SỐ 4-2009 phần tin trong nưỚC



tải về 177.28 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích177.28 Kb.
#23602
  1   2   3
TRANG TIN: DIỄN BIẾN VÀ BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

SỐ 4-2009

  1. PHẦN TIN TRONG NƯỚC

  1. Tổng hợp tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2009

1. Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm

    1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Sản xuất công nghiệp: Tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng của tháng trước và là tháng thứ tư tăng liên tiếp. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2008 (tháng 4 tăng 5,4%). Lũy kế 5 tháng đầu năm 2009 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm đáng chú ý là khu vực công nghiệp quốc doanh - với vị thế kinh tế Nhà nước, luôn được hưởng nhiều ưu đãi nhất cũng như tiếp cận các chính sách kích cầu dễ dàng nhất - đang chứng tỏ hiệu quả kém nhất1. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng 3,7%.

Nguyên nhân chính là do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, khiến các ngành công nghiệp đều rơi vào cảnh đầu ra bị thu hẹp, tiêu thụ chậm, tồn kho dồn cục. Với những khó khăn hiện tại để đạt được mục tiêu tăng trưởng 10% giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2009, nền sản xuất sẽ phải phấn đấu ở mức rất cao.



Sản xuất nông nghiệp: Phát triển ổn định do thời tiết thuận lợi, tình hình sâu và dịch bệnh được kiểm soát. Riêng ngành khai thác thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2008.

Thương mại và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (theo giá thực tế) tăng 1,6% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2009, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá/dịch vụ 5 tháng tăng khoảng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng tương đối khá so với các năm trước. Riêng dịch vụ du lịch vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

    1. Lạm phát và các dấu hiệu tái lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,44% so với tháng 4, nâng tổng mức tăng CPI của 5 tháng đầu năm 2009 lên 2,12% và tăng gần 11,59% so với cùng kỳ năm 2008. CPI liên tục duy trì mức tăng nhẹ từ đầu năm đến nay đã phản ánh sức cầu hồi phục nhẹ sau khoảng thời gian tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm 2008, điều này tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế và nỗi lo về khả năng xảy ra tình trạng "thiểu phát" của nền kinh tế đã được lắng dịu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tái lạm phát trong thời gian tới. Nguyên nhân sâu xa xảy ra lạm phát ở Việt Nam là do cơ cấu kinh tế thiếu cạnh tranh, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao, lệ thuộc rất lớn vào sự thay đổi giá cả trên thị trường thế giới... nên rủi ro về lạm phát luôn luôn rình rập khi có yếu tố xúc tác. Do đó, nếu không kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đang “bơm” vào nền kinh tế ở cả hai kênh tín dụng - ngân hàng và ngân sách, thiếu cận thận trong việc tăng giá cả các loại dịch vụ công, thiếu giải pháp hiệu quả ngăn chặn sự “lạc đường” của các nguồn vốn chảy vào đầu cơ thay vì đầu tư, thì nền kinh tế có nguy cơ tái lạm phát. Thậm chí, đã có những nhân định, nguy cơ tái lạm phát lần này còn đáng ngại hơn cả tình thế năm 2008, vì thời điểm đó dù tăng giá nhưng GDP vẫn tăng trưởng khá (6,18%).

Các nguyên nhân có thể dẫn tới việc tái lạm phát gồm:

(i) Lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ cuối năm 2008 đến nay và việc đưa ra các gói kích cầu đầu tư tiêu dùng. Tính đến nay, đã có bốn quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất (131, 443, 497, 579), trong đó gói kích cầu đầu tiên với lượng vốn 17.000 tỉ đồng, đến nay lượng vốn đã giải ngân là 291.886 tỉ đồng (tính đến 14-5).

Tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 5 tháng đẩu năm đã lên đến trên 14,91%; dự kiến cả năm lên đến trên dưới khoảng dưới 30%2, cao gấp khoảng 6 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế - một con số khá cao so với các nước trong khu vực (thường trên dưới 2,3 lần). Tổng giá trị các gói kích cầu lên đến 143.000 tỉ đồng, tương đương với 8 tỉ đô la Mỹ. Tỷ lệ giá trị kích cầu so với GDP gần 10% (Mỹ 4,8%, Trung Quốc 4,4%, Đức 3,4%, Nhật Bản 2,2%, Pháp 1,3%...).



Tốc độ đưa tiền ra lưu thông đang tiếp tục được đẩy mạnh, tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế trong tháng 5/2009 tăng 4,1% so với tháng 4/2009, Xu thế này đang tiếp tục trong tháng 5 nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Chắc chắn rằng sau một quí nữa, khối lượng phương tiện thanh toán gia tăng này sẽ được phản ánh qua mức tăng giá.

(ii) Việc tăng lương tối thiểu từ đầu tháng 5 đối với công chức, viên chức, tăng trợ cấp cho người nghỉ hưu và các đối tượng hưởng từ nguồn ngân sách sẽ làm tăng sức mua có khả năng thanh toán của một bộ phận dân cư3.

(iii) Giá hàng hóa nhập khẩu tăng có xu hướng tăng trở lại theo giá thế giới, cùng với sự tiềm ẩn lạm phát khi các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các nước đưa ra từ cuối năm ngoái đến nay. Các loại hàng hóa đang có xu hướng tăng là xăng dầu, sắt thép, lúa mì, bông sợi... Mặt khác, do tỷ giá VNĐ/USD năm nay cao hơn năm trước (sau bốn tháng, tỷ giá VNĐ/USD tăng 3,88%, nếu tính sau một năm, tức là bình quân bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, tăng tới 9,95%, trong khi cùng kỳ năm trước các con số tương ứng là giảm 0,7% và giảm 0,54%). Điều đó có nghĩa là giá hàng nhập khẩu đang có xu hướng tăng “kép”.

(iv) Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng có thể tăng lên khi nền kinh tế đã có dấu hiệu thoát “đáy” từ quí 2 và đi lên vào quí 3 và 4. Từng yếu tố trên sẽ tác động đến tái lạm phát và khi nó cộng hưởng nhau trong khoảng thời gian nhất định, thường là vào dịp cuối năm, thì nguy cơ tái lạm phát là không thể coi thường. Đây cũng là điều cảnh báo đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô về những liều lượng, thời gian thực hiện của các giải pháp từ nay đến cuối năm.

(v) Việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ, trong đó có giá điện, giá xăng dầu, giá nước sạch… cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên. Điều quan trọng là hệ thống phân phối, công tác quản lý thị trường giá cả còn những hạn chế bất cập, nên tình trạng “té nước theo giá”, “tát nước theo lương” thường diễn ra làm cho mặt bằng giá bị đẩy lên.

(vi) Người tiêu dùng đã bắt đầu chi tiêu cao hơn, thể hiện ở chỗ tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá đã tăng cao hơn những tháng trước và quan trọng là cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (tháng một tăng 4%, hai tháng tăng 5%, ba tháng tăng 6,6%, bốn tháng tăng 7,4%).

(vii) Các khoản tiền tiết kiệm với lãi suất lên đến trên dưới 19%/năm đã đến kỳ đáo hạn, được người gửi rút ra. Làm tăng lượng tiền trong lưu thông.

    1. Tình hình xuất nhập khẩu

Theo Số liệu của TCTK, tình hình xuất khẩu (XK) năm tháng đầu năm 2009 có tốc độ tăng trưởng âm, đây là điều chưa hề xảy ra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, XK đang có những tín hiệu phục hồi, đã có nhiều mặt hàng XK đã tăng hơn so với tháng trước. Kim ngạch XK tháng 5/2009 ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,84% so với tháng 4/2009. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XK ước đạt 22,86 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 20084. Sự sụt giảm này chủ yếu ở khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.5 Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa XK giảm sút liên tục mấy tháng qua. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa XK bình quân năm tháng đầu năm đã giảm tới 27,2% so với cùng kỳ năm 2008 làm cho kim ngạch XK chung giảm tới 8,5 tỉ đô la Mỹ. Dự báo trong những tháng tới kim ngạch XK vẫn tiếp tục đạt mức thấp.

Kim ngạch nhập khẩu (NK) tháng 5/2009 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 8,1% so với tháng trước. Lũy kế kim ngạch NK 5 tháng đầu năm 2009 ước đạt 23,98 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2008.

Thống kê kim ngạch NK hàng hoá cho thấy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá đang phục hồi đã làm cho lượng hàng tồn kho trong nước đang giảm nên phải tăng nguồn cung từ thị trường nước ngoài. Mặt khác, tình hình giá hàng hoá NK đang ở mức hấp dẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy các DN gia tăng NK các mặt hàng máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu để phục vụ sản xuất. NK các mặt hàng này có xu hướng tăng trong hai tháng gần đây, đây là tín hiệu khả quan về việc gia tăng các hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 5 ước tính mức nhập siêu là 1,5 tỉ đô la, như vậy mức nhập siêu của năm tháng là 1,128 tỉ đô la, bằng 8,3% mức nhập siêu năm tháng đầu năm 2008. Dự báo trong những tháng tới nhập siêu sẽ tiếp tục nhưng có thể sẽ không tăng đột biến.

Mặc dù các đại biểu quốc hội đã đồng tình với việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng XK còn 3% trong năm 2009, song nhiều nhà kinh tế cho rằng đây cũng là chỉ tiêu quá nặng bởi trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK chủ yếu phụ thuộc vào sự tăng giá của hàng hóa chứ không phụ thuộc nhiều vào sản lượng. Đặc biệt, khi kinh tế thế giới có những dấu hiệu hồi phục nhất định, tốc độ suy giảm sản xuất chậm lại có thể dẫn đến giá dầu thô và giá nguyên vật liệu sẽ tăng trở lại do cân đối cung - cầu trên thị trường thế giới thay đổi, thậm chí chỉ do tâm lý đầu tư và tiêu dùng có cải thiện đã có thể dẫn đến tăng giá, kéo theo giá xăng dầu, phân bón, chất dẻo, hóa chất mà nước ta nhập khẩu sẽ tăng lên. Khi đó, NK sẽ tăng ngay do yếu tố giá, nhưng Xk sẽ khó có thể tăng theo cùng nhịp độ vì giá XK không thể dễ dàng được nâng lên và khối lượng XK còn tùy thuộc vào sự hồi phục của các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật… các thị trường này đều đã bị suy giảm nặng nề do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguy cơ nhập siêu tăng và sức ép lên cán cân vãng lai và tỷ giá đồng tiền Việt Nam là khó tránh khỏi.

Để đẩy mạnh việc XK trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục chống chủ nghĩa bảo hộ, thì việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng XK có ý nghĩa sống còn. Theo đó, cần tăng cường nghiên cứu thông tin các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày da, nông – lâm, thủy sản…Chính phủ cần hỗ trợ cho những mặt hàng Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới nhằm phát huy giá trị thương hiệu.

Bên cạnh việc quan tâm đến doanh nghiệp có mặt hàng XK sử dụng nhiều lao động nhưng thiếu khả năng cạnh tranh, Chính phủ cần có cơ chế ưu tiên khuyến khích cho các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường mới để đa dạng thị trường.


    1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tình hình thu hút FDI tháng 5 vẫn trì trệ và chỉ đạt 530 triệu USD, 5 tháng đầu năm vốn FDI đạt 6,68 tỷ USD6, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm 2008.

Theo nhận định, trong bối cảnh nguồn FDI bị khan hiếm do cuộc khủng hoảng toàn cầu, để đảm bảo nguồn vốn FDI ổn định thì chính sách thu hút FDI phải đảm bảo không những hấp hẫn mà còn thực sự cạnh tranh so với các nước khác và không thể trông chờ vào việc ‘hữu xạ tự nhiên hương”, trong khi kêu gọi suông không bao giờ là đủ. Hiện nay, trong hành lang pháp lý, chính sách … đề đang có những lỗ hổng lớn tạo rào cản cho nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam. Do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách về thủ tục hành chính để giảm chi phí, thời gian cho các cách nhà đầu tư.

Về chính sách thu hút FDI trong thời gian tới cần dựa trên sự nhìn nhận nghiêm túc các vấn đề từ thực tiễn hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển của Việt Nam cũng như một số quốc gia khác trong những năm qu, đồng thời nghiên cứu thấu đáo bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Chính sách thu hút FDI cần hướng vào mục tiêu phát triển ở Việt Nam những lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Cần tập trung vào những lĩnh vực chọn lọc, không tràn lan, và kiên quyết khước từ những dự án có thể gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế về khai thác nguồn lực con người, tài nguyên, bảo vệ môi trường và vị thế trên thị trường. Khi đưa ra các lĩnh vực chọn lọc này, một mặt chúng ta cần dựa trên chiến lược cơ cấu lại nên kinh tế của mình, mặt khác cần linh hoạt sẵn sàng chớp những thời cơ mới do thị trường bên ngoài và nhà đầu tư mang lại, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và các nước đối tác chính sẽ cơ cấu lại và chuyển động mạnh sau khủng hoảng.

Cần có định hướng cụ thể trong chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch đất đai, ngành nghề như thế nào cho phù hợp và thực chất hơn. Tránh tình trạng chạy theo số lượng và chưa quan tâm đúng mức đến cơ cấu nền kinh tế như hiện nay. Ngoài ra cần làm rõ tỷ lệ những ngành nghề nước ngoài đầu tư vào nước ta như thế nào, hiệu quả tới đâu? Ưu tiên thu hút vốn FDI vòa những ngành hành còn khó khăn mà trình độ và năng lực hiện tại trong nước khó đáp ứng.

Bên cạnh đó, phải mạnh dạn xóa những điểm đen trong thu hút vốn FDI nhưn ngăn chặn sự liên kết bất chính để lũng đoạn thị trường và phòng ngừa các doanh nghiệp FDI chèn lấn các doanh nghiệp trong nước. Một môi trường kinh doanh công bằng, không phân biệt đối xử như luật pháp và các cam kết quốc tế của nước ta đỏi hỏi rất cần được hình thành thực sự, để đảm bảo có đội ngũ doanh nghiệp đủ mạnh để phục vụ công cuộc phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Về vốn ODA: Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn ODA giải ngân từ đầu năm đến nay là 720 triệu USD bằng 38% kế hoạch năm 2009. Đáng chú ý là việc chậm giải ngân diễn ra ở nhiều dự án quan trọng thuộc lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới giải ngân chậm ODA là do cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng còn nhiều bất hợp lý, năng lực của cả cơ quan chủ quản và các nhà thầu còn hạn chế, cơ chế bố trí vốn đối ứng chưa hợp lý... Theo kế hoạch năm 2009, kế hoạch giải ngân ODA là 2,5 tỉ USD.

Hộp 1: Tình hình thu hút và sử dụng ODA

Theo báo cáo của 8 bộ ngành và 48 tỉnh, thành phố, số dự án ODA đạt mức giải ngân khá từ 60% trở lên so với kế hoạch năm, chỉ chiếm có 1/5 tổng số dự án (121/556 dự án).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, 50% khối lượng giải ngân ODA là từ các dự án điện.

Các dự án trong lĩnh vực giao thông, nâng cấp đô thị, giáo dục có mức giải ngân thấp hoặc trung bình. Các dự án công nghệ thông tin có mức giải ngân kém nhất.



Nguồn: Bộ Kế hoạch – Đầu tư

2. Những khó khăn tiềm ẩn của kinh tế Việt Nam

Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2009 đã có dấu hiệu sớm được phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng bước đầu đã phát huy tác dụng, nhiều công trình, dự án quan trọng đang được tập trung đầu tư để phát triển sản xuất và giải quyết mục tiêu an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế 5 tháng đầu năm 2009 cho thấy nền kinh tế vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nổi bật là các vấn đề như:



  • Rủi ro lạm phát quay trở lại là khá cao.

  • Hiệu quả đầu tư vốn trái phiếu thấp chỉ đạt 5.390 tỷ đồng bằng 15% kế hoạch được giao. Vốn đầu tư xây dựng không những giải ngân chậm còn có nguy cơ tham nhũng cao.

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài có số dự án và vốn đầu tư tăng kỷ lục, nhưng số dự án thực hiện lại thấp.

  • Về XK vẫn tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường hàng XK chủ chốt của Việt Nam chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.

  • Về tiền tệ - tín dụng, dư nợ tín dụng gia tăng (5 tháng đầu năm tăng 15%) và xu hướng các NHTM tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền.

  • Về cán cân thanh toán, cán cân thanh toán năm 2009 vẫn còn nhiều khó khăn do suy giảm XK và đầu tư. Kim ngạch NK có xu hướng tăng nhanh hơn kim ngạch XK. Do vậy, thâm hụt thương mại dự báo sẽ gia tăng trong các tháng cuối năm.

  • Bội chi ngân sách năm 2009 tăng cao hơn so với dự toán đầu năm do thu NS giảm.

  • Khả năng huy động vốn qua trái phiếu trong nước gặp khó khăn.

  • Tình trạng lao động thiếu việc lam và thất nghiệp gia tăng gây áp lực lớn đến vấn để giải quyết việc làm và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, nhìn lại tăng trưởng của Việt Nam hiện nay chủ yếu là do tăng nguồn vốn đầu tư nhưng hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Hệ số ICOR ngày càng tăng, nếu như hệ số này năm 2007 là 5,2 thì đến năm 2008 hệ số này là 6,68. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế lại giảm từ 8,46% của năm 2007 còn 6,18 năm 2008. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao cho thấy sự kém hiệu quả trong việc đầu tư vốn kích thích tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu theo chiều rộng. Sự gia tăng của yếu tố năng suất của các nhân tố tổng hợp còn quá nhỏ. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998-2002 là 6,2% thì yếu tố năng suất tổng hợp chỉ đóng góp 1,4%; giai đoạn 2003 – 2008 tăng trưởng cao hơn cũng chỉ đạt 2,07%. Điều đó chứng tỏ chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa tăng trưởng theo chiều sâu. Sự gia tăng của chất lượng lao động, chất lượng máy móc, công nghệ, vai trò của quản lý và tổ chức chưa tương xứng trong mức tăng trưởn chung. Yếu tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế là vốn và lao động. Trong đó, vốn đầu tư toàn xã hội đã lên đến khoảng 40% GDP. Rõ ràng nguồn vốn dành cho đầu tư ngày càng lớn nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có chiều hướng giảm thấp trong những năm gần đây.



II. Các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế

Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh vào nền kinh tế nước ta dẫn đến sản xuất công nghiệp khó khăn; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp cả trong và ngoài nước; nhiều nhà máy, xí nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc ngưng sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút, người lao động bị thiếu hoặc mất việc làm ngày càng gia tăng, nhất là ờ các thành phố lớn và các các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là thời điểm Việt Nam không nên quá nặng vào mục tiêu tăng trưởng mà nên hướng vào hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 9, các Bộ trưởng cũng đã khẳng định nâng cao năng suất và hiệu quả lao động là một trong những biện pháp quan trọng để ứng phó với khủng hoảng trung hạn và dài hạn.

Để tập trung xử lý tốt những vấn đề then chốt, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong điều hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009. Chính phủ đã trình Quốc hội các biện pháp sau:



Một là, quyết định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 là tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó ngăn chặn suy giảm kinh tế là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Hai là, quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 từ khoảng 6,5% xuống còn khoảng 5%; Điều chỉnh chỉ tiêu tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP từ 4,82% lên không quá 8%; điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 13% xuống còn 3%; điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng từ dưới 15% xuống còn dưới 10%, Chính phủ sẽ bám sát tình hình để điều hành và bố trí giảm dần trong các năm tiếp theo.

Ba là, cho phép điều chỉnh bổ sung mức phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 20.000 tỷ đồng; sửa đổi bổ sung một số chính sách về thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu và một số chính sách quan trọng khác.

Bốn là, trên cơ sở các chi tiêu và chính sách cơ bản đã được điều chỉnh, đề nghị quốc hội uỷ quyền và giao trách nhiềm cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chính phủ chủ động, linh hoạt trong điều hành các chính sách, giải pháp thực hiện kế hoạch và ngân sách giữa hai kỳ họp quốc hội, phấn đầu đạt kết quả cao nhất.

    1. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả gói kích cầu, giảm thiểu rủi ro về tái lạm phát

Theo nhận định, gói kích cầu sẽ phản tác dụng nếu chi tiêu không hiệu quả và rất dễ gây ra lạm phát. Tính chất của gói kích cầu là không phải chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà trong đó Chính phủ đã mở rộng ra giải quyết cho vấn đề dài hạn. Trước đây chỉ hỗ trợ cho vay vốn lưu động thì sau đó mở ra cho vay cả những dự án đầu tư. Chính những dự án đầu tư là cơ hội, điều kiện cho các doanh nghiệp tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong thời gian dài hạn. Tầm nhìn của Chính phủ đã vượt xa hơn việc khôi phục, duy trì tăng trưởng kinh tế mà đã tính đến một phương án dài hơi hơn là cơ cấu lại nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó cần thực hiện tốt một số công việc sau:

Một là, gói kích cầu cần được công bố tường minh và đầy đủ như một chỉnh thể, có phân biệt rõ giữa các biện pháp kích thích và các dự án đầu tư đã được quyết định từ trước để doanh nghiệp biết có bao nhiêu biện pháp kích thích, địa chỉ của cơ quan chịu trách nhiệm là ở đâu.

Cần lưu ý rằng, ở các nước điều kiện để nhận được vốn kích cầu rất khắt khe và đồng thời được công bố công khai tạo điều kiện cho việc giám sát thực thi của Nhà nước và công luận. Ở nước ta vấn đề này tuy đã được Chính phủ quan tâm nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu kể cả hai vế: một là tính chặt chẽ, nghiêm khắc của các điều kiện; hai là mức độ công khai về thông tin.

Vì thế khả năng kích cầu có thể chệch mục đích, bị lạm dụng, lợi dụng, móc ngoặc để hưởng lợi ở các chủ thể cung cấp và thụ hưởng vốn kích cầu này rất lớn.

Hai là, đầu tư công của Nhà nước nên hướng tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng - nếu đầu tư vào lĩnh vực này hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng, lập lại được cân đối vĩ mô và có thể kiểm soát được lạm phát - nhất là cơ sở hạ tầng ở nông thôn vốn bị bỏ quên lâu nay; và đầu tư vào khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, chất lượng nguồn nhân lực. Những lĩnh vực đầu tư này không những làm tăng cầu của Chính phủ mà còn có tác dụng dài hạn trong việc tạo ra một lượng vốn con người, vốn công nghệ cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. Trong đầu tư không chỉ quan tâm tới số lượng đầu tư theo nghĩa làm sao giải ngân thật nhanh, chi tiêu thật mạnh mà cần quan tâm tới chất lượng đầu tư.

Ba là, bên cạnh nông dân, cũng cần có các chương trình hỗ trợ cho người thu nhập thấp và trung bình và chịu thiệt hại nhiều bởi khủng hoảng để tăng tiêu dùng xã hội, tức kích cầu tiêu dùng. Có một số nhóm đối tượng có thể xác định được khá dễ dàng như các công nhân mất việc làm ở thành phố, nhân công ở các làng nghề xuất khẩu... Sớm triển khai rộng rãi chương trình bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội ở nông thôn.

Bốn là, xác định và giám sát chặt chẽ hiện tượng “đảo nợ” (hay vốn từ các khoản vay đổ vào thị trường chứng khoán) của các đối tượng ưu đãi trong gói kích cầu. Những thông tin xung quanh các khoản cho vay không được công bố rộng rãi khiến cho người ta không thể đánh giá được chính xác mức độ đảo nợ hay hiệu quả của kích cầu bằng cho vay hỗ trợ lãi suất.

Năm là, các gói kích thích kinh tế phải bảo đảm nguyên tắc ngắn hạn và cần phải định khung thời gian cho các hạng mục chi trong gói kích thích kinh tế trên cơ sở phân tích dự báo khả năng phục hồi của nền kinh tế và đánh giá tiến độ giải ngân của các hạng mục chi này. Tiền đầu tư cũng như tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp phải được giải phóng nhanh nhất để kịp thời giúp các đối tượng này tháo gỡ khó khăn. Mặt khác, do số tiền cung ứng đưa vào lưu thông rất lớn, nếu triển khai chậm và không có giới hạn về thời gian thì khi kinh tế phục hồi sẽ là một tiềm ẩn gây lạm phát cao.

Bảy là, Chính phủ cần phải có một cuộc điều tra cụ thể về số lượng người mất việc làm trong thời gian vừa qua để có chính sách cụ thể giải quyết việc làm cho họ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đánh giá nghiêm túc hiệu quả của các chính sách kích cầu đã được tiến hành cho tới nay nhằm đưa ra những điều chỉnh khắc phục những tồn tại, yếu kém...để gói kích cầu mang lại hiệu quả cao nhất trong việc khắc phục suy giảm kinh tế và ổn định anh sinh xã hội.



Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005

tải về 177.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương