Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa xã hội hoá hoạt động văn hoá ở nước ta



tải về 0.93 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa xã hội hoá hoạt động văn hoá ở nước ta

Ngày 6/10/2004. Cập nhật lúc 23h 16'

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xã hội hoá trở thành một vấn đề cấp thiết, như là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới, nhất là góp phần giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương xã hội hoá, trước hết là xã hội hoá trên một số lĩnh vực văn hoá, xã hội: Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

Như vậy, vấn đề xã hội hoá hoạt động văn hoá là một nhu cầu tất yếu và khách quan trong quy luật phát triển của xã hội, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được hình thành trong quá trình đổi mới.



1- Xã hội hoá hoạt động văn hoá của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn

Ngay từ ''Đề cương văn hoá'' năm 1943, Đảng ta đã nêu phương châm xây dựng một nền văn hoá ''Khoa học - Dân tộc - Đại chúng''. Đại chúng có nghĩa là nhân dân vừa là chủ thể của văn hoá, vừa là đối tượng phục vụ của văn hoá. Hay nói cách khác, văn hoá phải thuộc về nhân dân, phục vrụ nhân dân và nhân dân tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo, phát huy các giá trị văn hoá.

Đại hội VI - Đại hội đổi mới của Đảng đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn xây dựng CNH và bảo vệ Tổ quốc, trong đó hai bài học đầu tiên: Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng " lấy dân làm gốc'', xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Hai bài học này đã hàm chứa chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá. Tuy nhiên, khái niệm xã hội hoá hoạt động văn hoá lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Đại hội VIII (năm 1996): ''Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thông tin, đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ chính sách phù hợp với đặc điểm của ngành (như trợ giá, đặt hàng, vốn, thuế đối với sản phẩm văn hoá; chế độ cho sự nghiệp văn hoá, chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước...) nhằm đảm bảo sự nghiệp văn hoá - thông tin phát triển nhanh trong quá trình đổi mới, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc''.

Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000, tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định: ''cụ thể hoá và thể chế hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo... đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thông tin”.

Từ đó đến nay, khái niệm xã hội hoá hoạt động văn hoá được sử dụng thường xuyên trong Văn kiện Đảng và các văn bản chính thức của Nhà nước. Chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Nghị quyết TW 5 khoá VIII đặt vấn đề xây dựng, ban hành chính sách xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hoá của Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hoá.

Đến Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Các chính sách xã hội dược tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”.

Mới đây, Kết luận của Hội nghị TW 10 về văn hoá cũng nhấn mạnh giải pháp : Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định đáp ứng yêu cầu xã hội hoá hoạt động văn hóa nhằm động viên, huy động có hiệu quả sức người, sức của, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia xây dựng và phát triển văn hoá.

Về phía Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Nghị quyết nêu rõ: xã hội hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân; xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm, là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực; là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội, để thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Xã hội hoá có quan hệ chặt chẽ với đa dạng hoá các hình thức hoạt động tạo cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng; xã hội hoá không giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần ngân sách nhà nước,; trái lại Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.

Cụ thể hoá Nghị quyết 90, Nghị định 73 ngày 19/8/1999 của Chính phủ được ban hành nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và thể chế hoá các chủ trương, chính sách đối với các hình thức ngoài công lập: bán công, dân lập và tư nhân; quy định chi tiết chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập về cơ sở vật chất, đất đai, thuế, phí và lệ phí, tín dụng, bảo hiểm vì sự bình đẳng về quyền lợi chính trị giữa những người lao động trong các cơ sở công lập; quy định về quản lý Nhà nước, quản lý tài chính đối với các cơ sở ngoài công lập. Sau khi có Nghị quyết 90 và Nghị định 73, các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành trong đó có những văn bản áp dụng.

Tóm lại, xã hội hoá hoạt động văn hoá là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

2- Việc thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá nước ta trong những năm qua.

a. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong những năm qua đã đạt được những thành tựu trên nhiều mặt, góp phần quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp văn hóa của đất nước. Cụ thể là:

Thứ nhất, nhận thức về xã hội hoá hoạt động văn hoá đã có những biến đổi tích cực.

Đến nay, mọi tầng lớp nhân dân đều cho rằng xã hội hoá hoạt động văn hoá là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là xu thế tất yếu của sự nghiệp văn hoá - thông tin. Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, định hướng trong quá trình xã hội hoá, là lực lượng chủ chốt cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật dân tộc chất lượng cao và đỉnh cao, đồng thời tạo cơ chế và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế, cho mọi người dân tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa, nghệ thuật phục vụ xã hội.

Văn hoá được nhận thức là công việc của toàn xã hội, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Các bộ, ban, ngành ở Trung ương cũng như cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở địa phương có chuyển biến về nhận thức, đã quan tâm đến văn hoá nhiều hơn. Nhân dân ngày càng nâng cao nhận thức về xã hội hoá, hiểu rõ ý nghĩa của xã hội hoá văn hoá đối với đời sống.



Thứ hai, đã hình thành các lực lượng và các hình thức xã hội hóa hoạt động văn hóa.

Qua quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hóa, đã hình thành nhiều lực lượng tham gia hoạt động văn hóa: Các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, tư nhân thành lập các cơ sở ngoài công lập hoạt động trên lĩnh vực văn hoá; Các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; Các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP.

Xã hội hoá hoạt động văn hoá đã được thực hiện bằng các hình thức và phương thức: Liên doanh, liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế với Nhà nước; Các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình tham gia các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; Các tổ chức, tư nhân, tập thể, các thành phần kinh tế đứng ra thành lập các cơ sở hoạt động văn hóa nghệ thuật; Nhân dân sáng tạo ra các hình thức xã hội hoá không vì mục đích sinh lợi trong các phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; Huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và các nhà tài trợ cho hoạt động văn hóa; Phối hợp, liên kết mở rộng công tác đào tạo.

Thứ ba, xã hội hóa hoạt động văn hóa đã tạo ra mối liên kết và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hoá - thông tin với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, nhất là với các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật. Sự phối hợp giữa ngành văn hoá - thông tin với các hội sáng tạo qua hoạt động xã hội hóa đã tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật phục vụ xã hội. Từ năm 1998 đến năm 2003 đã có 10.888 tác phẩm văn học, nghệ thuật được ra đời. Nhiều tác phẩm đã được dàn dựng và công diễn phục vụ công chúng. Xã hội hóa hoạt động văn hóa đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội về công, của, trí tuệ phục vụ tích cực cho việc phát triển sự nghiệp văn hóa của đất nước. Tổng kinh phí huy động từ nhân dân và các lực lượng xã hội đầu tư cho xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến nay là 4.956 tỷ 128 triệu đồng. Trong đó đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa là 661 tỷ 836 triệu đồng. Nhiều địa phương đã dựa vào sức dân, sự đóng góp của các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa. Đến nay, cả nước có l.203 điểm vui chơi trẻ em, 5.483 tụ điểm vui chơi cấp làng, thôn; trong tổng số 4.476 nhà văn hóa trên cả nước, có 260 nhà văn hóa thiếu nhi, tổ chức được 5.262 cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng với 35.927 buổi, phục vụ 19.598.800 lượt người, kinh phí cho đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động chủ yếu được huy động từ sức dân.

Những nguồn lực được huy động từ xã hội đã tạo ra ngày càng nhiều cơ sở vật chất, sản phẩm, tác phẩm văn hóa cho xã hội, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.



Thứ tư, đẩy mạnh phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa''. Xã hội hóa hoạt động văn hóa là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phong trào ''Toàn đân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa''. Phong trào ngày càng phát triển sâu rộng trên cả nước. Cả nước đã có 9.100.000 gia đình văn hóa, 11.300 cơ quan đơn vị văn hóa, 16.554 làng, ấp, khu phố văn hóa, gần 5000 khu dân cư tiên tiến xuất sắc.

Thứ năm, tạo môi trường cho du lịch phát triển: Thông qua công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, các sản phẩm văn hóa được tạo ra với số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều công trình văn hóa được xây đựng, các di tích lịch sử - văn hóa được tu bổ, tôn tạo đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Ngành Du lịch Việt Nam phát triển.

b. Bên cạnh đó, việc thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá còn nhiều yếu kém khuyết điểm.

Một là, việc thực hiện xã hội hóa còn chậm, chưa đồng bộ, chưa đồng đều, còn tự phát. Một số nơi dừng lại ở khâu tổ chức một số hoạt động cụ thể có tính thời vụ, phong trào, vụ việc bề nổi; một số mô hình, nhân tố mới đã hình thành nhưng đã bộc lộ nhược điểm là thiếu khả năng tồn tại vững chắc và phát triển lâu dài.



Hai là, khu vực văn hóa - văn nghệ chuyên nghiệp do Nhà nước quản lý (khối các đoàn nghệ thuật, khối điện ảnh, bảo tồn bảo tàng...) tiến hành xã hội hóa còn rất chậm; việc quy hoạch, sắp xếp, phân loại để tổ chức lại lực lượng, hình thành các mô hình mới (công lập, bán công, dân lập, tư nhân...) hầu như chưa được triển khai theo một chủ trương, kế hoạch thống nhất.

Ba là, có chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương xã hội hóa, song tính thực tiễn và tính khả thi, năng lực chỉ đạo và điều hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, vì thế kết quả của quá trình xã hội hóa chưa đạt như dự kiến và chưa có tính thuyết phục cao.

Bốn là, công tác xã hội hóa hoạt động văn hoá trong các vùng đặc biệt như vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều lúng túng, chưa tìm được mô hình, phương thức thích hợp và có khả năng phát triển lâu đài, ổn định. Đây là một hạn chế, khó khăn lớn cần tiếp tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới.

Năm là, cùng với việc thực hiện xã hội hóa trên một số lĩnh vực văn hóa cụ thể, đã có biểu hiện giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước như ngân sách bị cắt giảm, khoán việc cho các tổ chức quần chúng, cho dân... Còn lúng túng trong việc chỉ đạo xây dựng một số mô hình, hình thức mới của xã hội hóa hoạt động văn hóa.

3. Thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá.

a- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về đường lối, cơ chế, chính sách khuyến khích của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá, nâng cao nhận thức về nội dung, ý nghĩa của công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá.

Khai thác và phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chuyên mục về công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá trên các báo, đài, hệ thống truyền thanh phường, xã, đưa nội dung xã hội hoá hoạt động văn hoá vào chương trình, tiết mục hoạt động của đội thông tin lưu động.

Tổ chức học tập, quán triệt về chủ trương, chính sách xã hội hoá hoạt động văn hoá của Đảng, Chính phủ cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể,các cán bộ chủ chốt của các cơ quan, đơn vị nhà nước và các cơ sở ngoài công lập, nhất là đối với những cơ quan có thẩm quyền về thực hiện và giám sát thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá của Nhà nước.

Phổ biến sâu rộng trong nhân dân những kinh nghiệm hay, những mô hình hoạt động xã hội hoá tốt và những lợi ích hoạt động xã hội hoá mang lại cho việc phát triển sự nghiệp văn hoá và lợi ích tập thể, cá nhân được hoạt động xã hội hoá văn hoá mang lại.

Thông qua công tác thông tin đối ngoại, các hoạt động giao lưu văn hoá giới thiệu chính sách đầu tư về văn hoá của Việt Nam để thu hút các tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp và tư nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào đầu tư về văn hoá tại Việt Nam.

b)- Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thưc tiễn về xã hội hoá hoạt động văn hoá. Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá để phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá nói chung và quy hoạch phát triển xã hội hoá của ngành văn hoá-thông tin nói riêng.

c- Tăng cường đầu tư và củng cố toàn diện các cơ quan, đơn, vị văn hoá Nhà nước để nâng cao vai trò chủ đạo, nòng cốt trong quá trình phát triển XHH hoạt động văn hóa.

Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch Bảo tàng và Di tích lịch sử - văn hoá đến 2020; thư viện; văn hoá thông tin cơ sở; biểu diễn nghệ thuật; điện ảnh; mỹ thuật; xuất bản - in - phát hành; báo chí; đào tạo văn hoá nghệ thuật.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ VHTT của Ngành VHTT từ Trung ương đến cơ sở, chú trọng phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ về văn hoá nghệ thuật, phát huy sự đóng góp, sáng tạo của văn nghệ sĩ, nhất là các văn nghệ sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm, thông qua hoạt động xã hội hoá.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cho ngành văn hoá. Nâng cao chất lượng tác phẩm nghệ thuật, chương trình biểu diễn nghệ thuật, sản phẩm văn hoá, tạo ra tính ưu việt về chất lượng, số lượng tác phẩm, sản phẩm văn hoá của các đơn vị Nhà nước về lĩnh vực văn hoá thông tin nhằm làm nòng cốt cho các hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội hoá.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về văn hoá, đảm bao đầu tư đúng mục tiêu, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư xây dựng các công trình văn hoá và hoạt động văn hoá.

d. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực văn hoá, đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước phù hợp xu thế phát triển xã hội hoá

Tập trung xây dựng các văn bản pháp quy về lĩnh vực văn hoá, nhất là đối với các hoạt động cần có các quy chế, quy định để xác định rõ hành lang hoạt động của xã hội hoá, nhằm vừa mở rộng được phạm vi xã hội hoá vừa đảm bảo được định hướng chính trị của Đảng, đúng pháp luật của Nhà nước.

Rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành, chỉnh lý, bổ sung những vấn đề hạn chế đến việc phát triển công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá.

Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, có cơ chế và hình thức quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực văn hoá. Sử dụng thành tựu tiến bộ của nhân loại về phương tiện sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá. Có cơ chế ngăn ngừa những mặt trái của hoạt động xã hội hoá, tạo ra môi trường sinh hoạt văn hoá rộng khắp, lành mạnh.

e. Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về sự đóng góp sức sáng tạo, công, của cho phát triển sự nghiệp văn hoá.

Mở rộng các hình thức xã hội hoá hoạt động văn hoá để cho tất cả mọi người có thể cùng tham gia đóng góp hết khả năng và sức sáng tạo.

Về hưởng thụ văn hoá, phải vận dụng các nguyên tắc điều chỉnh và ưu tiên, trước hết đối với người có công, người nghèo, vùng nghèo.

Về huy động đóng góp công của theo hình thức xã hội hoá, phải vận dụng mức huy động nhiều, ít, tuỳ theo khả năng giàu, nghèo của từng người, từng vùng, từng điều kiện và khả năng kinh tế, đặc điểm địa lý, dân cư. Đối với những đối tượng chính sách, những người khó khăn được miễn, giảm đóng góp.

Các thành phần kinh tế, tổ chức, tư nhân hoạt động trong các cơ sở ngoài công lập, hoạt động đúng pháp luật đều được đảm bao sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như đối với các cơ sở công lập. Những người có công đóng góp xuất sắc cho phát triển sự nghiệp văn hóa đều được Nhà nước biểu dương và khen thưởng đúng mức.

g. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựug đời sống văn hóa''. Trước hết tập trung triển khai các mô hình xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở:

Văn hoá gia đình, câu lạc bộ gia đình văn hoá, khu văn hoá gia đình vườn - nhà; Văn hoá cộng đồng (làng, ấp, khu phố văn hoá, cơ quan văn hoá); Văn hoá tập thể (đội văn nghệ quần chúng, CLB đờn ca tài tử...); Thiết chế văn hoá (nhà văn hoá, thư viện cơ sở, hội quán, điểm văn hoá - vui chơi thiếu nhi, điểm bưu điện - văn hoá xã...).

Tăng đầu tư cho văn hoá, phấn đấu để đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của Nhà nước; tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hoá. Phát triển các doanh nghiệp văn hoá đủ khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường, đạt được hiệu quả văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ. Động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là người say mê hoạt động văn hoá, cả trong và ngoài nước, đầu tư và đóng góp cho sự nghiệp văn hoá, vì sự phồn vinh của văn hoá dân tộc.

h. Nâng cao chất lượng, số lượng, đảm bảo giá cả sản phẩm văn hoá trong nước phù hợp nhằm kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm văn hoá nội địa.

Cần có chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu các máy móc, phương tiện, nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất sản phẩm văn hoá của nước ngoài, ưu đãi về thuế suất, thuế doanh thu nhất là sản xuất các sản phẩm văn hoá truyền thống đối với các cơ sở ngoài công lập.

Mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá cho cán bộ, công nhân kỹ thuật các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá ngoài công lập.

Tư tưởng xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa của V.I. Lênin
(Tài liệu thao khảo nước ngoài)


Ngày 9/12/2004. Cập nhật lúc 9h 54'

I. “Một quốc gia mù chữ thì không thể xây dựng thành công CNCS”

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, cùng với nhiệm vụ trung tâm là xây dựng kinh tế, thì việc xây dựng nền văn hóa cũng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nước Nga Xô-viết. Mặc dù chính quyền Xô-viết đã nỗ lực rất lớn trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nhưng căn cứ tài liệu điều tra năm 1920, vẫn có trên dưới 70% người mù chữ. V.I. Lênin đã khẳng định: “... còn rất lâu chúng ta mới đạt đến một trình độ tiểu học cho toàn dân... những số liệu chứng tỏ rằng chúng ta còn phải làm bao nhiêu việc to lớn cấp thiết nữa mới đạt đến trình độ một nước văn minh thông thường ở Tây Âu được. Sau nữa, những số liệu đó còn chứng tỏ rằng muốn có thể nhờ vào những thành quả vô sản đó của chúng ta để thật sự đạt đến một trình độ văn hóa dù chỉ cao hơn một chút, chúng ta cũng còn phải hoàn thành bao nhiêu công việc to lớn nữa”.

Thứ nhất, xây dựng văn hoá là yêu cầu tất yếu của việc thiết lập chế độ xã hội mới. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, kẻ thù của nước Nga Xô-viết và những kẻ mọt sách giáo điều đã nhiều lần tuyên bố: Bônsêvích muốn vun trồng CNXH ở quốc gia không có đủ sự phát triển về văn hoá là một việc làm điên rồ. Chúng cho rằng, trước tiên cần phải phát triển văn hoá, rồi sau khi đã có điều kiện xã hội văn minh cao thì mới có thể tiến hành cách mạng chính trị xã hội, nếu không sẽ là vi phạm quy luật phát triển xã hội. Lênin đã phê phán quan điểm này và trình bày một cách biện chứng mối quan hệ giữa cải cách chính trị và cải cách văn hoá. Theo Người, nước Nga do ở vào hoàn cảnh quốc tế đặc thù và tính đặc thù của mâu thuẫn trong nước thì việc tiến hành biến đổi chính trị trước so với biến đổi văn hoá, điều đó là hoàn toàn có thể thực hiện được trong tiến trình phát triển lịch sử của thế giới: “... tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó”.

Người chỉ rõ: “Nếu như để xây dựng CNXH cần phải đạt tới một trình độ văn hóa nhất định (...) thì tại sao chúng ta lại không thể bắt đầu trước hết từ việc giành lấy những điều kiện tiên quyết cho trình độ nhất định đó bằng con đường cách mạng để về sau, nhờ có chính quyền công nông, nhờ có chế độ Xô-viết, mà tiến lên và đuổi kịp những dân tộc khác?”.

Lênin nhấn mạnh, biến đổi chính trị của nước Nga có thể tiến hành trước biến đổi văn hoá, nghĩa là không thể coi nhẹ tính tất yếu của biến đổi văn hoá đối với kiến lập XHCN và biến đổi văn hoá, xây dựng văn hoá đối với thiết lập chế độ mới là điều kiện cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Người khẳng định: “Sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng chính trị lớn nhất chưa từng thấy trên thế giới, thì những nhiệm vụ khác lại đặt ra cho chúng ta, những nhiệm vụ mà người ta có thể gọi là những công việc cỏn con”. “Những công việc cỏn con” này thực sự liên quan đến vấn đề lớn sống còn của chính quyền Xô-viết.

Thứ hai, xây dựng văn hoá là điều kiện tất yếu của xây dựng kinh tế. Mà muốn khôi phục và phát triển kinh tế thì cần phải đồng thời tiến hành xây dựng văn hoá, phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật và quản lý, từ đó ra sức nâng cao năng suất lao động. Lênin cho rằng, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn CNTB, nghĩa là cần phải nâng cao năng suất lao động và để nâng cao được, trước hết là phải “nâng cao trình độ học vấn và văn hoá của quần chúng nhân dân”. Nâng cao năng suất lao động là một trong những nhiệm vụ cơ bản, bởi vì không có nó thì không thể nào chuyển hẳn lên chế độ cộng sản được. Để đạt được mục đích đó thì cần phải “giáo dục quần chúng và nâng cao trình độ văn hóa”.

Lênin cho rằng, xây dựng kinh tế XHCN cần phải tiến hành trên một cơ sở khoa học, kỹ thuật hiện đại và trước tiên cần khôi phục và phát triển đại công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là thực hiện điện khí hoá. Song, Người cũng nhấn mạnh: “... việc điện khí hóa không thể do những người mù chữ thực hiện được, mà chỉ biết chữ không thôi thì cũng chưa đủ. Ở đây không phải chỉ cần biết điện lực là gì: phải biết áp dụng về mặt kỹ thuật, điện lực vào công nghiệp và nông nghiệp và vào nhiều ngành khác nhau của công nghiệp và nông nghiệp”.

Thứ ba, xây dựng văn hoá là bảo đảm quan trọng của chính trị dân chủ. Cách mạng tháng Mười thành công, chính quyền Xô-viết được thành lập là sự phản ánh ý chí của giai cấp vô sản và quần chúng lao động, hơn nữa chỉ có chính quyền chính trị dân chủ kiểu mới đại diện và bảo vệ lợi ích của họ. Nhưng do tính lạc hậu của văn hoá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thể hiện và phát huy tác dụng của tính chất chính quyền Xô-viết. Do đó, đối với vấn đề này, Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta biết rất rõ ý nghĩa của tình trạng lạc hậu về văn hóa của nước Nga, nó ảnh hưởng như thế nào đến chính quyền Xô-viết, chính quyền này, về nguyên tắc, đã đưa lại một chế độ dân chủ vô sản cao nhất, đã đem lại một kiểu mẫu về chế độ dân chủ cho toàn thế giới; chúng ta biết rằng, tình trạng lạc hậu về văn hóa ấy làm ô nhục chính quyền Xô-viết như thế nào và khôi phục chế độ quan liêu như thế nào”. Sự lạc hậu của văn hoá khiến cho đông đảo quần chúng công nông không thể tham gia quản lý nhà nước. Do đó, tiến hành một công tác lớn lao về giáo dục, tổ chức, văn hóa là điều kiện tiên quyết; không có điều kiện này thì không thể bàn đến chính trị. Người từng nói: “Trên lời nói, thì bộ máy chính quyền Xô-viết là bộ máy chính quyền của tất cả quần chúng lao động, nhưng trên thực tế thì mọi người chúng ta không ai còn lạ rằng còn xa mới được như thế”. Cho nên, muốn thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân thực sự thì cần phải ra sức triển khai xây dựng văn hoá, nâng cao năng lực làm chủ của đông đảo quần chúng công nông.

Lênin còn chỉ rõ, trong cơ quan nhà nước Xô-viết, do trình độ văn hoá yếu kém của rất nhiều nhân viên nên đã hạ thấp chất lượng của cơ quan nhà nước. Một số phần tử ưu tú xuất thân từ công nông, hăng hái đấu tranh cho CNXH, song theo Người: “Họ rất muốn đem lại cho chúng ta một bộ máy tốt hơn. Nhưng họ không biết làm thế nào. Họ không thể làm được việc đó. Cho đến nay họ không được học tập mấy, họ không có trình độ văn hóa cần thiết để làm việc đó”. Như thế, khó tránh khỏi việc xuất hiện việc giải quyết “bằng một hành động liều lĩnh”, “hấp tấp vội vàng” và dẫn đến phục hồi chủ nghĩa quan liêu. Lênin nói: “Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa (...) phải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta”.

Thứ tư, xây dựng văn hoá là động lực thúc đẩy tiến bộ văn minh toàn xã hội. Xây dựng văn hoá vừa là thước đo tiến bộ văn minh xã hội, vừa là động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Theo Lênin, khi nước Nga còn tồn tại số lượng lớn người mù chữ, thì không phải là một nước văn minh, mà giống như một nước của “những người nửa dã man”. Nước Nga lúc đó còn một xã hội kinh tế tiểu nông làm cơ sở, lối thoát của sự phát triển tiến bộ là thông quan phương thức hợp tác xã, đem tiểu nông phân tán tổ chức lại, hướng dẫn nông dân quá độ lên kinh tế tập thể XHCN. Lênin coi phát triển hợp tác xã là phát triển CNXH. Mà phát triển hợp tác xã lại không tách rời việc nâng cao của văn hoá. Người khẳng định: “Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất XHCN. Nhưng điều kiện đó bao hàm một trình độ văn hóa nhất định của nông dân (chính nông dân với tư cách là một khối quần chúng đông đảo), cho nên không có cả một cuộc cách mạng văn hóa thì không thể nào thực hiện được việc hợp tác hóa hoàn toàn ấy”. Cho nên, muốn tiến hành công tác văn hoá trong nông dân, để cho toàn thể dân cư “văn minh” đến mức có thể hiểu được tất cả các lợi ích của tham gia hợp tác xã, cần làm cho nông dân học được “bản lĩnh của thương nhân thông minh”, bồi dưỡng thành những người “công tác hợp tác xã giỏi”15).

Lênin còn chỉ rõ, phát triển giáo dục, phổ cập tri thức đều là công tác quan trọng nhằm xóa bỏ những di sản “lạc hậu” của xã hội cũ để lại; chỉ có nâng cao trình độ giáo dục của quần chúng công nông, thì mới “vứt bỏ được những cái xấu xa, nghèo khổ, dịch hạch, thương hàn và các loại bệnh tật”.


Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương