Số: 1648/QĐ-hvnh-sđH



tải về 411.46 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích411.46 Kb.
#9933
  1   2   3   4


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

************

Số: 1648/QĐ-HVNH-SĐH


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******************

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành quy định đào tạo trình độ thạc sĩ

----------------------------------------

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Căn cứ Quyết định số 30/1998/TTg ngày 9/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ V/v thành lập Học viện Ngân hàng;

Căn cứ Quyết định số 327/QĐ-NHNN ngày 26/02/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức, cơ cấu của Học viện Ngân hàng”;

Căn cứ Quyết định số 179/QĐ-BGD và ĐT ngày 19/1/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

Xét đề nghị trưởng khoa Sau đại học,

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1: Ban hành quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viên Ngân hàng (Có nội dung kèm theo).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điu 3: Các ông (bà) Trưởng khoa Sau đại học, Trưởng các đơn vị có liên quan và các cá nhân tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

- Bộ GD&ĐT (báo cáo)

- NHNN Việt Nam (báo cáo)

- Như điều 3

- Lưu VP Khoa SĐH


GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

PGS.TS. Tô Ngọc Hưng


Quy định Đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1648/QĐ- HVNH- SĐH ngày 05/12/2014

của Giám đốc Học viện Ngân hàng)



Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối t­ượng áp dụng

1. Quy định này quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngân hàng theo Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, bao gồm: Tuyển sinh, ch­ương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo, giảng viên, học viên; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Ngân hàng.

3. Quy định này không áp dụng đối với chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết của Học viện Ngân hàng với cơ sở đào tạo nước ngoài, do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng.



Điều 2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.



Điều 3. Hình thức, ngôn ngữ và thời gian đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.

2. Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt. Việc đào tạo thạc sĩ bằng ngôn ngữ nước ngoài do Giám đốc quyết định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ theo các chuyên ngành của Học viện Ngân hàng là 2 năm.

Học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn nhưng không ngắn hơn 18 tháng; có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá 48 tháng.

Ch­ương II

TUYỂN SINH

Điều 4. Phương thức tuyển sinh, số lần tuyển sinh và địa điểm tổ chức tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm:

a) Thi tuyển đối với người Việt Nam;

b) Xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam.

2. Việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức tối đa 2 lần mỗi năm. Giám đốc Học viện căn cứ vào nhu cầu học tập, tình hình thực tiễn của cơ sở để xác định số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh năm sau và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 12 hàng năm theo Phụ lục I quy định tại Khoản 2, Điều 4 quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT).

3. Địa điểm tổ chức thi tuyển sinh là trụ sở của Học viện Ngân hàng ghi trong hồ sơ đăng ký mở ngành và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận các điều kiện thực tế đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định trước khi cho phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.

Việc tổ chức thi tuyển sinh ngoài địa điểm trên chỉ thực hiện khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

4. Các quy định của Học viện Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Học viện) về phương thức tuyển sinh, số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh trong năm và địa điểm tổ chức tuyển sinh phải được đăng trên trang thông tin điện tử (website) của Học viện tại địa chỉ http://www.hvnh.edu.vn.



Điều 5. Các môn thi tuyển sinh

1. Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi: Môn ngoại ngữ, môn cơ bản và môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, cụ thể như sau:

a) Môn ngoại ngữ: Ngôn ngữ Anh;

Trình độ ngôn ngữ Anh của người dự tuyển đối với các chuyên ngành được xác định căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và yêu cầu về trình độ ngôn ngữ Anh của học viên trước khi bảo vệ luận văn được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 quy định này;

b) Môn cơ bản: Toán kinh tế;

c) Môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo gồm:

Môn kiến thức chung về Tài chính- Ngân hàng: Áp dụng đối với thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng.;

Môn kiến thức chung về Kế toán: Áp dụng đối với thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kế toán.

2. Các môn thi tuyển sinh, phương thức kiểm tra năng lực thí sinh quy định tại Khoản 1 Điều này phải được xác định trong đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, được đưa vào bản quy định chi tiết các nội dung quy định này của Học viện.

Việc thay đổi môn thi tuyển sinh hoặc phương thức kiểm tra năng lực thí sinh do Giám đốc Học viện quyết định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo và phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thông báo tuyển sinh.

3. Thí sinh có năng lực ngôn ngữ Anh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh;

d) Có chứng chỉ trình độ ngôn ngữ Anh tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 (sau đây gọi tắt là Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương theo phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT.

Chứng chỉ còn trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

Giám đốc Học viện Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Giám đốc Học viện) phải tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngôn ngữ Anh trước khi công nhận tương đương theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT.

Điều 6. Ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi

1. Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

a) Ngành đúng và ngành phù hợp của chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, bao gồm chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng; Chuyên ngành Bảo hiểm;

b) Ngành đúng và ngành phù hợp của ngành, chuyên ngành Kế toán, bao gồm chuyên ngành Kế toán; Chuyên ngành Kiểm toán.

2. Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp III (trừ trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 Điều này) hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

a) Ngành gần của ngành, chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng bao gồm: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán;

b) Ngành gần của chuyên ngành Kế toán bao gồm: Chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, chuyên ngành Bảo hiểm, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý.

3. Danh mục ngành gần được dự thi tuyển sinh vào từng ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và danh mục ngành khác được dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý (nếu có) do Giám đốc Học viện xác định trong hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo ngành, chuyên ngành trình độ thạc sĩ.

Việc thay đổi danh mục này do Giám đốc Học viện quyết định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh.

4. Các trường hợp đặc biệt khác với Khoản 1, Khoản 2 Điều này do trưởng khoa Sau đại học trình Giám đốc Học viện quyết định trên cơ sở đề xuất của trưởng khoa chuyên môn.



Điều 7. Học bổ sung kiến thức

1. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 6 quy định này phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. Học viên phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học của Học viện.

2. Trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn phụ trách ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, trưởng khoa Sau đại học trình Giám đốc Học viện quyết định:

a) Việc học bổ sung kiến thức đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng đã tốt nghiệp cách nhiều năm hoặc bằng do cơ sở đào tạo khác cấp;

b) Nội dung kiến thức cần học bổ sung cho người đăng ký dự thi theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản này;

c) Tổ chức việc học bổ sung, công khai quy định về học bổ sung trên website của Học viện theo địa chỉ gs.hvnh.edu.vn. Tên học phần và thời lượng các học phần bổ sung cho từng đối tượng được quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo quyết định số 1648/QĐ- HVNH- SĐH ngày 05/12/2014 của Giám đốc Học viện Ngân hàng “Về việc ban hành quy định đào tạo trình độ thạc sĩ” (sau đây gọi tắt là quyết định số 1648/QĐ- HVNH- SĐH).



Điều 8. Đối tượng và điều kiện dự thi

1. Về văn bằng

a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 quy định này;

b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 6 quy định này và đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 quy định này;

c) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;

2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi được thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Đối tượng có bằng đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tối thiểu 01 năm trước khi đăng ký dự thi.

3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4. Có đủ sức khoẻ để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9 của quy định này, Giám đốc Học viện xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo.

5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

Điều 9. Đối tượng và chính sách ­ưu tiên

1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;

e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn Ngôn ngữ Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi môn ngoại ngữ Anh theo quy định của Quy định này và cộng một điểm (thang điểm 10) môn cơ bản quy định tại Điểm a, b Khoản 1, Điều 5 Quy định này.



Điều 10. Thông báo tuyển sinh

1. Chậm nhất ba tháng trước ngày thi tuyển sinh, Học viện ra thông báo tuyển sinh. Thông báo tuyển sinh phải được niêm yết tại bảng tin và đăng trên website của Học viện, địa chỉ http//www.hvnh.edu.vn; thông tin trên báo và đăng trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gửi qua địa chỉ: duatin@moet.edu.vn).

2. Nội dung thông báo tuyển sinh gồm: điều kiện dự thi; danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác được dự thi theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, chuyên ngành đào tạo; các môn thi tuyển sinh, nội dung thi và dạng thức đề thi hoặc yêu cầu và thang điểm kiểm tra năng lực; môn thi được cộng điểm ưu tiên; hồ sơ đăng ký dự thi; địa điểm, thời gian nhận hồ sơ, lịch thi tuyển; thời điểm công bố kết quả tuyển sinh; khai giảng khóa học và thời gian đào tạo; các thông tin cần thiết khác đối với thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh.

Điều 11. Đăng ký dự thi, gửi giấy báo thi

1. Hồ sơ, nộp hồ sơ và xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi

a) Hồ sơ đăng ký dự thi do Học viện phát hành gồm: Túi đựng hồ sơ, đơn dự thi và phiếu đăng ký dự thi;

b) Thí sinh đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ do Học viện phát hành, ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin trên đơn dự thi và phiếu đăng ký dự thi, kèm theo các văn bản khác ghi trên mặt túi hồ sơ;

c) Khi phát hiện thấy hồ sơ đăng ký dự thi có thiếu sót, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Học viện và người nộp hồ sơ đăng ký dự thi phải khắc phục kịp thời, đúng quy định của Học viện;

d) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi chỉ được tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản a, b, c, của Khoản này;

e) Việc kiểm tra văn bản gốc được thực hiện theo quy định hiện hành;

g) Xét duyệt hồ sơ người đăng ký dự tuyển do Hội đồng tuyển sinh thực hiện.

2. Việc lập danh sách thí sinh dự thi, làm thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh

a) Danh sách thí sinh đăng ký dự thi, thẻ dự thi do Ban thư ký thực hiện và trình Hội đồng tuyển sinh;

b) Giấy báo dự thi do Ban thư ký thực hiện, trình Giám đốc Học viện và gửi cho thí sinh;

c) Chậm nhất 3 tuần trước khi thi môn đầu tiên, danh sách thí sinh đăng ký dự thi và đủ điều kiện dự thi phải được công bố công khai trên website của Học viện theo địa chỉ http//www.hvnh.edu.vn.



Điều 12. Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc hội đồng

1. Hội đồng tuyển sinh do Giám đốc Học viện quyết định thành lập. Thành phần hội đồng gồm:

a) Chủ tịch hội đồng: Giám đốc Học viện hoặc phó Giám đốc Học viện được Giám đốc Học viện uỷ quyền;

b) Phó chủ tịch hội đồng: Phó Giám đốc Học viện;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc phó khoa sau đại học;

d) Các uỷ viên: một số trưởng hoặc phó đơn vị (phòng, khoa, bộ môn) liên quan trực tiếp đến kỳ thi.

2. Các ban giúp việc cho hội đồng tuyển sinh do chủ tịch hội đồng tuyển sinh quyết định thành lập.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, uỷ viên thường trực và các ủy viên; tổ chức, tiêu chuẩn tham gia, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban giúp việc cho hội đồng tuyển sinh thực hiện theo quy định của Giám đốc Học viện.

4. Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột dự thi không được tham gia hội đồng tuyển sinh và bộ máy giúp việc cho hội đồng.

Điều 13. Đề thi tuyển sinh

1. Nội dung đề thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải đảm bảo các điều kiện:



a) Phù hợp với chương trình đào tạo trình độ đại học, đánh giá và phân loại được trình độ của thí sinh;

b) Phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi;

c) Đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, bám sát và bao quát nội dung thi đã đ­ược công bố trong thông báo tuyển sinh của Học viện, trong phạm vi chương trình đào tạo trình độ đại học.

2. Dạng thức đề thi do Giám đốc Học viện quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn, cụ thể như sau:

a) Dạng thức đề thi môn Ngôn ngữ Anh tương đương cấp độ 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bỏ phần thi nghe và nói;

b) Dạng thức đề thi các môn khác là đề tự luận.

3. Người ra đề thi (bao gồm người soạn thảo ngân hàng đề thi, người giới thiệu đề nguồn, trưởng môn thi và người phản biện đề thi) phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung thi, có tinh thần trách nhiệm, uy tín chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề thi;

b) Ra đề thi môn Ngôn ngữ Anh phải là thạc sĩ trở lên; ra đề các môn thi khác phải là tiến sĩ;

c) Giữ bí mật về công tác ra đề thi, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đề thi; bị xử lý kỷ luật nếu ra đề thi sai hoặc vi phạm nguyên tắc, quy trình bảo mật đề thi.

4. Đề thi được sử dụng từ ngân hàng đề thi hoặc ra đề độc lập

a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi thì ngân hàng phải có tối thiểu 100 câu hỏi đối với hình thức thi tự luận hoặc có gấp 30 lần số lượng câu hỏi của mỗi đề thi đối với các hình thức thi khác để xây dựng tối thiểu 3 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc có tối thiểu 30 bộ đề thi hoàn chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy tối thiểu 3 đề thi;

b) Trong trường hợp ra đề độc lập, mỗi môn thi phải có tối thiểu 3 đề thi nguồn do 3 người khác nhau giới thiệu để trưởng môn thi tổ hợp thành hai hoặc ba đề thi. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trực tiếp mời người giới thiệu đề thi, tiếp nhận đề thi nguồn và giữ bí mật thông tin về người ra đề thi.

5. Quy trình làm đề thi, công tác bảo mật đề thi, việc xử lý các sự cố bất thường của đề thi theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

6. Thang điểm của đề thi môn Ngôn ngữ Anh là thang điểm 100; thang điểm của đề thi các môn khác là thang điểm 10.

7. Quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến đề thi tuyển sinh bao gồm:

a) Đề thi môn Ngôn ngữ Anh được đánh máy trên khổ giấy A3; Đề thi các môn khác được đánh máy trên giấy A4;

b) Quy cách trình bày đề thi phù hợp với từng môn thi;

c) Thời gian thi môn ngôn ngữ Anh là 90 phút; Thời gian thi các môn khác là 180 phút.

8. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về công tác tổ chức ra đề thi theo đúng quy định của Quy định này và quy định hợp pháp khác của Học viện; quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý các sự cố bất thường phát sinh trong công tác đề thi nhưng chưa được quy định.



Điều 14. Tổ chức thi tuyển sinh

1. Các môn thi được tổ chức trong các ngày thi liên tục. Lịch thi cụ thể của kỳ thi phải đưa vào nội dung thông báo tuyển sinh của Học viện.

2. Khu vực thi phải được bố trí tương đối độc lập, an toàn, yên tĩnh; phải đảm bảo tối thiểu 2 giám thị/ tối đa 30 thí sinh; khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề nhau trong phòng thi phải từ 1,2m trở lên.

3. Quy định cụ thể về tổ chức thi tuyển sinh để đảm bảo minh bạch, an toàn, nghiêm túc, chất lượng tại phụ lục số II ban hành kèm theo quyết định số 1648/QĐ- HVNH- SĐH.

4. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tuyển sinh theo quy định của Quy chế này và quy định hợp pháp của Học viện.

Điều 15. Chấm thi tuyển sinh

1. Việc tổ chức chấm thi tuyển sinh được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Không thực hiện việc làm tròn điểm trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Trưởng ban chấm thi chịu trách nhiệm về công tác tổ chức chấm thi tuyển sinh theo đúng quy định của quy định này và quy định hợp pháp của Học viện Ngân hàng; phải kịp thời báo cáo với chủ tịch hội đồng tuyển sinh về các sự cố bất thường, chưa được quy định, phát sinh trong công tác chấm thi để được chỉ đạo giải quyết.

3. Cán bộ chấm thi chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về chấm thi; đảm bảo việc chấm thi công bằng, khách quan, theo đúng đáp án; chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi và bị xử lý kỷ luật nếu chấm sai dẫn đến thay đổi kết quả trúng tuyển của thí sinh.

Cán bộ chấm thi là giảng viên của Học viện và giảng viên mời từ cơ sở đào tạo khác khi cần thiết. Việc mời giảng viên tham gia chấm thi phải thực hiện theo quy định hiện hành.

Cán bộ chấm thi phải có chuyên môn đúng với ngành, chuyên ngành của môn thi.

Cán bộ chấm thi môn Ngôn ngữ Anh phải có trình độ thạc sĩ trở lên.

Cán bộ chấm thi môn cơ bản phải có trình độ tiến sĩ trở lên, có thể sử dụng cán bộ có kinh nghiệm chấm thi, có bằng thạc sĩ (nếu cần thiết).

Cán bộ chấm thi môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ trở lên.

4. Việc chấm thẩm định bài thi thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT- BGD-ĐT.



Điều 16. Điều kiện trúng tuyển, xét tuyển

1. Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).

2. Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo và tổng điểm hai môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn Ngôn ngữ Anh), hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.

3. Tr­ường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

b) Thí sinh có điểm cao hơn của môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành;

c) Thí sinh được miễn thi môn Ngôn ngữ Anh;

d) Thí sinh có điểm cao hơn của môn Ngôn ngữ Anh.

4. Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Học viện được Giám đốc Học viện xét tuyển căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt; trường hợp có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác đó.


Каталог: upload -> 4989
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
4989 -> HÀ NỘI, 2015 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo ngân hàng nhà NƯỚc việt nam

tải về 411.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương