Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 65.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích65.99 Kb.
#9766

CHÍNH PHỦ

__________

Số: /2013/NĐ-CP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________


Hà Nội, ngày tháng năm 2015



DỰ THẢO 2

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

____________________________________

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

Căn cứ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

1. Bổ sung Khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG).”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển nhượng Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp khác; Xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học; xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước mà không có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 không có Giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

2. Bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 18 như sau:

“a)  Phát triển, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, kinh doanh, sở hữu, tàng trữ, sử dụng các hóa chất độc và tiền chất của chúng, các hóa chất Bảng 1 không được phép;”

3. Bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 18 như sau:

“a) Không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1; không thông báo, không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế số lượng, loại hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu; thông báo, khai báo hóa chất Bảng 1 không đúng thời hạn quy định;”

4. Sửa đổi Điều 19 như sau:

Điều 19. Vi phạm quy định về Giấy phép sản xuất phân bón và điều kiện sản xuất, gia công phân bón

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép sản xuất phân bón.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức hoặc thông qua đơn vị có chức năng huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;

b) Không có người có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học trong đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón;

c) Không có nội quy, hệ thống báo hiệu phù hợp hoặc biển cảnh báo an toàn với sản phẩm phân bón được sản xuất, nguyên liệu để sản xuất phân bón; phân bón xếp sát trần kho không có khẽ hở, thông gió, thoát ẩm; phân bón không được xếp trên bục hoặc trên giá đỡ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất phân bón;

b) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm phân bón;

c) Không lưu mẫu sản phẩm phân bón xuất xưởng (trừ các mẫu nguyên liệu là khí tự nhiên, khí đồng hành);

d) Không có kế hoạch định kỳ để thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị sản xuất, gia công phân bón;

đ) Không có lịch bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ máy móc, thiết bị sản xuất, gia công phân bón;

e) Không có tài liệu, chứng từ chứng minh nguồn gốc của máy móc thiết bị để sản xuất, gia công phân bón.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện sản xuất phân bón trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép;

b) Không đáp ứng được công suất tối thiểu đối với từng loại phân bón;

c) Không có kho chứa nguyên liệu, kho chứa sản phẩm trong quá trình sản xuất, gia công phân bón;

d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện sản xuất phân bón trong quá trình sản xuất, kể từ ngày được cấp Giấy phép;

đ) Sản xuất không đúng loại phân bón được ghi trong Giấy phép;

e) Tiếp tục sản xuất phân bón khi cơ quan có thẩm quyền đã đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có phòng thử nghiệm đã được chỉ định hoặc không có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định để đánh giá chất lượng phân bón.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a, c, d, đ Khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi Giấy phép đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

9. Sửa đổi Điều 20, Điều 22 gộp thành Điều 20 như sau:

Điều 20. Vi phạm quy định về chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường

1. Áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2013/NĐ-CP) đối với sản phẩm phân bón có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn.

2. Áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP đối với sản phẩm phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 18 và Khoản 7 Điều 19 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.

4. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh phân bón giả.”

10. Sửa đổi Điều 21 như sau:

Điều 21. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về địa điểm kinh doanh phân bón:

a) Không có biển hiệu, không có bảng giá bán công khai từng loại phân bón được niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc tại cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh phân bón;

b) Để lẫn phân bón bày bán với các loại hàng hóa khác, để nơi ẩm thấp hoặc nơi có nước ảnh hưởng đến chất lượng phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về chứa đựng, lưu giữ phân bón:

a) Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phân bón tại cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bị rách, thủng, rò, rỉ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;

b) Không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón đối với các cửa hàng hoặc địa điểm bán lẻ phân bón;

c) Không có nội quy, hệ thống báo hiệu phù hợp hoặc biển cảnh báo an toàn với sản phẩm phân bón tại kho chứa; phân bón xếp sát trần kho không có khẽ hở, thông gió, thoát ẩm; phân bón không được xếp trên bục hoặc trên giá đỡ;

d) Kho chứa phân bón không có mái che hoặc kho chứa phân bón bị dột, sàn kho chứa có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn;

đ) Không có kho chứa hoặc hợp đồng thuê kho chứa phân bón trong thời gian kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 02 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc thu hồi phân bón hoặc buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy phân bón đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.”

11. Sửa đổi Điều 23 như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm về Giấy phép nhập khẩu phân bón:

a) Cho nhập khẩu phân bón mà không có Giấy phép đối với một trong các trường hợp nhập khẩu phân bón: Để khảo nghiệm; chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu; phân bón tham dự hội chợ, triển lãm; phục vụ nghiên cứu khoa học;

b) Nhập khẩu phân bón mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc không làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép để nhập khẩu.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi Giấy phép đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

12. Sửa Điều 24 như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón:

a) Không hoặc chưa có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;

b) Không áp dụng phương pháp lấy mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

13. Sửa Điều 25, Điều 26 để gộp thành Điều 25 như sau:

Điều 25. Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về đề cương khảo nghiệm phân bón, lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón:

a) Không gửi đề cương khảo nghiệm phân bón đã được phê duyệt cho địa phương nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón;

b) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp kết quả khảo nghiệm phân bón sai;

b) Không thực hiện khảo nghiệm phân bón nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm hoặc quyết định việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về điều kiện để được thực hiện khảo nghiệm phân bón:

a) Không đáp ứng yêu cầu về nhân lực vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón;

b) Không có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón hoặc nghiên cứu phân bón theo quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón;

c) Không có Giấy phép sản xuất phân bón đối với cơ sở sản xuất phân bón; không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm phân bón từ 01 đến 02 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.”

14. Sửa Điều 27 như sau:

Điều 27. Vi phạm quy định về đặt tên phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tên phân bón vi phạm đạo đức xã hội; tên phân bón gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi sản phẩm phân bón đã lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

15. Bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 40 như sau:

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác

3. Lực lượng Quản lý thị trường

Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”



Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2015.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các Tập đoàn: TKV, Dầu khí, Hóa chất.

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng

TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;



- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> PHẦn mở ĐẦU
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 65.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương