Review for the semester I exam lesson 1: religious education and the buddha' s teaching



tải về 116.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích116.84 Kb.
#29586
loạiReview
THE REVIEW FOR THE SEMESTER - I EXAM

Lesson 1: RELIGIOUS EDUCATION AND THE BUDDHA' S TEACHING

Paragraph 1. A bird needs two wings in order to fly. If it possesses only one wing, it must remain on the ground and can never experience the joy of soaring high.

P.2. We also need two wings, which may be called the wings of education. One wing is secular education and the other is religious education. Without these two wings we cannot hope to soar high into the fields of knowledge because we have little or no spiritual training.

P.3. Religious education is necessary, for it teaches us how to think and act in order to be good and happy. It helps us to understand the meaning of life and to adjust ourselves to its laws.



P.4. True religion means living the best and highest life, getting the most out of life, which makes a person light-hearted and joyful all the time. This is the sort of religion which the Buddha taught. It is true that we must attend classes in order to study his teachings, but the principal thing is to live them in our daily life.

P.5. The Buddha teaches his followers to do good, to make the best use of life and tells them that his Path leads to true happiness in this world and hereafter.



P.6. Who was the Buddha? There are many legends about the Buddha, but the Buddha was so great that he had no need of legends to make him appear greater. He was the wisest teacher the world has ever seen and his teachings given to men over 2. 500 years are still helpful to us today. He did not claim to be God, nor was he any divine messenger. He clearly told us that if we listen carefully to his teaching and walk in his Path, we can achieve for ourselves what he did for himself.

P.7. Buddhism is truly a message of peace and happiness for everyone. Many of our brothers and sisters in the West are taking refuge in the Great Master who has guided the East for so many centuries.



I. TRANSLATION INTO VIETNAMESE (Dịch sang tiếng Việt)
GIÁO DỤC ĐẠO LÝ và LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

Đoạn 1. Một con chim cần có đôi cánh để bay. Nếu nó chỉ có một cánh, nó phải ở mãi trên mặt đất và chẳng bao giờ có thể hưởng được niềm vui bay bổng lên cao.

Đoạn 2. Chúng ta cũng cần đôi cánh, chúng có thể được gọi là đôi cánh giáo dục. Một cánh là thế học và cánh kia gọi là đạo họcNếu không có đôi cánh này, chúng ta không thể nào hy vọng bay vào những lãnh vực kiến thức vì chúng ta được huấn luyện quá ít hoặc không được huấn luyện gì cả về phương diện tinh thần.

Đoạn 3. Đạo học thật là cần thiết vì nó dạy chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào để thành người lương thiện và được hạnh phúc. Đạo học giúp chúng ta thông hiểu ý nghĩa cuộc đời và thích ứng mình với qui luật nhân sinh.

Đoạn 4. Chánh đạo là sống đời cao đẹp đúng nghĩa nhất, thọ hưởng phần lợi lạc nhất trong đời, việc ấy khiến cho con người lúc nào cũng thanh thản và an vui. Đây là thứ đạo lý mà đức Phật đã giảng dạy xưa kia. Quả thật là chúng ta cần tham dự các khóa học để tìm hiểu kỹ giáo lý của Ngài, nhưng điều chính yếu là chúng ta phải thực hành giáo lý ấy trong đời thường của chúng ta.



Đoạn 5. Đức Phật dạy đệ tử Ngài hành thiện, tạo được nhiều lợi ích tốt đẹp nhất trong đời sống và Ngài bảo cho môn đồ biết rằng: Đạo của Ngài đưa đến chân hạnh phúc ở đời này và đời sau.

Đoạn 6. Đức Phật là ai?

Có nhiều truyền thuyết về đức Phật, nhưng đấng Giác Ngộ thật vĩ đại đến độ Ngài không cần những truyền thuyết thần kỳ để tôn thêm vẻ cao cả của Ngài. Ngài là bậc Đạo Sư có trí tuệ tối thượng mà thế giới này đã từng thấy được từ xưa đến nay, và giáo lý của Ngài truyền đạt cho nhân loại hơn 2500 năm qua vẫn đầy lợi ích thiết thực đối với thời đại chúng ta. Ngài không tự xưng mình là Thượng Đế, Ngài cũng không phải là một vị thiên sứ nào cả. Ngài xác nhận với chúng ta rằng nếu chúng ta chuyên tâm lắng nghe lời dạy của Ngài và bước đi trên Con Đường của Ngài thì chúng ta có khả năng thành tựu cho phần mình những gì mà Ngài đã thực hiện phần Ngài.



Đoạn 7. Giáo pháp của đức Phật thật sự là bức thông điệp về hoà bình và hạnh phúc gửi cho mọi người, mọi loài. Nhiều anh chị em Tây phương của chúng ta đang nương tựa vào bậc Đại Đạo Sư đã từng dẫn dắt phương Đông suốt trong bao thế kỷ qua.

II. TRANSLATION INTO ENGLISH (Dịch sang tiếng anh)

1. Đạo học thật là cần thiết vì nó dạy chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào để thành người lương thiện và được hạnh phúc. Đạo học giúp chúng ta thông hiểu ý nghĩa cuộc đời và thích ứng mình với qui luật nhân sinh.

Religious education is necessary, for it teaches us how to think and act in order to be good and happy. It helps us to understand the meaning of life and to adjust ourselves to its laws.

2. Đức Phật dạy đệ tử Ngài hành thiện, tạo được nhiều lợi ích tốt đẹp nhất trong đời sống và Ngài bảo cho môn đồ biết rằng: Đạo của Ngài đưa đến chân hạnh phúc ở đời này và đời sau

 The Buddha teaches his followers to do good, to make the best use of life, and tells them that his Path leads to true happiness in this world and hereafter



III. QUESTIONS AND ANSWERS:

P1. 1. Can the bird enjoy soaring high if it has only one wing?

No, it can't. It can't enjoy soaring high if it has only one wing.

P2. 2. What are the two wings that we need called?

They are called the wings of education. One wing is secular education and the other is religious education.

P3. 3. What does religious education help us?

It helps us to understand the meaning of life and to adjust ourselves to its laws.

P4. 4. What does true religion mean?

It means living the best and highest life, getting the most out of life.

5. How do you feel when you follow true religion?

We feel light-hearted and joyful when we follow true religion.

6. Is it enough for us to study the Buddha’s teachings alone?



No, it isn’t. It isn’t enough for us to study them alone.

P5. 7. What does the Buddha teach us to do?

He teaches us to do good and to make the best use of life.

P6. 8. Are the Buddha’s teachings still helpful for men today?

Yes, they are. They are still helpful for man today.

P7. 9. What is Buddhism in fact ?

It is a message of love and peace for all beings, everywhere on earth.

10. What is Buddhism in your opinion ?



It is a true religion. It helps us to live in peace and happiness in this world and hereafter.

IV. BUDDHIST TERMINOLOGY
P.1.

- Education (n) [,edjuː'keɪʃn] = The process of teaching or learning in a school or college: giáo dục.



- Religion (n) [rɪ'lɪdʒən] = The belief in and worship of a god or gods, or any such system of belief and worship: Tôn giáo.

Religious (adj): Thuộc tôn giáo



- The Buddha (n) ['buːdə] = The Enlightened One, The Awakened One: Đức Phật; Bậc giác ngộ.

- Enlightened (adj) [ɪn'laɪtnd] = Awakened : Được giác ngộ; được soi sáng. Được tỉnh thức.

Enlightenment (n) [ɪn'laɪtnmənt] = Awakening: giác ngộ; soi sáng. Tỉnh thức



- Dhamma = the Buddha's teachings = the Buddhist Doctrine = the Law: Pháp, những lời dạy, giáo lý của Đức Phật.

- Sangha = the Order of Buddhist monks = the community of Buddhist monks = the Buddhist Brotherhood: Tăng chúng; Giáo hội Phật giáo.

- Refuge [ˈref.juːdʒ] a place which gives protection or shelter: nơi bảo vệ hoặc nương tựa

- Take refuge in the Triple Gem = Take refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha: Qui y Tam Bảo.

P. 2

- Secular (adj) ['sekjʊlə] = worldly: Thế tục.

- Soar (high) [sɔːr] = fly upwards or high in the sky: Bay vút leân cao.



- Light-hearted [ˌlaɪtˈhɑː.tɪd] = without care, cheerful: nhẹ nhàng, khinh an.

- Joy (n) [dʒɔɪ]  joyful (adj) = the emotion of great happiness : Niềm vui  vui vẻ.

P. 5 - Do good [gʊd] do evil ['iːvl] : Làm việc thiện  làm ác.

- God:

a) a god  a goddess (feminine) Vị thần, nữ thần.



b) God: the Creator of the Universe: Thượng đế, vị sáng tạo vũ trụ (theo nhiều tôn giáo).

God: Thượng đế (luôn viết hoa, số ít).



- A divine messenger  [dɪ'vaɪn]  ['mesɪndʒə] = a person who carries a message of God: Thiên sứ.


IV. GRAMMAR (Văn Phạm): The Simple Present Tense (Thì hiện tại đơn)

S + Verb (V1) + Object/ Complement


A. Form (mẫu):

Note: Verb - s/es in the 3rd person singular (động từ phải thêm “s” hoặc “es” khi chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít ).
B. Use (cách sử dụng):

1. The Simple Present is used to express a habitual action in general: (diễn tả một thói quen nói chung)

- She drinks tea every day. (Cô ấy uống trà mỗi ngày)

- He always works late at night. (Anh ấy luôn làm việc muộn đến khuya)

- Do you often play football in the afternoon? (Anh có thường chơi đá banh vào buổi chiều không)



2. . . . . a fact, a truth in general: (diễn tả một sự kiện, một chân lý nói chung)

- The earth goes around the sun. (Trái đất quay xung quanh mặt trời)

- A bird needs two wings to fly. (Một con chim cần có 2 cánh để bay)

- We need two wings of education. (Chúng ta có đôi cánh của giáo dục)



3. The Simple Present is often used with adverbs or adv. phrases such as: (những trạng từ thường dùng)

often, always, never, sometimes, usually, everyday, every week, every year. . . .
C. The pronunciation of the ending “S” in verbs (phát âm các động từ sau khi thêm (tận cùng) “s” hay “es”):
1) “S” is pronounced [s] after a voiceless sound: (phát âm “s” /sờ/ sau 4 âm vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/.

Ex: stops, hits, looks, roofs, laughs, coughs, months.


2). “S” is pronounced [z] after a voiced sound: (phát âm “z” /zờ/ sau các âm hữu thanh sau)

a) a vowel (sau các nguyên âm): [i:] [i] [e] [ʌ] [a:] [ei] [ai] [əu] []...

Ex: sees, does, carries, says, plays, flies, goes, bears,

b) a voiced consonant (sau một phụ âm hữu thanh): [b], [d], [g], [l], [m], [n], [ŋ], [v], [ð].

Ex: rubs, ends, rugs, tells, plans, hums, things, lives, clothes, bathes, breathes.

3) “S” is pronounced [iz] after a hissing sound: (phát âm “iz” /ìzờ/ sau các âm xì gió) [s][z][ʃ][tʃ][ʤ]
- [s]: cases, boxes, hisses, classes, places.

- [z]: pleases, gazes, rises, uses, revises.

- [ʃ]: washes, rushes, brushes, hushes.

- [tʃ]: watches, matches, patches.

- [ʤ]: pages, ridges, bridges.
Lesson 2: THE BUDDHA'S BIRTH AND HIS CHILDHOOD
Paragraph 1. Over 2500 years ago, the Skyas were a proud clan of the Khattiyas (the warrior caste) living on the foothills of the Himalaya in modern Nepal. They were ruled by a wise and powerful king called Suddhodana, who founded his capital at Kapilavatthu. His wife was Queen My, daughter of the Kolyas.
P 2. So far they were childless and were longing for a son to complete their royal happiness. One day, the queen realized that she would become a mother. According to their custom, she asked the king's permission to return to her parents' home in another city, Devadaha, for the childbirth.
P 3. Midway the queen desired to rest for a while in Lumbini Park, a wonderful garden where flowers filled the air with their sweet odour, while swarms of bees and butterflies were flying around and birds of every colour were singing as if they were getting ready to welome the queen. As she was standing under a flowering sla tree, and catching hold of a branch in full bloom, she gave birth to a prince who would later become Buddha Gotama, the Enlightened One, the Great Master of gods and men. All expressed their delight to the queen and her noble baby prince; Heaven and Earth rejoiced at the marvels. The memorable day was the Full Moon Day of Vesak (May) in 623 BC (according to the inscription at Buddha Gay).
P 4. On the naming ceremony, many learned Brhmins were invited to the palace. A wise hermit, Asita, told the king that two ways would open before the prince: he would either become a universal ruler or he would leave the world and become a Buddha. The sage named the baby Siddhattha, which means “the One whose wish is fulfilled” (or “Wish - Fulfilled"). At first the king was pleased to hear this, but he was later worried about the statement that the prince would renounce the world and become a homeless hermit.
P 5. In the royal palace, however, delight was followed quickly by sorrow, for seven days after the childbirth, Queen My suddenly died. Her younger sister, Pjapati Gotamì, the second queen, became the prince's devoted foster mother, who brought him up with loving care.
P 6. The little prince grew up to be a lovely character in spite of every luxury around him: he was kind, gentle, pure and very intelligent. He received an excellent education as a crown prince of the warrior caste. His education consisted not only of all the knowledge for the wise including the 4 Vedas, but also of all arts of warfare. The young prince amazed all his teachers because of his intelligence: he learnt everything in a very short time. To sum up, he was quite healthy, kind-hearted and skillful, but at the same time he was very thoughtful.
I. TRANSLATION INTO VIETNAMESE (Dịch sang tiếng Việt)
ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH VÀ THỜI THƠ ẤU CỦA NGÀI

Đoạn 1. Cách đây hơn 2500 năm dòng họ Sakya (Thích-ca) là một bộ tộc kiêu hùng của đẳng cấp Khattiya (Sát-đế-lỵ) giai cấp võ tướng, quí tộc) sống ở vùng đồi núi Himalayas(Tuyết Sơn) thuộc nước Nepal ngày nay. Dòng họ này được một quốc vương hiền đức và hùng mạnh cai trị, (ngài) có danh hiệu là Suddhodana (Tịnh Phạn), dựng kinh đô tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).Vị chánh cung của ngài là Hoàng hậu Màyà (thuộc dòng họ Kolya).



Đoạn 2. Từ trước đến giờ hai vị chưa có con và hằng nóng lòng ước ao một hoàng nam ra đời để làm tròn hạnh phúc vương giả của hai vị (= để hạnh phúc của hai vị được hoàn mãn). Một ngày kia hoàng hậu biết được rằng bà sắp được làm mẹ. Theo phong tục thời ấy, bà xin phép đức vua trở về nhà song thân mình ở một kinh thành khác, đó là Devadaha, đề kịp thời khai hoa mãn nguyệt.

Đoạn 3. Giữa đường, hoàng hậu mong muốn nghỉ ngơi chốc lát trong ngự viên Lumbini (Lâm-tỳ-ni), một khu vườn kỳ diệu với muôn hoa toả ngát mùi hương dịu dàng giữa không gian, trong lúc từng đàn ong bướm bay lượn khắp nơi và chim muông đủ màu ca hót như thể mọi vật đều sẵn sàng cung nghênh hoàng hậu. Vừa lúc hoàng hậu đứng dưới một cây Sàla đang nở rộ và vin lấy một cành hoa thật sung mãn, bà liền hạ sanh một hoàng tử, là người sau này sẽ trở thành đức Phật Gotama, đấng Giác Ngộ, bậc Đại Đạo Sư của chư thiên và nhân loại. Mọi loài đều biểu lộ niềm hân hoan đối với hoàng hậu và vị vương tử hài nhi của bà; Trời đất đều tràn đầy hỷ lạc trước các pháp hy hữu (trước những việc kỳ diệu chưa từng có). Ngày đáng ghi nhớ ấy là ngày rằm (trăng tròn) tháng Vesak (khoảng tháng 5-6) năm 623 trước Tây lịch (theo bia ký ở Bồ-đề đạo tràng (Bodhigaya).

Đoạn 4. Vào ngày lễ đặt tên, nhiều vị Bà-la-môn thông thái được mời đến hoàng cung. Một vị hiền giả, ẩn sĩ Asita (A-tư-đà), tâu với quốc vương rằng hai con đường sẽ mở ra cho thái tử: hoặc thái tử sẽ thành một vị Chuyển Luân Vương, hoặc thái tử sẽ từ giã thế gian và trở thành một Bậc Đại Giác Ngộ, Vị hiền giả ấy đặt tên thái tử là Siddhattha, nghĩa là “Người Đạt Được Ước Nguyện” hay “Người Toại Nguyện”. Thoạt tiên, đức vua hài lòng khi nghe điều này, nhưng về sau ngài lo ngại về lời tiên đoán rằng thái tử sẽ xuất thế và trở thành vị ẩn sĩ không nhà.

Đoạn 5. Tuy nhiên, trong hoàng cung, nỗi sầu bi lại tiếp theo ngay niềm hoan lạc, vì chỉ bảy ngày sau khi hoàng tử chào đời, hoàng hậu đột ngột từ trần. Vị thứ phi, em gái bà, là Pajàpati Gotamì, đã trở thành bà dưỡng mẫu đầy tận tụy nhiệt tình nuôi nấng hoàng tử với lòng chăm sóc thương yêu.

Đoạn 6. Vị hoàng tử ấu nhi lớn lên dần trở thành một người đặc biệt khả ái, dù sống giữa cảnh xa hoa nhung lụa vây quanh. Thái tử thật nhân từ, thanh lịch, trong sáng và rất thông minh. Thái tử được giáo dục hoàn hảo đúng với cương vị của một hoàng thái tử giai cấp quí tộc. Việc giáo dục thái tử không chỉ bao gồm tất cả kiến thức dành cho lớp người thông thái thời bấy giờ, trong đó có 4 tập Kinh Vệ-đà, mà còn đủ mọi ngành võ nghệ.

Vị hoàng thái tử trẻ tuổi này làm kinh ngạc toàn thể giáo sư vì sức thông minh lỗi lạc (của mình). Thái tử thông hiểu mọi sự qua một thời gian rất ngắn. Nói tóm lại, thái tử rất mạnh khỏe (cường tráng), đầy từ tâm và đủ tài năng, nhưng đồng thời chàng cũng rất hay suy tư.


II. TRANSLATION INTO ENGLISH (Dịch sang tiếng anh)
1. Tuy nhiên, trong hoàng cung, nỗi sầu bi lại tiếp theo ngay niềm hoan lạc, vì chỉ bảy ngày sau khi hoàng tử chào đời, hoàng hậu đột ngột từ trần.

In the royal palace, however, delight was followed quickly by sorrow, for seven days after the childbirth, Queen My suddenly died.
2. Hoàng Hậu hạ sanh một thái tử, là người sau này sẽ trở thành đức Phật Gotama, đấng Giác Ngộ, bậc Đại Đạo Sư của chư thiên và nhân loại.

The Queen gave birth to a prince who would later become Buddha Gotama, the Enlightened One, the Great Master of gods and men.


III. QUESTIONS AND ANSWERS:
P 1. 1. Who were the Sakyas? (Dòng họ Thích Ca là ai?)

They were a proud clan of the Khattiyas, the warrior caste in ancient India.

2. Who ruled the Sakyas that time? (Ai cai trị dòng họ Thích Ca thời ấy)

A wise and powerful King called Suddhodana ruled them that time.

3. Where did the king found his capital? (Nhà vua thành lập kinh đô ở đâu?)

He founded his capital at Kapilavatthu.

4. Who was king Suddhodana’s wife? (Vợ của vua Tịnh Phạn là ai?)

She was Queen Maya, daughter of the Kolyas' king



P. 3 5. Where did the Queen want to rest midway? (Giữa đường Hoàng Hậu muốn nghỉ ở đâu?)

She wanted to rest for a while in Lumbini Park on her way

6. Who would the prince become later? (Thái tử sẽ trở thành ai sau này?)

He would later become Buddha Gotama, the Enlightened One, the great Master of gods and men.



P. 4 7. What did the sage Asita foretell about the prince? (Hiền triết A-tư-đà đã tiên đoán gì về Thái tử?)

He foretold that two ways would open before the Prince: He would become either a Universal Ruler or a Supreme Buddha.

8. What does the name Siddhattha mean? (Cái tên Siddhattha nghĩa là gì?)

It means the One whose wish is fulfilled or “Wish-Fulfilled”.



P. 5 9. Who took care of the baby prince? (Ai chăm sóc ấu chúa?)

Pajpati Gotamī, the second Queen, took care of the baby Prince.



IV. BUDDHIST TERMINOLOGY

P. 1.


- The Sakyas : The Sakya clan : Bộ tộc Sakya (dòng họ Thích-ca).

- A clan [klæn] = an early social group composed of several families: 1 bộ tộc, gồm nhiều gia tộc.

- The Khattiyas: the noble, the warriors: Sát-đế-lỵ; võ tướng; quý tộc.

P 2

- Royal ['rɔɪəl] = A royal palace / family : Thuộc về vua chúa, vương giả.

- Realise = Understand : Ý thức / hiểu rõ

P.3

- The Buddha Jayanti = The Buddha Birth’s Day = Ngày Phật đản sanh

- A naming ceremony :Lễ đặt tên.



- A Universal King :Vị vua cai trị toàn cầu; Đại đế

- Siddhattha = Wish-Fulfilled: Người Toại Nguyện.



- Reign over a kingdom: Chuyển Luân Thánh Vương

- Renounce the world = leave the world for a religious life: Từ bỏ thế tục để sống đời sống tu hành.



Renunciation (n). :Sự từ bỏ, sự xuất ly.

- Hermit ['hɜrmɪt] = recluse = Ascetic = one who lives in solitude: Ẩn sĩ  Hermitage ['hɜrmɪtɪdʒ]: nơi ẩn cư.

P5


- Devoted (adj)  Devotion (n): Hiến dâng; Hết lòng thương yêu, tận tụy.
V. GRAMMAR :

THE SIMPLE PAST

A) Form:

Subject + Past form of a Verb (V2) + Object/ Complement


B) Use: The Simple Past is used for an action completed at a definite time in the past: (một hành động được hoàn tất tại một thời gian xác định trong quá khứ)

I saw him yesterday. (Hôm qua tôi có thấy anh ấy)

The Buddha was born in 623 BC. (Đức Phật sinh vào năm 623 trước Công nguyên)

The Simple Past is often used with adverbs of time such as: (Thì Quá khứ đơn thường được dùng với các trạng từ sau):



yesterday, ago, last week, last year, once (upon a time), in the old time / in the old days …

Ex: - He went to Dalat last week. (Anh ấy đi Dà Lạt hồi tuần rồi)



Note: The pronunciation of the ending ED in regular verbs and adjectives:

1/ ED is pronounced /t/ after a voiceless sound except /t/ (Ngoại trừ âm /t/ ở cuối từ ra, ED được phát âm là “t” sau các âm vô thanh ): /p/, /k/, /f/, /s/, /∫/, /t∫/

stepped, looked, puffed, placed, washed, watched

2/ ED is pronounced /d/ after a voiced sound except /d/: (Ngoại trừ âm /d/ ở cuối từ ra, ED được phát âm là “d” sau các âm hữu thanh ):

carried, tried, played, rubbed, spelled, opened, lived.

3/ ED is pronounced /id/ after /t/ and /d/: (ED được phát âm là “id” sau các âm /t/ and /d/)

limited /-tid/, treated /-tid/, needed /-did/, decided /-did/.

Some exceptions (ngoại lệ) wicked /kid/, naked / kid/, blessed /sid/, learned /nid/, beloved /vid/, ragged /gid/, aged /dʒid/.

-----------------


Lesson 3: PRINCE SIDDHATTHA'S YOUTH AND HIS MARRIED LIFE
Paragraph 1. A wonderful thing took place at a ploughing festival in his childhood. It was an early spiritual experience which, later in his search for truth, served as a key to his Enlightenment.

Once on a spring ploughing ceremony, the king took the prince to the field and placed him under the shade of a rose apple tree where he was watched by his nurses. Because the king himself took part in the ploughing, the prince looked at his father driving a golden plough together with other nobles. But he also saw the oxen dragging their heavy yokes and many farmers sweating at their work. While the nurses ran away to join the crowd, he was left alone in the quiet. Though he was young in years, he was old in wisdom. He thought so deeply over the sight that he forgot everything around and developed a state of meditation to the great surprise of the nurses and his father.


P 2. The king felt great pride in his son, but all the time he recalled the hermit's prophecy. Then he surrounded him with all pleasures and amusements and young playmates, carefully keeping away from him all knowledge of pain, sadness and death.
P 3. When the prince was sixteen years old, the king arranged for his son's marriage. According to their custom, a prince who desired to get married had to prove his strength and courage. Then the king invited other princes and nobles to meet his son in many contests and Prince Siddhattha won victory in all of them. Among the beautiful ladies who attended the ceremony, he finally chose the fairest one (the country's beauty), his beautiful cousin, as his bride. She was Princess Yasodharaø, daughter of King Suppabuddha, a brother of the late Queen Maøyaø of the Kolyas.
P 4. As time passed, however, the prince's thoughts returned to the problem of suffering: he had no sorrow of his own, but he felt pity for mankind and he tried to understand the true meaning of human life.
I. TRANSLATION INTO VIETNAMESE

THỜI NIÊN THIẾU VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH CỦA THÁI TỬ SIDDHATTHA.

Đoạn 1. Một điều kỳ diệu đã xảy ra trong buổi lễ hạ điền vào thời thơ ấu của thái tử. Đó là kinh nghiệm tâm linh đầu đời, sau này trong quá trình tìm cầu chân lý, nó có công dụng như chiếc chìa khóa đưa Ngài đạt đến giác ngộ.

Một lần nhân ngày lễ hạ điền, nhà vua dẫn thái tử ra đồng và đặt thái tử ngồi dưới gốc cây đào (1), nơi ấy thái tử được các nhũ mẫu chăm sóc. Bởi vì chính nhà vua tham gia vào việc cày cấy, nên thái tử thấy phụ vương đang lái chiếc cày bằng vàng cùng với quần thần. Song thái tử cũng thấy những con bò đang kéo lê những chiếc ách nặng nề và các nông phu đang nhễ nhại mồ hôi với công việc. Trong khi các nhũ mẫu chạy ra ngoài nhập vào đám hội, chỉ còn lại một mình thái tử trong cảnh yên lặng. Mặc dù còn trẻ tuổi, trí khôn của thái tử đã trưởng thành. Thái tử suy tư rất sâu sắc về cảnh tượng trên đến độ quên hết vạn vật xung quanh và phát triển một trạng thái thiền định trước sự kinh ngạc của các nhũ mẫu và phụ vương.



Đoạn 2. Nhà vua rất tự hào về con ngài, song lúc nào ngài cũng nhớ đến lời tiên đoán của vị ẩn sĩ. Ngài bao vây quanh thái tử bằng đủ (tất cả) lạc thú và đám bạn trẻ cùng vui chơi, cẩn thận tránh cho thái tử không biết gì về sự đau khổ, buồn phiền và chết chóc.

Đoạn 3. Khi thái tử được mười sáu tuổi, phụ vương sắp xếp việc hôn nhân cho con ngài. . . Theo phong tục thời bấy giờ, một vương tử muốn cưới vợ phải chứng tỏ sức mạnh và lòng can đảm của mình. Sau đó, nhà vua cho mời các vương tôn công tử đến tỷ thívà thái tử Siddhattha đã chiến thắng trong tất cả các cuộc so tài. Giữa đám các công nương diễm kiều đến dự lễ hội, cuối cùng thái tử chọn một trang quốc sắc, cô em họ xinh đẹp, làm tân nương. Đó là công chúa Yasodharà, con gái vua Suppabuddha (Thiện Giác), vương huynh của hoàng hậu quá cố Màyà thuộc dòng họ Kolyas.

Đoạn 4. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nỗi suy tư của thái tử lại trở về vấn đề đau khổ. Thái tử không có gì buồn khổ riêng phần chàng, nhưng chàng cảm thấy xót thương cho nhân loại và chàng cố gắng tìm hiểu ý nghĩa chân thật của đời người.
II. TRANSLATION INTO ENGLISH

1. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nỗi suy tư của thái tử lại trở về vấn đề đau khổ.

As time passed, however, the prince's thoughts returned to the problem of suffering.



2. Thái tử không có gì buồn khổ riêng phần chàng, nhưng chàng cảm thấy xót thương cho nhân loại và chàng cố gắng tìm hiểu ý nghĩa chân thật của đời người.

he had no sorrow of his own, but he felt pity for mankind and he tried to understand the true meaning of human life.


III. QUESTIONS AND ANSWERS

P1. 1. What took place at a ploughing festival in his childhood?

A wonderful thing took place then.
2. How did wonderful thing serve him later?

It served him as a key to his Enlightenment later
3. What did the prince see on the field?

He saw oxen dragging their heavy yokes and farmers sweating at their work.
4. What did the prince do then?

He thought very deeply over the sight and then he developed a state of meditation.
P2. 5. What did the King do when he recalled the sage's prophecy?

When he recalled the sage's prophecy, he surrounded the prince with all pleasures and young playmates.
P3. 6. What did the prince have to do before his marriage?

He had to prove his strength and courage before his marriage.
7. Who was the bride ?

She was Princess Yasodharà, daughter of King Suppabuddha.
P4. 8. What problems did the prince think of as time went by?

As time went by, he thought of the problems of human suffering.
9. Who did he feel pity for?

He felt pity for mankind.
10. What did he try to understand?

He tried to understand the true meaning of human life.
IV. BUDDHIST TERMINOLOGY
- Serve as = be used as Có công dụng như

- Take part in = participate in = be involved in : Tham dự vào. Góp phần vào .

- Plough the land / the soil: Cày đất.

- Sweat [swet] Đổ mồ hôi ; mồ hôi

- Meditation [‚medɪ'teɪʃn]= Jhàna: Thiền định.

- Prophecy ['prɑfɪsɪ ] = foretelling: Lời tiên tri.  A prophet = a foreteller: Nhà tiên tri.

- A contest ['kɒntest] = a game, a match: Một cuộc thi tài, tỷ thí.

- Be allowed [ə'laʊ] / permitted to do s.t: Được phép làm gì.

- Join the crowd: Gia nhập đám đông.

- A variety of s.t = Different kinds / Various kinds of s.t (books, flowers): Nhiều loại khác nhau. (sách, hoa).

- Feel pity for s.o / s.t. = feel sorrow for s.o's suffering= have / take pity on s.o: Thấy thương xót về nỗi khổ của ai.

Lesson 4: GREAT RENUNCIATION AND ENLIGHTENMENT, NIBBĀNA
Paragraph 1. Soon the Prince became bored of all royal amusements, and he was in search of mental peace. One day he desired to make a journey around the city. Necessary arrangements and decorations were made by order of the King so that the Prince might be delighted. But on the very first day, he happened on old man walking weakly. On the second day, he saw a sick man crying pitifully and on the third day, a dead person carried by his relatives. The Prince was deeply shocked by the fearful sights of old age, sick and death. His noble mind was terribly troubled by realizing that no one could escape those pains and sorrows. He returned to the palace with his heart full of sadness. On the fourth day, however, he was satisfied at the sight of holy hermit with the bright and peaceful look.

P.2. He kept on thinking that in spites of the royal comforts and his good health, he would someday suffer sickness, old age and death. He felt compassionate for all human beings who had to face these everlasting problems he decided to find a way out. His love of truth proved stronger than his affection for his family, the on the full moon day, at midnight, he left his kingdom and renounced the world. Thus he became an ascetic in search of truth at the age of 29. It was called the Great Renunciation at 594 BC.

P.3. The ascetic Gotama wandered about the valley of the Ganges, at first approaching famous teachers, Ālāra Kālāma and Uddaka Rāmaputta, and following their teachings. But their method did not lead to super knowledge, awakening, so he turned away from them. Next he joined a group of five ascetics and practiced the most severe ways of life for six years. Because he gave up food, he grew thinner and thinner and his body lost all its strength. He underwent too much suffering, but still he did not reach his goal. Then he gave up these extremes and followed a middle path. To restore his health, he accepted the milky rice offered by a young lady called Sujātā and then he sat crossed-legged under the big Bodhi Tree (the Tree of Enlightenment). He decided to rise from his meditation until he gained wisdom. The Bodhisatta was so resolute in his great struggle for Buddhahood that no Māra nor the evil forces could break through his calm concentration.

P.4. Finally at midnight, he achieved the Threefold Knowledge (the Knowledge of his own former births, the Knowledge of other being’s passing away and arising, and the Knowledge of the total destruction of all impurities). He attained the freedom of mind and the freedom of wisdom and became the Buddha, the Fully-Awakened One, the Conqueror of the battle, who opened the door of Deathlessness to all living beings, Nibbāna.

Dhammapada verses 153-154:



Through many births I have wandered in the saṃsāra round

Seeking, but not finding the Builder of the House,

Painful is birth again and again

O House Builder, I have seen you.

You shall build no house again

All your rafters are broken and you ridge-pole is shattered.

The mind at rest in Nibbāna, has attained the destruction of cravings.
I. TRANSLATION INTO VIETNAMESE

Bài 4: ĐẠI SỰ XUẤT THẾ VÀ GIÁC NGỘ, NIẾT-BÀN

Đoạn 1: Chẳng bao lâu, Thái tử chán tất cả những lạc thú vương giả và chàng muốn tìm kiếm sự an tịnh của tâm hồn. Một ngày nọ, chàng muốn đi dạo quanh thành phố. Đức vua đã lệnh cho dân chúng sắp xếp những việc cần thiết và trang trí kinh thành để Thái tử được vui lòng. Nhưng ngay ngày đầu tiên, chàng đã gặp một ông già bước đi với dáng yếu ớt. Ngày thứ hai chàng thấy một người bệnh than khóc thảm thiết và ngày thứ ba chàng thấy một người chết được thân quyến mang đi. Thái tử đã xúc động sâu sắc về những cảnh tượng đáng sợ lúc tuổi già, bệnh tật và chết chóc. Tâm hồn cao thượng của chàng đã bị xáo trộn nặng nề vì nhận ra rằng không ai có thể thoát khỏi những khổ đau này. Chàng trở về hoàng cung với lòng đầy phiền muộn. Tuy nhiên đến ngày thứ tư chàng hài lòng khi thấy một vị ẩn sĩ thanh tịnh với vẻ mặt sáng ngời và yên bình.

Đoạn 2. Trong nhiều ngày sau đó, chàng vẫn miên man suy nghĩ cho dù chàng đang khỏe mạnh và có đủ tiện nghi vật chất của hoàng cung, một ngày nào đó chàng sẽ phải chịu khổ đau vì già, bệnh và chết. Chàng cảm thấy xót thương cho nhân loại đang phải đương đầu với những vấn đề bất tận này và chàng quyết tâm tìm ra một lối thoát. Lòng yêu chân lý của chàng đã tỏ ra mạnh hơn tình thương gia đình, và rồi một ngày trăng tròn, lúc nửa đêm, chàng đã rời vương quốc và giã từ thế tục. như vậy, chàng đã trở thành một nhà tu khổ hạnh đi tìm chân lý ở tuổi đời 29. Đó là đại sự xuất thế vào năm 549 trước Công nguyên.

Đoạn 3. Nhà tu khổ hạnh Gotama đi khắp lưu vực sông Hằng. Trước tiên Ngài tìm đến các vị thầy nổi tiếng như Ālāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta và tuân theo lời dạy của các vị ấy. Nhưng những pháp môn của chư vị không đưa đến thắng trí, giác ngộ, nên Ngài đã từ giả chư vị. Sau đó Ngài gia nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh và hành trì những lối sống khắc nghiệt nhất trong sáu năm. Vì nhịn ăn, nhịn uống nên Ngài càng ngày càng ốm yếu và cơ thể Ngài đã mất đi hết sức mạnh. Ngài đã chịu đựng quá nhiều khổ đau, nhưng Ngài vẫn không đạt được mục đích. Do đó Ngài đã từ bỏ những cực đoan này và đi theo con đường trung đạo. Để phục hồi sức khỏe, Ngài đã nhận sữa từ thiếu nữ Sujātā dâng cúng, rồi Ngài ngồi kiết già dưới cây Đại Bồ Đề (cây Giác ngộ) và kiên quyết không xuất định cho đến khi nào đạt trí tuệ. Bồ tát cương quyết trong cuộc chiến vĩ đại để thành tựu quả Phật đến độ không có Ma vương hay ma quân nào có thể phá vỡ trạng thái thiền định của Ngài.

Đoạn 4. Cuối cùng vào lúc nửa đêm, Ngài chứng đạt Tam Minh (Đó là Túc mạng minh: thấy biết các kiếp sống của riêng Ngài; Thiên nhãn minh: cũng gọi là Sinh tử trí, tháy biết việc sinh tử của chúng sinh; Lậu tận minh: thấy biết về sự đoạn diệt tất cả lậu hoặc). Ngài đã chứng đắc Tâm Giải thoát và Tuệ Giải thoát và thành Phật, bậc Viên Giác, bậc Thắng Giả chiến trường, người đã mở ra cánh cửa Bất tử cho tất cả chúng sanh, đó là Niết-bàn.

(Phỏng theo Narada Mahāthera và Malalasekera)

Pháp cú 153 và 154:



- Lang thang bao kiếp sống, trong sanh tử luân hồi,

Ta tìm nhưng chẳng gặp, người xây dựng nhà này, tái sanh thật khổ thay.

- Ôi người làm nhà kia, nay ta đã thấy ngươi, ngươi không làm nhà nữa.

Đòn tay ngươi gãy rồi, kèo cột ngươi tan nát. Tâm ta đạt an ổn, tham ái thảy tiêu vong.

II. TRANSLATION INTO ENGLISH
1. Lang thang bao kiếp sống, trong sanh tử luân hồi

Through many births I have wandered in the saṃsāra round.


2. Ta tìm nhưng chẳng gặp, người xây dựng nhà này. Tái sanh thật khổ thay.

I have sought, but not finding the Builder of the House. Painful is birth again and again.


III. QUESTIONS AND ANSWERS

P.1. 1. What was the Prince seeking for?

He was seeking for mental peace.

2. What did the Prince see on his journey around the city on the first three days?



On his journey around the city, he saw an old man, a sick man and a dead man then.

3. What did he realize then?

He realized that no one could escape those pains and sorrows.

4. What sight satisfied him finally?



The sight of a holy hermit with a bright and peaceful look satisfied him at last.

P.2. 5. When did the Prince leave his kingdom?

He left his kingdom and renounced the world on a full moon day at midnight.

P.3. 6. Where did the ascetic Gotama wander?

He wandered about the valley of the Ganges.

7. Who did he approach at first?

At first he approached the famous teachers Ālāra Kālāma and Uddaka Rāmaputta.

8. Who did he join next?



He joined the group of five ascetics.

9. What did he practice for 6 years?



He practiced the most severe ways of life for six years.

10. What path did he follow at last?



He followed the middle path at last.

P.4. 11. What kind of knowledge did he achieve at last?

He achieved the Three-fold Knowledge at last.

12. What does the Buddha mean?



It means the Fully Self-Awakened One

13. What does the Bodhisattva mean?



It’s the name given to the ascetic Gotama before his Enlightenment.

14. What does Nibbāna mean?



It is the total destruction of all defilements and sufferings.

IV. BUDDHIST TERMINOLOGY
- Delight [dɪ'laɪt] = please so greatly : sự vui thích, sự vui sướng

- Feel compassion for (someone) = feel pity for: thương hại (ai)

- Renounce the world = leave the world for a religion life: Xuất gia

- Super-knowledge ['suːpər - 'nɔlidʤ] = supreme wisdom : trí tuệ siêu việt

- Find a way out (of suferring): tìm cách thoát khổ

- The Bodhi Tree: cây Bồ Đề

- The Three-fold knowledge = the Three Knowledges: Tam Minh

- Impurity [ɪm'pjʊrətɪ] = không thanh tịnh; bất tịnh

- Purity ['pjʊrətɪ] = Thanh tịnh; trong sạch

- Arise in the world = appear in the world: xuất hiện trên đời

- pass away = death = enter Nibbana: chết, viên tịch, nhập niết bàn

- Deathlessness ['deθlisnis] : bất tử



1 Cây Diêm-phù, cây đào (jambu-tree, roseapple tree) tượng trưng đất nước Ấn độ.


tải về 116.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương