Số: 559/snv- ccvc



tải về 145.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích145.02 Kb.
#23055

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

SỞ NỘI VỤ

Số: 559/SNV- CCVC

V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung về tuyển dụng, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh.




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2013

Kính gửi:

- Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh;

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.


Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Hướng dẫn tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ, ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; Sở Nội vụ hướng dẫn một số điểm về tuyển dụng, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh như sau:

I. VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

a) Trên cơ sở đề nghị của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm (theo mẫu đính kèm) đề nghị Sở Nội vụ thẩm định.

b) Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ nhu cầu công việc, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền giao (hoặc được phê duyệt).

c) Kế hoạch tuyển dụng phải có các nội dung cơ bản sau:

- Căn cứ pháp lý, hình thức tuyển dụng, nội dung tuyển dụng, các bước tiến hành, thời gian tuyển dụng; vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ từng chức danh viên chức tương ứng với các vị trí việc làm cần tuyển dụng; trong đó, có đính kèm các biểu phụ lục sau:

+ Biểu phụ lục số 1: Tổng hợp số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và nhu cầu tuyển dụng viên chức năm...

+ Biểu phụ lục số 2: Tổng hợp vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đăng ký dự tuyển viên chức năm...

- Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển phải cụ thể, rõ ràng; các chức danh dự tuyển tương ứng với các vị trí việc làm phải cụ thể về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác (nếu có) như: năng khiếu, kỹ năng ở một số lĩnh vực nghệ thuật, thể thao...) nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

d) Thời gian để tổ chức thực hiện kế hoạch và quy trình tuyển dụng phải đảm bảo khoa học, đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng viên chức, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, đảm bảo tính thống nhất, khả thi khi triển khai thực hiện.

- Đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và các Hội cấp tỉnh: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc có nhu cầu tuyển dụng;

- Đối với UBND huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm theo lĩnh vực như sau:

+ Kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

+ Kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp cho các ngành còn lại;

đ) Thời gian thẩm định kế hoạch:

- Trước ngày 31/4 hàng năm, các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng phải gửi kế hoạch tuyển dụng đến Sở Nội vụ để thẩm định; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm kế hoạch tuyển dụng viên chức (đầy đủ các nội dung theo quy định), Sở Nội vụ phải có văn bản trả lời, nếu không trả lời coi như đồng ý;

- Kế hoạch tuyển dụng chung cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo (trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố) phải gửi Sở Nội vụ trước 30/6 hàng năm.

e) Các trường hợp đặc biệt:

Đối với những đơn vị sự nghiệp công lập có tính đặc thù, quy mô tổ chức lớn như các trường trung cấp chuyên nghiệp, Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố... thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức có thể ủy quyền (bằng văn bản) cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp tuyển dụng;



2. Thông báo tuyển dụng

Các nội dung thông báo tuyển dụng như: tiêu chuẩn, điều kiện của từng chức danh, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển, thời gian, địa điểm thi tuyển, xét tuyển, lệ phí thi tuyển, xét tuyển theo quy định của pháp luật; biểu phụ lục số 2 (kèm theo Kế hoạch tuyển dụng); nội dung kiến thức ôn tập liên quan đến môn thi hoặc nội dung phỏng vấn, thực hành đối với người dự tuyển, phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Hướng dẫn tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và trên trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Bình: www.quangbinh.gov.vn .



3. Hội đồng tuyển dụng viên chức

a) Hội đồng tuyển dụng viên chức (sau đây viết tắt là Hội đồng tuyển dụng) do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập. Hội đồng tuyển dụng hoạt động theo từng kỳ tuyển dụng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Thành phần Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 6 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Trong trường hợp Hội đồng tuyển dụng chung cho các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ có cùng ngành, cùng lĩnh vực thì phó chủ tịch hội đồng là 02 người, cụ thể:

+ Đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và các Hội cấp tỉnh: Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu phòng tổ chức - cán bộ (hoặc văn phòng) và phòng chuyên môn cấp sở có liên quan;

+ Đối với cấp huyện: Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu phòng Nội vụ và phòng chuyên môn cấp huyện có liên quan;

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng, căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương để quyết định Phó chủ tịch Hội đồng thường trực.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét tuyển thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

c) Hội đồng tuyển dụng được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong các hoạt động của Hội đồng.

4. Xét tuyển đặc cách

a) Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn xét đặc cách viên chức được quy định tại Điều 14, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Điều 7, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Hướng dẫn tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng (xét tuyển đặc cách) đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

b) Sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch (thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng KTSH thực hiện theo Điều 8, Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ) để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển.

c) Căn cứ kết quả kiểm tra, sát hạch và đề nghị của Hội đồng KTSH, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức có văn bản đề nghị, kèm theo biên bản họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch và hồ sơ của từng đối tượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển đặc cách theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, đề nghị Sở Nội vụ thẩm định quá trình xét tuyển đặc cách.

d) Căn cứ kết quả quá trình xét tuyển đặc cách và thẩm định của Sở Nội vụ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức (Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện) quyết định công nhận kết quả xét tuyển đặc cách, chỉ đạo hoặc thực hiện việc bố trí công tác và ký hợp đồng làm việc với viên chức trúng tuyển theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.

5. Công tác phối hợp kiểm tra và báo cáo tuyển dụng

a) Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải báo cáo cụ thể thời gian thực hiện tuyển dụng, nhất là thời gian thi tuyển (nếu tổ chức thi tuyển), thời gian phỏng vấn hoặc thực hành (nếu tổ chức xét tuyển) để Sở Nội vụ theo dõi, phối hợp với cơ quan, đơn vị kiểm tra việc thực hiện.

b) Sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện báo cáo kết quả tuyển dụng (kèm Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức) về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;

Báo cáo kết quả tuyển dụng phải nêu rõ: ưu điểm, khuyết điểm việc chấp hành pháp luật trong tuyển dụng viên chức; những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất (nếu có).



II. THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

1. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp

a) Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

b) Thẩm quyền và quy trình thực hiện xét chuyển được quy định tại Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch gồm 5 đến 7 thành viên; trong đó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Thư ký hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị; các thành viên khác là những người có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp được đề nghị xét chuyển.

- Tổ chức xét chuyển chức danh nghề nghiệp: Hội đồng kiểm tra, sát hạch tổ chức kiểm tra, sát hạch về điều kiện, tiêu chuẩn (văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức); hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới bằng hình thức phỏng vấn hoặc thực hành;

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo kết quả quá trình xét chuyển (kèm theo biên bản của Hội đồng KTSH và hồ sơ của đối tượng được xét chuyển), đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức (Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thành phố) phê duyệt kết quả xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới.

2. Quy trình, thẩm quyền thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

a) Đối với việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I:

Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp; số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I – lập danh sách theo Mẫu số 3, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

Danh sách và hồ sơ của người dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ) gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tập hợp) để xem xét, quyết định danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, gửi Bộ quản lý viên chức chuyên ngành và Bộ Nội vụ để tổ chức thi hoặc xét, quyết định công nhận kết quả, quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đã trúng tuyển theo quy định của pháp luật.

b) Đối với việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II:

- Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện lập danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn (kèm hồ sơ) tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II (theo như khoản a, điểm 2, mục II Hướng dẫn này), gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tập hợp) để xem xét, quyết định.

- Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, kèm theo danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II theo Mẫu số 3, Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, gửi Bộ Nội vụ phê duyệt và thẩm định;

- Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (sau khi kế hoạch được phê duyệt); quyết định công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II do Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đề nghị;

- Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ quyết định công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của UBND tỉnh, quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đã trúng tuyển theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.

c) Đối với việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III:

- Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp lập danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn (kèm hồ sơ) tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III (theo như khoản a, điểm 2, mục II Hướng dẫn này), gửi về Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện để xem xét, quyết định.

- Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, kèm theo danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III của đơn vị mình theo Mẫu số 3, Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, gửi Sở Nội vụ thẩm định;

- Sau khi kế hoạch được thẩm định, Thủ trưởng Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; quyết định công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III do Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đề nghị;

- Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp căn cứ quyết định công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đã trúng tuyển theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.



III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở đề nghị (kèm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng) của các đơn vị sự nghiệp công lập; căn cứ nhu cầu của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng; người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức (thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện) phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 3 năm hoặc 5 năm, quyết định điều chỉnh bổ sung hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời lập danh sách đề nghị các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đi đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp quản lý cán bộ.

2. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng


- Đào tạo trình độ đại học trong và ngoài nước, sau đại học ở trong nước;

- Bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, bao gồm các nội dung:

+ Lý luận chính trị;

+ Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý;

+ Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.


3. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Quảng Bình (trừ các đối tượng thuộc diện đào tạo sau đại học ở nước ngoài theo quy định tại Công văn số 118-CV/TU ngày 28/9/2006 của Tỉnh ủy Quảng Bình về việc chấn chỉnh đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức; đối tượng thuộc diện đào tạo nhân tài quy định tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình).

4. Điều kiện, tiêu chuẩn viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

a) Viên chức được cử đi đào tạo:


- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện, quy định của Nhà nước và của cơ sở đào tạo.

- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu công việc và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Việc đi đào tạo không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không trong thời gian thi hành kỷ luật.

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.

- Chưa được cử tham gia đồng thời một khoá đào tạo khác.

- Viên chức được tiếp tục xem xét cử đi đào tạo ở bậc cao hơn khi đã hoàn thành một bậc đào tạo sau 12 tháng, trừ trường hợp có kết quả học tập xuất sắc, được cơ sở đào tạo đề nghị chuyển thẳng hoặc tự tìm được nguồn kinh phí đi đào tạo khác.

b) Viên chức được cử đi bồi dưỡng:

- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện của cơ sở bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng.

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu công việc và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không trong thời gian thi hành kỷ luật.

- Chưa được cử tham gia đồng thời một khoá bồi dưỡng khác.

c) Trong một số trường hợp viên chức có nguyện vọng đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nếu cam kết hoàn thành công việc được giao, tự túc chi phí đào tạo, bồi dưỡng thì thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có thể xem xét theo nguyện vọng. Trong trường hợp này, nếu đi đào tạo trình độ đại học hoặc sau đại học phải học ngoài giờ hành chính.



5. Thủ tục, hồ sơ cử đi đào tạo, bồi dưỡng

a) Đối với đào tạo:

- Hồ sơ đi dự tuyển:

+ Đơn xin dự tuyển có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý;

+Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo (nếu thông báo tuyển sinh là tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt).

- Hồ sơ đề nghị đi học sau khi trúng tuyển gồm:

+ Đơn xin đi học;

+ Giấy báo trúng tuyển;

+ Bản cam kết của người được cử đi đào tạo (nếu giấy báo trúng tuyển là tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt).



b) Đối với bồi dưỡng:

- Văn bản đề nghị của đơn vị hay Đơn đề nghị của cá nhân người có nhu cầu được cử đi bồi dưỡng có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý;

- Giấy mời hay Thông báo triệu tập của cơ sở đào tạo (nếu là tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được chứng thực).

6. Thẩm quyền cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được phân cấp quản lý tại Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Quảng Bình;


a) Đối tượng diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý:

- Đối với viên chức diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý, viên chức diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý, viên chức được cử đi đào tạo đại học, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố lập danh sách và hồ sơ theo quy định tại điểm 5, mục III của Hướng dẫn này gửi Sở Nội vụ thẩm định.

- Sau khi thẩm định và theo phân cấp quản lý, Sở Nội vụ tham mưu:

+ Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực tỉnh ủy bằng văn bản sau đó trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi bồi dưỡng đối với viên chức diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý;

+ UBND tỉnh quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý, viên chức đi đào tạo đại học, bồi dưỡng ở nước ngoài.

b) Đối tượng diện cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý:

- Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, các Hội cấp tỉnh được giao số lượng viên chức làm việc quyết định đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với viên thuộc thẩm quyền quản lý.



7. Trách nhiệm của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

- Tham gia đầy đủ khoá học, nếu không đi học phải có lý do chính đáng và được thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chấp thuận;

- Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khoá học. Thực hiện đúng cam kết khi được đi học;

- Hoàn thành nội dung, chương trình khoá đào tạo, bồi dưỡng và đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận của cơ sở đào tạo;

- Sau khi kết thúc khoá học, phải báo cáo kết quả học tập cho đơn vị và nộp bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ cho cơ quan quản lý cán bộ theo phân cấp để lưu hồ sơ.

8. Quyền lợi của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng


- Được cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp từ các địa phương, cơ quan khác được tiếp nhận về công tác, nếu đang theo học các khoá đào tạo, bồi dưỡng thì được tạo điều kiện để tiếp tục theo học nếu chuyên ngành đó phù hợp với công việc chuyên môn của viên chức và nhiệm vụ của đơn vị;

- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;


- Được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập;


- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng; được bình xét thi đua khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước về thi đua khen thưởng.

9. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng:

- Kinh phí đào tạo bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Điều 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Điều 16, 17, 18 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Công văn này thay thế Công văn số 721/SNV-CCVC ngày 13/7/2012 của Sở Nội vụ Quảng Bình, về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về tuyển dụng theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Đề nghị thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ để có điều chỉnh cho phù hợp ./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh (bc);

- Lưu: VP;CCVC.



GIÁM ĐỐC

Đã ký

Nguyễn Văn Sơn

Tên cơ quan, đơn vị……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: /KH- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





KẾ HOẠCH

TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP NĂM …….




I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh;

Căn cứ Công văn số 721/SNV-CCVC ngày 13/7/2012 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về tuyển dụng viên chức theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh;

Căn cứ Quyết định giao chỉ tiêu biên chế.....................

2. Căn cứ thực tiễn:

Đề nghị của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập...có nhu cầu tuyển dụng viên chức và....

II. Nội dung kế hoạch

1. Chỉ tiêu, hình thức tuyển dụng: chỉ tiêu (cụ thể từng đơn vị có biểu phụ lục số 1 đính kèm); trong đó tuyển dụng bằng hình thức:

- Thi tuyển: chỉ tiêu;

- Xét tuyển: chỉ tiêu;

- Xét tuyển đặc cách: chỉ tiêu;

2. Vị trí việc làm cần tuyển dụng: vị trí;

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đăng ký dự tuyển: Có biểu phụ lục số 2 đính kèm.

3. Nội dung tuyển dụng

- Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển theo từng hình thức tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển đặc cách);

- Hồ sơ đăng ký dự tuyển;

- Quy định đăng ký nguyện vọng dự tuyển

- Lệ phí đăng ký dự tuyển;

- Thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ;

- Nội dung kiến thức ôn tập liên quan đến môn thi hoặc nội dung phỏng vấn, thực hành đối với người dự tuyển;

- Cách tính điểm;

- Xác định người trúng tuyển;

4. Thời gian, các bước tiến hành tuyển dụng: thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ;

- Tổ chức tuyển dụng;

- Thông báo kết quả tuyển dụng;

5. Hợp đồng làm việc;

6. Phân công và tổ chức thực hiện



THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Tên cơ quan, đơn vị……… Phụ lục 1

TỔNG HỢP

SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM …….

(Kèm theo Kế hoạch tuyển dụng viên chức số /KH- ngày / /



của................................................................





T

T

Tên đơn vị trực thuộc

Số lượng người làm việc được giao năm….

Số lượng người làm việc hiện có đến……

Số lượng người làm việc còn chưa tuyển dụng

Đăng ký
tuyển dụng


Hình thức tuyển dụng

Ghi
chú


Thi tuyển

Xét tuyển

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày….. tháng ….năm…..

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Tên cơ quan, đơn vị……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: /KH- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP NĂM ....

Từ hạng..... lên hạng.....




I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ, Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ, ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh;

Căn cứ hướng dẫn của Sở Nội vụ tại Công văn...;

2. Căn cứ thực tiễn:

Đề nghị của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập...có nhu cầu thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và....

II. Nội dung kế hoạch

1. Báo cáo thực trạng về số lượng, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức hiện có và đề nghị số lượng, chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp của từng hạng viên chức năm... (báo cáo theo Mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ);

2. Mục đích yêu cầu:

3. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

a) Đối tượng dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

b) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

4. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

5. Chỉ tiêu và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển:

a) Chỉ tiêu

b) Danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (báo cáo theo Mẫu số 3, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ)

6. Nội dung thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

a) Hình thức (thi tuyển hoặc xét tuyển);

b) Nội dung thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

- Môn thi hoặc xét;

- Điều kiện miễn một số môn thi

- Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển



III. Tổ chức thực hiện:

- Phân công trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức;

- Phân công ôn tập các nội dung kiến thức liên quan đến môn thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

- Thời gian tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

- Lệ phí đăng ký dự tuyển;
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Tên cơ quan, đơn vị……… Phụ lục 2
TỔNG HỢP VỊ TRÍ VIỆC LÀM, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM..............

(Kèm theo Kế hoạch tuyển dụng viên chức số /KH- ngày / /

của................................................................




Mã số
dự tuyển


Hạng chức danh
nghề nghiệp, Mã số ngạch viên chức


Chỉ tiêu
tuyển dụng


Vị trí việc làm

Trình độ CMNV, năng lực theo yêu cầu

Ghi
chú


Trình độ CM,
ngành hoặc chuyên ngành đào tạo


Tin
học


Ngoại
ngữ


Điều kiện
khác


T.1

Lưu trữ viên, hạng III, 02.014

1

Viên chức phụ trách công tác Lưu trữ, chỉnh lý tài liệu tại Phòng nghiệp vụ, Chi cục Văn Thư Lưu trữ, Sở Nội vụ

Đại học, ngành
Lưu trữ học

B

Anh B

 

 

X.1

Giáo viên trung học,
hạng III, 15113

1

Giáo viên dạy Toán, Trường THCS Đồng Phú, TP Đồng Hới

Đại học Sư phạm Toán

B

Anh B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày….. tháng ….năm…..



Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)



Каталог: 3cms -> upload -> snv -> File -> He%20thong%20van%20ban -> Van%20ban%20dia%20phuong
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
Van%20ban%20dia%20phuong -> SỞ NỘi vụ Số: 1334 /snv-ccvc v/v Hướng dẫn tuyển chọn lao động theo chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> TỈnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 145.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương