Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về xây dựng văn hóa



tải về 0.93 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về xây dựng văn hóa

Ngày 19/11/2004. Cập nhật lúc 10h 43'

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa X) nêu rõ: Trong những năm tới cần thực hiện toàn diện và có hiệu quả mười nhiệm vụ cụ thể về văn hóa; trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: "Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân và từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở.

Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài; là khâu đột phá để tiến lên làm tốt các nhiệm vụ khác. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng và bao trùm nhất của văn hóa là vì con người, cho con người phát triển tốt đẹp, nhằm xây dựng một xã hội văn minh. Muốn vậy, phải khắc phục mọi biểu hiện thiếu văn hóa, đồng thời xây dựng và phát triển các lĩnh vực văn hóa để tác động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt phải nghiêm chỉnh thực hiện cuộc vận động lớn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính. Xây dựng và phát triển văn hóa trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là xây dựng nếp văn hóa công sở: giải quyết công việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo thời gian quy định và hiệu quả công việc. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, vi phạm pháp luật để làm gương cho người khác, tạo sự đồng thuận xã hội trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Gắn chặt mối quan hệ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền tảng văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về môi trường văn hóa lành mạnh ở từng cơ sở.

Đối với tổ chức Đảng cần xây dựng văn hóa trong Đảng, như Bác Hồ đã dạy: "Đảng là đạo đức, là văn minh". Trong đó tính gương mẫu là một nội dung, phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo của Đảng. Đánh giá về xây dựng văn hóa trong các cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước, Hội nghị Trung ương 10 (khóa X) của Đảng nêu rõ: "Việc thực hiện NQTƯ 5 đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng mừng, nhưng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm. Một trong những nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm là nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước chưa được triển khai tích cực, có nơi còn xem nhẹ. Không ít cán bộ, đảng viên chưa nêu được tấm gương văn hóa cho quần chúng".

Chính vì thế, Hội nghị Trung ương 10 đã nhấn mạnh phải tăng cường xây dựng văn hóa trong Đảng, làm cho văn hóa Đảng thật sự là văn hóa lãnh đạo. Văn hóa Đảng bao gồm những giá trị tinh thần, đạo đức, những phẩm chất cao đẹp mà mọi đảng viên phải có. Đó là sự giác ngộ lý tưởng, là niềm tin Cộng sản, là ý chí chiến đấu và tinh thần tiền phong gương mẫu trong hành động, là đức hy sinh, một lòng một dạ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là tấm gương về lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo... Rất tiếc hiện nay không phải tất cả mọi đảng viên đều được như vậy, mà một bộ phận đã phạm những tiêu cực, tha hóa trên các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Như vậy, thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa trong những năm trước mắt đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định con đường CNXH, đạo đức trong sáng, có năng lực đề xuất, phát hiện vấn đề, có sáng kiến để giải quyết kịp thời những vấn đề do thực tiễn đặt ra một cách có hiệu quả; chống mọi biểu hiện tiêu cực. Qua đó, yêu cầu cán bộ, đảng viên không chỉ có đủ năng lực mà có đủ đạo đức, nhất là ý thức trách nhiệm cao với công việc, với cộng đồng, biến những gương sáng đó thành hạt nhân văn hóa mới trong đời sống cộng đồng. Đó là những vấn đề có ý nghĩa quyết định để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng của văn hóa.

Báo Bình Định

Xây dựng làng văn hoá

Ngày 13/11/2004. Cập nhật lúc 15h 40'

Xây dựng "Làng văn hoá" là một mô hình văn hoá trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ năm 1988, Bộ Văn hoá-Thông tin đã chỉ đạo các địa phương trong cả nước thí điểm xây dựng một số "Làng văn hoá" để từ đó từng bước phát triển trên diện rộng. Trên thực tế, qua nhiều năm, tiêu chí của một "Làng văn hoá" cũng đã được thay đổi, bổ sung cho phù hợp theo hướng phát triển, lâu bền. Vì "Làng văn hoá" là hoạt động của một cộng đồng, vừa tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của văn hoá làng, vừa xác lập những hành vi, nếp sống văn hoá tiên tiến phù hợp với nhịp sống mới. Không tính đến chiến lược phát triển, đến sự phát triển lâu bền của "Làng văn hoá" thì không thể có phương hướng đúng, giải pháp phù hợp cho việc xây dựng làng văn hoá.

Quy chế công nhận danh danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá của Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành ngày 2-1-2002 ghi rõ tiêu chuẩn, thủ tục công nhận làng văn hoá cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp quận huyện, đối với các tỉnh miền núi. Chúng tôi xin nêu 4 tiêu chuẩn có tính tổng quát mà "Làng văn hoá" phải đạt được:

1. Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

2. Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú.

3. Có môi trường, cảnh quan sạch đẹp.

4. Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Từng tiêu chuẩn được cụ thể hoá về tỷ lệ gia đình có mức sống ổn định, có mức sống giàu có và mức sống nghèo. Tỷ lệ gia đình có nhà ngói và nhà bền vững; quy định hạn mức phải có Thiết chế văn hoá phục vụ nhân dân; phải thực hiện tốt việc cưới, việc tang, lễ hội. Thực hiện tốt công tác giáo dục, kế hoạch hoá gia đình; có tỷ lệ đạt gia đình văn hoá cao; không có tệ nạn xã hội; không tàng trữ và sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành.

Các tiêu chuẩn cũng cụ thể hoá việc thực hiện làm giao thông nông thôn, vệ sinh nông thôn, vệ sinh làng xóm, gia đình; việc tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng; bảo đảm an nính chính trị, an toàn xã hội, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước…

Thủ tục để được công nhận "Làng văn hoá" cũng khá chặt chẽ. "Làng văn hoá" do UBND cấp huyện công nhận, cũng phải có từ 3 năm liên tục trở lên được cấp xã, phường bình xét là "Làng văn hoá". Nếu do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì phải có từ 5 năm liên tục trở lên được UBND cấp quận, huyện công nhận là "Làng văn hoá".

"Làng văn hoá", "Khu phố văn hoá", nếu vi phạm một trong những quy định của quy chế sẽ không được xét công nhận tiếp ở đợt sau hoặc ở cấp cao hơn.

Từ tiêu chuẩn, thủ tục công nhận "Làng văn hoá" có thể thấy một yêu cầu khá cao để phát triển bền vững loại mô hình văn hoá này ở cơ sở. Các tiêu chuẩn phấn đấu về kinh tế, văn hoá, xã hội được đặt ra một cách toàn diện, tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Một trong những tiêu chuẩn không đạt được sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chuẩn kia và ngược lại. Vì vậy sự phát triển lâu bền để duy trì mô hình "Làng văn hoá" cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở.

Tới cuối năm 2003, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở" và xây dựng "Làng văn hoá" trên cả nước đã đạt được những kết quả đáng ghì nhận, với hàng ngàn "Làng văn hoá" và hàng chục vạn gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá.

Phấn đấu trở thành "Làng văn hoá", các thành viên trong cộng đồng được học tập, bàn bạc để đi đến thực hiện mục tiêu theo tiêu chuẩn xây dựng làng văn hoá. Mục thiêu ấy đã trở thành phong trào thi đua, thậm chí đua tranh (lành mạnh) giữa các địa phương, đơn vị trong xây dựng "Làng văn hoá". Điều đó đã tạo ra những "động lực" thực sự để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng…. ở cơ sở.

Tiêu chuẩn và thủ tục để được công nhận danh hiệu "Làng văn hoá" cấp tỉnh là phải liên tục nhiều năm mới đạt được. Điều đó chứng tỏ muốn trở thành làng văn hoá, cần phải có sự phấn đấu phát triển lâu bền. Phát triển bền vững để trở thành "Làng văn hoá". Và phát triển bền vững để giữ vững danh hiệu "Làng văn hoá".

Thực tế cuộc sống cho thấy, sự phát triển "Làng văn hoá" ở các địa phương không đơn giản, một chiều. “Làng văn hoá" góp phần thúc đẩy kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế phát triển; tạo ra môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp; đẩy lùi và giảm thiểu tối đa các tệ nạn xã hội; tạo ra nếp sống, lối sống trong một môi trường văn hoá lành mạnh; cộng đồng làng xã có sự phát triển toàn diện, có diện mạo văn hoá mới, tạo được bước phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, ở các "Làng văn hoá", nếu không tiếp tục củng cố nhận thức trong cộng đồng, củng cố truyền thống và niềm tự hào của các thành viên trong cộng đồng để phát huy những thành quả đã đạt được thì sẽ không duy trì được sự phát triển bền vững của "Làng văn hoá".

Một số "Làng văn hoá" do không duy trì được sự phát triển lâu bền đã chịu những hậu quả nặng nề. Có nơi do mất dân chủ, do đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tham nhũng, lãng phí đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt trong cán bộ, nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định… cả cộng đồng không có điều kiện tập trung xây dựng, phát triển "Làng văn hoá". Có nơi do sao nhãng công tác tổ chức chỉ đạo, dẫn đến kinh tế chung sa sút, các hoạt động xã hội chểnh mảng; hoặc nếp sống văn hoá không được duy trì; các tệ nạn xã hội có điều kiện thâm nhập, phát triển… đã phá vỡ các chuẩn mực của "Làng văn hoá". Tình hình đó dẫn đến sự bi quan, mất phương hướng về xây dựng đời sống văn hoá trong cộng đồng.

"Làng văn hoá" là một mô hình, một bộ phận của xây dựng đời sống văn hoá, song nó giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam. Xây dựng "Làng văn hoá" là rất cần thiết, là việc làm được lòng dân và nhân dân các địa phương nhiệt thành hưởng ứng. Song giữ vững và phát huy được tác dụng của "Làng văn hoá" theo hướng phát triển bền vững càng phải được quan tâm hơn, vì một nếp sống văn hoá không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ con cháu mai sau, đúng như tiêu đề Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII): Xây dựng và phát triển nền Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ./.



Nhân dân đã thấy được lợi ích của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế

Ngày 4/7/2004. Cập nhật lúc 10h 53'

5 năm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đi vào cuộc sống, nhân dân đã thấy được lợi ích của văn hoá đối với sự phát triển đời sống kinh tế- xã hội thông qua phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

Đến nay, hệ thống ban chỉ đạo từ Trung ương đến các cấp tỉnh, thành phố, quận huyện, phường xã đã khép kín. Thông qua phong trào, văn hoá từng bước thấm sâu vào từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư, làng, thôn, xóm ấp, bản và toả rộng ra cả nước.

Trình độ văn hoá, nếp sống, lối sống văn hoá của từng người, của cộng đồng cả nước đã chuyển biến theo hướng tích cực. Chưa khi nào phong trào khuyến học khuyến tài được đông đảo các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng với tinh thần tự nguyện, hăng hái như thời gian vừa qua. Những dòng họ khuyến học, khuyến tài, những quỹ hỗ trợ tài năng trẻ hình thành rộng khắp các tỉnh, thành phố đã thực sự khích lệ thế hệ trẻ học tập nâng cao trình độ để phục vụ đất nước, phục vụ quê hương.

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đã khơi dậy tình cảm của cả cộng đồng với người có công với cách mạng. Phong trào xây dựng Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai ở khắp các vùng miền... đã được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Phong trào hiến đất xây dựng trường học, xây dựng đường giao thông, các thiết chế văn hoá thể thao, mở mang các công trình phúc lợi được nhân dân nhiều tỉnh, thành phố, làng bản hưởng ứng.

Hưởng ứng phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, từ năm 2000 đến nay, cả nước đã có 10.682.321 hộ gia đình văn hoá, 25.382 làng, ấp, khu phố văn hoá, 18.134 công sở, cơ quan văn hoá, 46.000 khu dân cư tiên tiến. Những gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá chính là những mô hình xây dựng đời sống kinh tế ngày càng tốt đẹp, xoá đói giảm nghèo, làm giàu. Huy động được từ nhân dân và các lực lượng xã hội 3.461 tỷ 904 triệu đồng cho việc xây dựng đời sống văn hoá. Ngành văn hoá- thông tin đã phối hợp cùng ngành y tế triển khai mô hình gia đình văn hoá, làng văn hoá đạt tiêu chí về văn hoá và sức khoẻ; phối hợp với các ngành bưu chính viễn thông xây dựng bưu điện văn hoá xã; phối hợp với các ngành giáo dục xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá.../.



Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"

Ngày 6/9/2004. Cập nhật lúc 15h 29'

Đảng ta kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), ra Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này trong những năm sắp tới, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, hướng tới Đại hội X của Đảng. Nội dung văn hóa được Hội nghị Trung ương xem xét lần này cũng là nội dung nghị sự cuối cùng trong chương trình hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX. Kiểm điểm là để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 tốt hơn. Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 đã bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề mới, chỉ ra các mục tiêu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu cần tập trung để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Vì vậy, quyết định của Trung ương lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hội nghị Trung ương dành ba ngày để thảo luận về Tờ trình và Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) do Bộ Chính trị chuẩn bị, với 137 ý kiến phát biểu thảo luận tại tổ và hội trường. Quá trình thảo luận đã đi tới sự nhất trí cao về những nội dung cơ bản trong đánh giá thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm trong đời sống văn hóa và lãnh đạo, quản lý văn hóa.

Hội nghị đã quy tụ và phản ánh kịp thời những ý kiến của các cấp ủy, của cán bộ, đảng viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ, các cơ quan ngôn luận, người hoạt động văn hóa và nhân dân trong quá trình xem xét, kiểm điểm thực hiện Nghị quyết văn hóa của Đảng trong gần một năm qua, đạt tới nhận thức mới về công tác văn hóa, thống nhất những chủ trương quan trọng và cần thiết nhất để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 có một số điểm mới rất quan trọng. Trước hết, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét sâu sắc, thẳng thắn tình hình thực hiện nhiệm vụ văn hóa 5 năm qua; thống nhất đánh giá những thành tựu, tiến bộ đạt được, cũng như những khuyết điểm yếu kém và những nguyên nhân của nó.



Một là, trong 5 năm qua, Nghị quyết Trung ương 5 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, động viên được nhiệt tình và tính tự giác thực hiện của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, gắn văn hóa với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo chuyển biến toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... của đất nước.

Đây là một thành tựu lớn của việc triển khai Nghị quyết Trung ương 5, đã động viên được sức mạnh của toàn xã hội cho nhiệm vụ văn hóa, bước đầu gắn công tác văn hóa với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Sinh khí, sức sống văn hóa thể hiện rõ rệt trên các lĩnh vực. Bây giờ, làm gì, làm như thế nào đều phải tính đến yếu tố văn hóa. Ví như việc xuất khẩu hàng hóa nếu không hội đủ nhân tố văn hóa trong sản phẩm thì khó tranh chấp được thị trường thế giới. Gần đây, ngoài tiêu chuẩn chất lượng ISO - 9000 thì còn tiêu chuẩn SA - 8000 quy định cụ thể quan hệ chủ thợ, điều kiện làm việc của công nhân, tức là những yếu tố văn hóa, đạo đức mà thiếu nó thì không thể "chen chân" vào thị trường quốc tế.



Hai là, sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với đường lối đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới được củng cố và nâng cao. Đây là vấn đề chính trị, nhưng xét trên nghĩa rộng của văn hóa thì trình độ chính trị cũng là văn hóa. Sự đồng thuận xã hội và sự thống nhất trong Đảng về đường lối đổi mới đất nước, về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính là phản ánh khuôn mặt văn hóa và diện mạo tinh thần vững vàng của con người Việt Nam trong thời gian qua.

Ba là, tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy; dân chủ hóa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, đặc biệt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã tạo được chuyển biến bước đầu, mở ra tiền đề quan trọng để văn hóa nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc.

Không khí dân chủ tăng lên rõ rệt trong hoạt động của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong nhiều sinh hoạt của xã hội, nhờ đó động viên được nhân dân hăng hái góp phần vào sự nghiệp chung.

Chúng ta đã tạo được đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Những nét mới trong chuẩn mực văn hóa và trong nhân cách con người Việt Nam từng bước hình thành và xác định. Xuất hiện nhiều công trình văn hóa, tác phẩm văn học nghệ thuật có nội dung tốt phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân tăng lên. Điều đó khẳng định bản chất tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa không ngừng tự làm giàu cho mình, đưa dân tộc ta vượt lên trước những thời cơ và thách thức.

Tuy nhiên, những khuyết điểm, yếu kém cũng không nhỏ. Văn hóa nước ta hiện lên như một bức tranh đan xen giữa những thành tựu, tiến bộ với những khuyết điểm, yếu kém. Tập trung ở những điểm sau đây:

- Những thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa định hình khá rõ nét, trên nhiều mặt, tuy nhiên còn chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.

Đi sâu vào cơ chế thị trường, giao lưu hội nhập, chúng ta càng nhận ra thực tế đáng lo là văn hóa nước ta chưa đủ vững chắc, chưa đủ sắc bén để tác động có hiệu quả lên các mặt thuộc về đời sống của con người. Thói hư tật xấu trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội còn diễn biến phức tạp. Lướt qua mặt báo, cũng dễ thấy bức tranh tương phản đó. Gần đây, báo chí đưa tin ở Vĩnh Phúc, có làng Tề Lỗ, nông dân sắm 120 chiếc xe con, trong đó có tới 40 đến 50 chiếc xe loại từ 400 đến 500 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ nông dân bắt đầu khá giả và dùng phương tiện cao cấp để làm ăn và sinh hoạt. Nhưng cũng tại Vĩnh Phúc, có làng Bến chỉ 2 năm mà bọn côn đồ đã gây ra trên 10 lần đánh mìn, 10 lần đốt nhà dân. Hai làng trên vẽ ra bức tranh tương phản mặt sáng, tối ngay tại làng quê của nước ta. Trong mùa thi đại học vừa rồi, cả nước biết đến một phong trào "tiếp sức mùa thi" thu hút các em học sinh, sinh viên tự nguyện ra bến tàu, bến xe giúp đỡ các thí sinh lần đầu đi thi dễ dàng tìm nơi ăn ở, trường lớp, nhưng mặt khác lại có loại "tiếp sức mùa thi" bằng phao, bằng thi hộ, thi kèm, hậu quả là có đến trên 3 000 thí sinh bị xử lý kỷ luật. Điều đó nói lên trong xã hội ta người tốt, cái tốt rất nhiều nhưng người xấu, cái xấu cũng không ít. Hoạt động SEA Games 22 vừa qua cũng vậy. Bên cạnh những thành tựu tốt đẹp, bầu không khí sôi nổi tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ lại xuất hiện những việc đau lòng như vận động viên lén lút sử dụng đô-ping, cán bộ thoái hóa biến chất... Đây là thời kỳ chúng ta phải đấu tranh gian nan, quyết liệt để mở đường cho chân - thiện - mỹ, từng bước đẩy lùi, xóa dần bóng tối để ánh sáng của cái tốt đẹp ngày càng lan tỏa.

- Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.

Nhiều nơi văn hóa còn bị tách rời, chưa đạt được sự phối hợp, gắn kết đồng bộ với nhiệm vụ kinh tế và xây dựng Đảng nên bản thân văn hóa chưa phát triển ngang tầm đòi hỏi của cuộc sống.

- Việc xây dựng thể chế văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực văn hóa, các chính sách, đặc biệt chính sách về quan hệ giữa kinh tế và văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước.

- Quản lý văn hóa còn lỏng lẻo, để lan tràn không ít những sản phẩm thị hiếu thấp kém, nội dung độc hại. Với phương tiện kỹ thuật nhân bản rất hiện đại như hiện nay thì việc ăn cắp bản quyền phim ảnh, âm nhạc, sách báo, việc trà trộn những sản phẩm có nội dung đồi trụy, phản động, đang thành mối lo của toàn xã hội, đòi hỏi biện pháp kiên quyết trong quản lý văn hóa.

- Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực còn khá lớn. Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Ngay trong các khu công nghiệp tập trung đông đảo công nhân lao động, đời sống văn hóa cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm có nhiều, nhưng Trung ương nhấn mạnh một số nguyên nhân sau:



Thứ nhất là, nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa trong các cấp ủy Đảng chưa chuyển biến kịp yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 5. Đối với văn hóa, thiếu sự nhận thức sâu sắc, thiếu trình độ tổ chức thực hiện cụ thể thì không tránh khỏi ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động văn hóa. Chỉ có nhiệt tình mà thiếu sự chuẩn bị về nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện thì cũng không tránh khỏi hư hỏng. Ví dụ, hoạt động văn hóa trong các ngày lễ lớn của dân tộc, nếu thiếu sự chuẩn bị tốt về kiến thức, trách nhiệm thì cũng gây lãng phí tiền của không nhỏ của đất nước. Báo chí đã phản ảnh một số vụ việc, chúng ta phải nghiêm túc xem xét, nếu không chuyển biến thực sự về vấn đề này thì sắp tới khó có thể khắc phục được tình hình lãng phí trong hoạt động văn hóa hiện nay. Gần đây, có thông tin cho thấy nhiều nơi việc dựng tượng danh nhân, tượng đài chiến thắng đang đặt ra rất khẩn trương nhưng việc chuẩn bị lại gặp nhiều khó khăn cụ thể, nếu không nâng cao năng lực và trách nhiệm thì khó đạt được yêu cầu chính trị và văn hóa của công trình.

Thứ hai là, trình độ chỉ đạo và quản lý nhà nước của chúng ta trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều yếu kém, thiếu tập trung, đồng bộ, kiên quyết. Nhiều chủ trương đúng đắn của Nghị quyết chậm được cụ thể hóa dẫn đến hoạt động xã hội hóa văn hóa chưa phát triển nhanh như yêu cầu. Mặt khác, những mặt trái trong đời sống văn hóa chưa được kiên quyết khắc phục. Công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đấu tranh khắc phục các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí thực hiện chưa tốt.

Thứ ba là, nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước chưa được triển khai tích cực, có nơi còn bị xem nhẹ. Hội nghị Trung ương lần này rất quan tâm đến văn hóa trong bộ máy chính trị. Như mọi thời kỳ lịch sử, ý thức thống trị một thời đại là ý thức của giai cấp thống trị. Xã hội suy nghĩ và hành động theo suy nghĩ và hành động của giai cấp cầm quyền. Ngày nay, phẩm chất và năng lực của Đảng cầm quyền có tác động rất lớn đến xã hội. Nếu trình độ và phẩm chất đạo đức của đảng viên quá yếu tất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến bộ xã hội, văn hóa nước nhà. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta đã đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); tuy nhiên, ý thức học tập rèn luyện của cán bộ, đảng viên chưa cao, nhiều người chưa nêu được tấm gương văn hóa cho quần chúng.

Thứ tư là, một bộ phận đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, người hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí và xuất bản có những biểu hiện xa rời đời sống, lúng túng trong định hướng sáng tạo và hoạt động nghiệp vụ, sa sút về đạo đức nghề nghiệp đã tạo ra không ít các sản phẩm văn hóa chất lượng thấp, thậm chí sai trái.

Một quan điểm chỉ đạo được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 là: Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Quan điểm đó cho thấy, mặc dù Đảng ta cho văn hóa là sự nghiệp của nhân dân nhưng không quên vai trò đầu tầu của người trí thức, văn nghệ sĩ, người làm văn hóa trong sáng tạo và hướng dẫn văn hóa cho xã hội. Nếu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ không vươn lên đúng với thiên chức và trách nhiệm của mình thì sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình văn hóa chung.

* *

*

Trong phương hướng nhiệm vụ văn hóa, Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) đã đặt ra một số vấn đề mới làm nức lòng xã hội như: xác định vai trò văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; coi trọng việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng con người theo 5 đức tính tốt đẹp; đặt vấn đề phát triển kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, chấp nhận văn hóa nhập cuộc với thị trường, gắn kết với kinh tế để phát triển. Lần này, trong mục tiêu xây dựng văn hóa, Trung ương đặt lên hàng đầu việc xác lập cho được vị trị mới của văn hóa bên cạnh hai nhiệm vụ chính trị và kinh tế.



Hội nghị Trung ương đặt vấn đề phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội phải gắn kết và tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đây chính là bước phát triển mới tư duy lý luận của Đảng về vị trí công tác văn hóa trước tình hình mới. Mối quan hệ gắn kết hữu cơ, phát triển đồng bộ của ba nhiệm vụ này chính là ba cột trụ để tạo thế phát triển bền vững của đất nước. Trước đây, ta nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chưa đặt văn hóa ngang với hai nhiệm vụ trên. Bây giờ, đặt vị trí văn hóa gắn kết chặt chẽ, phát triển đồng bộ với hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và xây dựng Đảng sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát huy hết vai trò nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế cũng như nhiệm vụ xây dựng Đảng. Vị trí mới của văn hóa đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quan tâm sự có mặt và mối tương quan giữa văn hóa với phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Ví dụ, triển khai một dự án, một công trình đều phải suy nghĩ đến kết cấu bộ ba này. Ngoài nội dung kinh tế, xây dựng Đảng thì nội dung văn hóa của công trình đó thế nào? Cần bố trí nhiệm vụ văn hóa trong dự án thật rõ ràng để tránh việc có nhiều công trình kinh tế ra đời nhưng nhà ở và các công trình văn hóa, học tập của công nhân không có, dẫn đến chất lượng đội ngũ lao động ngày càng sa sút, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.

Cùng với việc đặt lại vị trí của công tác văn hóa trong toàn bộ nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị Trung ương 10 cũng xác định rõ yêu cầu xây dựng những giá trị mới tiên tiến của văn hóa Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa cả nước, bắt kịp các thành tựu tiên tiến trên thế giới nhưng đồng thời chăm lo gìn giữ phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, bồi dưỡng các tài năng.

Trong bối cảnh những năm đầu của thế kỷ XXI, cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt; toàn cầu hóa mở ra cạnh tranh và rượt đuổi về kinh tế sôi động, vừa là thời cơ vừa là thách thức với nhiều quốc gia; sự bùng nổ văn hóa, thông tin và khoa học - công nghệ ngày càng mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đòi hỏi bước phát triển nhanh chóng và vững chắc; chúng ta lại phải từng giờ từng phút vượt qua nhiều trở lực và những thủ đoạn đen tối thù địch - tất cả điều đó đòi hỏi Đảng phải có những quyết sách đúng đắn, sáng tạo trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa mà việc đặt lại vị trí, tầm quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận (trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX) và đẩy mạnh nhiệm vụ văn hóa trong Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này có một ý nghĩa chiến lược đối với quá trình đi lên của văn hóa dân tộc và sự phát triển bền vững của Tổ quốc. Cách xem xét, đặt vấn đề mang tính khách quan, khoa học đồng thời hết sức tâm huyết của Đảng ta nhất định sẽ được sự đồng tình hưởng ứng của toàn xã hội.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Hội nghị Trung ương 10 đã nhấn mạnh đến ba nhiệm vụ trọng tâm trong công tác văn hóa. Đó là:

a - Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng cá nhân, gia đình, đơn vị, tổ chức cơ sở, trong quan hệ cộng đồng. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.

Gắn chặt nhiệm vụ văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thông qua cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính.

b - Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5, cụ thể hóa các đức tính theo các đối tượng, gắn chặt mục tiêu xây dựng con người với hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quần chúng. Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy sức mạnh, tính ưu việt của từng loại hình văn hóa - thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước và xây dựng phẩm chất con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c - Chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được nhiều công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện các nhiệm vụ văn hóa trong tình hình mới, Kết luận của Hội nghị đã tập trung vào bốn giải pháp chủ yếu sau:

1 - Nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo của tổ chức đảng các cấp đối với lĩnh vực văn hóa. Chỉ đạo văn hóa là một việc rất khó khăn. Các cấp ủy cần coi trọng việc định hướng chính trị đi đôi với nắm bắt tình hình, vận dụng đúng đắn những đặc trưng của văn hóa trong chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tôn trọng sáng kiến, phát huy tài năng văn hóa, chăm lo các chính sách, cơ chế, chủ động trong kế hoạch xây dựng văn hóa của địa phương, của ngành, đó là con đường để đẩy mạnh văn hóa phát triển.

2 - Phát huy tính năng động của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, chú ý đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường từ phổ thông đến đại học.

Tính năng động là điều rất quyết định đối với hoạt động văn hóa vì văn hóa đòi hỏi sáng kiến, trách nhiệm và kinh nghiệm riêng của mỗi cấp, mỗi ngành. Văn hóa không chấp nhận một khuôn mẫu có sẵn. Vai trò của cấp tỉnh, thành phố, của các ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang trong việc xây dựng đời sống văn hóa là rất lớn. Ở đâu bí thư tỉnh ủy, thành ủy, các trưởng ban, giám đốc sở, các cơ quan, đơn vị, quân đội quan tâm đến văn hóa thì sự nghiệp văn hóa phát triển, tác động tốt đến tình hình mọi mặt của địa phương. Nếu ở đâu thiếu quan tâm thì ở đó văn hóa nghèo nàn, người lao động rất ít được hưởng thụ văn hóa.

3 - Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tạo chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực trí tuệ của con người Việt Nam theo 5 đức tính đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) xác định.

Triển khai có hiệu quả việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh theo 10 nội dung cơ bản do Đại hội IX đề ra, mở rộng phong trào "Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", đẩy lùi tiêu cực, lạc hậu, khẳng định giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.

Tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của Nhà nước, tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Phát triển các doanh nghiệp văn hóa đủ khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường, đạt được hiệu quả văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ. Động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là người say mê hoạt động văn hóa, cả trong và ngoài nước, đầu tư và đóng góp cho hoạt động văn hóa, vì sự phồn vinh của văn hóa dân tộc.

Cụ thể hóa cơ chế, chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế. Chú trọng các chính sách đã đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế trong văn hóa: Mở rộng kinh doanh dịch vụ cho các đơn vị văn hóa tham gia vào thị trường văn hóa. Xây dựng chế độ tài trợ đặt hàng, thuế, trợ giá bảo đảm cho các đơn vị văn hóa phát triển. Thực hiện chế độ doanh nghiệp đặc thù được ưu đãi cho các đơn vị xuất bản, phát hành sách báo, điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật truyền thống... Thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết, huy động các nguồn vốn trong nước, ngoài nước tham gia phát triển văn hóa.

Cần chú trọng vấn đề văn hóa trong kinh tế và tiếp tục làm sáng tỏ các giải pháp kinh tế gắn chặt với các chương trình về văn hóa, xây dựng đạo đức trong kinh doanh, trong hoạt động kinh tế. Kiểm soát mặt thẩm mĩ của kiến trúc đô thị; xây dựng các tiêu chuẩn văn hóa trong hoạt động kinh tế. Miễn giảm phần chịu thuế đối với đóng góp của các doanh nghiệp vào các công trình văn hóa.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) "Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" ra đời vào thời điểm bản lề chuyển giao hai thế kỷ. Qua 5 năm thực hiện có hiệu quả đã tỏ rõ tính đúng đắn và sức sáng tạo của Nghị quyết, mở ra hướng đi lên của văn hóa nước nhà. Thực hiện nghiêm túc Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này của Đảng, chúng ta sẽ có cơ hội to lớn đưa nền văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, đóng góp ngày càng to lớn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Khoa Điềm
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Tạp chí Cộng sản số 16 (tháng8 -2004)


Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương