Số: /2015/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 59.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích59.85 Kb.
#24239

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ



------------------

Số: /2015/QĐ-TTg



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



-----------------------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2015


DỰ THẢO tháng 0608/20153

 

QUYẾT ĐỊNH



VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 296 tháng 11 năm 20052014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 18 tháng 11 6 năm 20032014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

2. Quyết định này chỉ áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng năng lượng mặt trời, theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng (PV).

3. Đối tượng áp dụng của Quyết định này gồm các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động điện lực có liên quan đến phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.



Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền (đối với các dự án nối lưới).

2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời. Đối với các dự án điện mặt trời lắp trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 01 500 MkW không cần có giấy phép hoạt động điện lực.

3. Dự án điện mặt trời là dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời.

43. Dự án điện mặt trời nối lưới là dự án nhà máy điện mặt trời được xây dựng đấu nối vào lưới điện quốc gia.và bán điện cho Bên mua điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

54. Dự án điện mặt trời trên mái nhà là dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời với các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái tòa nhà hoặc xung quanh tòa nhà và đấu nối trực tiếp vào lưới điện phân phối.

65. Dự án điện mặt trời trên các đảo là dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời được xây dựng trên các đảo chưa có lưới điện quốc gia hay một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

76. Dự án điện mặt trời không nối lưới là dự án nhà máy điện mặt trời xây dựng để cung cấp toàn bộ điện năng cho các hộ sử dụng trong khu vực, không đấu nối với lưới điện quốc gia.

87. Net-metering là một hệ thống sản xuất điện nối lưới gồm các tấm pin mặt trời (module), hệ thống biến tầnbộ biến đổi điện một chiều sang xoay chiều và đồng hồ công tơ xác định lượng điện theo hai chiều phát lên lưới và nhận điện từ lưới về (gọi là hệ thống công tơ hai chiều) và chỉ phải trả tiền điện dựa trên sự chênh lệch giữa sản lượng điện nhận từ lưới và cấp lên lưới.

98. Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện đối với dự án điện mặt trời nối lưới và tại vị trí lắp đặt hệ thống công tơ hai chiều đối với các dự án điện mặt trời lắp trên mái nhà .

109. Điểm giao nhận điện là điểm đặt thiết bị đo đếm được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện để xác định sản lượng điện bán ra của Bên bán điện.

1110. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời nối lưới là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành làm cơ sở cho việc áp dụng trong giao dịch mua bán điện được sản xuất từ dự án điện mặt trời nối lưới giữa Bên bán điện và Bên mua điện.

1211. Hạng mục chính của dự án nhà máy điện mặt trời bao gồm tấm pin mặt trời, giá đỡ, bộ biến đổi điện một chiều sang xoay chiềubộ chuyển đổi điện, máy biến thế tăng áp và nhà điều khiển.



Chương II.

QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI
Điều 3. Quy hoạch phát triển điện mặt trời

1. Quy hoạch phát triển điện mặt trời chỉ áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới, bao gồm quy hoạch điện mặt trời quốc gia, quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh. Quy hoạch phát triển điện mặt trời làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển và sử dụng nguồn điện mặt trời, được điều chỉnh phù hợp với các nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời trong từng thời kỳ.

2. Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh được lập một lần cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Từ các giai đoạn quy hoạch sau, quy hoạch phát triển điện mặt trời được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Điều 4. Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời

1. Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện mặt trời đã được phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

3. Việc công bố và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.



Điều 5. Kinh phí cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố Quy hoạch phát triển điện mặt trời

1. Ngân sách nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện mặt trời.

2. Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác lập và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện mặt trời.

Điều 6. Đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nối lưới

1. Việc đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện mặt trời và quy hoạch phát triển điện lực các cấp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.

Điều 7. Đấu nối dự án điện mặt trời vào hệ thống điện, điều độ vận hành nhà máy điện mặt trời

1. Việc đấu nối dự án điện mặt trời vào lưới điện quốc gia phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt. Điểm đấu nối do Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận trên nguyên tắc Bên bán điện chịu trách nhiệm đầu tư đường dây tải điện tới điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia gần nhất hiện có theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Trường hợp điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực, chủ đầu tư cần thoả thuận điểm đấu nối với đơn vị phân phối hoặc đơn vị truyền tải điện làm cơ sở thực hiện bổ sung quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh theo quy định hiện hành. Trường hợp không thỏa thuận được điểm đấu nối, Bên bán điện có trách nhiệm trình Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

2. Chủ đầu tư dự án điện mặt trời chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành, bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của Bên bán điện đến điểm đấu nối theo thỏa thuận đấu nối với Bên mua điện.

3. Tùy theo cấp điện áp đấu nối, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư đường dây tải điện từ điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia theo quy hoạch phát triển điện lực được duyệt và ký thỏa thuận đấu nối với chủ đầu tư các dự án điện mặt trời.

4. Sau khi hoàn thành đầu tư và nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại, Đơn vị điều độ hệ thống điện và vận hành thị trường điện chịu trách nhiệm huy động nhà máy điện mặt trời theo nguyên tắcđược ưu tiên khai thác toàn bộ công suất và điện năng phát phù hợp với khả năng cung cấp năng lượng mặt trời của khu vực nhà máy.

Điều 8. Điều kiện khởi công xây dựng dự án điện mặt trời

Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công xây dựng dự án điện mặt trời, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, còn phải có: Giấy chứng nhận đầu tư, văn bản chấp thuận mua điện của Bên mua điện; thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện (đối với dự án điện mặt trời nối lưới); ý kiến về thiết kế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.



Điều 98. Chấm dứt thực hiện dự án

Trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Chủ đầu tư không khởi công xây dựng hạng mục chính của công trình hoặc tối đa 24 tháng kể từ ngày cam kết vận hành trong Giấy chứng nhận đầu tư mà công trình dự án điện mặt trời không được đưa vào vận hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án cho nhà đầu tư khác thực hiện. Trừ trường hợp có lý do chính đáng và được cấp có thẩm quyền chấp nhận việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án.



Điều 10. Chế độ báo cáo thực hiện dự án

1. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã được chứng thực về Bộ Công Thương để theo dõi quản lý.

2. Trong thời gian xây dựng dự án điện mặt trời, trước ngày 15 của tháng đầu quý, Chủ đầu tư phải có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án của quý trước, kế hoạch thực hiện của quý tiếp theo. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01, Chủ đầu tư phải có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án trong năm trước, kế hoạch triển khai của năm tiếp theo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương để quản lý, tổng hợp theo dõi thực hiện và Bên mua điện để phối hợp thực hiện.

Điều 119. Đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời trên mái nhà

1. Dự án điện mặt trời trên mái nhà do các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư) thực hiện phải đảm bảo mái nhà và các kết cấu công trình của mái nhà chịu được tải trọng của các tấm pin mặt trời, các phụ kiện kèm theo và đảm bảo các quy định về an toàn điện.

2. Thiết bị điện và chất lượng điện từ đầu ra của hệ thống công tơ hai chiều phải đảm bảo tiêu chuẩn của Việt Nam về chất lượng điện như: điện áp, tần số và độ nhấp nháy…theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Công tơ hai chiều do bên đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà lắp đặt, công tơ phải được các cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm định và cấp giấy chứng nhận phù hợp với các quy định Việt Nam về đo đếm để làm cơ sở xác định điện năng phát ra và tiêu thụ phục vụ cho việc thanh toán tiền điện giữa bên mua và bên bán.

4. Điểm đấu nối dự án điện mặt trời trên mái nhà do đơn vị quản lý điện lực địa phương và tổ chức, cá nhân thực hiện dự án thoả thuận.

5. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm đầu tư theo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng công trình và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời.

6. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng sản xuất từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà và thanh toán tiền điện cho bên bán theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Quyết định này.

Chương III.

CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Điều 1210. Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới

1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống công tơ hai chiều thuộc địa bàn do mình quản lý.

2. Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới do Bộ Công Thương ban hành. Đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà sẽ thực hiện mua bán theo Điều 15 của Quyết định này.

3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi chủ đầu tư dự án điện mặt trời có văn bản đề nghị bán điện, Bên mua điện phải tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện theo quy định. Đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà khi tổ chức, cá nhân (hộ dân) có nhu cầu đấu nối vào lưới điện của EVN và có văn bản đề nghị bán điện thì trong thời hạn 02 tuần làm việc bên mua điện phải tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện hoặc các hộ dân.

4. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện cho các dự án điện mặt trời là hai mươi (20) năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau 20 năm, hai Bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 1311. Ưu đãi về vốn đầu tư và thuế

1. Huy động vốn đầu tư:

a) Nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Các dự án điện mặt trời được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2. Thuế nhập khẩu: Dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.



Điều 1412. Ưu đãi về đất đai

1. Các dự án điện mặt trời và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

2. Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

Điều 1513. Giá bán điện của các dự án điện mặt trời nối lưới

1. Đối với các dự án điện mặt trời

Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện mặt trời với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.800 đồng và 3.500 đồng 11,2 cents. (tương đương với giá trần trung bình cao nhất và thấp nhất 1.800 đồng và 3.500 đồng tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Giá điện này chỉ áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% và quy mô công suất không quá 100 MW.

2. Đối với các dự án điện mặt trời lắp trên mái nhà:

Các dự án điện mặt trời lắp trên mái nhà có lắp đặt hệ thống công tơ hai chiều thì sản lượng điện phát và tiêu thụ trong chu kỳ xác nhận đo đếm công tơ giữa hai bên được xác định trên nguyên tắc bù trừ năng lượng giữa lượng điện phát và tiêu thụ như sau:

Khi lượng điện phát nhiều hơn tiêu thụ thì lượng điện dư sẽ được đơn vị mua điện tại điểm giao nhận là 3150 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 15 UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD ;

Khi lượng điện phát ra nhỏ hơn lượng điện tiêu thụ thì giá điện nhận từ lưới về phải trả theo giá điện bậc thang sinh hoạt mà đơn vị bán điện thực hiện.

Giá điện này áp dụng cho tất cả các dự án điện mặt trời trên mái nhà đã và đang thoả thuận với EVN để được đấu nối vào lưới điện và giá điện này cũng được áp dụng cho các dự án điện đã đấu nối vào lưới điện của EVN và có hợp đồng với EVN giá bán điện bằng không đồng.

3. Các dự án điện mặt trời áp dụng giá bán điện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được áp dụng cơ chế trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.

4. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Bộ Công Thương theo dõi, đề xuất điều chỉnh mức giá mua điện quy định tại Khoản 1,2 Điều này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 1614. Ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án điện mặt trời không nối lưới

1. Dự án điện mặt trời không nối lưới được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Điều 1311, Điều 14 12 Quyết định này.

2. Chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được trích từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Chương IV.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 1715. Trách nhiệm của các Bộ, địa phương đối với dự án điện mặt trời

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm

a) Hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời.

b) Có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.

c) Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời nối lưới.

d) Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện mặt trời.

2. Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời không nối lưới từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam phù hợp với quy định hiện hành

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư và phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn.

b) Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện mặt trời tại địa phương theo thẩm quyền.

c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Dự án điện mặt trời không nối lưới, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng cơ chế ưu đãi theo Điều 1311, 14 13 của Quyết định này và chịu trách nhiệm quản lý giám sát, bảo đảm đầu tư hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời tại địa phương.



Điều 1816. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2015.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức liên quan đến hoạt động phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).KN.

THỦ TƯỚNG



Nguyễn Tấn Dũng








Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 59.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương