RỐi loạn cưỜng vậN ĐỘng suy giảm chú Ý (adhd) Ở trẻ em và MỘt số biện pháp giúp giáo viên quản lý LỚp học có trẻ MẮc adhd



tải về 24.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích24.82 Kb.
#28420
RỐI LOẠN CƯỜNG VẬN ĐỘNG SUY GIẢM CHÚ Ý (ADHD) Ở TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN QUẢN LÝ LỚP HỌC

CÓ TRẺ MẮC ADHD

ADD (Attention Deficit Disorder - Rối loạn suy giảm chú ý) là sự bất thường về chức năng thần kinh, đặc biệt là sự rối loạn chức năng chuyển hóa thần kinh có liên quan đến chất vận chuyển nơron. Đây là loại rối loạn mãn tính có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Trẻ em và thiếu niên mắc ADD gặp khó khăn trong việc tập trung và duy trì chú ý trong học tập và/hoặc trong các tình huống xã hội. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ mắc ADD là: trẻ rất hiếu động và có khuynh hướng quấy rối lớp học hoặc ngược lại, trẻ rất trầm lặng. Một dấu hiệu khác là trẻ gặp khó khăn về trí nhớ. ADD là một trong những dạng khó khăn trong học tập rất được quan tâm. Có khoảng 3 - 5% dân số ở tuổi đi học mắc ADD.

Trong các dạng ADD, phổ biến nhất là ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - Rối loạn cường vận động suy giảm chú ý). ADHD là một tình trạng sức khỏe tinh thần có biểu hiện đặc trưng là một loạt các tình trạng mãn tính như rối loạn khả năng chú ý, cường vận động và hoạt động xung năng cao.

Việc chẩn đoán ADHD đòi hỏi tiến hành theo hướng tiếp cận đa mô hình: từ sinh lý học thần kinh đến tâm lý học, giáo dục học, xã hội học. Một chẩn đoán ADHD đầy đủ có thể gồm:


  • Lịch sử gia đình và tiền sử y khoa đầy đủ

  • Kiểm tra thể chất

  • Phỏng vấn trẻ, cha mẹ và giáo viên của trẻ

  • Thang đánh giá hành vi được thu thập từ cha mẹ và giáo viên của trẻ

  • Quá trình quan sát trẻ

  • Các trắc nghiệm đo lường chỉ số thông minh và điều chỉnh xúc cảm xã hội nhằm chỉ ra sự tồn tại các dạng khó khăn trong học tập.

Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và hỗ trợ học sinh mắc ADHD. Cùng với gia đình trẻ, giáo viên là người rất gần gũi, có nhiều điều kiện để quan sát, phối hợp với nhà tâm lý học, tâm thần học để phát hiện những điểm mạnh, yếu trong học tập và trong một số hoạt động khác của trẻ. Sự cường vận động, tính hay quên, khả năng tập trung chú ý kém chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

Đối với giáo viên, các dấu hiệu để nhận diện trẻ mắc ADHD là :

    1. Thường cựa quậy tay chân hoặc oằn ẹo trong chỗ ngồi

    2. Khó duy trì ngồi một chỗ khi được yêu cầu

    3. Dễ bị các kích thích bên ngoài làm phân tán

    4. Thường buột miệng nói ra câu trả lời trước khi hoàn thành kết quả

    5. Khó chờ đợi tới lượt mình trong một trò chơi hoặc trong hoạt động nhóm

    6. Khó theo dõi xuyên suốt các hướng dẫn từ người khác, có thể không hoàn thành những việc lặt vặt.

    7. Khó duy trì chú ý trong công việc hay tham gia hoạt động, thường chuyển từ một hoạt động chưa hoàn tất sang hoạt động khác

    8. Hay thay đổi vị trí, xáo trộn vị trí đồ vật

    9. Khó tránh ồn ào trong lúc vui chơi

    10. Thường nói rất nhiều

    11. Thường cắt ngang người khác, chẳng hạn hay xen vào trò chơi của những trẻ khác

    12. Thường không lắng nghe điều người khác nói với mình

    13. Thường đánh mất đồ dùng cần thiết cho học tập hay ở nhà như đồ chơi, viết chì.

    14. Thường say mê trong các hoạt động nguy hiểm đến thể chất mà không quan tâm hậu quả, ví dụ: chạy ào ra đường mà không quan sát.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy đặc biệt ở phái nữ hay mơ tưởng hão huyền và biểu hiện thu mình.

Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, nếu trẻ có ít nhất 8 biểu hiện trên trong thời gian quan sát 6 tháng thì trẻ thực sự cần được quan tâm về ADHD (1).

Tham khảo cách phân nhóm triệu chứng ADHD của Daniel G. Amen (1995), nhà tâm thần học Mỹ, một chuyên gia về não giàu kinh nghiệm, có thể thấy các biểu hiện kể trên có thể được xếp vào các nhóm: trạng thái không nghỉ ngơi của cơ thể, thời gian chú ý ngắn, đãng trí, xung năng cao (tính bốc đồng) và xu hướng tìm kiếm kích thích mạnh.

Sau đây là một số biện pháp quản lý lớp học có trẻ mắc ADHD mà giáo viên có thể áp dụng:


  1. Sắp xếp, tổ chức chặt chẽ môi trường học tập:

- Xếp chỗ ngồi của những học sinh này gần bàn giáo viên hoặc bàn đầu để giảm kích thích gây rối, cho trẻ ngồi giữa những em gương mẫu, tránh xếp cho trẻ ngồi gần cửa, chỗ nóng, máy điều hòa hoặc chỗ có nhiều người qua lại.

- Sắp đặt một khu vực “giảm thiểu kích thích” nhưng vẫn cho phép mọi học sinh được vào khu vực này nhằm giúp các em mắc ADHD không cảm thấy khác biệt.

2. Hướng dẫn mọi việc kỹ càng. Ví dụ, duy trì giao tiếp bằng mắt với trẻ trong lúc hướng dẫn bằng lời, đảm bảo trẻ hiểu hướng dẫn trước khi bắt đầu làm nhiệm vụ. Yêu cầu trẻ giữ một sổ ghi chép các việc được phân công hàng ngày. Một quyển nhật ký như thế cần được bố mẹ trẻ ký vào và giáo viên xác nhận trẻ hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

3. Theo dõi chặt chẽ khi học sinh thực hiện nhiệm vụ. Chỉ nên giao một nhiệm vụ một lần và nên thường xuyên theo dõi tiến bộ của trẻ, đồng thời cho trẻ những phản hồi tích cực. Đảm bảo rằng khi kiểm tra phải cho trẻ đủ thời gian và nhằm kiểm tra kiến thức chứ không phải kiểm tra thời gian chú ý. Khi thấy trẻ dễ dàng nản chí, giáo viên phải cố gắng hạn chế căng thẳng và áp lực.

4. Phải có biện pháp xử lý đối với hành vi của trẻ. Kiên trì thực hiện những biện pháp đã được xây dựng trước đó. Tuy nhiên, cần đảm bảo các biện pháp đó phải là trừng phạt hợp lý, tránh phê phán nặng nề, làm trẻ xấu hổ trước đám đông. Không bao giờ công khai nhắc trẻ nhớ uống thuốc. Cố gắng khen thưởng nhiều hơn trách phạt bằng cách khen ngợi kịp thời sau mỗi hành vi phù hợp. Dạy trẻ tự thưởng cho mình bằng cách khuyến khích lối ám thị tích cực như: “Hôm nay mình đã ngồi yên một chỗ rất ngoan”.

5. Giáo dục các kỹ năng xã hội vì trẻ mắc ADD gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn đồng trang lứa.



Nguyễn Thị Hạ Ni

Giảng viên Tâm lý – Giáo dục,

Khoa Công tác Đảng, Công tác Chính trị

Học viện Hải quân

Tài liệu tham khảo:

  1. Tan Oon Seng, Eduacation Psychology: A Practitioner - Researcher Approach (An Asian Edition), Thomas Learning Inc., Singapore, 2003

  2. www. oneaddplace.com

  3. www. amenclinic. com






Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 24.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương