Số: 155 /bc ubnd



tải về 124.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích124.98 Kb.
#9031

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM



Số: 155 /BC - UBND





CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

line 10

Quảng Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2013


BÁO CÁO

Tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

theo Nghị quyết 26/NQ/TW từ năm 2008 đến nay
Thực hiện Công văn số 881/UBKHCNMT13 ngày 05/8/2013 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội về báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị quyết 26-NQ/TW, UBND tỉnh Quảng Nam kính báo cáo như sau:

I. BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Ban hành chiến lược, cơ chế chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Để triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 31/10/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 ban hành Chương trình Thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 – 2015.

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp và nông thôn luôn được ưu tiên xem xét đưa vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh hàng năm. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu và bàn giao cho các ngành, địa phương kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh có nội dung liên quan đến nông nghiệp và nông thôn đúng tiến độ, đưa nhanh các thành công trong nghiên cứu vào sản xuất nông nghiệp, góp phần cùng với các ngành, các địa phương thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hằng năm thực hiện kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân tỉnh về tuyên truyền, phố biến tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân thông qua các lớp tập huấn và phát hành Tạp chí Khoa học và Sáng tạo. Xây dựng chương trình phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời chỉ đạo các huyện, thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp huyện hàng năm lồng ghép vào kinh phí Chương trình nông thôn mới để thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ khoa học

Năm 2012, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đến năm 2020, hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với 02 dự án đầu tư nâng cao năng lực cho 02 trung tâm giai đoạn 2013 - 2015 và Dự án đầu tư Sàn giao dịch công nghệ. Bên cạnh đó, Dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã được triển khai thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ 2012, với tổng kinh phí gần 02 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT-BNV-BKHCN ngày 18/6/2008 của Liên Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, ngành khoa học và công nghệ chưa được phân cấp trong khâu phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ phù hợp với định hướng phát triển khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực và hầu như chưa tiếp cận được với nguồn vốn này để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ. Từ năm 2008 đến năm 2012, chỉ mới thực hiện đầu tư được 01 dự án: Công trình nhà Thử nghiệm - Kiểm định với số kinh phí là 3,237 tỷ đồng.

3. Đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Kinh phí cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ hàng năm. Từ năm 2008 đến nay, tổng số kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn là 20,384 tỷ đồng.



4. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp

Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại cơ sở, nhất là ở các xã miền núi núi, trung du, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã tiếp tục được nâng cao năng lực về chuyên môn và tiêu chuẩn hóa về quản lý nhà nước; 81,6% đã qua bồi dưỡng (năm 2006 là 69,5%), có 61,7% cán bộ có chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp và cao đẳng, 36,1% có trình độ đại học trở lên, tăng 22% so năm 2006.

Hệ thống khuyến nông, lâm, ngư của xã, thôn được quan tâm đầu tư và mở rộng, có 91,1% số xã có cán bộ khuyến nông, lâm, ngư, bình quân 1 xã có 1,08 người; 20,5% số thôn có cộng tác viên khuyến nông, lâm ngư; 90,6% số xã có cán bộ thú y xã; 54,9% số xã có cộng tác viên thú y thôn; bên cạnh đó, bình quân 1 xã có gần 3 người hành nghề thú y tư nhân.

Đã có 271 học viên trúng tuyển Đề án 500 của tỉnh, hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cấp xã và phân nhiệm về công tác tại các xã

II. THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

A. THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP

Trong giai đoạn này có nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp Nhà nước được triển khai trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu triển khai, chú trọng các nghiên cứu có địa chỉ áp dụng cụ thể, đa số các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu nhằm phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau



  1. Trong lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật

Triển khai nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chế biến dầu sinh học từ cây Jatropha; Điều tra phân bố, thử nghiệm trồng và sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack), xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa Hấu; nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa Ly Ly; tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và trồng khảo nghiệm mít Ruột đỏ.

Ứng dụng xây dựng thành công các hệ thống canh tác (hoặc mô hình sản xuất) có giá trị từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm; ứng dụng các quy trình sản xuất rau an toàn, bước đầu đã hình thành được các vùng sản xuất rau chuyên canh theo hướng chất lượng và an toàn như rau Trà Quế (Hội An); Bình Triều (Thăng Bình); Duy Phước (Duy Xuyên); dưa Hấu (Phú Ninh). Đã có 02 nhà máy chế biến rau an toàn đang đi vào hoạt động và cung ứng sản phẩm rau an toàn ra thị trường tiêu thụ. Triển khai các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp an toàn ven đô; sản xuất rau, cây ăn quả theo hướng sạch, an toàn, sử dụng công nghệ nhà lưới hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm, sản xuất dưa Hấu, rau các loại bằng phủ màng nông nghiệp (nilon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại), sản xuất hoa chất lượng cao, phương pháp canh tác hữu cơ bảo đảm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Triển khai nhanh việc ứng dụng các tiến bộ mới trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, tiếp tục ứng dụng chương trình IPM trong sản xuất cây lúa hình thành nên các cánh đồng IPM quy mô thôn; tăng cường tập huấn và hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau quả nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong việc xử lý phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón và hạn chế sâu, bệnh hại cho cây trồng. Đã ứng dụng thành công trong việc thâm canh lúa tại các huyện miền núi và trong phòng trừ bệnh hại trên cây tiêu, cây lạc.

Xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi như: Mô hình cây ăn quả sạch bệnh tại huyện Nông Sơn; mô hình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; mô hình sản xuất lúa cẩm LĐ1 chất lượng cao sử dụng phân hữu cơ vi sinh Biogro.

2. Trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y
Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học; thử nghiệm phương pháp tiêm phòng cùng lúc 02 loại vaccine lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên bò; nghiên cứu các giải pháp phòng trừ dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh.
3. Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Triển khai nghiên cứu đánh giá biến động diện tích và chất lượng rừng, đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nhằm xây dựng cơ sở khoa học định hướng sử dụng và đề ra các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Lưu giữ nguồn giống phục vụ phát triển, bảo tồn các loài cây quý hiếm, đặc hữu của Quảng Nam. Xây dựng bộ sưu tập sống về các loài thực vật, hình thành một số mẫu hệ sinh thái đặc trưng tài nguyên thực vật rừng của tỉnh và vùng phụ cận. Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm cải thiện giống cây trồng, nâng cao năng suất và sản lượng rừng như: Nhân giống một số cây ăn quả, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính (Bưởi Trụ lông, Sầu riêng, Bòn bon, Keo lai giâm hom, Dó bầu…). Đã tiến hành chọn cây đầu dòng các giống cây: Bưởi Trụ (Đại Bình), Bưởi Thanh trà, Bòn bon (Tiên Phước). Dẫn nhập trồng các giống tre lấy măng (Điền trúc, Lục trúc) để bổ sung vào cơ cấu giống cây cho phát triển các sản phẩm ngoài gỗ trong trồng rừng.

Ứng dụng thành công các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc; mô hình trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất; mô hình nông - lâm kết hợp đã góp phần vào nâng cao hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại cho vùng trung du, miền núi của tỉnh.

Nghiên cứu các phương pháp thích hợp nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng các mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu.



4. Trong lĩnh vực thuỷ sản

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống Cua xanh (Scylla serrata); nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất giống Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei); thử nghiệm mô hình nuôi Hàu đơn thương phẩm; Nghiên cứu hỗ trợ chuyển giao nghề Lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi; xây dựng mô hình chà - rạn nhân tạo nhằm khai thác bền vững và tái tạo nguồn lợi ven bờ. Ứng dụng một số kỹ thuật tiến bộ mới thành công trên địa bàn tỉnh như: Nuôi Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng trong ao sử dụng vật liệu màng chống thấm. Nuôi thâm canh Tôm thẻ chân trắng theo qui trình GAP. Nuôi thâm canh Cá Tra, Cá Diêu hồng, Cá Rô phi có ứng dụng các chế phẩm sinh học.... Chuyển giao triển khai các mô hình, các nghề đánh bắt có hiệu quả kinh tế như: Lưới rê 3 lớp, lưới vây, nghề chụp Mực; ứng dụng các thiết bị tiên tiến như ứng dụng máy dò ngang sonar vào nghề lưới vây…



5. Trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch
Ứng dụng thiết bị sấy phục vụ bảo quản nông sản thực phẩm trong vụ đông, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất và chế biến Tiêu theo hướng bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm tiêu Tiên Phước và giải quyết việc làm cho người nông dân.
6. Lĩnh vực bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Đã ứng dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung đồng thời kết hợp phát điện; ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ chỉ huy phòng tránh lũ lụt tỉnh Quảng Nam; xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng dung dịch Waterchlo khắc phục ô nhiễm môi trường sau lũ và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường.



7. Về xây dựng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh và 02 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ: Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” dùng cho sản phẩm sâm và Quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý “Trà My” cho sản phẩm Quế. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án này sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc ban hành cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.



8. Đối với lĩnh vực công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ nhân giống in vitro và trồng thử nghiệm cây Sâm Ngọc Linh. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn; đang triển khai dự án ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất giống và trồng cây ăn quả chất lượng cao. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân giống cây Cúc Đại Đóa (Chrysanthemum sp), Đồng Tiền (Gerbera jamesonii Bolus) và Lan Dendrobium.



9. Xây dựng, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao; khu vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn các loại sản phẩm đặc trưng của Xứ Quảng như cây Tiêu Tiên Phước, Quế Trà My, Bưởi trụ Đại Bình. Ngoài ra, còn có các loại hình được áp dụng công nghệ cao như rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, lúa chất lượng gạo cao, sản phẩm Gà an toàn sinh học, nuôi Tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP (tại Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành), trồng Nấm rơm, Nấm sò… Dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015, Quảng Nam xây dựng 1 đến 2 khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng và phát triển những công nghệ đã được thử nghiệm thành công tại địa phương.

10. Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

Thông tin tuyên truyền là mảng hoạt động chính của công tác khuyến nông. Trong thời gian qua, công tác này đã tác động tích cực đến việc giáo dục, huấn luyện nông dân, chuyển giao cho nông dân những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, là kênh thông tin chính thống và đầy đủ về những tiến bộ khoa học công nghệ, cây trồng, con vật nuôi, giúp nông dân tự quyết định những vấn đề của chính họ để sử dụng có hiệu quả điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất đã có và sẽ có, nhằm từng bước phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng. Trong 5 năm qua, đã cung cấp được khoảng 500 tin bài cộng tác, phối hợp với các báo, tạp chí chuyên ngành ở Trung ương và địa phương với nội dung về kỹ thuật, các mô hình sản xuất hiệu quả. Chương trình truyền thông khuyến nông thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam cho đến nay đã đạt hơn 150 lượt phát sóng các chuyên đề, chuyên mục và tin bài hướng dẫn sản xuất, phổ biến kiến thức. In ấn và phát hành Sổ tay khuyến nông cho Ban Nông nghiệp xã, thị trấn trong tỉnh, các khuyến nông viên cơ sở và các cơ quan ban ngành liên quan được gần 2.000 cuốn. Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật và nông dân tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao để nông dân học hỏi về chọn lọc ứng dụng trong sản xuất.

Đã tổ chức được 45 lớp khuyến nông cơ sở với 1.500 lượt khuyến nông viên tham gia; 250 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây trồng, con vật nuôi trong quá trình xây dựng các mô hình trình diễn với 8.000 lượt người tham gia; 21 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 630 học viên tham gia.

Xây dựng gần 140 mô hình trình diễn, trong đó có nhiều mô hình cho hiệu quả nổi bật, có ý nghĩa lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất như: Mô hình sản xuất lúa ba giảm ba tăng kết hợp công cụ sạ hàng, cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng kỹ thuật, lúa chất lượng; sử dụng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón tại chỗ phục vụ sản xuất lúa thâm canh cho miền núi cao, phục vụ cho cây trồng; nhân giống lạc mới trên những vùng đất chuyển đổi, chân đất màu không chủ động nước tưới; sản xuất rau theo hướng an toàn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (công nghệ sinh học, sử dụng màng phủ nông nghiệp, công nghệ tưới tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón và quản lý dịch hại tổng hợp); sản xuất rau, dưa hấu theo hướng VietGAP đã có thương hiệu, chứng nhận sản phẩm sạch; sản xuất hoa, cây cảnh. Mô hình chăn nuôi gà, heo theo hướng an toàn sinh học, trên nền đệm lót sinh thái; ứng dụng chế phẩm vi sinh để chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc; vỗ béo bò thịt, cải tạo giống Bò Vàng địa phương. Các mô hình thâm canh cây nguyên liệu Keo Tai tượng, Keo Lai hom, nông - lâm kết hợp như: Dó bầu, Keo hoặc Bời lời xen Chuối, Sắn. Các mô hình thủy sản bố trí nhiều hình thức nuôi với nhiều đối tượng nuôi mới như: nuôi cá Rô phi đơn tính, cá Diêu hồng bán thâm canh, thâm canh, theo hướng VietGAP; nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa; nuôi Tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP; nuôi Cua; Cá Thát lát cườm, Cá Lăng, Tôm Càng xanh; trên lĩnh vực khai thác, các mô hình về chuyển đổi nghề và trang bị các thiết bị tiên tiến cho các tàu đánh bắt xa bờ như: Ứng dụng máy dò ngang trên tàu lưới vây rút chì, nghề Lưới rê 3 lớp cải tiến, Lưới rê hỗn hợp, nghề Lồng bẩy… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ tàu và các lao động trên tàu, nên bà con ngư dân đã học tập làm theo, mô hình được nhân rộng. Từ hiệu quả của các mô hình bà con ngư dân đã mạnh dạn đầu tư kinh phí mua trang thiết bị hàng hải phục vụ việc khai thác và chung vốn đóng mới tàu có công suất lớn để vươn khơi, đồng thời sắm ngư lưới cụ để chuyển đổi nghề khai thác có hiệu quả. Hầu hết những mô hình này đều cho hiệu qủa kinh tế, tăng giá trị thu nhập và đã có sức lan tỏa nhanh. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, nhiều thông tin đã được chuyển tải cho người dân, nhiều hộ nông dân thông qua đó tự đầu tư nhân rộng, đã vượt khó và vươn lên làm giàu; làm thay đổi tập quán sản xuất của đa số người nông dân trong tỉnh, đặc biệt là bà con đồng bào thiểu số; từng bước góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, có chất lượng.


Thực hiện chương trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thông qua nguồn kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các nguồn khác, đã hỗ trợ cho các nhóm nông dân mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, lồng ghép vào các chương trình, mô hình triển khai “Cánh đồng sản xuất lúa tổng hợp”, “Cánh đồng mẫu lớn” tại một số địa phương, qua đó đã phát huy cao nhất công dụng của máy móc trên đồng ruộng cũng như hiệu quả của sản xuất lúa. Đến nay toàn tỉnh đã được 299 máy gặt đập liên hợp so với 4 máy năm 2007. Tỷ lệ thất thoát sản lượng bình quân trong khâu thu hoạch lúa đã giảm đáng kể, cụ thể từ 10 – 15% như trước đây xuống chỉ còn dưới 3%. Tỷ lệ hạt vỡ được hạn chế xuống mức thấp nhất có thể (dưới 1,5 %); vừa tăng được năng suất lao động từ 30 – 50 lần và lại giảm 5 - 10 % chi phí sản xuất.

11. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Quảng Nam là một trong 5 tỉnh miền Trung – Tây nguyên tham gia thực hiện Dự án khoa học và công nghệ nông nghiệp theo Hiệp định tín dụng giữa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), bắt đầu thực hiện từ tháng 6/2007 nhằm tăng cường sự tiếp cận của nông dân tới các dịch vụ khuyến nông có sự tham gia và dành cho người nghèo dựa trên tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông. Tổng vốn đầu tư của dự án là 24,551 tỷ đồng; trong đó vốn vay từ ADB là 17,755 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh là 6,796 tỷ đồng.

Sau 5 năm thực hiện Dự án, hệ thống khuyến nông các cấp được tăng cường cả về cơ sở vật chất và con người. Các cơ sở khuyến nông cấp huyện được trang bị thiết bị hỗ trợ cho công tác khuyến nông bao gồm máy vi tính, laptop, Projector. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, tổ chức gần 200 lớp tập huấn về nghiệp vụ và kỹ năng khuyến nông; kết quả khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; quản lý và quản trị kinh doanh trong nông nghiệp cho cán bộ khuyến nông các cấp; khoảng 150 lớp khuyến nông viên cơ sở; 26 lớp tập huấn cho các nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông.

Triển khai thực hiện 07 mô hình thực nghiệm đồng ruộng, 90 mô hình trình diễn khuyến nông (27 mô hình trồng trọt, 51 mô hình chăn nuôi, 19 mô hình thủy sản) với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp thông qua hình thức đấu thầu.

Qua thực hiện dự án, kiến thức về sản xuất nông nghiệp tiên tiến của người dân được cải thiện rõ rệt. Chất lượng con vật nuôi, cơ cấu giống được cải thiện. Nổi bật nhất là làm thay đổi tập quán sản xuất cũ bằng tiến bộ mới như sử dụng phân bón để thâm canh lúa nước của đồng bào dân tộc; sử dụng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón, dùng công cụ sạ hàng, quản lý dịch hại tổng hợp…

100% mô hình có năng suất vượt 15 - 20% so với đại trà; trên 85% mô hình có lãi thuần vượt so với sản xuất đại trà 15 - 20%.


B. NÔNG THÔN
1. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền đến người dân về Nghị quyết 26

Các ngành, huyện, xã đã quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, trong 3 năm (2010 - 2013) đã tổ chức hơn 70 lớp và với hơn 10.000 lượt cán bộ (cán bộ chủ chốt, đoàn thể, mặt trận cấp tỉnh, huyện, xã), trên 40 vạn lượt người dân được quán triệt Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 (theo Kế hoạch số 4016/UBND-KH ngày 03/11/2011): Các địa phương đã hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” do Trung ương và tỉnh Quảng Nam phát động, đã tổ chức tập huấn gần 890 lớp về các chuyên đề liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới, với hơn 62.600 lượt người tham gia.

Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, thành phố đã tổ chức hơn 12.000 buổi tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nghị quyết liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; thu hút hơn 15 vạn cán bộ, hội viên các đoàn thể tham dự.



2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được ứng dụng xây dựng hạ tầng nông thôn

Đã có sự tập trung dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn có nhiều khởi sắc cả về số lượng và chất lượng ở đường xã, đường liên thôn và đường nội đồng, nhưng vùng sâu, vùng núi cao vẫn còn nhiều khó khăn.

Khu vực nông thôn, số xã có đường ô tô đến trung tâm xã 96,71% (235 xã/244 xã). Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường huyện, xã, liên thôn: Chiều dài đường trục liên thôn được nhựa hóa hoặc bê tông đạt 42,2%. Số xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa, bê tông hóa 80,3% số xã (miền núi cao 57,8%), số thôn có đường xe ô tô đi đến được 89,5% số thôn (miền núi cao 69,0%). Trong 5 năm, đã xây dựng 1.026 km đường giao thông nông thôn, nâng tổng số 3.840,9 km/6.411km đường được kiên cố, đạt tỷ lệ 59,9%, đã huy động nhiều nguồn lực và sự tham gia đóng góp ngân sách huyện, nhân dân rất lớn (chiếm 53,69% tổng nguồn vốn đầu tư).

Tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình bằng các loại hình như: Hệ cấp nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan...; tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn tỉnh đến năm 2013 đạt 85%, tăng 11,5% so với năm 2008 (73,5%); chương trình nước sạch nông thôn đạt được kết quả khả quan với trên 61,5% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; tỷ lệ số dân được cấp nước theo tiêu chuẩn QC02 là 42%; số xã có thu gom rác thải sinh hoạt 75,8% tăng 35,8% so năm 2008.

Hiện nay, số xã có điện, đạt tỷ lệ 100%; số xã có hệ thống điện đạt chuẩn đạt 97,6%; số hộ gia đình sử dụng điện thường xuyên đạt tỷ lệ trên 98,2%; Đến nay có 100% số xã đã được phủ sóng thông tin di động và được kết nối Internet đến các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo; số xã đạt chuẩn về bưu chính viễn thông là 74,3%; có điện thoại di động 98% và đường truyền cáp quang 96% số xã. Mật độ điện thoại là 67,17 máy/100 dân; số thuê bao Internet hiện có 40.689 thuê bao, tỷ lệ người dân sử dụng Interntet là 10,8 thuê bao/100 dân; tiếp tục hỗ trợ duy trì hoạt động của các Bưu điện văn hóa xã và các điểm Internet, điện thoại công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến cho người dân tại các vùng khó khăn, các xã chương trình 135.

Đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ lao động nông thôn học nghề (Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo, Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 là 18.713 người.

Trong 5 năm (2009 - 2013) đã tranh thủ nhiều nguồn vốn Trung ương, vốn ODA, ngân sách tỉnh, huyện và đóng góp của nhân dân đầu tư các công trình thuỷ lợi, đê, kè phòng chống thiên tai. Nhờ đó, diện tích được tưới bằng các biện pháp (kể cả bơm, tát các nguồn nước tận dụng) đạt 74.000 ha đất nông nghiệp (đạt 87% diện tích gieo trồng lúa/năm) và 13.200 ha đất màu, diện tích tưới tăng thêm gần 6.500 ha.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi đến nay đã có bước hoàn thiện đáng kể, vừa ổn định diện tích tưới vừa mở thêm vùng tưới, góp phần phòng chống thiên tai ngày càng có hiệu quả. Thực hiện kiên cố hóa kênh mương (2008 - 2013) theo Nghị quyết của HĐND tỉnh 2010 - 2015 đạt 59% kế hoạch (177/300 km), có trên 60% số xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh.



3. Về phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Nghiên cứu chu trình hoạch định chính sách công để xây dựng mô hình nông thôn mới ở Quảng Nam. Nghiên cứu một số giải pháp về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Nam.

Từ thành công của dự án " Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn tại Quảng Nam", đang triển khai phương án xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng tại 50 xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện trong năm 2011, 2012, 2013 tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các ứng dụng đã thành công vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, giúp đa dạng hóa sản phẩm và tăng năng suất, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của người dân trong khu vực nông nghiệp. Ngoài ra một số đề tài khoa học và công nghệ cấp huyện còn đi vào xây dựng nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm đặc trưng của các địa phương, xác lập và bảo vệ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhìn chung, phần lớn các đề tài khoa học và công nghệ cấp huyện đã đi vào giải quyết những vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cùng với địa phương xây dựng các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.



C. NÔNG DÂN

1. Đào tạo nghề cho nông dân

Đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ lao động nông thôn học nghề (Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo, Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 là 18.713 người. Tổng số lao động của tỉnh được tuyển sinh dạy nghề là 150.257 người (cao đẳng nghề: 2.296 người; trung cấp nghề: 9.761 người; sơ cấp nghề: 69.885 người; dạy nghề dưới 3 tháng: 68.315 người). Trong đó, có trên 90% người học nghề là lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 38%, tăng 13% so năm 2009, so với chỉ tiêu đến năm 2015 đạt và vượt 108,6%. Đây là nguồn nhân lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Triển khai thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn: mô hình dạy nghề nông nghiệp tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh; mô hình dạy nghề phi nông nghiệp tại xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên. Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề (theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trong giai đoạn 2010 - 2012) là 14.428 người; trong đó số lao động học nghề nông nghiệp là 4.909 người, số lao động học nghề phi nông nghiệp là 9.519 người. Tỷ lệ lao động sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề nêu trên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định đạt 80%.

2. Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho nông dân

Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ từng bước được đầu tư và phát triển cả về tổ chức, kênh thông tin, hình thức và nguồn lực thông tin, phục vụ quản lý, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao dân trí. Tạp chí Khoa học và Sáng tạo được đầu tư cả về nội dung, hình thức và mở rộng phạm vi phát hành đến tận cơ sở, xuất bản theo kế hoạch mỗi tháng 01 số, với số lượng 600 cuốn/số. Các trang thông tin điện tử (websites) chuyên ngành, chuyên mục chuyên ngành, chuyên mục khoa học và công nghệ trên sóng Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam được duy trì và tăng cường thông tin về các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế và phù hợp với trình độ kỹ thuật của từng vùng, các tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi... đến với người dân trên địa bàn tỉnh.

Trang bị trên 15.000 cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn và miền núi. Triển khai xây dựng trang thông tin điện tử khoa học và công nghệ của tỉnh. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực đã làm thay đổi tư duy làm việc, nâng cao năng lực quản lý, tạo tiền đề quan trọng tiếp cận nền kinh tế tri thức.

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT 26

1. Cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng và đồng thuận cao chủ trương của Đảng về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và mong muốn Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển nhanh và bền vững trong thời gian đến.

2. Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ được đẩy mạnh, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, phát triển các dịch vụ ở nông thôn. Trong thời gian qua, nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn nói riêng. Theo đó, nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá; triển khai các mô hình sản xuất sạch, an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; nhiều giống cây trồng, con vật nuôi được phát triển mới hoặc khôi phục để bảo tồn nguồn gen quý hiếm... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bước đầu đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại.

Mạng lưới giao thông nông thôn, chợ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, trong hoạt động phân phối, lưu thông hàng hoá phục vụ hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân sinh.

Hệ thống thuỷ lợi đến nay đã có bước hoàn thiện đáng kể, vừa ổn định diện tích tưới vừa mở thêm vùng tưới (đạt 87% diện tích gieo trồng lúa/năm), góp phần phòng chống thiên tai ngày càng có hiệu quả.

100% các xã nông thôn đã có điện, được phủ sóng thông tin di động và được kết nối Internet. Tiếp tục hỗ trợ duy trì hoạt động của các Bưu điện văn hóa xã và các điểm Internet, điện thoại công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến cho người dân tại các vùng khó khăn, các xã chương trình 135.



4. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao, cụ thể:

Khu vực nông thôn, bình quân thu nhập/người/năm tăng 2,4 lần so với năm 2008 (năm 2013 đạt: 18,5 triệu đồng/người/năm). Tuy nhiên, mức thu nhập của hộ nông thôn miền núi và bộ phận nông dân nghèo còn thấp, đời sống còn rất khó khăn; khả năng tái nghèo xảy ra khi gặp thiên tai, dịch bệnh là rất cao.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng hàng năm (năm 2009 đạt tỷ lệ 55,7%, đến cuối năm 2012 đạt 75%, ước thực hiện năm 2013 đạt 78%).

Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, cụ thể: Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 48,3% (ước thực hiện năm 2013), giảm 16,38% so với năm 2008. Với nhiều nỗ lực từ các chương trình, dự án mục tiêu giảm nghèo, chính sách tín dụng giải quyết việc làm đã tạo việc làm mới bình quân gần 37.000 lao động/năm, so với mục tiêu đề ra hằng năm đạt 93,25%.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng tương đối khu vực nông nghiệp từ 25,84% (2008) xuống

18,9% (2013) theo giá thực tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng.

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn có mức tăng trưởng khá qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 là 21,8%/năm. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.500 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2009. Đã quan tâm đầu tư về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến đầu tư, nhất là cụm công nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn. Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đến nay khôi phục và phát triển được 89 làng nghề (tăng 28 làng nghề so năm 2010), thu hút trên 7.450 hộ tham gia hoạt động nghề, giải quyết trên 16.180 lao động nông nhàn tại địa phương.

Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 135, 134, 167, 30a… và lồng ghép nhiều chương trình, dự án khác ở miền núi đạt kết quả, tác động tích cực trong sản xuất và từng bước tạo công ăn việc làm, nhận thức mới, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống nhân dân vùng miền núi.



5. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

Kinh tế tập thể, hoạt động của các HTX Nông nghiệp, Tổ hợp tác đã có sự chuyển đổi nâng cao hiệu quả, nhiều HTX, Tổ hợp tác làm ăn có lãi đã thực hiện vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ. Tuy số lượng HTXNN không tăng, nhưng chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh có chuyển biến tốt hơn; công tác xác định tư cách xã viên, cổ phần xã viên được quan tâm thực hiện, xóa bỏ tình trạng xã viên toàn dân, tạo niềm tin cho xã viên tham gia vào HTX; đặc biệt, các HTXNN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các địa phương thành lập các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 104 tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển với 844 phương tiện nghề cá tham gia, trong đó có 175 phương tiện có công suất từ 90CV trở lên. Việc thành lập các tổ, đội đoàn kết đã phát huy sức mạnh cộng đồng hỗ trợ nhau về ngư trường khai thác, về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như giúp đỡ nhau khi có sự cố tai nạn trên biển và cùng tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển Tổ quốc.

Kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.



IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TW 7 TRONG THỜI GIAN ĐẾN

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện tốt, tạo chuyển biến một cách rõ rệt để nhận thức sâu sắc hơn vai trò, ý nghĩa của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình xây dựng nông thôn mới trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt chủ thể chính là cư dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; phải xem việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ cấp bách, là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất trong giai đoạn hiện nay.

2. Đầu tư nâng cao tiềm lực các cơ sở khoa học và công nghệ của tỉnh. Sử dụng có hiệu quả và ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hàng năm để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng các lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; phòng thí nghiệm hoá sinh, cơ sở ươm tạo khoa học và công nghệ; sàn giao dịch công nghệ; hệ thống thông tin khoa học và công nghệ. Từng bước hoàn chỉnh và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, thông tin khoa học và công nghệ từ tỉnh đến các huyện, thành phố.

Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Xây dựng và triển khai vận hành hiệu quả Sàn giao dịch công nghệ nhằm kết nối cung - cầu sản phẩm khoa học và công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về khoa học và công nghệ.



3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả 09 Chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; trong đó có chương trình khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp và nông thôn: Đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả cho từng vùng sinh thái, nghiên cứu chọn và nhân giống cây trồng vật nuôi. Cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ kiên cố hoá kênh mương, giải quyết thuỷ lợi cho vùng cát, vùng đất màu, vùng nuôi trồng thuỷ sản... Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tưới tiêu khoa học, đề xuất các giải pháp sản xuất tiết kiệm nước, giải pháp chống hạn, chống nhiễm mặn đất sản xuất nông nghiệp.

Phối hợp với các Ngành, đoàn thể chính trị xã hội và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình Thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010-2015.

Triển khai chương trình phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2011- 2015, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền, phố biến tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân; mời Hội nông dân tham gia phản biện, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp.

4. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đào tạo lại, tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công chức, nhà nước ở cơ sở, đặc biệt là ở các cấp huyện, xã; cán bộ khuyến nông thôn, bản.

Đào tạo mới nhân lực quản lý, chuyên môn kỹ thuật, cân đối theo từng chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ chuyên gia đầu ngành, khoa học trình độ cao, cán bộ phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở cho mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm cấp huyện, cấp xã, cấp thôn, bản để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.



5. Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ

Tiếp tục triển khai Chương trình hợp tác chiến lược giữa tỉnh với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tìm kiếm, phát huy và đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ, thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển và cơ bản giải quyết các nhiệm vụ khoa học, tiếp nhận công nghệ mới phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng đổi mới công nghệ. Xây dựng chương trình hợp tác, khoa học và công nghệ giữa tỉnh với các cơ quan khoa học đầu ngành, các tỉnh phát triển về khoa học và công nghệ; chương trình liên kết với các tỉnh trong vùng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp tác với các cơ quan khoa học trung ương, địa phương, các cơ quan khoa học nước ngoài thực hiện nghiên cứu - triển khai và đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính... để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Quảng Nam.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là lĩnh vực thông tin phục vụ “tam nông”

Xây dựng các dự án, đề án, các nhiệm vụ khoa học cụ thể để triển khai thực thiện Chương trình thông tin khoa học và công nghệ đã được ban hành. Xác lập cơ chế chia xẻ nguồn lực thông tin giữa các tổ chức, cá nhân. Xây dựng và phát triển Thư viện điện tử khoa học và công nghệ. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin với các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ của trung ương và các tỉnh.

Tiếp tục thực hiện và mở rộng, nâng cao chất lượng các ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ đến tận cơ sở. Tiến hành xác lập hình thức thông tin khoa học và công nghệ bằng ngôn ngữ các đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên đây là báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.




Nơi nhận:

- UB KHCNMT Quốc hội (b/cáo);

- CT, PCT UBND tỉnh;

- CPVP;


- Sở KH&CN;

- Lưu VT, VX





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Ngọc Quang







Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 124.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương