công, giảm xâu, tăng lương cho công nhân, giảm giờ làm đòi mở trường học … Được sự ủng hộ của nhóm dân biểu đối lập, kết quả là dự án tăng thuế của Pháp bị Viện Dân biểu bác bỏ.

Đến năm 1939, các ông Nghị Trần và Đặng Mật sáng lập ra hương trường Ninh Tịnh (dạy ba lớp: đồng ấu, dự bị và sơ đẳng). Đây là ngôi trường làng do địa phương tự thành lập đầu tiên trong tỉnh. Nhà giáo Trần Chương nổi tiếng là người có kiến thức sâu rộng, có phương pháp giảng dạy rất hiệu quả và là người có tư cách đúng đắn, mẫu mực. Tiếng lành đồn xa, học trò từ các nơi như Phú Cốc, Phú Điềm, Nho Lâm, Hạnh Lâm, Liên Trì, Phước Hậu, cả ở Phú Lâm, Đông Mỹ, Bàn Thạch… kéo về học. Tùy theo lứa tuổi mà ông khéo khơi gợi lòng yêu nước cho học sinh. Một số người lớn học đã thông tiếng Pháp vẫn tìm đến trường để học chữ Hán, để “nghe sách” (giảng giải về nho học) từ “gia đình học hiệu” của thầy Trần Chương trở thành cái nôi hun đúc lòng yêu nước ý chí độc lập, tự do. Các thế hệ học trò mà thầy dạy dỗ nhiều người đã trở thành những công dân ưu tú, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước tiêu biểu như Nguyễn Châu - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Hà Đăng - ủy viên Trung ương Đảng, trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương... là những nhà giáo có công lao lớn trong việc góp phần xây dựng nền móng cho nền giáo dục cách mạng của tỉnh.

Cùng trong thời gian này, thầy Huỳnh Nựu, thầy Đặng Xiêm mở trường ở Liên Trì, thầy Đoàn Kham mở lớp ở Thạnh Đức, thầy Nguyễn Chấn, Đỗ Tương mở trường sơ học ở Phước Hậu. Sau sự kiện nhân dân ở Phước Hậu đấu tranh chống cường hào nhũng nhiễu địa phương và bầu lại chức sắc, thầy Đỗ Tương trúng cử Lý trưởng, thầy giáo Nguyễn Chấn trúng cử Hương bộ, Trần Tân trúng cử Hương mục. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh công khai của tỉnh nhà, trong lòng của hệ thống chính quyền thực dân phong kiến có một làng mà chính quyền thuộc về những người thầy giáo cộng sản.

Hưởng ứng phong trào “Truyền bá Quốc ngữ” do Mặt trận Dân chủ chủ trương, một số nhân sĩ trí thức, tiến bộ tiêu biểu như cụ Nguyễn Văn Tố được mời đứng ra lập “Hội truyền bá Quốc ngữ”. Tinh thần và các hoạt động của Hội nhanh chóng mở rộng trong cả nước và lan tỏa đến Phú Yên. Đông đảo giáo viên, học sinh hăng hái tham gia. Lớp học vừa là nơi dạy chữ, dạy đời sống mới, vừa là nơi tuyên truyền các chủ trương của Mặt trận dân chủ (tức là của Đảng Cộng sản) nơi tập hợp quần chúng để đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai, tình hình cách mạng trong nước có nhiều thay đổi thuận lợi, các sinh viên học sinh Phú Yên đang học tập ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Qui Nhơn hoặc do tham gia phong trào yêu nước mà bị đuổi học, hoặc không có điều kiện học tiếp như: Trần Suyền sắp bảo vệ bằng kỹ sư nông nghiệp tại Đại học Hà Nội, Cao Văn Hoạch học sinh trường Collège Quy nhơn đã xếp bút nghiên về quê, tiếp sức cùng với các trí thức, sinh viên học sinh địa phương mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng học tập và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở địa phương.

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thành lập Chính phủ độc lập giả hiệu Trần Trọng Kim. Bọn thân Nhật ở Phú Yên có cơ hội huênh hoang và tuyên truyền chính sách phản động Đại Đông Á của Nhật. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng ấy, được sự lãnh đạo của Đảng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Hữu Dực ở nhà tù Buôn Ma Thuột, các đồng chí đảng viên, các chi bộ Đảng lâu nay đã bị đứt liên lạc nay được nối lại. Tỉnh ủy lâm thời được thành lập để thống nhất lãnh đạo phong trào. Tháng 7 năm 1945, Mặt trận Việt Minh của tỉnh được thành lập gồm 19 ủy viên đại diện cho các hội đoàn thể yêu nước cách mạng thông qua các hội cứu quốc nông dân, thanh niên, phụ nữ, công nhân, trí thức, giáo chức, học sinh... dưới sự lãnh đạo của Đảng với khẩu hiệu mục tiêu chung là: “Đánh đổ phát xít Nhật, đánh đổ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, Việt Nam độc lập muôn năm”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, các cuộc biểu tình có vũ trang thị uy nổ ra khắp nơi ở Sông Cầu, La Hai, Tuy An, Đồng Bò. Hai cuộc biểu tình với quy mô rất lớn vào ngày 22-8-1945 ở Chí Thạnh, Hòa Đa có trên 2000 người tham gia và ngày 23-8 ở phủ Tuy Hòa có đến trên 4000 người thị uy làm cho chính quyền Nhật và bè lũ tay sai hoang mang, rệu rã. Chiều ngày 23-8-1945, Phú Yên nhận được mệnh lệnh tổng khởi nghĩa. Từ ngày 24 đến ngày 28-8-1945 cả tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám của nhân dân Phú Yên kết thúc thắng lợi cùng với lịch sử dân tộc, lịch sử của tỉnh Phú Yên đã mở sang trang mới: Độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.

*

* * *


Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại có sự đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức giáo giới, học sinh và sinh viên nói chung của cả nước, trong đó có đội ngũ giáo giới và học sinh Phú Yên nói riêng. Bản thân họ không những là những chiến sĩ tiên phong đóng góp phần máu xương và trí tuệ của mình mà họ còn giáo dục đào tạo bao thế hệ trẻ thành những người lao động, chiến sĩ, cán bộ chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Đồng chí tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết: “Dưới chế độ nào cũng vậy, nhân dân ta luôn liên hệ rất khắng khít với tầng lớp trí thức của dân tộc mà tiêu biểu là giáo giới. Quần chúng rất coi trọng giáo giới, vì họ là tinh hoa của dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng thông qua lớp trí thức dân tộc đó mà đi đến với quần chúng”.


PHẦN THỨ HAI


Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương