Rebalance to asia with an insecure china



tải về 214.02 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích214.02 Kb.
#39074
  1   2   3
TÁI CÂN BẰNG HƯỚNG TỚI CHÂU Á VỚI MỘT TRUNG HOA BẤT AN

REBALANCE TO ASIA WITH AN INSECURE CHINA

By Ely Stefansky Ratner



The Washington Quaterly Spring 2013
Khi Tổng thống Hoa Kỳ (HK) Obama bước vào nhiệm kỳ hai của mình, việc tiếp tục chuyển sự quan tâm và các nguồn lực của Hoa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TBD) sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong khi nhiều người ở khu vực hoan nghênh cam kết đã được đổi mới này, “sự xoay trục” của nước Hoa Kỳ sang châu Á đã gây ra những quan ngại ngày càng tăng ở Trung Quốc (TQ) về những ý định của Hoa Kỳ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm mở rộng tư thế các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở châu Á, củng cố các mối quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và tăng cường vai trò của các thể chế khu vực được nhiều người ở Bắc Kinh nhìn nhận như là trực tiếp nhằm vào việc kiềm chế sự nổi lên của TQ và là một nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn trong khu vực và làm cho môi trường chiến lược của TQ xấu đi.
Trong những năm tới, cảm nhận của TQ về sự bất an dường như sẽ tăng lên khi Hoa Kỳ tiếp tục làm sâu sắc thêm sự can dự về ngoại giao, kinh tế và quân sự ở châu Á. Việc này sẽ hạn chế những tiềm năng hợp tác Mỹ – Hoa trong các vấn đề địa chính trị và làm tăng thêm, căng thẳng trong quan hệ song phương, để mặc cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington D.C với nhiệm vụ quan trọng là điều hòa mục tiêu duy trì các quan hệ ổn định Mỹ – Hoa trong khi theo đuổi các biện pháp tiếp theo trong nỗ lực tái cân bằng. Ngay cả khi những khai thông và kết quả chuyển giao đáng kể về ngoại giao vẫn tỏ ra khó nắm bắt, thì cam kết được duy trì đối với sự can dự ở cấp độ cao chuyên sâu với Bắc Kinh sẽ là cần thiết để đối phó với các cuộc khủng hoảng không thể tránh được. Ngoài ra, theo quan điểm khu vực rộng lớn hơn, việc can dự tiếp tục với TQ sẽ là yếu tố then chốt để hiện thực hóa chiến lược tái cân bằng và bảo đàm rằng Hoa Kỳ có thể thúc đẩy nhiều lợi ích của mình ở châu Á.
Trong khi đó, điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ là truyền đạt tốt hơn nguồn gốc và nội dung của chiến lược này, mở rộng hơn nữa – với các nguồn lực tương xứng – các yếu tố kinh tế, ngoại giao và văn hóa của nỗ lực tái cân bằng, và cuối cùng chứng tỏ rằng chính sách châu Á của Mỹ không chỉ có lợi cho vị trí chiến lược tương đối của Mỹ mà còn cho khu vực này nói chung. Sự thay đổi của Hoa Kỳ hướng đến châu Á nên và sẽ tiếp tục, nhưng thực hiện điều đó cần phải tính đến một nước TQ bất an để làm cho việc tái cân bằng đạt được những mục tiêu mong đợi.
Mặc cảm bất an của Trung Quốc
Tháng 8/2012 ở Bắc Kinh, một đại tá lâu năm thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã nói với một đoàn đại biểu thuộc nhóm chuyên gia tư vấn của HK rằng: “Các vị có sự kiện Trân Châu Cảng và 11/9 của các vị và chúng tôi có vụ năm 1999 của chúng tôi.” Đây là sự ám chỉ đến quan niệm rộng rãi ở TQ cho rằng vụ HK ném bom Đại sứ quán TQ ở Belgrade trong chiến dịch không kích của NATO trên khắp Serbia là một sự cảnh báo có chủ tâm đối với Bắc Kinh đừng có thách thức địa vị thống trị của Hoa Kỳ trong các hoạt động chính trị quốc tế. Bất kể sự vô lý bề ngoài của nó như thế nào đi chăng nữa, sự so sánh này tiêu biểu cho nhận thức rộng khắp cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm chế sự nổi lên của TQ và duy trì quyền bá chủ của Hoa Kỳ ở khu vực này. Mặc dù TQ từ lâu đã che giấu những quan ngại và những giả định đầy ẩn ý về những nỗ lực tìm cách làm suy yếu và bao vây TQ của HK, những nhận thức này đang ngày càng trở nên có ảnh hưởng lớn ở Bắc Kinh. Một bài xã luận được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, khởi điểm cho lời bình luận gần như chính thức về chính sách đối ngoại cũng như việc tái cân bằng của HK, đã mô tả chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á như là có “nét đặc trưng rõ ràng của sự đối đầu.”
Công luận TQ, mặc dù khó thăm dò một cách chính xác, xem ra cũng phản ánh sự nghi ngờ ngày càng tăng đối với HK. Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy rằng tỉ lệ phần trăm những người TQ được hỏi ý kiến coi quan hệ Hoa – Mỹ là sự thù địch đã tăng từ 8% trong năm 2010 lên 26% trong năm 2012. Các quan điểm này được thấy không chỉ trong công luận, trên báo chí quốc gia và trên các trang blog rất nhỏ mà còn được chia sẻ rộng rãi giữa các quan chức chính phủ, các học giả và các nhà chiến lược thuộc nhóm tư vấn. Wang Jisi, Hiệu trưởng trường Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh và là một chuyên gia hàng đầu về các mối quan hệ Hoa – Mỹ, lập luận rằng trong những năm gần đây, quan niệm trên khắp TQ ngày càng cho thấy “mục đích cuối cùng của HK trong các vấn đề thế giới là duy trì quyền bá chủ và địa vị thống trị của mình, và hậu quả dẫn đến là Washington D.C sẽ tìm cách ngăn chặn các cường quốc đang nổi lên, đặc biệt là TQ, trong việc đạt được các mục tiêu và tăng cường tư thế của họ.”
Giống như việc tiến hành cuộc thử nghiệm Rorschach, các nhà phân tích TQ nhận thấy các chính sách của HK ở châu Á giống như một chuỗi những vết nhơ gây hoa mắt được kết hợp lại để vẽ nên một bức tranh báo điềm gở về những dự định của HK. Những hoạt động như vậy bao gồm việc củng cố các mối quan hệ an ninh của HK với các đồng minh ký kết hiệp ước, bao gồm Nhật, Hàn Quốc và Phiippines; làm sâu sắc thêm các quan hệ với các nước đang nổi lên như Indonesia và Việt Nam; tăng cường cam kết của HK với các thể chế lấy ASEAN làm trưng tâm; tuyên bố những lợi ích quốc gia của HK ở Biển Đông; ủng hộ hiệp định buôn bán đối tác xuyên TBD (TPP); tái can dự với Myanmar; và triển khai sự hiện diện luân phiên của lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Darwin, Australia. Kết hơp với nhau, các nhà tư tưởng hàng đầu TQ coi những hành động này như việc phá hoại ngầm an ninh của TQ và ngày càng tin rằng lý do thống nhất cho một đường hướng dường như được phối hợp như vậy của HK là để kiềm chế sự nổi lên của TQ.
Ngoài những ấn tượng hoàn toàn gây xúc cảm về những ý định ác ý của HK, hai lập luận có liên quan – thường bị pha trộn theo những cách mơ hồ – tạo cơ sở cho những lời buộc tội của TQ về việc cam kết được tiếp tục lại của Hoa Kỳ với châu Á hiện đang gây mất ổn định cho an ninh khu vực này như thế nào. Lập luận đầu tiên là HK đang chủ động gây xung đột giữa TQ và các nước khác trong khu vực (bao gồm Phiippines, Việt Nam và Nhật) bằng việc khích động những vấn đề gây chia rẽ, chẳng hạn như vấn đề Biển Nam Trung Hoa, và bằng việc tích cực gây sức ép và khuyến khích các nước thách thức TQ. Theo quan điểm này, HK xúi giục khủng hoảng vừa để ngăn cản sự nổi lên của TQ vừa để làm cho quân đội HK được lôi kéo hoặc được yêu cầu can dự sâu hơn nữa vào các công việc an ninh của khu vực. Với chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng HK Clinton diễn ra hồi tháng 9/2012, một bài bình luận của hãng tin Tân hoa chính thức của TQ đã kêu gọi HK “chấm dứt vai trò của mình như một kẻ phá rối lén lút ngồi đằng sau một vài nước trong khu vực và giật dây.” Lập luận thứ hai và có sắc thái hơn là TQ nhận định rằng các tuyên bố và hành động mới đây của HK ở châu Á, dù là không chủ tâm, đã khuyến khích các nước trong khu vực tin rằng họ có thể thách thức TQ trong khi HK ủng hộ họ. Các nhà phân tích TQ lập luận rằng “lý do vì sao một vài nước không kiềm chế đến vậy có thể liên quan đến vấn đề chiến lược địa chính trị đã được điều chỉnh của HK.”
Phần lớn sự nổi giận của TQ với việc tái cân bằng của Hoa Kỳ tập trung ở Biển Nam Trung Hoa, nơi 6 chính phủ khẳng định chủ quyền đối với nhiều cấu trúc còn đang bị tranh chấp và những vùng biển bao quanh đó tại những khu vực đánh cá lịch sử được coi là có nhiều dầu lửa. TQ đã nhiều lần khẳng định “chủ quyền không cần bàn cãi” đối với vùng biển này, phân định ranh giới những yêu sách của mình trên các bản đồ chính với một đường chín vạch kéo dài cách xa TQ lục địa và lượn dọc theo các bờ biển của VN, Malaysia, Brunei, Phiippines và Đài Loan. Với việc tìm cách duy trì lực đòn bẩy lớn nhất đối với các bên yêu sách riêng lẻ, TQ đã nổi giận trước những tuyên bố lặp đi lặp lại của các quan chức Hoa Kỳ, bắt đầu bằng sự can thiệp của Ngoại trưởng HK Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2010 (ARF) được tổ chức tại Hà Nội theo đó nêu rõ những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và việc tôn trọng luật lệ quốc tế. Bắc Kinh cũng phản đối những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn và xử lý các cuộc khủng hoảng địa phương bằng việc tăng cường các luật lệ và thể chế khu vực. Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí hồi tháng 8/2012 bày tỏ những quan ngại về những hành động đặc biệt của TQ ở Biển Nam Trung Hoa, tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản TQ, tờ Nhân dân nhật báo, đã yêu cầu Washington D.C “im tiếng”, chỉ trích HK đã “thổi bùng ngọn lửa” chia rẽ. Phản ứng chính thức của Bộ Ngoại giao TQ lưu ý rằng “người dân không thể không nghi ngờ ý định thực sự của phía HK.”
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở Biển Nam Trung Hoa hồi năm ngoái bắt đầu từ tình thế đối đầu vào tháng 4/2012 giữa Bắc Kinh và Manila về Bãi đá ngầm Scarborough, khi người Phiippines bắt giữ 8 tàu đánh cá của Trung Quốc ở vùng biến tranh chấp. Trung Quốc đã tỏ ra tức giận trước việc người Phiippines đã dùng một tàu hải quân (thay vì một tàu của cơ quan chấp pháp biển) để bắt giữ các ngư dân, và càng giận dữ hơn khi chiếc tàu đó là tàu BRP Gregorio del Pilar, một tàu khu trục nhỏ của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ được Hoa Kỳ nhượng lại từ tháng 5/2011. Trong những tháng sau đó, khi cuộc khủng hoảng kéo dài, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên tục chỉ trích Hoa Kỳ cả về việc duy trì một lập trường thiên vị lẫn khuyến khích người Phiippines có thêm các hành động khiêu khích. Một vài sự kiện rải rác trong cuộc khủng hoảng này đã củng cố thêm những mối quan ngại của Trung Quốc: những sự kiện này bao gồm cuộc tập trận quân sự Balikata Mỹ- Phiippines, một chuyến ghé thăm cảng ở Vịnh Subic hồi tháng 5 của tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS North Carolina, và việc Tổng thống Phiippines Benieno Aquino tới thăm Washington D.C vào tháng 6. Các quan chức TQ lập luận rằng các hoạt động này đang làm gia tăng căng thẳng và khuyến khích người Phiippines kéo dài mài sự đối đầu này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo “The Nation” của Thái Lan diễn ra hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã bày tỏ những nỗi quan ngại của Trung Quốc rằng “Trong bối cảnh những thay đổi đang diễn ra trong toàn bộ môi trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những vấn đề và những sự khác biệt này dường như sẽ bị kích động, và thậm chí được sử dụng để biện minh cho những chính sách hoặc hành động nhất định.”
Giữa những gì mà nước này coi như là sức ép không ngừng ở Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã chứng kiến những sự kiện gây náo động tương tự ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản. Các nhà chiến lược ở Bắc Kinh nhận thấy rằng Hoa Kỳ một lần nữa – với sự cố ý – đang tạo thêm một nguồn bất ổn định ở ngưỡng cửa Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, những căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư Senkaku, nơi tạo cơ hội cho việc tiếp cận các con đường chính cho tàu thuyền qua lại, các bãi đánh cá và nguồn dự trữ dầu lửa tiềm tàng. Những căng thẳng này bắt đầu bùng nổ vào tháng 4/2010 khi Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara công bố mục tiêu của ông mua 3 hòn đảo từ một cá nhân công dân Nhật. Nhiều người ở Bắc Kinh đã thấy các thủ đoạn vận động của Hoa Kỳ ở phía sau điều này, một phần vì Thị trưởng Ishihara lần đầu tiên đã công bố ý định của ông trong một bài diễn văn đọc tại Heritage Foundation, một tổ chức tư vấn bảo thủ ở Washington, D.C. Những sự kiện xảy ra sau đó chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ của Trung Quốc. Chẳng hạn như, khi cuộc khủng hoảng leo thang vào mùa Thu năm 2012, các quan chức Hoa Kỳ đã nhắc lại tuyên bố tháng 10/2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton rằng Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung theo đó cho phép Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra các hành động thù địch – bao gồm cả quần đảo Senkaku. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố trong chuyến công du của Bộ trưởng Panetta tới Tokyo hồi tháng 8/2012 rằng Hoa Kỳ sẽ đặt thêm một rađa phòng thủ tên lửa Dải X ở miền Nam Nhật Bản. Trung Quốc quả quyết rằng đây là một nỗ lực nhằm kiềm chế và có thể làm giảm hiệu lực sự răn đe hạt nhân của nước này.
Ít người ở Bắc Kinh chấp nhận lời giải thích của các quan chức Hoa Kỳ rằng những hành động này là không nhằm vào Trung Quốc. Giáo sư Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Trường Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, lưu ý rằng “hệ thống phòng thủ tên lửa chung hiện khuyến khích Nhật Bản một cách khách quan trong việc duy trì một lập trường hiếu chiến trong cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, điều gửi đến Trung Quốc một bức thông điệp rất tiêu cực. Nhật Bản sẽ không tỏ ra hiếu chiến như vậy nếu không có sự trợ giúp và các hành động của Hoa Kỳ.” Tương tự như vậy, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, Chen Jian, đã khẳng định trong bài diễn văn đọc hồi tháng 10/2012 ở Hongkong rằng nhiều người coi vấn đề quần đảo đang bị tranh chấp “như một quả bom nổ chậm được Hoa Kỳ gài giữa Trung Quốc và Nhật Bản.”
Tái cân bằng hơn nữa sắp tới
Những sáng kiến mới đây của Hoa Kỳ ở châu Á không thể hiện một chút nào đỉnh cao hoặc việc thực hiện đầy đủ chiến lược “xoay trục” hướng sang châu Á. Thay vào đó, điều thích hợp hơn là nhìn nhận chúng như những bước đầu tiên hoặc những bước đặt nền tảng trong một dự án kéo dài cả thập kỷ mà dựa trên đó nhiều sáng kiến hơn về kinh tế, ngoại giao, văn hóa và quân sự sẽ được xây dựng. Tài liệu hướng dẫn chiến lược tháng 1/2012 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ “sẽ tái cân bằng một cách cần thiết hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.” Bài diễn văn đọc vào tháng 6/2012 của Bộ trưởng Panetta tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore đã củng cố bức thông điệp này và miêu tả những hành động đặc biệt mà HK sẽ áp dụng để giữ lời hứa của mình trong việc mang đến “một mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn và lâu bền hơn nhằm thúc đẩy an ninh và sự phồn thịnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Trong tuyên bố được trích dẫn nhiều nhất của mình, Panetta thừa nhận rằng “vào năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ sẽ bố trí lại các lực lượng của mình từ mức chia xấp xỉ 50/50 giữa BD và Đại Tây Dương thành mức 60/40 giữa hai đại dương này.” Ông cũng lưu ý HK sẽ đầu tư vào các hệ thống để nhằm đối phó với các khả năng chống tiếp cận ngăn chặn xâm nhập khu vực của TQ (bao gồm các máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ thứ 5, các tàu ngầm lớp Virginia đã được nâng cấp, các tiềm năng về chiến tranh điện tử và thông tin liên lạc, và các vũ khí với độ chính xác đã được cải thiện), cũng như các hệ thống nhằm đối phó với “sự áp chế về khoảng cách” mà các nhà lập kế hoạch HK gặp phải ở Tây Thái Bình Dương (bao gồm các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, một kiểu máy bay ném bom mới, máy bay tuần tra hàng hải hiện đại và máy bay chiến đấu chống tàu ngầm). Cuối cùng, ngoài vũ khí hạng nặng, Panetta lưu ý rằng HK sẽ tiếp tục phát triển các khái niệm tác chiến mới – bao gồm Khái niệm tiếp cận tác chiến phối hợp và khái niệm tác chiến Không-Hải – để đáp ứng “những thách thức độc nhất vô nhị” ở châu Á - Thái Bình Dương.
Về lĩnh vực an ninh, tương lai của chiến lược tái cân bằng sẽ vượt ra ngoài giới hạn hiện đại hóa quân sự Hoa Kỳ để bao gồm việc mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa vị thế của lực lượng Hoa Kỳ ở châu Á. Các quan chức Chính quyền Obama đã thông báo rằng giới quân sự Hoa Kỳ đang tìm kiếm những dàn xếp về sự hiện diện và tiếp cận mới trong khu vực “được phân bố về mặt địa lý, kiên cường trong hoạt động và có thể chống đỡ được về mặt chính trị.” Tháng 3/2012, tờ “Washington Post” đã công bố một bản đồ Đông Nam Á vẽ những nét chính về nhiều địa điểm hoạt động tiềm tàng mới dành cho quân đội Hoa Kỳ. Việc này bao gồm khả năng triển khai luân phiên lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Phiippines, bao gồm các căn cứ dành cho máy bay trinh sát và tăng cường các chuyến tàu cập cảng; các kế hoạch bố trí 4 tàu chiến duyên hải của hải quân Hoa Kỳ ở Singapore; một sân bay có thể được nâng cấp cho máy bay trinh sát P-8 và các máy bay không người lái Global Hawk trên quần đảo Cocos ở Australia; khả năng mở rộng căn cứ chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Australia ở Tây Australia (HMAS Stirling ở Perth) thích hợp với sự ghé thăm của các tàu sân bay Hoa Kỳ, các tàu chiến khác cũng như các tàu ngầm tấn công; triển khai luân phiên tới 2.500 TQLC/HK ở Darwin (Australia); và xây dựng một căn cứ cho hạm đội Australia mới ở Brisbane, Australia, có thể tiếp nhận các tàu chiến và tàu ngầm HK. Trong khi ngân sách và những thực tế chính trị ở Washington D.C và khu vực sẽ kiềm chế hoặc làm chậm lại các kế hoạch này, ít nhất một vài kế hoạch có thể tiến triển theo cách sẽ làm Bắc Kinh lo ngại.
Thêm vào đó là khả năng tăng cường các mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với một vài đối tác trong khu vực ngoài các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, bao gồm các đối tác ở xung quanh Trung Quốc đang có tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải với nước này. Chẳng hạn như ở vùng biên giới phía Nam Trung Quốc, các chuyến thăm cấp cao đã trở nên thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm các cuộc đối thoại về chính trị, an ninh và phòng thủ, do các Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam tiến hành vào năm 2008, và kênh Đối thoại Chính sách quốc phòng, một kênh cấp cao dành cho các cuộc thảo luận trực tiếp giữa các quan chức quân sự của hai nước được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010. Kể từ năm 2006, hai nước đã tiến hành ít nhất 9 cuộc tuần tra hàng hải chung ở vùng Vịnh Bắc Bộ, và tháng 8/2010 đã tham gia một cuộc tập trận hải quân phi chiến đấu song phương ở Biển Nam Trung Hoa.
Đẩy mạnh các mối quan hệ an ninh này, tháng 6/2012, Bộ trưởng Panetta đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tới căn cứ hải quân Hoa Kỳ trước đây ở Vịnh Cam Ranh. Trên chiếc tàu khu trục USS Richard E.Byrd, Panetta đã tuyên bố rằng “Việc các tàu hải quân Hoa Kỳ được phép tiến vào căn cứ này là yếu tố cơ bản của mối quan hệ này và chúng ta thấy một khả năng to lớn ở đây dành cho tương lai.” Sau đó, ông đã nói tại một cuộc họp báo chung về khả năng đưa mối quan hệ quân sự Mỹ – Việt Nam lên tới một “cấp độ mới” trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, các chuyến thăm của hải quân, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, trợ giúp nhân đạo, cứu nạn và các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các câu chuyện tương tự có thể được kể ra trong việc làm sâu sắc thêm các mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với bất kỳ nước nào trong những nước đang nổi lên ở khu vực bao gồm cả Ấn Độ, Indonesia và Singapore.
Nếu những xu hướng như hiện nay tiếp tục, TQ cũng sẽ phải đấu tranh với việc can dự sâu hơn giữa Hoa Kỳ và Myanmar, mà vào một thời điểm nào đó sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về nội dung cũng như thời điểm của các mối quan hệ quân đội với quân đội giữa hai nước. Như một bước tiến theo phương hướng này, các quan chức Myanmar lần đầu tiên đã tham gia với tư cách là quan sát viên cuộc tập trận quân sự hàng năm giữa HK và Thái mang tên “Hổ mang vàng” diễn ra hồi tháng 2/2013. Ngoài các hoạt động an ninh, những nỗ lực ngoại giao và kinh tế của Hoa Kỳ ở châu Á dường như cũng sẽ góp phần làm tăng sự lo ngại của Bắc Kinh, bao gồm triển vọng tiến bộ về hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự hợp tác ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, và tăng cường sự trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Bắc Kinh sẽ không coi những hành động này là điều tốt đẹp, và trong một chừng mực mà những sáng kiến tương đối không quan trọng của Hoa Kỳ cho đến nay đã làm tăng nỗi lo ngại và hệ thống hóa một cách nhìn nhận về những ý định ác ý của Hoa Kỳ, những hoạt động tăng thêm ở gần hơn các đường biên giới của TQ – ở Phiippines, Việt Nam, Ấn hoặc Myanmar – tất cả dường như sẽ là nguyên nhân cho một sự nghi ngờ thậm chí còn lớn hơn.
Quan điểm của Trung Quốc: một “kiểu quan hệ mới”
Với một vài hồi trong vở kịch về sự tái cân bằng của Hoa Kỳ hướng tới châu Á để theo dõi, hiện có một sự bất hòa ngày càng tăng giữa đường hướng trong tương lai của chính sách khu vực của Hoa Kỳ và quan điểm của TQ về những gì sẽ tạo nên một mối quan hệ ổn định Mỹ – Trung. Trong cái chỉ có thể được diễn giải như một nỗ lực phối hợp cao được giới lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc Kinh xác nhận, các quan chức Chính phủ Trung Quốc ở nhiều nơi gặp gỡ và ở những cấp cao nhất đã thúc đẩy quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và TQ cần nỗ lực để hướng đến một “kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn.” Khái niệm này đã nổi lên trong chuyến thăm Washington D.C vào tháng 2/2012 của ông Tập Cận Bình lúc đó là Phó Chủ tịch TQ và sau đó được củng cố và thảo luận chi tiết bởi các bên tham gia chính trong mối quan hệ song phương, bao gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Khiêm, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Bắc Mỹ và châu Đại Dương Thôi Thiên Khải.
Nguồn gốc tri thức của ý tưởng này là khá rõ ràng. Ít nhất trong một thập kỷ, các học giả, các nhà tư vấn và các nhóm nghiên cứu TQ đã xem xét kỹ lưỡng sự thăng trầm trong lịch sử của các nước lớn. Và trong khi cảnh báo chống lại sự xâm lấn về văn hóa của Hoa Kỳ, các nhà chiến lược TQ đã tự do nhập khẩu các học thuyết phương Tây về quan hệ quốc tế – tức là chủ nghĩa hiện thực tích cực và thuyết quá độ quyền lực – theo đó cảnh báo sự xung đột nước lớn không thể tránh khỏi giữa các cường quốc lâu đời và các cường quốc đang nổi lên. Đến lượt mình, nhiệm vụ chính của các nhà tư tưởng TQ là phát hiện các biện pháp nhằm chinh phục cái được coi là sự thúc đẩy lịch sử này, đặc biệt trong khi sự nổi lên và việc hiện đại hóa quân sự của TQ vẫn còn chưa hoàn thiện. Yuan Peng, trợ lý chủ tịch tại các viện có ảnh hưởng của TQ nghiên cứu Các quan hệ quốc tế đương thời (CICIR), đã lập luận rằng “xây dựng một kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn là cách duy nhất để ngăn chặn hai nước không bước vào một cuộc xung đột bạo lực như các nước lớn trước đây đã lâm vào.”
Quan niệm này đã được thúc đẩy bất ngờ bởi bài diễn văn đọc vào tháng 3/2012 tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ trong đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton lập luận rằng Hoa Kỳ và TQ cần “một câu trả lời mới cho một câu hỏi cũ về điều gì xảy ra khi một cường quốc lâu đời và một cường quốc đang nổi lên gặp nhau.” Không quan tâm đến thực chất của bài diễn văn trong đó cảnh báo TQ chớ có là một “cổ đông có lựa chọn” gây hại trong các hoạt động chính trị quốc tế, giới ngoại giao TQ đã bám lấy dòng chữ này như bằng chứng cho rằng khái niệm trên đã được nắm bắt ở Washington D.C. Các quan chức TQ cũng viện dẫn một cuộc gặp mặt bên lề Hội nghị cấp cao G-20 diễn ra vào tháng 6/2012 ở Los Cabos, Mexicô trong đó Chủ tịch Hồ và Tống thống Obama nghe nói đã bàn về sự cần thiết phải có một kiểu quan hệ song phương mới. Tháng 7/2012, Phó Chủ tịch Tập lúc đó đã nói với các sinh viên trường Đại học Thanh Hoa, trường ông đã theo học trước đây rằng “TQ và Hoa Kỳ đang tích cực thăm dò một kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn.”
Sự luận bàn của TQ xoay quanh ý tưởng về một “kiểu quan hệ mới” chứa đựng một số yếu tố tích cực, theo đó mô tả những mục tiêu được chia sẻ trong mối quan hệ song phương được cả hai bên nhiều lần và công khai đưa ra. Hoa Kỳ tán thành khái niệm tránh sự cạnh tranh được – mất ngang nhau và ra sức tìm cách tránh lâm vào một thế tiến thoái lưỡng nan có xu hướng ngày một tăng về mặt an ninh. Ngoài ra, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và tăng cường thông tin song phương là những mục tiêu chính của chính sách về TQ của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, khái niệm này là một viên thuốc độc dành cho Hoa Kỳ vì quan niệm của Trung Quốc về việc đáp ứng những mục đích được chia sẻ này như thế nào cho tốt nhất theo lời của Thứ trưởng Ngoại giao Thôi là phải “xóa bỏ những trở ngại” và “điều chỉnh các lợi ích của mỗi bên.” Các quan chức TQ không coi việc này là một quá trình có đi có lại mà đúng hơn là một quá trình trong đó Hoa Kỳ – được coi như nguyên nhân chính gây nghi ngờ và xung đột – phải đơn phương đáp ứng những đòi hỏi của TQ, ông Thôi (được bổ nhiệm làm Đại sứ của TQ ở Hoa Kỳ vào tháng 4/2013) đã lập luận rằng “TQ không bao giờ làm bất kỳ điều gì phá hoại những lợi ích cốt lõi và những mối quan ngại chính của Hoa Kỳ, tuy nhiên những gì mà Hoa Kỳ đã làm trong những vấn đề có liên quan đến những lợi ích quan trọng và cốt lõi cũng như những mối quan ngại lớn của TQ là không thỏa đáng.”Nhắc đến sự bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa như một ví dụ, Thôi ám chỉ rằng “TQ không phải là nước tạo ra những vấn đề này. Và còn là nước ít gây hại hơn. Đúng hơn nước này là nạn nhân đã bị áp đặt là gây thiệt hại.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ tiến hành đàm phán và vượt ra ngoài những tuyên bố khoa trương về việc tìm kiếm một mối quan hệ đối tác hợp tác với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là hạn chế những hành động mà Bắc Kinh coi là vừa đi ngược lại những lợi ích của Trung Quốc vừa làm xói mòn niềm tin chiến lược chung giữa hai nước.. Kiểụ quan hệ mới mà Trung Quốc kêu gọi là kiểu quan hệ trong đó Hoa Ky ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, từ bỏ những nỗ lực mở rộng sự hiện diện qua việc triển khai về phía trước của quân đội Hoa Kỳ ở châu Á, hủy bỏ việc kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, rút ra khỏi những dàn xếp an ninh với các nước đồng minh và các đối tác trong khu vực (đặc biệt từ những nước đang có những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với TQ), loại bỏ những khả năng về phòng thủ tên lửa chiến trường, và ngừng các hoạt động trinh sát trên không cũng như trên biển xung quanh TQ.
Ngay dù người ta coi danh sách này là tham vọng hơn là có thể xảy ra, HK không có những lựa chọn thay thế sẵn có nào khác về các giải pháp thương lượng có thể sử dụng với cùng chức năng làm giảm bớt sự bất an của TQ. Hầu hết những sự lựa chọn này là những yếu tố lâu dài của chiến lược an ninh quốc gia HK mà không có khả năng thay đổi chỉ là để điều chỉnh cho thích nghi với những nỗi lo ngại của Trung Quốc. Ngoài ra, có ít bằng chứng cho thấy TQ sẽ làm bất kỳ điều gì hơn là có được những sự nhượng bộ của Hoa Kỳ và tiếp tục gây sức ép để giành lợi thế hơn nữa. Ngôn ngữ đặc biệt về một “kiểu quan hệ mới” phần lớn là không thích hợp. Điều quan trọng nhất đối với tương lai của các mối quan hệ Mỹ – Trung là HK không có khả năng áp dụng thậm chí chỉ với một mức tối thiếu những hành động mà Bắc Kinh sẽ cho là cần thiết để củng cố niềm tin chiến lược và làm cho TQ phần nào thỏa mãn về vấn đề an ninh khu vực.
Giải thích cho một nước Trung Quốc bất an
Các chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã phản ánh những nguyên tắc của việc chờ thời, theo đuổi một chính sách đối ngoại kiềm chế, và coi những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 như một giai đoạn của cơ hội chiến lược để tập trung chủ yếu vào xu hướng phát triển đối nội. Tuy nhiên, chiến lược này đã dựa trên niềm tin ở Bắc Kinh cho rằng cam kết của Trung Quốc đối với con đường “trỗi dậy hòa bình” đang dẫn nước này tiến tới an ninh và phồn thịnh hơn, một giả thiết được đưa ra dưới sự xem xét ngày càng kỹ lưỡng ở Bắc Kinh.
Các nhà phân tích Hoa Kỳ tỏ ra đúng đắn khi khẳng định rằng cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tục công nhận tầm quan trọng của việc theo đuổi một mối quan hệ Mỹ – Trung mang tính xây dựng. Điều đó cho thấy, đặc biệt với việc Trung Quốc nổi lên từ giai đoạn hướng nội của thời kỳ chuyển giao lãnh đạo mười năm một lần, một loạt kịch bản tiềm tàng – như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sự phân hóa chính trị trong nước về nhịp độ và phương hướng cải cách kinh tế, chủ nghĩa dân tộc tăng lên do những thách thức nhận thấy từ bên ngoài – có thể làm tăng cái giá phải trả về chính trị cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách kéo dài mãi các mối quan hệ Trung – Mỹ trong tình trạng hiện tại của chúng. Mối nguy hiểm trong những năm tới là sự can dự trở nên sâu sắc của Hoa Kỳ ở châu Á và những nhận thức liên quan đến sự can dự này ở Trung Quốc có thể khuyếch đại những tiếng nói hiện nay ở Bắc Kinh của những người lập luận rằng xu hướng hiện nay của các vấn đề trong khu vực đang đặt Trung Quốc dưới tình trạng bị vây hãm trong một môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi.
Chính xác Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào hiện còn chưa biết rõ, nhưng thật khó để hình dung ra rằng Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ một nước TQ ít cam kết hơn với những mối quan hệ của nước này với Hoa Kỳ. Gấp rút hiện đại hóa quân sự, phát triển buôn bán hoặc các khối ngoại giao loại trừ Hoa Kỳ, có cách xử sự quyết đoán trong các vùng biển gần nước này, vun đắp các mối quan hệ an ninh rõ ràng với các đối tác trong khu vực, tăng cường xâm nhập mạng máy tính của Hoa Kỳ cũng như tăng cường đưa ra các hành động phân biệt đối xử về buôn bán hiện là nằm trong số các chính sách mà Bắc Kinh có thể theo đuổi. Ngay cho dù TQ coi những sự lựa chọn của mình trong những lĩnh vực này là tương đối hạn chế và rốt cuộc là không mong muốn, nước này vẫn có thể ngăn cản những nỗ lực của Hoa Kỳ trong khu vực. Mặc dù cách hành xử của TQ là đáng ngờ về các vấn đề khu vực từ những rắc rối ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa cho tới các vấn đề Triều Tiên, Myanmar và ASEAN, không nghi ngờ rằng Bắc Kinh có thể tạo ra mối nguy hại lớn hơn nhiều nếu nước này nhận thấy một sự kình địch được – mất ngang nhau thực sự với Hoa Kỳ theo đó buộc phải có sự cạnh tranh không khoan nhượng để tranh giành ảnh hưởng ở châu Á. Ngăn chặn hậu quả này – và cuộc chiến tranh nước lớn có thế xảy ra cùng với nó – là điều chủ yếu trong những nhiệm vụ của chính sách Hoa Kỳ đối với TQ.
Có những lĩnh vực cạnh tranh thực sự và quan trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và xây dựng mối quan hệ để xử lý chúng là một giải pháp nhạy cảm hơn việc tin rằng chúng có thể được giải quyết hoặc sẽ biến mất bằng việc làm yên lòng hoặc bằng việc gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau. Với nỗ lực tái cân bằng được thúc đẩy nhanh, và việc Hoa Kỳ không sẵn lòng (dưới những điều kiện hiện nay) xem xét những hành động cắt giảm mà Bắc Kinh đang kêu gọi, Washington D.C sẽ cần đưa ra các chính sách châu Á của mình để giải thích cho một Bắc Kinh đầy nghi ngờ và bối rối. Điều này có nghĩa là hoàn toàn, nếu không nói là rõ ràng, sắp đặt sự can dự để tập trung hơn vào việc đặt cơ sở thể chế nhằm giải quyết khủng hoảng. Đối thoại An ninh Chiến lược (SSD) đã đem lại một diễn đàn quan trọng để làm đúng điều đó, đưa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc đến với các đối tác Hoa Kỳ của họ để thảo luận các vấn đề song phương nhạy cảm cũng như các vấn đề an ninh khu vực.
Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phải chịu chấp nhận một sự thật rằng đối thoại và việc làm yên lòng sẽ chỉ là việc có triển vọng. Các nguồn gốc trong và ngoài nước của những lợi ích cũng như những sự bất an của TQ trở nên khó lường hơn nhiều so với những quyết định về chính sách ngắn hạn ở Washington D.C. Chấp nhận sự thật này, Hoa Kỳ nên tránh quan niệm cho rằng quan hệ Mỹ – Trung tượng trưng cho “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới” và nên chống lại nhận xét thường được đưa ra cho rằng “hầu như không có thách thức toàn cầu nào có thể đáp ứng mà không có sự hợp tác Mỹ – Trung.” Cũng không có tuyên bố nào là đặc biệt chính xác, và cả hai đều là để tạo ra những mong đợi phi thực tế, gây ra nỗi thất vọng và hận thù không cần thiết, và cuối cùng góp phần dẫn đến mâu thuẫn song phương lớn hơn.
Đánh giá lai sự can dự
Khi Washington D.C đấu tranh với một Bắc Kinh dễ nổi giận trong những năm tới, sẽ là điều cám dỗ đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ khi đặt câu hỏi về giá trị của việc cam kết đưa ra những nguồn lực thiết yếu để duy trì sự can dự ở cường độ cao với TQ. Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Một nhóm quan chức mới chỉ đạo chính sách châu Á trong nhiệm kỳ hai của Chính quyền Obama sẽ có nhiệm vụ nặng nề trong việc duy trì một nhịp độ cao trong quan hệ ngoại giao Mỹ – Hoa và xây dựng các mối quan hệ cá nhân vốn là điều quan trọng đối với ổn định. Can dự song phương với TQ không có khả năng mang đến những sự khai thông trong các vấn đề về Triều Tiên, Iran, hoặc Biển Nam Trung Hoa, nhưng dẫu sao điều đó sẽ là cần thiết để vượt qua những thử thách có thể xảy ra giữa Washington D.C và Bắc Kinh, cũng như giữa TQ và các nước láng giềng. Một bài học mang tính quyết định rút ra từ những mối quan hệ Mỹ – Trung trong năm 2012 là cam kết đáng kể của Chính quyền Obama trong việc can dự với các đối tác của TQ đã được lợi lớn trong các cuộc khủng hoảng nhất định, chẳng hạn như những vụ việc rắc rối ở Biển Nam Trung Hoa và trường hợp của Trần Quang Thành (khi kẻ chống đối là Trần đã trốn thoát khỏi việc quản thúc tại gia hồi tháng 4/ 2012 và tìm cách tị nạn ở Đại sứ quán HK tại Bắc Kinh). Cả hai chính phủ nhất trí rằng sự chín chắn của mối quan hệ sau những năm đầu tư là chìa khóa để giữ cho các cuộc khủng hoảng khỏi leo thang hơn nữa.
Theo quan điểm khu vực rộng lớn hơn, việc can dự chính trị được tiếp tục tăng cường với TQ mang đến thêm lợi ích cho Hoa Kỳ. Việc này là đúng thậm chí đối với những người còn nghi ngờ sâu sắc về những ý định của Bắc Kinh và muốn rằng Hoa Kỳ cần chuẩn bị chủ động hơn để đối phó với một nước TQ hay gây hấn và theo chủ nghĩa xét lại. Trong môi trường chiến lược hiện nay, một chính sách theo đường lối cứng rắn đối với Bắc Kinh – một chính sách chú trọng đến sự cạnh tranh kinh tế và an ninh có hại cho việc tăng cường can dự về mặt ngoại giao – sẽ phá hoại việc tái cân bằng hướng tới châu Á và gây trở ngại cho khả năng của Hoa Kỳ định hình một khu vực theo những cách có thể ngăn cản, đánh bại và trừng phạt sự gây hấn của TQ. Đánh giá những thành phần cụ thể trong nỗ lực tái cân bằng – bao gồm cả những yếu tố góp phần tạo nên mặt phòng ngừa trong chính sách của Hoa Kỳ đối với TQ – điều rõ ràng là hầu hết các sáng kiến sẽ bị cắt giảm bởi những sự bất đồng sâu sắc giữa Washington D.C và Bắc Kinh.
Trừ phi có những sự khiêu khích công khai và chưa từng thấy từ TQ, các mối quan hệ Mỹ - Hoa xấu đi sẽ dẫn đến các đối tác đồng minh của HK - bao gồm Hàn Quốc, Thái và thậm chí cả Australia - trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng các hoạt động an ninh của họ với Washington D.C. Các đối tác đang nổi lên như VN, Indonesia và Singapore cũng sẽ tiến tới giảm bớt các mối quan hệ quân sự với HK. Trong khi đó, những nỗ lực củng cố các luật lệ và thể chế khu vực nhằm kiềm chế và giải quyết những xung đột tiềm tàng sẽ dừng lại nếu các tổ chức đa phương được coi chẳng hơn gì các cuộc gặp mặt để giải quyết sự cạnh tranh giữa HK và TQ. Cuối cùng, ngay cả nghị trình thương mại và tiến bộ dựa trên Đối tác xuyên TBD cũng có thể bị đình trệ nếu TQ cam kết sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để chổng lại lợi ích của HK.
Rốt cuộc, ngay dù sự can dự không mang đến những kết quả xác thực trong mối quan hệ song phương, việc duy trì mối quan hệ ngoại giao hoạt động đúng chức năng với Bắc Kinh – nếu không phải là luôn tích cực – là điều quan trọng để đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ ở một nơi khác trong khu vực. Các nước ở châu Á có ít sự lựa chọn ngoài việc giải quyết những thực tế kinh tế, ngoại giao và địa lý về một nước TQ đang nổi lên, và trong khi làm như vậy, ít có nước nào muốn tham gia một liên minh phản cân bằng công khai chống Bắc Kinh. Đây chính xác là lý do vì sao các nhà lãnh đạo trên khắp châu Á đã tuyên bố rõ ràng với Washington D.C rằng họ có ít lợi ích trong việc lựa chọn sẽ đứng về bên nào giữa hai nước lớn hoặc bị lôi kéo vào một động cơ của đối thủ. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ, những người kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ thái độ trung lập vốn có từ lâu của mình về các cuộc tranh chấp lãnh thổ khu vực, bỏ lỡ đòi hỏi chiến lược là được coi như một nhà môi giới trung thực trong khu vực. Từ điểm lợi thế này, hai mũi trong chiến lược của Hoa Kỳ đối với TQ – can dự và cân bằng – đang củng cố thay vì chống đối lẫn nhau.
Đa dạng hóa và làm sâu sắc xu hướng tái cân bằng
Nhằm duy trì sự ủng hộ của khu vực đối với xu hướng tái cân bằng của HK đối với châu Á, Washington D.C sẽ phai giải thích rõ hơn nội dung và nguồn gốc của chiến lược này. Điều này có nghĩa là giảm bớt những quan niệm về cạnh tranh giữa HK và TQ bằng việc tiếp tục tìm kiếm những cách thức theo đó hai nước có thể hợp tác ở châu Á. Những tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton và Ngoại trưởng Dương về việc bắt đầu đưa ra một loạt dự án hợp tác chung Mỹ – Hoa ở khu vực châu Á – TBD tại hai Diễn đàn Khu vực ASEAN vừa qua, trong khi chỉ ở phạm vi nhỏ, đem đến một nền tảng có ích để xây dựng từ đó. Tích cực cùng nhau giải quyết các vấn đề gửi đi một tín hiệu quan trọng ở cả trong nước lẫn khu vực ràng Hoa Kỳ hiện quan tâm đến sự hợp tác trên thực tế với TQ và ngược lại. Washington D.C cũng cần tiếp tục nhắc lại rằng – có lẽ với sự nhấn mạnh lớn hơn – HK muốn các nước khác trong khu vực cũng có những quan hệ mạnh mẽ và tích cực với Bắc Kinh. (Việc này cũng có nghĩa là thông tin cho các nước đồng minh và đối tác rằng sự tái cân bằng của HK ở châu Á không phải là cho phép các nước ở khu vực thách thức hoặc khiêu khích TQ.)
Hoa Kỳ cũng cần tiếp tục tìm kiếm thêm các cơ hội để tính cả PLA trong các cuộc tập trận quân sự ở khu vực. Tuyên bố của Bộ trưởng Panetta rằng TQ sẽ được mời tới tham dự cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 là một bước đi theo phương hướng đúng đắn này. Can dự quân sự đa phương với TQ cũng được thăm dò với Thủy Quân Lục Chiến HK hiện đang luân phiên hoạt động ở Darwin, Australia, có khả năng với các bên tham gia khu vực chủ chốt khác chẳng hạn như Indonesia. Trong khi đó, HK nên tìm cách chứng tỏ với khu vực giá trị vốn có của sự hiện diện quân sự của HK vượt ra ngoài sự răn đe trình độ cao và động cơ với TQ. Ví dụ như HK có thể chú tâm vào những thách thức an ninh phi truyền thống như các cuộc khủng hoảng nhân đạo, các thảm họa thiên nhiên, nạn buôn người và ma túy. Về lâu dài, điều quan trọng là các chính phủ và công chúng ở châu Á nhận thấy những nỗ lực của HK là nghiêm túc và bền vững, và không giống như những chú ngựa thành Troy để mở rộng cách tiếp cận được cải thiện cho việc tiến hành chiến tranh.
Đồng thời, Hoa Kỳ cần, trong một chừng mực có thể, tìm cách giải quyết quan niệm sai lầm kéo dài cho rằng nỗ lực tái cân bằng chủ yếu là nỗ lực về an ninh và quân sự. Bài bình luận chính thức ở Trung Quốc, cũng đúng y như vậy ở nơi khác, đã tập trung vào những xem xét lại tư thế lực lượng của Hoa Kỳ hơn là bất kỳ một khía cạnh nào khác trong chính sách châu Á của Tổng thống Obama. Đáp lại, các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ đã đọc các bài diễn văn chủ yếu về chính sách ở cả Washington D.C và khu vực nhằm nhấn mạnh đến sự khoáng đạt của chương trình nghị sự của Hoa Kỳ ở châu Á, bao gồm cả bài diễn văn của Leon Panetta đọc tại Viện Công trình của các lực lượng thiết giáp PLA ở Bắc Kinh và của Tom Donilon tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Chiến lược và Quốc tế. Trong khi xem xét trước nhiệm kỳ hai của Obama, Donilon lưu ý rõ ràng rằng việc tái cân bằng hướng đến châu Á là một “chiến lược nhiều chiều khai thác mọi yếu tố của sức mạnh quốc gia của chúng ta.” Các quan chức Hoa Kỳ sẽ phải tiếp tục gửi đi những bức thông điệp này qua cả trên lời nói lẫn qua hành động.
Do sự chuyển hướng của Hoa Kỳ sang châu Á tiếp tục tiến triển, các nguồn vốn bổ sung phải được hướng vào các sáng kiến ngoại giao, xã hội và kinh tế. Chính quyền Obama đã áp dụng những biện pháp đầu tiên với Sáng kiến Can dự Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và sứ mệnh mới của Hoa Kỳ hướng đến ASEAN tại Jakarta, Indonesia. Đặc biệt khi các thỏa thuận an ninh tương lai có hiệu lực, sẽ là ngày càng cần thiết đối với Chính phủ Hoa Kỳ để tạo ra một tình huống đáng tin tưởng rằng chính sách quốc phòng chỉ là một phần của một chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhiều bao gồm cả lĩnh vực đầu tư, thương mại, phát triển, du lịch và các hình thức trao đổi văn hóa khác. Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và y tế mà Nhà Trắng đã công bố khi kết thúc Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2012 chứng tỏ nhiều dạng nỗ lực không liên quan đến lĩnh vực an ninh nơi mà Hoa Kỳ có thể đóng góp tài sản và sự tinh thông rất cần thiết cho khu vực.
Dường như sẽ không thể hòa hợp hoàn toàn nỗ lực tái cân bằng với việc xây dựng các quan hệ tích cực và hợp tác Mỹ – Trung, nhưng điều cấp bách là Hoa Kỳ làm những gì có thể để giảm bớt sự không hòa hợp giữa những mục tiêu then chốt này. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ vẫn phải tập trung xử lý những hậu quả của một Bắc Kinh bất an và ngăn chặn các mối quan hệ ngày càng xấu đi. Đồng thời, việc tái cân bằng, ngay khi nó tiếp tục tiến triển nhanh chóng, cần chú trọng đến những khía cạnh phi an ninh, cũng như cách thức theo đó các hoạt động của Hoa Kỳ đang củng cố những mối quan hệ với Trung Quốc và phục vụ lợi ích của khu vực. Bất kể điều gì xảy ra, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ cần phải tiến những bước dài để duy trì mức độ can dự chính trị với Bắc Kinh cần thiết để vừa duy trì những mối quan hệ Mỹ – Trung ổn định vừa tạo cơ hội cho nỗ lực tái cân bằng tiến triển.
Ely Stefansky Ratner

Chân dung tác giả, Tiến sĩ Ely Stefansky Ratner
Xem tiểu sử tác giả trong phần Anh ngữ ở dưới cùng
* * *
Каталог: groups -> 70928286 -> 2024131263 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> Rebalance to asia with an insecure china
70928286 -> THƯ viện online sách mới, sách đáng chú ý

tải về 214.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương