CHƯƠNG III. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
-
2.12Các quy định chung đối với quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 2.12.1Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật bắt buộc đối với các khu đất quy hoạch xây dựng -
San đắp nền đô thị (quy hoạch chiều cao).
-
Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa.
-
Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật khác như: hạ mực nước ngầm; tránh trượt lở đất; phương án giảm thiểu thiệt hại do tác động của thiên tai (lũ, lũ quét, bão, động đất, triều cường...).
2.12.2Các yêu cầu đối với quy hoạch san đắp nền -
Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thuỷ lợi và hệ thống công trình bảo vệ khu đất khỏi ngập lụt.
-
Đảm bảo độ dốc đường theo tiêu chuẩn.
-
Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, giữ được lớp đất màu, cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp.
-
Không làm xấu hơn các điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn.
-
Đối với những khu đô thị hiện có, những khu vực đã có mật độ xây dựng tương đối cao, có cốt nền tương đối ổn định, công tác quy hoạch chiều cao phải phù hợp với hiện trạng xây dựng.
2.12.3Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống thoát nước mưa -
Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nước mưa trên toàn lưu vực dự kiến quy hoạch ra các hồ, sông, suối hoặc trục tiêu thủy lợi.... Tùy thuộc vào cấp đô thị, tính chất các khu chức năng và diện tích của lưu vực thoát nước, mạng lưới đường cống và các công trình trên hệ thống cần được tính toán với chu kỳ mưa phù hợp.
-
Quy định về thu gom nước mưa:
-
100% đường nội thị phải có hệ thống thoát nước mưa;
-
Tối thiểu 60% đường ngoại thị phải có hệ thống thoát nước mưa;
-
Đường có chiều rộng 40m, phải bố trí hệ thống thoát nước mưa hai bên đường.
-
Hệ thống chung, hệ thống riêng hoặc hệ thống nửa riêng phải phù hợp với quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn), hiện trạng đô thị.
-
Ở vùng đồng bằng thấp, cần tận dụng các hồ ao hiện có hoặc xây dựng mới các hồ điều tiết nước mưa. Nếu phải sử dụng trạm bơm thoát nước mưa cho đô thị, cần nghiên cứu kết hợp sử dụng trạm bơm này làm bơm tưới nông nghiệp cho vùng ngoại thị trong thời gian mùa khô.
-
Đối với các mương, suối chảy qua đô thị, cần phải kè bờ và tùy theo yêu cầu của đô thị, cần có các giải pháp phù hợp với yêu cầu cảnh quan và môi trường đô thị.
2.12.4Các yêu cầu đối với các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác -
Các đô thị nằm bên bờ sông, bờ biển phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị ngập lụt.
-
Cao độ khống chế tôn nền tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp.
-
Cao độ đỉnh đê phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thuỷ lợi.
-
Mực nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (năm) được quy định trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mực nước tính toán – mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (số năm)
L oại đô thị
|
Đặc biệt
|
Loại
I
|
Loại II
|
Loại III
|
Loại IV
|
Loại V
|
Khu chức năng
|
Khu trung tâm
|
100
|
100
|
50
|
40
|
20
|
10
|
Khu công nghiệp, kho tàng
|
100
|
100
|
50
|
40
|
20
|
10
|
Khu ở
|
100
|
100
|
50
|
40
|
20
|
10
|
Khu cây xanh, TDTT
|
20
|
10
|
10
|
10
|
10
|
2
|
Khu dân cư nông thôn
|
-Dân dụng > H maxTBnăm
-Công cộng > Hmax + 0,3m
|
-
Bờ sông, bờ hồ trong đô thị cần được bảo vệ, gia cố để sóng, nước mưa, không gây xói lở.
-
Nếu có nguy cơ bùn cát bị nước mưa cuốn tràn vào khu dự kiến xây dựng, cần có biện pháp che chắn và hướng dòng bùn cát ra ngoài khu vực xây dựng.
-
Nếu khu đất xây dựng bị dòng chảy nước mưa đào xói thành khe vực, cần có biện pháp điều chỉnh lại dòng chảy nước mưa, gia cố sườn dốc.
-
Nếu khu đất xây dựng nằm trong khu vực có hiện tượng sườn núi trượt lở, cần nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực để có giải pháp kỹ thuật xử lý phù hợp.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |