Số: 85/2010/tt-bqp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 239.37 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích239.37 Kb.
#26427
  1   2   3

BỘ QUỐC PHÒNG
------------------

Số: 85/2010/TT-BQP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------


Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010

 
THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2010/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ

--------------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG


Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ, như sau:

THÔNG TƯ:
Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn chi tiết các Điều 11, Điều 15, điểm a khoản 1 Điều 28, khoản 1 và 6 Điều 29, Điều 32, Điều 33, Điều 34 và Điều 36 Luật dân quân tự vệ; khoản 2 Điều 8, khoản 4 Điều 11, khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

2. Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức tuyển chọn, xây dựng số lượng, chất lượng dân quân tự vệ; đề án về tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chính sách của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt; số lượng, cơ cấu cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã), Ban chỉ huy quân sự cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở), Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ban Đảng ở Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương), trình tự thành lập, giải thể đơn vị dân quân tự vệ; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quân đội trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ.    

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương.

3. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.



Điều 3. Kỷ niệm Ngày Truyền thống của dân quân tự vệ

1. Kỷ niệm các năm chẵn (số năm kỷ niệm ngày truyền thống có chữ số cuối cùng là 0)

a) Được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp; để tôn vinh truyền thống lực lượng dân quân tự vệ, góp phần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương, cơ quan, tổ chức;

b) Yêu cầu tổ chức kỷ niệm lấy giáo dục, tuyên truyền là chủ yếu, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và lực lượng dân quân tự vệ, phát huy tính quần chúng rộng rãi, kết hợp với các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các hoạt động thi đua yêu nước của địa phương; bảo đảm nghiêm túc, trang trọng, có ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm và an toàn tuyệt đối.

2. Kỷ niệm những năm còn lại

a) Căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương, cơ sở để tổ chức kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, tiết kiệm; kết hợp với tổ chức ra quân huấn luyện, lễ kết nạp dân quân tự vệ, công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;

b) Việc tổ chức kỷ niệm gắn với các đợt tuyên truyền, phát động thi đua hướng vào công tác tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức mít tinh, gặp mặt cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ qua các thời kỳ; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh, công tác quốc phòng, quân sự ở các Bộ, ngành và địa phương;

3. Trách nhiệm triển khai thực hiện

a) Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chức năng và đặc điểm, điều kiện cụ thể, các Bộ, ngành Trung ương, các quân khu và địa phương xác định quy mô, nội dung, hình thức tổ chức kỷ niệm năm chẵn Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ cho thích hợp;

b) Hằng năm, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ;

c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu bộ, ngành, cơ quan, tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện.

Điều 4. Nội dung đăng ký và báo cáo kết quả công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

1. Nội dung đăng ký

a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh;

b) Giới tính;

c) Trình độ văn hóa, học vị, học hàm, trình độ lý luận chính trị;

d) Dân tộc, tôn giáo;

đ) Nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, trình độ quân sự (nếu có);

e) Thành phần xuất thân, thành phần bản thân;

g) Ngày vào Đảng, ngày vào Đoàn;

h) Sức khỏe;

i) Nơi thường trú, tạm trú;

k) Họ tên cha, mẹ;

l) Họ tên vợ hoặc chồng;

m) Đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;

n) Đối tượng được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Nội dung báo cáo kết quả đăng ký:

a) Tổng số công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký;

b) Nam, nữ từ đủ 18 tuổi đến đủ 25 tuổi;

c) Nam từ trên 25 tuổi đến đủ 35 tuổi; Nữ từ trên 25 tuổi đến đủ 30 tuổi;

d) Nam từ trên 35 tuổi đến đủ 45 tuổi, nữ từ trên 30 tuổi đến đủ 40 tuổi;

đ) Công dân không đủ tiêu chuẩn kết nạp vào dân quân tự vệ;

e) Công dân thuộc diện tạm miễn, tạm hoãn;

g) Công dân nam đủ tiêu chuẩn nhập ngũ nhưng chưa gọi nhập ngũ;

h) Quân nhân dự bị (trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ) chưa sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên, đơn vị dân quân tự vệ.

3. Thời gian đăng ký hằng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật dân quân tự vệ và điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Bộ Tổng Tham mưu ban hành và cấp phát sổ đăng ký, sổ kế hoạch công tác, mẫu biểu báo cáo kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.



Điều 5. Quản lý dân quân tự vệ

1. Quản lý dân quân tự vệ nòng cốt

a) Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức quản lý đại đội pháo phòng không 23mm hoặc 37mm-1, pháo binh 105mm hoặc 85mm hoặc 76,2mm, tiểu đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu; ngoài thời gian trên do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý;

b) Ban chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức quản lý trung đội, đại hội dân quân tự vệ cơ động thuộc huyện, trung đội súng máy phòng không 14,5mm hoặc 12,7mm, trung đội súng cối 82mm, pháo ĐKZ 82mm, trung đội dân quân tự vệ công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế thuộc huyện trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu;

c) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Bộ chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ tại chỗ và các tiểu đội, hoặc tổ, hoặc khẩu đội dân quân tự vệ thông tin, công binh, trinh sát, phòng hóa, y tế, cối 60mm trong biên chế; các đơn vị dân quân tự vệ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức tại cơ sở ngoài thời gian tập trung huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu; kịp thời đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế các đơn vị dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý;

d) Cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ cấp tổ, tiểu đội trưởng trở lên quản lý đơn vị dân quân tự vệ được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp trên trực tiếp về tình hình số lượng, chất lượng, những biến động của cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền.

2. Quản lý dân quân tự vệ rộng rãi

Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; đưa ra khỏi danh sách những công dân đã chuyển hộ khẩu, đã hết tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, những người đã chết, những người không còn đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật; 03 tháng một lần tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.



Điều 6. Tổ chức tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt

1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và chỉ tiêu được giao, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) lập kế hoạch tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

2. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cấp xã giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) tổ chức dân bàn, dân cử; lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức kết nạp dân quân nòng cốt.

3. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở hoặc Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) giúp cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp tuyển chọn, lập danh sách, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định và tổ chức kết nạp tự vệ mới.

4. Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp mới phải tương ứng với số đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra, tỷ lệ này khoảng 20% đến 25% so với tổng số dân quân ở cấp xã.

5. Đối với lực lượng tự vệ và dân quân tự vệ biển căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên, độ tuổi tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật dân quân tự vệ.

6. Tổ chức lễ kết nạp vào dân quân tự vệ nòng cốt và cấp giấy chứng nhận cho công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ đạo, bảo đảm trang nghiêm, thiết thực, thường gắn với tổ chức ra quân huấn luyện hằng năm.

Điều 7. Mẫu giấy, quản lý và sử dụng các loại giấy chứng nhận của dân quân tự vệ nòng cốt

1. Mẫu Giấy chứng nhận dân quân tự vệ, Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Giấy phép sử dụng vũ khí được quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này; Bộ Tổng tham mưu thống nhất quản lý, in và cấp phát các loại giấy này.

2. Quản lý, sử dụng

a) Bộ Tham mưu các Quân khu, Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện là cơ quan quản lý các loại giấy chứng nhận của dân quân tự vệ nòng cốt, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ số lượng các loại giấy và trực tiếp cấp phát xuống Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.

b) Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt và giấy phép sử dụng vũ khí chỉ được sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi hoàn thành nhiệm vụ, giấy phép sử dụng vũ khí phải được thu hồi giao cho Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý. Khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt.

c) Giấy phép sử dụng vũ khí do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện ký, trường hợp sử dụng vũ khí ra ngoài địa bàn cấp huyện, giấy phép sử dụng vũ khí do Chỉ huy trường Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký, tự vệ biển thuộc Quân chủng Hải quân quản lý do Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân ký.



Chương 2.

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT

Điều 8. Xây dựng chất lượng lực lượng dân quân tự vệ

1. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lấy việc xây dựng chất lượng chính trị làm chính, bảo đảm đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đảng ủy quân sự cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh ủy, huyện ủy tham mưu giúp cấp ủy Đảng cùng cấp xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong dân quân tự vệ, phấn đấu đạt 18% trở lên; riêng đảng viên trong lực lượng dân quân đạt từ 15% trở lên, hằng năm kết nạp vào Đảng ít nhất được 1,5% trở lên so với tổng số dân quân tự vệ; 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng là đảng viên, trong đó có 85% Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trở lên tham gia cấp ủy Đảng ở xã; tiểu đội dân quân cơ động có đảng viên; trung đội dân quân cơ động có tổ đảng; xã có điều kiện tổ chức chi bộ quân sự cấp xã; nâng tỷ lệ đoàn viên trong dân quân tự vệ đạt từ 60% trở lên.

Điều 9. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ thời bình

1. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp tỉnh

a) Tỉnh có dân số đến 500.000, tỷ lệ từ 3% - 2,1%;

b) Tỉnh có dân số từ trên 500.000 đến 1.500.000, tỷ lệ từ 2,09% - 1,65%;

c) Tỉnh có dân số từ trên 1.500.000 đến 2.500.000, tỷ lệ 1,64% - 1,3%;

d) Tỉnh có dân số từ trên 2.500.000 đến 3.500.000, tỷ lệ 1,29% - 1,1%;

đ) Tỉnh có dân số từ trên 3.500.000 trở lên tỷ lệ 1,09% - 0,6%;

e) Căn cứ tình hình và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp tỉnh tỷ lệ có thể cao hoặc thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

2. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp huyện

a) Huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, huyện đảo dân số từ 20.000 đến 50.000, tỷ lệ từ 5% - 2,4% so với dân số;

b) Huyện có dân số từ trên 50.000 đến 100.000, tỷ lệ từ 2,39% - 1,9%;

c) Huyện có dân số từ trên 100.000 đến 200.000, tỷ lệ từ 1,89% - 1,7%;

d) Huyện có dân số từ trên 200.000 đến 300.000, tỷ lệ từ 1,69% - 1,5%;

đ) Huyện có dân số từ trên 300.000 trở lên, tỷ lệ từ 1,49% - 1%;

e) Các huyện đảo có dân số dưới 20.000, huyện đảo không có xã, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh bố trí tỷ lệ thích hợp để bảo đảm tăng cường quốc phòng - an ninh của địa phương.

3. Xây dựng về số lượng dân quân tự vệ ở cấp xã.

a) Xã thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, xã đảo dân số dưới 1.000 tỷ lệ từ 8% - 5% so với dân số;

b) Xã có dân số từ trên 1.000 đến 3.000, tỷ lệ từ 4,99% - 3,3%;

c) Xã có dân số từ trên 3.000 đến 6.000, tỷ lệ từ 3,29% - 2,2%;

d) Xã có dân số trên 6.000 đến 15.000, tỷ lệ từ 2,19% - 1%;

đ) Xã có dân số trên 15.000 đến 25.000, tỷ lệ từ 0,99% - 0,5%;

e) Xã có dân số trên 25.000, tỷ lệ từ 0,49% - 0,3%;

4. Xây dựng lực lượng tự vệ ở cơ quan, tổ chức

a) Các cơ quan Nhà nước có số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ký kết hợp đồng lao động dài hạn từ 50 người trở lên tỷ lệ tự vệ từ 10% - 20% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

b) Các cơ quan nhà nước có số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dưới 50 người căn cứ tình hình cụ thể do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định tỷ lệ và việc thành lập đơn vị tự vệ.

5. Xây dựng lực lượng tự vệ ở doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp có từ 50 đến 500 lao động, tỷ lệ từ 15% - 10%

b) Doanh nghiệp có trên 500 đến 1500 lao động, tỷ lệ từ 9,9% đến 8%

c) Doanh nghiệp có trên 1500 đến 3000 lao động, tỷ lệ từ 7,9% đến 4%

d) Doanh nghiệp có trên 3000 lao động, tỷ lệ từ 3,9% đến 1,2%

đ) Doanh nghiệp có dưới 50 lao động, nhưng do đặc thù của doanh nghiệp và có yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh thì tổ chức tiểu đội tự vệ.

e) Các doanh nghiệp khi xây dựng lực lượng tự vệ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này, số lượng người lao động được tính là người được ký kết hợp đồng lao động từ 06 tháng trở lên và trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.



Điều 10. Tổ chức, biên chế đơn vị dân quân tự vệ

1. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ cơ động, tại chỗ



Đơn vị

Tổ chức

Biên chế

Cán bộ Tiểu đoàn

Cán bộ Đại đội

Trung đội trưởng

Tiểu đội trưởng

Tổ trưởng

Chiến sỹ

Tổng số

Tổ

01 Tổ

 

 

 

 

01

2-4

3-5

Tiểu đội

2-3 Tổ

 

 

 

01

2-3

4-8

7-12

Trung đội

2-4 Tiểu đội

 

 

01

2-4

4-8

8-24

18-37

Đại đội

2-4 Trung đội

 

04

2-4

6-12

12-24

46-60

70-100

Tiểu đoàn

2-3 Đại đội

04

8-12

6-9

21-30

40-58

71-237

150-350

2. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ phòng không, pháo binh

Đơn vị

Tổ chức

Biên chế

Cán bộ Đại đội

Trung đội trưởng

Khẩu đội trưởng

Chiến sỹ

Tổng số

Khẩu đội

01 Khẩu

 

 

01

2-13

3-14

Trung đội

2-4 Khẩu đội

 

01

2-4

12-25

15-30

Đại đội

2-4 Trung đội

04

2-4

5-9

32-56

43-73

3. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ biển

Đơn vị

Tổ chức

Biên chế

Cán bộ Hải đoàn

Cán bộ Hải đội

Trung đội trưởng

Tiểu đội trưởng

Tổ trưởng

Chiến sỹ

Tổng số

Tổ

01 Tổ

 

 

 

 

01

2-4

3-5

Tiểu đội

2-3 Tổ

 

 

 

01

2-3

4-8

7-12

Trung đội

2-4 Tiểu đội

 

 

01

2-3

4-8

8-24

15-37

Hải đội

2-4 Trung đội

 

04

2-4

4-12

8-24

16-44

34-88

Hải đoàn

2-3 Hải đội

04

8-12

4-6

8-18

16-36

40-60

72-148

4. Biên chế dân quân tự vệ thông tin, công binh, trinh sát, phòng hóa, y tế, thực hiện từ cấp tổ đến cấp trung đội theo khoản 1 Điều này.

5. Căn cứ vào tình hình dân số, địa lý, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời bình, thời chiến và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh xây dựng đề án tổ chức lực lượng dân quân tự vệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.



Каталог: Resources -> File -> Sinhvien -> Vanbanphapquy -> vb25-9-11
File -> VÀ phát triển nông thôN
File -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 122/2001/QĐ-ttg ngàY 21 tháng 8 NĂM 2001 VỀ TỔ chức quản lý HỘi nghị, HỘi thảo quốc tế TẠi việt nam thủ TƯỚng chính phủ
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
vb25-9-11 -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 23/2006/ct-ttg ngàY 12 tháng 7 NĂM 2006 VỀ việc tăng cưỜng công tác y tế trong các trưỜng họC
File -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
File -> Số: 3a kh/Đtn đOÀn tncs hồ chí minh
File -> SỬA ĐỔI, BỔ sung đIỀU 2 thông tư SỐ 187/2010/tt-btc ngàY 22/11/2010 CỦa bộ TÀi chính quy đỊnh về CƠ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồNG, VẬt nuôI, thuỷ SẢN ĐỂ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, DỊch bệNH
Vanbanphapquy -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Vanbanphapquy -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI

tải về 239.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương