SỞ gd&Đt quảng bìNH



tải về 131.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích131.89 Kb.
#30532

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

Trường :


Họ tên HS:

Số báo danh:



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013-2014

MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 - THPT



Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề có 2 trang, gồm có 36 câu. MÃ ĐỀ 01


I. PHẦN CHUNG (24 câu, từ câu 1 đến câu 24)

Câu 1: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:

A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.

B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. cả hai loài đều có lợi.

Câu 2: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ:

A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. C. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).

B. nguồn gốc thống nhất của các loài. D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

Câu 3: Các loài sống trong các quần xã nào sau đây được gọi là loài rộng nhiệt nhất?

A. Quần xã ở hai cực. B. Rừng lá kim ôn đới C. Rừng lá rộng ôn đới. D. Rừng nhiệt đới nóng ẩm.

Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở:

A. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. C. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.

B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 5: Một quần thể Ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa nhưng lại giảm mạnh vào mùa khô. Đây là kiểu biến động:

A. không theo chu kì. B. theo chu kì mùa. C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 6: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. di - nhập gen. B. thoái hoá giống. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. biến động di truyền.

Câu 7: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Tỉ lệ giới tính.

B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. D. Nhóm tuổi.

Câu 8: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên

A. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.

B. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.

D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 9: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là:

A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. C. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.

B. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.

Câu 10: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là:

A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 11: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi:

A. chọn lọc chống lại alen lặn. C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.

B. chọn lọc chống lại alen trội. D. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.

Câu 13: Loài ếch A không giao phối với loài ếch B do chúng có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li:

A. cách li sinh thái. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li cơ học.

Câu 14: Nhân tố tiến hoá nào chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 15: Dây tơ hồng sống trên tán các cây khác thuộc mối quan hệ:

A. cộng sinh. B. kí sinh. C. hợp tác. D. hội sinh.

Câu 16: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai. C. cào cào, chim sâu, báo. D. chim sâu, mèo rừng, báo.

Câu 17: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.

B. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

Câu 18: Cho một số hệ sinh thái:

(1) Đồng rêu đới lạnh. (2) Rừng lá rộng ôn đới. (3) Rừng lá kim phương bắc. (4) Rừng ẩm nhiệt đới.



Có thể sắp xếp các hệ sinh thái nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn với trình tự đúng là : 

A. (2)(3)(4)(1). B. (1)(2)(3)(4). C. (2)(3)(1)(4). D. (1)(3)(2)(4).

Câu 19: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:

A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến.

Câu 20: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ:

A. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. C. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.

B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

Câu 21: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm tăng đa dạng di truyền trong quần thể sinh vật?

A. Đột biến và di - nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.

B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 22: Hình thành loài mới bằng con đường nào là nhanh nhất?

A. Con đường địa lí. B. Con đường sinh thái. C. Con đường tập tính. D. Lai xa và đa bội hoá.

Câu 23: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

B. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

Câu 24: Khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là:

A. giới hạn sinh thái. B. sinh cảnh. C. môi trường. D. ổ sinh thái.
II. PHẦN RIÊNG (Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau)

A. Theo chương trình Chuẩn (6 câu, từ câu 24 đến câu 30)

Câu 25: Mối quan hệ giữa Thỏ và Cừu trong quần xã là mối quan hệ:

A. Hỗ trợ. B. cạnh tranh khác loài. C. đối kháng. D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 26: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. C. cấu trúc tuổi của quần thể.

B. mức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

Câu 27: Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh nhất?

A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 28: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra đến khi già chết gọi là:

A. tuổi quần thể. B. tuổi thọ sinh thái. C. tuổi thọ trung bình. D. tuổi thọ sinh lí.

Câu 29: Theo quan niệm Đacuyn, nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của giống vật nuôi và cây trồng là:

A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. lai hữu tính.

Câu 30: Điều nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ kí sinh?

A. Kí sinh thường không giết chết vật chủ. C. Kí sinh sinh sản nhanh hơn vật chủ.

B. Kí sinh thường có kích thước nhỏ hơn vật chủ. D. Kí sinh thường giết chết vật chủ.

B. Theo chương trình Nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36)

Câu 31: Ở thực vật, nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. C. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.

B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt. D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.

Câu 32: Nhân tố nào dưới đây làm giảm đa dạng di truyền của quần thể?

A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 33: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Hóa thạch. D. Cơ quan thoái hóa.

Câu 34: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là:

A. mức tử vong. B. nguồn thức ăn của môi trường. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. mức sinh sản.

Câu 35: Trong quần xã sinh vật, một loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là:

A. loài ưu thế. B. loài thứ yếu. C. loài ngẫu nhiên. D. loài chủ chốt.

Câu 36: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có:

A. S/V tăng, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. C. S/V tăng, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

B. S/V giảm, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. S/V giảm, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

-----HẾT----



SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

Trường :


Họ tên HS:

Số báo danh:



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013-2014

MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 - THPT



Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề có 2 trang, gồm có 36 câu. MÃ ĐỀ 02


I. PHẦN CHUNG (24 câu, từ câu 1 đến câu 24)

Câu 1: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là:

A. ngăn cản con lai hình thành giao tử. C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.

B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. D. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.

Câu 2: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ:

A. nguồn gốc thống nhất của các loài. B. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. D. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).

Câu 3: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:

A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu 4: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm tăng đa dạng di truyền trong quần thể sinh vật?

A. Đột biến và di - nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.

B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 5: Một quần thể Ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa nhưng lại giảm mạnh vào mùa khô. Đây là kiểu biến động:

A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 6: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. giao phối không ngẫu nhiên. B. thoái hoá giống. C. di - nhập gen. D. biến động di truyền.

Câu 7: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Tỉ lệ giới tính.

B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. D. Nhóm tuổi.

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.

B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

Câu 9: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:

A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.

B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. cả hai loài đều có lợi.

Câu 10: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là:

A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 11: Hình thành loài mới bằng con đường nào là nhanh nhất?

A. Con đường địa lí. B. Con đường sinh thái. C. Con đường tập tính. D. Lai xa và đa bội hoá.

Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi:

A. chọn lọc chống lại alen trội. C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.

B. chọn lọc chống lại alen lặn. D. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.

Câu 13: Loài ếch A không giao phối với loài ếch B do chúng có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li:

A. cách li sinh thái. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li cơ học.

Câu 14: Cho một số hệ sinh thái:

(1) Đồng rêu đới lạnh. (2) Rừng lá rộng ôn đới. (3) Rừng lá kim phương bắc. (4) Rừng ẩm nhiệt đới.



Có thể sắp xếp các hệ sinh thái nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn với trình tự đúng là 

A. (2)(3)(4)(1). B. (1)(3)(2)(4). C. (2)(3)(1)(4). D. (1)(2)(3)(4).

Câu 15: Dây tơ hồng sống trên tán các cây khác thuộc mối quan hệ:

A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh

Câu 16: Khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là:

A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. môi trường. D. giới hạn sinh thái.

Câu 17: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

B. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

C. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.

D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

Câu 18: Nhân tố tiến hoá nào chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 19: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:

A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến.

Câu 20: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ:

A. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. C. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

Câu 21: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở:

A. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. C. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.

B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 22: Các loài sống trong các quần xã nào sau đây được gọi là loài rộng nhiệt nhất?

A. Rừng lá rộng ôn đới. B. Rừng lá kim ôn đới. C. Quần xã ở hai cực. D. Rừng nhiệt đới nóng ẩm.

Câu 23: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên

A. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.

B. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.

C. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.

D. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 24: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. cào cào, thỏ, nai. D. chim sâu, mèo rừng, báo.
II. PHẦN RIÊNG (Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau)

A. Theo chương trình Chuẩn (6 câu, từ câu 24 đến câu 30)

Câu 25: Mối quan hệ giữa Thỏ và Cừu trong quần xã là mối quan hệ:

A. hỗ trợ. B. ức chế - cảm nhiễm. C. đối kháng. D. cạnh tranh khác loài.

Câu 26: Điều nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ kí sinh?

A. Kí sinh thường giết chết vật chủ. C. Kí sinh sinh sản nhanh hơn vật chủ.

B. Kí sinh thường có kích thước nhỏ hơn vật chủ. D. Kí sinh thường không giết chết vật chủ.

Câu 27: Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh nhất?

A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 28: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra đến khi già chết gọi là:

A. tuổi thọ sinh lí. B. tuổi thọ sinh thái. C. tuổi thọ trung bình. D. tuổi quần thể.

Câu 29: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của giống vật nuôi và cây trồng là:

A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. lai hữu tính.

Câu 30: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. C. cấu trúc tuổi của quần thể.

B. mức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

B. Theo chương trình Nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36)

Câu 31: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có:

A. S/V tăng, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. C. S/V tăng, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

B. S/V giảm, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. S/V giảm, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

Câu 32: Nhân tố nào dưới đây làm giảm đa dạng di truyền của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di nhập gen. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.

Câu 33: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Hóa thạch. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan tương tự. D. Cơ quan thoái hóa.

Câu 34: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là:

A. mức tử vong. B. nguồn thức ăn của môi trường. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. mức sinh sản.

Câu 35: Trong quần xã sinh vật, một loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là:

A. loài ngẫu nhiên. B. loài thứ yếu. C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt.

Câu 36: Ở thực vật, nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. C. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.

B. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.

----HẾT----




SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013 – 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 THPT




MÃ ĐỀ 01

I. Phần chung (8 điểm)

1D

2B

3C

4A

5B

6A

7A

8B

9C

10A

11C

12B

13C

14D

15B

16B

17C

18D

19C

20B

21A

22D

23B

24A


II. Phần riêng (2 điểm)

Chuẩn

25B

26B

27D

28D

29C

30D

Nâng cao

31D

32D

33C

34B

35C

36B


Lưu ý: + Mỗi đáp án đúng tương ứng với 0,33 điểm

+ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm


MÃ ĐỀ 02

I. Phần chung (8 điểm)

1D

2A

3C

4A

5C

6C

7A

8C

9D

10A

11D

12A

13C

14B

15D

16D

17A

18C

19C

20C

21A

22A

23D

24C


II. Phần riêng (2 điểm)

Chuẩn

25D

26A

27D

28A

29C

30B

Nâng cao

31B

32A

33A

34B

35A

36B


Lưu ý: + Mỗi đáp án đúng tương ứng với 0,33 điểm

+ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm

tải về 131.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương