Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Phát huy những giá trị tích cực về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo



tải về 0.93 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Phát huy những giá trị tích cực về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo

Ngày 23/7/2004. Cập nhật lúc 17h 16'

(ĐCSVN)- Để thực hiện thành công đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, phải tiến hành nhiều giải pháp vừa đa dạng, vừa đồng bộ, trong đó, phát huy những giá trị tích cực về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo là một trong những giải pháp quan trọng. Một khi giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo được phát huy thì nó sẽ thực sự trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó mật thiết trong nội bộ nhân dân.

Tôn giáo ở Việt Nam dù nội sinh hay ngoại nhập, trong quá trình tồn tại cùng dân tộc đã có sự xâm nhập và giao thoa với văn hóa, đạo đức chung của nhân dân, của xã hội. Nhiều quy phạm đạo đức tôn giáo đã được Việt hóa và trở thành quy phạm đạo đức có tính truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, nó vẫn phát huy tác dụng, góp phần điều chỉnh hành vi con người. Đặc biệt, khi tình cảm tôn giáo biến thành tình cảm dân tộc, thành tâm lý, tập quán chung của cộng đồng sẽ góp phần tạo ra nội lực đoàn kết toàn dân chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai. Những quan niệm về đạo đức của các tôn giáo tuy không đủ khả năng tạo ra một nhân cách phù hợp với yêu cầu lịch sử, nhưng rõ ràng nó đã góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện đạo đức con người với chủ trương: khuyến thiện, trừ ác. Vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: tôn chỉ mục đích của các tôn giáo là đều nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm.

Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 – NQ/TW về công tác tôn giáo, xác định "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) về công tác tôn giáo một lần nữa lại khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Chính vì vậy, nếu chúng ta kìm hãm hoặc không tạo điều kiện để phát huy những giá trị tốt đẹp ấy của tôn giáo thì đó sẽ là một sai lầm trên nhiều phương diện. Có thể nó sẽ làm nghèo đi giá trị văn hóa của dân tộc. Mặt khác, nó sẽ tạo hố ngăn cách giữa đồng bào các tôn giáo với đồng bào không tôn giáo, gây nên sự chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo còn là một tất yếu khách quan bởi các nguyên nhân sau:

Một là, ngày nay, khi nói đến văn hóa không thể xem nó là cái phát sinh ngoài kinh tế hoặc xem văn hóa chỉ là cái để trang trí làm cho cuộc sống đẹp đẽ hơn. Ngược lại, văn hóa được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục đích, động lực cho sự phát triển một cách bền vững của các quốc gia. Vì thế, phát huy những nét hay, nét đẹp về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo thực chất là phát huy một nhân tố của sự tăng trưởng, của phát triển xã hội.

Hai là, chúng ta đang vận hành nền kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, cơ chế đó tạo ra cho xã hội một sự năng động hơn để phát triển. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật cố hữu. Nó lôi cuốn con người chạy theo lợi nhuận, lợi ích, làm thoái hóa một bộ phận con người sẵn sàng bán rẻ cả lương tâm, nhân phẩm mà đổi lấy những món lợi vật chất. Nó cũng góp phần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người nghèo nàn hơn bởi sự lạnh lùng của “lối trả tiền không tình nghĩa”. Trước thực tế ấy, không có cách gì khác là chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp nhằm hạn chế những khuyết tật đó của cơ chế thị trường. Một trong những giải pháp này là phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa, trong đó có đạo đức, văn hóa các tôn giáo.

Ba là, toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là xu thế khách quan. Quá trình đó sẽ thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta hội nhập quốc tế nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập nhưng không hòa tan. Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo xét cho cùng cũng chính là góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn hoá và sáng tạo

Ngày 26/3/2004. Cập nhật lúc 15h 22'

Sáng tạo là sản phẩm tuyệt vời của con người. Nhân dân Việt Nam được nhiều dân tộc khác tôn vinh là một dân tộc có nhiều sáng tạo trong hoạt động sống, chiến đấu và lao động của mình bởi vì trong những hoàn cảnh khó khăn nhất chúng ta vẫn vươn lên không chỉ tồn tại mà còn xác lập bản lĩnh của một giá trị văn hóa. Chúng ta đã sáng tạo cả một truyền thống có bản sắc không lẫn lộn với các dân tộc khác. Chúng ta đã sáng tạo ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Chúng ta đã sáng tạo trong cuộc kháng chiến thần kỳ chống Pháp, chống Mỹ thống nhất tổ quốc. Sau chiến tranh muôn ngàn mất mát, chúng ta lại vươn lên trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sáng tạo quả thật là bản lĩnh sống của dân tộc Việt Nam.

Sáng tạo, về bản chất là tạo ra cái mới, là sự tiếp biến, sự nhào nặn trong quá trình thực tiễn để vươn lên cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Như vậy, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với văn hóa.

Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động sáng tạo đều có văn hóa. Sáng tạo về bản chất, là lao động và đổi mới trong lao động gắn với ý tưởng của con người, song có sáng tạo gắn với văn hóa, có sáng táo chỉ là một hiện tượng cá thể, một hiện tượng lịch sử, có những sáng tạo có văn hóa và có những sáng tạo phản văn hóa.

Trong quá trình hoạt động sống, nhân loại cũng như nhân đần ta có rất nhiều sáng tạo chưa trở thành văn hóa. Có những sáng tạo bị quên láng, có những sáng tạo còn để trong ngăn kéo, trong gia đình. Bản chất thật sự của sáng tạo phải là một quátrình xã hội hóa, tức là nó mang giá trị xã hội, nó được xã hội thừa nhận, gìn giữ, bảo lưu. Vì thế người ta thường nói rằng, văn hóa là cái gì còn lại sau tất cả những đổi thay, những biến động. Rất nhiều những mơ ước táo bạo, tốt đẹp nhưng chúng chỉ là mơ ước của cá nhân mà không được xã hội hóa, chưa trở thành lý tưởng sống dẫn đến mục tiêu cho nhiều người vươn tới.

Sáng tạo chân chính là lao động gắn sự đổi mới với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Sự đổi mới trong lao động gắn với khoa học, gắn với đạo đức, gắn với mỹ cảm, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến luốn luốn mang giá trị văn hóa. Một tác phẩm nghệ thuật mang tính sáng tạo cao, đó 1à tác phẩm có tính tư tưởng cao, tính nghệ thuật cao gắn với sự phát triển tất yếu của đời sống hiện thực, của đạo đức tất đẹp và lý tưởng nhân văn cao quý.

Một sáng tạo nghệ thuật trở thành hiện tượng văn hóa khi nó đáp ứng với các chuẩn mực chung của mỗi nền văn hóa. Đó là các chuẩn mực về giá trị hiện thực, tính tư tưởng, tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại. Các chuẩn mực này gắn liền với hệ tư tưởng.

Chuẩn mực của khoa học là ở sự khám phá; tri thức khoa học phải là tài sản chung của xã hội. Tính vô tư trong khoa học và nguyên lý hoài nghi có tổ chức là đặc điểm quan trọng của sáng tạo khoa học. Sự tăng trưởng tích luý và sự tỏa sáng trong hoa học luôn gắn với văn hóa.

Có sáng tạo đáp ứng ngay được với hệ chuẩn mực của mỗi dân tộc, giai cấp, thời đại. Có sáng tạo phải chờ đợi trình độ phát triển, tiến trình lịch sử của sự phát triển mới trở thành một hiện tượng văn hóa: Sự chờ đợi, sự thử thách này có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân khách quan thường là các sáng tạo quá lạ lẫm với các chuẩn mực vốn có của mỗi nền văn hóa. Các nguyên nhân chủ quan là do trình độ và tâm lý xã hội cũng như một hệ giá trị được giáo dục trong truyền thống quy định. Sự chờ đợi này chứng tỏ sáng tạo không thể vượt ra ngoài công chúng của xã hội.

Có rất nhiều sáng tạo ngay cả chờ đợi đã lâu hoặc mới xuất hiện nó đã trở thành một hiện tượng phản văn hóa. Cái sáng tạo ấy thường xa rời các đúng, chống lại cái thiện và quá cầu kỳ, lố lăng, tầm thường. Dù chờ đợi rất lâu thì công chúng cũng không thể chuyển hóa cái không ưa thích thành cái ưa thích các sản phẩm sáng tạo.

Sáng tạo gắn chặt chẽ với văn hóa còn bởi rất nhiều sáng tạo khoa học, nghệ thuật lúc ra đời nó là một hiện tượng văn hóa, nhưng khi vận động trong xã hội, trong lịch sử người ta có thể biến nó thành một công cụ chống lại văn hóa. Lấy việc sáng tạo ra nguyên tử hay một số kỹ thuật thông tin làm ví dụ: nguyên tử đã bị lợi dụng để chống lại nhiều nền văn hóa. Bọn tin tặc đã lợi dụng các thành quả tin học chống lại sự bình an, ổn định của nhiều nền văn hóa.

Như vậy, các sáng tạo dù là sáng tạo khoa học, sáng tạo thủ công hay sáng tạo nghệ thuật đều liên hệ bản chất với các điều kiện gắn với chức năng và phương thức hoạt động của mỗi nền văn hóa.

Đảng ta, nhân dân ta, chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hóa trước hết phải phản ánh tồn tại xã hội. Các sáng tạo gắn với văn hóa không thể xa rời đời sống xã hội. Các sáng tạo có văn hóa phải nhận thức các quan hệ xã hội. Dù là các sáng tạo của quá khứ hay hiện tại muốn trở thành hiện tượng văn hóa phải tham gia làm phong phú đời sống thông tin lành mạnh của xã hội.

Nói đến văn hóa là nói đến các chuẩn mực.Văn hóa khi cổ vũ tính thông tin, tính nhận tức của sáng tạo, nó luôn luôn hướng các sáng tạo đến những giá trị mà xã hội đòi hỏi, tức là các chuẩn mực được xã hội đo giá trị. Đảng ta, nhân dân ta không chấp nhận những chuẩn mực chống lại cái tốt, cái đúng, cái đẹp, lý tưởng nhân văn. Vì thế các sáng tạo có văn hóa phải thể hiện các lý tưởng yêu thương, quý trọng, tôn kính con người. Lý tưởng nhân văn của chúng ta khác với lý tưởng nhân văn tư sản. Lý tưởng nhân văn của chúng ta là lý tưởng nhân văn xã hội chủ nghĩa. Ở đây có sự tương hợp trực tiếp các giá trị người của sáng tạo với văn hóa của xã hội. Đó là lý tưởng nhân văn có tình, có nghĩa, có lý gắn với sự phát triển toàn diện của con người. Mọi sáng tạo làm méo mó con người, phản lại nhân đạo đều không phù hợp với văn hóa của chúng ta.

Lý tưởng nhân văn của chúng ta cổ võ, tạo điều kiện cho toàn thể xã hội, mọi người lao động tham gia sáng tạo. Nó xoá bỏ mặc cảm giai cấp, làm đồng đều quá trình sáng tạo của toàn xã hội. Nó làm cho mọi sáng tạo đều có mục đích tốt đẹp vì các giá trị của con người. Nó chống lại chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa dân tộc chật hẹp. Nó cổ vũ các mối quan hệ giữa các dân tộc.

Văn hóa của chúng ta có chức năng hoán cải xã hội theo lý tưởng nhân văn. Cho nên các sáng tạo nào theo lý tưởng ấy đều được nó tạo điều kiện phát triển. Sỡ dĩ các sáng tạo của quá khứ còn là di sản văn hóa bởi vì nó còn chứa đựng tiềm năng đầy sức sống nhân văn.

Văn hóa như một hệ thống hoạt động khi nhận thức, phản ánh, đánh giá, bảo lưu, trao truyền, xét đoán các giá trị, nó luôn gây cho các hoạt động sáng tạo ấn tượng về thế giới. Các ấn tượng này tác động không chỉ đến tình cảm, tư tưởng mà còn đến cả trí tưởng tượng của con người. Hoạt động sáng tạo như một qúa trình kích thích có tổ chức, có chuẩn bị. Khi nhận thức, phản ánh đời sống, các hoạt động sáng tạo còn chứa đựng cả định hướng đối tượng. Nhiều hoạt động sáng tạo như hoạt động nghệ thuật chẳng hạn không chỉ gắn với cái đã có, nó còn gắn với cái cần có tạo ra một khoảng cách vượt trước hiện thực, dụ báo về tương lai. Nó mở ra khả năng cho con người tự giáo dục mình. Văn hóa tạo cho các hoạt động sáng tạo hướng tới giáo dục và phát triển con người.

Sáng tạo có văn hóa đã nhân ra, rút ngắn, tập hợp lối sống phù hợp, xã hội hóa cá nhân, hình thành ý thức mới làm cho con người học hỏi nhiều cuộc sống khác. Sáng tạo gắn với văn hóa đã mở đường cho con người tự hình thành, tự phát triển nhân cách của mình. Sáng tạo có văn hóa cũng làm xích lại gần nhau giữa các dân tộc và làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau. Văn hóa của chúng ta hướng sáng tạo đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Do tác động cực kỳ sâu rộng và kỳ diệu của văn hóa, nó có thể giúp các sáng tạo điều hòa rất nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng.

Tác dụng giáo dục của văn hóa luôn luôn có tính ý thức hệ. Các sáng tạo thường được vận dụng tính hợp lý của nó để gắn liền với các mục tiêu phát triển nhân cách trong các điều kiện xã hội khác nhau.

Nền văn hóa của chúng ta có chức năng hướng các sáng tạo văn hóa vào quá trình hình thành những con người xã hội chủ nghĩa, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại, hướng các hoạt động sáng tạo ấy vào phát triển những nhân cách có tinh thần yêu nước, quốc tế trong sáng, có sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, có đời sống tập thể và cá nhân được phát triển nhịp nhàng. Mục tiêu của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là phát triển các giá trị thể chất, giá trị đạo đức, giá trị tri thức, giá trị thẩm mỹ trong con người một cách nhịp nhàng, cân đối và hài hòa. Nó sẽ hướng mọi hoạt động sáng tạo vào các mục tiêu ấy.

Sự phát triển con người theo quan niệm mác xít đó là những con người phong phú, với toàn bộ những nhu cầu người của nó. Việc thoả mãn các nhu cầu phong phú của con người là một trong chức năng loại biệt của văn hóa. C.Mác và Ph.Ăng ghen khi định nghĩa xã hội cộng sản là một sản phẩm sáng tạo kỳ diệu của con người. Đó là một xã hội hoàn thành nhiệm vụ lịch sử toàn diện hóa tồn tại của con người trong đó có nhiệm vụ thoả mãn các nhu cầu phong phú của con người.

Văn hóa hóa tất cả những đặc tính của con người, phong phú hóa các nhu cầu của con người là nhiệm vụ trực tiếp của sáng tạo trong xã hội ta. Các sáng tạo, đặc biệt là nghệ thuật của chúng ta cần đề xuất đến việc làm thế nào mang văn hóa trả lại cho hàng triệu quần chúng nhân dân đã bị các xã hội cũ tước đoạt sự hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.

Nhu cầu sáng tạo tồn tại trong mọi quan hệ của con người. Con người vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là chủ thể của các quá trình sáng tạo. Con người là động vật duy nhất biết chế tạo công cụ văn hóa, biết sản xuất theo thước đo cho mình và cho muôn loài mà Mác gọi con người là động vật biết sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Con người có đôi bàn tay, đôi tai và đôi mắt kỳ diệu được thể hiện rõ rệt trong các chủ thể văn hóa. Con người đã mang bản chất xã hội của mình vào hoạt động sáng tạo. Chính nhu cầu văn hóa thể hiện rõ bản chất sáng tạo của con người. Nhu mối liên hệ nội tại với tổng thể các quan hệ xã hội của con người. Sự phát triển của xã hội được phản ánh vào sự phát triển của nhu cầu văn hóa chuyển thành các hoạt động sáng tạo.

Theo quan niệm mác xít thì bản chất người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội, bởi vì chỉ có trong xã hội thì tự nhiên đối với con người mới là một mắt xích gắn con người với con người, chỉ có trong xã hợi thì tự nhiên mới hiện ra như cơ sở tồn tại đặc biệt người của con người. Như vậy, xã hội là sự thống nhất bản chất toàn vẹn của con người với tự nhiên. Nhu cầu sáng tạo là sản phẩm của con người gắn liền với quá trình phát triển ấy. Con người thường mong muốn hướng tới thị hiếu tốt đẹp, thỏa mãn những nhu cầu cảm tình của mình trong các hoạt động sáng tạo Đó là quá trình con người phát triển những năng khiếu tự nhiên của mình tạo nên những sự vật và phương tiện đa dạng trong sáng tạo. Trong sáng tạo, bản chất của con người bao hàm cơ sở tinh thần hình thành nên nó bởi vì nó luôn luôn là sự kết tinh của tri thức, tư tưởng, tình cảm, ý niệm, ý tưởng, mục đích của con người. Các sản phẩm của sáng tạo luôn được thể hiện dưới các hình thức văn hóa vật chất nhất định, bởi vì chỉ có bằng cách đó chúng mới có thể được khách quan hóa để trở thành nhân tố của đời sống xã hội. Các biểu tượng có ý nghĩa tinh thần nhưng nó gắn liền với một hình thức vật chất nhất định và gắn với các thước đo và ý nghĩa của xã hội nhất định. Các biểu tượng có ý nghĩa đều được chia sẻ bởi các quan hệ vật chất của xã hội. Những biểu tượng tinh thần trong các sáng tạo đã có hơn một ý nghĩa văn hóa mà nó bao chứa. Các giá trị tinh thần cũng không bằng nhau, không giống nhau trong sản phẩm sáng tạo.

Như vậy, về bản chất, sáng tạo có tính xã hội thông qua các phương thức hoạt động sinh tồn và hoạt động giao tiếp hoạt động tâm linh của con người. Trong các quan hệ xã hội có một quan hệ văn hóa lan tỏa vào nhiều lĩnh vực hoạt động sống, hoạt động lao động, hoạt động sáng tạo của con người. Văn hóa đã gắn kết các hoạt động đó của con người. Nó tạo nên các thị hiếu, tập quán ứng xử, tín ngưỡng, cảm xúc ảnh hưởng đến sáng tạo. Văn hóa có quan hệ với hoạt động sáng tạo từ ý nghĩa xã hội của nó. Mối quan hệ của văn hóa và sáng tạo có cội nguồn từ bản chất xã hội của con người. Coi lao động là giá trị mẹ của cả văn hóa và sáng tạo, chủ nghĩa Mác khẳng định, bất kỳ một sự thể hiện bên ngoài nào của sáng tạo đều là biểu hiện năng lực bản chất của con người. Chính con người hình thành bản chất của mình trong quá trình hoàn thiện các quan hệ xã hội như một sinh vật lịch sử có văn hóa. Sáng tạo là thước đo cái nhân bản trong con người, đặc tính phát triển của con người như một sinh vật có tính xã hội. Do đó, sáng tạo tồn tại trong sự tác động qua lại không ngừng của sự thể hiện bên ngoài của nó đã được xã hội hóa với chính con người. Sự tác động qua lại giữa sáng tạo và văn hóa thông qua các hoạt động người.

Văn hóa và sáng tạo như vậy có quan hệ rất mật thiết. Không thể nào đánh giá sáng tạo lại không quan hệ gì đến các chuẩn mực của nền văn hóa. Chúng ta đang xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các chuẩn mực của nền văn hóa này là hệ giá trị gốc của cả hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo.

Hiện nay có một số ý kiến đánh giá các sáng tạo hoàn toàn theo các chuẩn mực cá nhân và bỏ qua hoặc phủ nhận các chuẩn mực truyền thống là không những không thể chấp nhận được mà còn không có cơ sở khoa học biện hộ cho nó. Dù là hưởng thụ, đánh giá hay sáng tạo khoa học, nghệ thuật đều gắn với truyền thống văn hóa. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là chuẩn mực văn hóa của mọi hoạt động sáng tạo của chúng ta.



Biện chứng giữa truyền thống và hiện đại như một quy luật trong phát triển văn hoá Việt Nam hiện nay

Ngày 27/10/2004. Cập nhật lúc 16h 48'

Chúng ta đang xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lý luận về các quá trình phát triển biện chứng của văn hoá có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn tìm về các mối liên hệ phổ biến giữa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc với các giá trị văn hoá hiện đại.

Tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong văn hoá có nghĩa là tìm hiểu quy luật phát triển của văn hoá như một quá trình. Biện chứng của quá trình phát triển văn hoá không đi theo một con đường thẳng tắp phủ định sạch trơn. Nó là một chuỗi biến đổi không ngừng giữa cái cũ, cái lạc hậu và cái mới, những hoa tươi, trái ngọt và cả những quả lạ nữa chúng gắn liền với thế giới quan mà ở đó chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng là có khả năng xem xét đúng đắn quy luật phát triển của văn hoá.

Vấn đề xem xét mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đã từng nổ ra những cuộc tranh luận giữa những người theo phái bảo thủ và những người theo trường phái tự do, cấp tiến. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, cuộc sống về mặt cơ bản có tính bất biến và truyền thống là sự phản ánh cho tính chất bất biến ấy của đời sống, do đó người ta không thể lựa chọn hay phủ nhận bất cứ truyền thống nào. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa tự do lại đòi hỏi chỉ có một cuộc cách mạng toàn diện, kể cả sự lật nhào mọi truyền thống mới mang lại sự tiến bộ cho xã hội. Điều ấy đã được lịch sử chứng kiến ở một số nước.

Xét về mặt hình thức, giữa truyền thống và hiện đại dường như có sự đối lập nhau. Nhưng nếu tuyệt đối hoá một trong hai mặt sẽ rơi vào nhận thức siêu hình. Đành rằng, trong truyền thống không phải tất cả đều tốt đẹp và trong văn hoá hiện đại cũng không phải tất cả đều là tiến bộ. Việc kế thừa hay tiếp thu những yếu tố của truyền thống hay hiện đại cần phải xác định tính hợp lý. Sự hợp lý theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu có thể kể đến các yếu tố sau: căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh hiện tại của quốc gia, dân tộc; những yếu tố phù hợp với sự phát triển toàn diện của con người, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.

Truyền thống và hiện đại là hai mặt của một nền văn hoá có định hướng đúng đắn. Xét dưới góc độ của triết học, truyền thống là thể hiện nhất định những mối quan hệ giữa các giai đoạn nối tiếp nhau của một đối tượng đang phát triển, khi cái cũ đang chuyển sang cái mới mà vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Không phải là không có lý khi Hê ghen cho rằng, truyền thống không phải là một di vật của quá khứ, mà là một cây cầu nối với những giá trị mới. Điều này có thể hiểu nếu truyền thống nào có khả năng tự cải tạo, làm cho nó thích ứng với hiện đại thì truyền thống ấy có tính bền vững. Ngược lại, với những truyền thống không đáp ứng được yêu cầu trên thì sớm muộn bản thân nó cũng sẽ bị đào thải, mặc dù nó có thể tiếp tục sự tồn tại của mình do một nỗ lực chủ quan nào đó, lẽ tất nhiên truyền thống đó trở thành lực cản sự tiến bộ của lịch sử. Do đó, khi nhìn nhận truyền thống như một trong những yếu tố làm động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì việc tiếp thu kế thừa truyền thống không phải là vì truyền thống, mà truyền thống phải vì hiện tại và tương lai.

Như vậy, truyền thống văn hoá có tính ổn định tương đối, nghĩa là nó cũng có sự vận động theo điều kiện, hoàn cảnh nhất định, đây cũng là tính tất yếu của truyền thống văn hoá. Mặt khác, tính hiện đại của văn hoá thì đòi hỏi những gì xưa cũ của văn hoá phải bỏ đi, hoặc nếu giữ lại thì cũng không thể bảo tồn nó nguyên trạng thái cũ. Ở đây giữa truyền thống và hiện đại của văn hoá vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau, truyền thống làm vai trò chất liệu cho cái hiện đại; hiện đại là cứu cánh để truyền thống được tồn tại. Không đổi mới truyền thống theo sự phát triển xã hội thì không thực hiện được hiện đại hoá; ngược lại, không hiện đại hoá thì truyền thống cũng không thể được duy trì, bảo tồn và điều này sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu: bản sắc của dân tộc sẽ trở thành cái bóng mờ khi văn hoá của dân tộc đối diện với những nền văn hoá khác của nhân loại.

Hơn nữa, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại còn phải tính đến nhân tố chủ quan sự đồng cảm và dị biệt thái độ ứng xử giữa các thế hệ trong cùng một thời đại. Về mặt văn hoá, giữa hai thế hệ này có nhiều điểm không tương đồng trong cách nghĩ, cách ứng xử,… Mặc dù cùng sống trong một điều kiện hoàn cảnh, nhưng "thế hệ trước" thường gắn bó tình cảm với quá khứ, gửi hy vọng vào truyền thống, do vậy họ thường cảnh giác với những thay đổi của xã hội, thậm chí không chấp nhận có sự thay đổi đó. Nhược điểm của thế hệ này là khó tiếp thu cái hiện đại và nếu có, thì cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, họ cũng là lực lượng có tinh thần biết tôn trọng, ra sức gìn giữ những giá trị của truyền thống, sẵn sàng hậu thuẫn chống lại sự tấn công làm xói mòn bản sắc của dân tộc trong văn hoá. Còn "thế hệ sau" là những người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn chuyển biến của lịch sử, ở đó cái mới lấn át cái cũ, cái hiện tại muốn xoá bỏ cái quá khứ, vì vậy thế hệ này dễ bị tác động bởi những yếu tố hiện đại và trở nên hờ hững với những giá trị truyền thống. Dù như thế, nhưng họ cũng là lực lượng năng động, dám đương đầu với những thách thức của thời đại bằng cả nhiệt tình và ước mơ cháy bỏng, mong muốn góp phần vào công cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.

Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay và đối với những nước có nền kinh tế còn nghèo, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại thật sự là một thời cơ và thách thức. Không thể giải quyết mối quan hệ này theo cách đối phó chủ quan. Vẫn biết rằng, sự phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản quan trọng cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Nhưng nếu nền kinh tế có sự tác động đến văn hoá, thì văn hoá cũng có sự ảnh hưởng đến kinh tế. Do đó, cần có sự xem xét khách quan và toàn diện để giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại của văn hoá với sự phát triển ổn định và bền vững của kinh tế. Nói cách khác, trong khi tiếp thu những yếu tố văn hoá hiện đại phục vụ cho lợi ích kinh tế thì cũng chính vì lợi ích của nền kinh tế đó mà bảo vệ và phát huy những yếu tố của truyền thống phù hợp với sự phát triển của văn hoá dân tộc, chống lại sự xâm thực, đồng hoá từ các thế lực khác.

Lịch sử văn hoá chính là sự thống nhất giữa tính liên tục và tính gián đoạn, một sự phủ định biện chứng thường xuyên, nhằm thu hút những truyền thống tiên tiến của quá khứ, đồng thời bổ sung vào đó bằng một tiến trình trưởng thành hữu cơ, là những giá trị mới sáng tạo. Chìa khoá để giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hoá chính là sự nhận thức quy luật kế thừa.

Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay những nấc thang phát triển khác nhau, bản chất của mối liên hệ đó là sự bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của một chỉnh thể thống nhất. Kế thừa không phải là sự sao chép nguyên xi, mà là sự gạn lọc, chuyển hoá cái cũ thành cái mới cao hơn về chất trên cơ sở của sự phê phán, kết hợp tính chất sáng tạo phù hợp với hiện thực khách quan. Kế thừa thực chất là gạch nối liền giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Như vậy, bản chất của sự kế thừa là một mâu thuẫn, nó vừa mang những nhân tố của cái cũ, nhưng lại vừa có quan hệ phù hợp với xu hướng phát triển của cái mới. Trong quá trình của sự phát triển, cách tân thường được xem là một thời điểm phát triển truyền thống để khẳng định tính tích cực của quá trình đổi mới. Qua thời gian, những cái mới được thử thách, chọn lọc và tích tụ dần trở thành truyền thống của đời sau.

Thật vậy, lịch sử tiến bộ của loài người là quá trình không ngừng vươn lên từ nấc thang này đến nấc thang khác, chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Trong khi thực hiện sự vận động tiến lên trong phạm vi của một hình thái xã hội nhất định, thì không ai có thể sáng tạo ra ngay được mọi cái mới cho cuộc sống chính mình, mà phải dựa vào những kết quả đã đạt được trước đó. Như Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hoá Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại.

Trong lĩnh vực văn hoá, sự kế thừa là biểu hiện thống nhất giữa không gian văn hoá và thời gian văn hoá; phụ thuộc vào những điều kiện của lịch sử cụ thể. Do đó, sự phát triển nền văn hoá của một dân tộc không chỉ là sự kế thừa những giá trị mẫu mực của truyền thống, mà còn là lịch sử phát triển tiến bộ các khuôn mẫu ấy. Hơn thế nữa, sự kế thừa của văn hoá không chỉ giới hạn trong phạm vi một dân tộc, quốc gia mà có khi còn là hệ quả của sự tiếp xúc, giao lưu với những nền văn hoá khác trên thế giới. Như vậy, vấn đề đặt ra cho các dân tộc là phải đánh giá cho đúng những mặt mạnh, mặt yếu trong những giá trị văn hoá mang tính truyền thống của dân tộc mình, kết hợp với việc xem xét những gì đang phổ biến trong xã hội hiện đại.

Hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của tính kế thừa trong sự phát triển văn hoá cho phép chúng ta tránh được sự cực đoan thái quá trong sự nhận thức nhân tố này ở lĩnh vực văn hoá. Tuyệt đối hoá vai trò của sự kế thừa trong lịch sử xã hội, chiếu theo khuynh hướng này, thì mỗi thế hệ sau chỉ đơn giản thừa hưởng và sử dụng những thành tựu của thế hệ trước đó. Ở đây, sự kế thừa đã bị tước đi ý nghĩa biện chứng và hậu quả là lịch sử của loài người nói chung và lĩnh vực văn hoá nói riêng sẽ giẫm chân tại chỗ. Nhưng cũng sẽ sai lầm nếu nhấn mạnh yếu tố phê phán, thậm chí khước từ mọi di sản văn hoá, cắt đứt mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ. Đây là cách tiếp cận theo quan điểm hư vô chủ nghĩa, là tình trạng phản văn hoá mà thực tế lịch sử đã chứng minh là sai lầm. Phê phán quan điểm này Lê-nin đã viết: "Văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản, phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu"(1).

Như vậy, sự vận động của lịch sử bao giờ cũng mang tính khách quan, tuy nhiên sự lựa chọn truyền thống lại có sự chủ động của nhân tố chủ quan. Thực tế cho thấy, người ta có thể rút ngắn quá trình vận động của lịch sử, thực hiện những bước nhảy với những điều kiện nhất định. Để kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mà không tạo ra sự mâu thuẫn, thiết nghĩ cần phải thấy được tính đặc trưng của truyền thống. Giá trị của truyền thống thể hiện ở những khía cạnh sau:

Truyền thống có tính lạc hậu thường được biểu hiện ở những tư tưởng, tập quán, tâm lý xã hội. Mặc dù bản thân truyền thống là sự phản ánh hoạt động sống trong một thời đại lịch sử nhất định, nhưng khi thời đại lịch sử ấy đã đi qua, thì những giá trị truyền thống đó cũng không phải vì vậy mà biến mất. Trái lại nó khẳng định một sự tồn tại dai dẳng và có tác động rất lớn đến tinh thần xã hội.

Những giá trị truyền thống bao giờ cũng chứa đựng khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của con người, cộng đồng người. Với những truyền thống tưởng như không thể sử dụng được nữa, nhưng nếu biết vận dụng cải tiến, thì cũng có khả năng chuyển từ trạng thái tiêu cực sang giá trị tích cực, thí dụ phạm trù "trung" của Nho giáo chẳng hạn.

Việc lựa chọn truyền thống là điều rất phức tạp, nhưng sự lựa chọn cái hiện đại cũng không phải là đơn giản.

Thực tế hiện đại hoá ở các nước trong khu vực Đông Nam Á chứng tỏ rằng, các yếu tố, các giá trị của văn hoá mang tính truyền thống với tính cách là một bộ phận hữu cơ của đời sống xã hội không thể xoá bỏ nó. Bởi lẽ, giữa các yếu tố đó và quá trình hiện đại hoá có quan hệ với nhau chặt chẽ. Hiện đại chỉ có thể thực hiện thành công trên nền tảng của sự thay đổi đời sống văn hoá xã hội. Tuy nhiên, xét trong lĩnh vực văn hoá, hoạt động hiện đại hoá không thể là sự tự do áp đặt những mô hình, thiết chế hay bất kỳ một giá trị nào. Đồng thời cũng không phải là sự tuỳ tiện vứt bỏ truyền thống hay những nội dung của xã hội cũ. Hiện đại hoá cũng không đồng nghĩa với phương Tây hoá.

Để kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như: nâng cao năng lực hiệu quả lãnh đạo chỉ đạo văn hoá; phát huy tính năng động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo; nâng cao hiệu quả giáo dục xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tăng cường đầu tư cho văn hoá.

Theo Trần Hoàng Hảo, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự



Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương