QuyếT ĐỊnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Bắc đến năm 2020 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN



tải về 136.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích136.28 Kb.
#12005


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số:1849/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 18 tháng 9 năm 2012




QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

huyện Thuận Bắc đến năm 2020




CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc tại tờ trình số 79/TTr-UBND ngày 25/7/2012 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1892/SKHĐT-TH ngày 07/9/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Bắc đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Bắc được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với quan hệ kinh tế liên vùng trên trục hành lang Quốc lộ IA với thành phố Cam Ranh-Khánh Hòa ở phía Bắc. Xây dựng huyện thành vùng trọng điểm du lịch phía Bắc của tỉnh.

2. Khai thác tối đa lợi thế về phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo; tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác của huyện phát triển, đóng góp đáng kể cho phát triển chung của tỉnh.

3. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường thuận lợi đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới từ bên ngoài.

4. Phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch, dịch vụ- công nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội năng động và bền vững.



2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu kinh tế:

- Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2011-2015 đạt 20-21%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 18-19%/năm; trong đó, giai đoạn 2011-2015: Công nghiệp - xây dựng tăng 23-24%, nông lâm và thủy sản tăng 7-8%, khu vực dịch vụ tăng 24-25% và giai đoạn 2016-2020: Công nghiệp-xây dựng tăng 18-19%, nông lâm và thủy sản tăng 7-8%, khu vực dịch vụ tăng 22-23%.

- Nâng cao thu nhập bình quân đầu người ngang với mức bình quân chung của tỉnh, đến năm 2015 đạt 27,5 triệu đồng và năm 2020 đạt 59,8 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trong ngành du lịch-dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 62%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 20,7%; các ngành dịch vụ chiếm 17,3% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 60,3% - 13,9% - 25,9%.

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 157 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 27%/năm; năm 2020 đạt 540 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 28%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD.



b) Mục tiêu xã hội:

- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 - 2015 còn 1,17%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 còn 1,1%/năm. Đến năm 2015 quy mô dân số đạt khoảng 43 nghìn người và năm 2020 đạt khoảng 48,5 nghìn người;

- Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 giảm bình quân 3%/năm, giai đoạn 2016-2020 giảm 1%/năm (theo chuẩn hộ nghèo 2011-2015). Đến năm 2020 tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 100%, bình quân có 20 cán bộ y tế/1 vạn dân, trong đó có 6 bác sỹ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 giảm xuống còn dưới 20% và năm 2020 giảm xuống còn dưới 10%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 30% và năm 2020 đạt trên 55%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 81,5% hiện nay xuống còn 60%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 6% lên 16%, khu vực dịch vụ tăng từ 12,5% lên 24% và năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 45%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên 22%; khu vực dịch vụ tăng lên 33%;

- Phát triển mạng lưới trường, lớp học ở các cấp học đáp ứng yêu cầu học tập các cấp học; phấn đấu đến năm 2015 có 25% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia và năm 2020 chỉ tiêu này đạt 56%.

c) Về môi trường:

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 65%, rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tập trung đạt 70%, quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế đạt 100%; đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng đạt: trên 98%, 85%, 100% và 100%;

- Quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. các ngành kinh tế:

a) Công nghiệp - Xây dựng:

- Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch dựa trên lợi thế của Huyện, lấy công nghiệp chế biến, năng lượng làm động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 23-24%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 18-19%/năm.

- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến có lợi thế của huyện, đầu tư các nhà máy chế biến tại Lợi Hải, Công Hải, khu công nghiệp Du Long, cụm công nghiệp Suối Đá. Mở rộng quy mô sản xuất các cơ sở công nghiệp hiện có, tăng sản lượng khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, chế biến rác sản xuất phân hữu cơ lên 2 - 3 lần, phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 chế biến đá ốp lát đạt 300 ngàn m2/năm, khai thác đá xây dựng đạt 600.000 m3/năm, nhà máy gạch tuy nen 80 triệu viên/năm, chế biến rác thải 24 ngàn tấn phân hữu cơ/năm, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất đạt 15 triệu m3/năm; đồng thời đưa vào hoạt động một số nhà máy sản xuất và chế biến trên địa bàn. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, phấn đấu đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy điện là 291 MW.
b) Phát triển du lịch:

Phát triển đồng bộ du lịch biển, du lịch sinh thái và văn hoá; hình thành các khu, điểm du lịch có quy mô lớn là trọng điểm du lịch của tỉnh như: khu du lịch biển cao cấp Bình Tiên, khu du lịch Cổng chào Bình Tiên xã Công Hải, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Núi Chúa, xã Công Hải, khu du lịch nghỉ dưỡng và khách sạn Ma Trai (hồ Sông Trâu) xã Phước Chiến...



c) Các ngành dịch vụ:

Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế - thương mại của tỉnh và vùng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2015 tăng 24-25%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 22-23%/năm.

Phát triển nhanh tất cả các dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất như: Khách sạn - nhà hàng, tài chính – ngân hàng, vận tải - bưu điện, viễn thông, tư vấn, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng; trong đó đặc biệt chú trọng các dịch vụ như: Tài chính - ngân hàng, vận tải - bưu điện, viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao.

d) Ngành nông, lâm, thuỷ sản:

Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu qủa sản xuất/ha; hình thành khu sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao; đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư vào các dự án khu nông nghiệp kỹ thuật cao để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và thị trường. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2015 đạt 7-8%, giai đoạn 2016-2020 đạt 7-8%.



- Phát triển ngành nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành để nâng cao hiệu qủa sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện từng vùng, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp hàng năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, trồng trọt chiếm 48,6%, chăn nuôi chiếm 37%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 14,4%. Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, kết hợp hộ gia đình gắn với quy hoạch đồng cỏ.



- Phát triển sản xuất lâm nghiệp:

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh và trồng mới nhằm tái tạo sự cân bằng cho môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng vườn rừng, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái khu vực vườn quốc gia Núi Chúa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 16,7%/năm.



- Phát triển thuỷ sản:

Phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng thâm canh trong ao đìa hộ gia đình nằm trong khu tưới của các công trình thủy lợi; duy trì đánh bắt tự nhiên và nuôi tôm hùm lồng tại thôn Bình Tiên; giá trị sản xuất thủy sản 2020 đạt 2,67 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 2011-2020 đạt 1%/năm.



2. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

a) Hạ tầng giao thông: Ưu tiên đầu tư các tuyến đường tỉnh lộ và hệ thống giao thông khu trung tâm hành chính huyện kết nối với nâng cấp QL 1A đoạn Phan Rang-sân bay Cam Ranh.

b) Thủy lợi: Giai đoạn 2011-2015 xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, kiên cố hoá kênh cấp II, cấp III hệ thống thuỷ lợi Sông Trâu và kênh Bắc Nha Trinh. Nâng cấp, kiên cố hoá đập đầu mối và kênh mương các công trình thủy lợi nhỏ, để ổn định diện tích. Đến năm 2020 tiến hành đầu tư xây dựng Hồ Lợi Hải và thực hiện kênh đấu nối từ Hồ Tân Mỹ, diện tích chủ động tưới đạt 48,8%.

c) Cấp điện, nước:

- Điện: Giai đoạn 2011-2015 xây dựng trạm biến áp trung gian 110 KV tại khu vực phía Tây khu công nghiệp Du Long, để cung cấp bổ sung điện cho các khu công nghiệp, khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Nước sinh hoạt: Phấn đấu đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy nước trên địa bàn đạt 48.100 m3/ngày đêm; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90 - 95%.

d) Bưu chính - Viễn thông:

- Về Bưu chính: Phấn đấu đến năm 2015 điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính mà bưu cục huyện cung cấp, 50% thôn có điểm bưu điện cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính viễn thông. Năm 2020 có 70% thôn, cụm công nghiệp, điểm du lịch có điểm bưu điện phục vụ, bình quân 1-2 thôn có 2.100-2.500 dân/điểm phục vụ.

- Viễn thông: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ che phủ 100% lãnh thổ huyện với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet chất lượng tốt, là công cụ thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử ở địa phương, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông do các doanh nghiệp mạng và tin học đầu tư, cung cấp.

Doanh thu bưu chính-viễn thông tăng bình quân năm đạt 20% giai đoạn 2011-2015 và 18% giai đoạn 2016-2020.


3. Phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội:

a) Đào tạo lao động: Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động có tay nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý để tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường, chú trọng lực lượng lao động kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là lao động công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 lao động qua đào tạo tăng lên 45% so với tổng số lao động đang làm việc; đến 2020 lao động qua đào tạo đạt trên 55 %. Nhu cầu đào tạo lao động 13.518 người, bình quân 1.352 người/năm.

b) Phát triển giáo dục- đào tạo: Từng bước xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng cả 3 mặt, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển mạng lưới trường, lớp học ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia; duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Lao động qua đào tạo đến 2015 chiếm 45% lao động làm việc, trong đó đào tạo nghề 30%. Năm 2020 lao động qua đào tạo chiếm 55%, trong đó đào tạo nghề 40%.

c) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe:

Nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống bệnh viện, trạm y tế xã, bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2015 có 4/6 (66%) trạm y tế xã đạt chuẩn, năm 2020 đạt 100%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,24% hiện nay xuống 1,17% vào năm 2015 và 1,1% vào năm 2020. Mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân, trước hết là các hộ nghèo, hộ chính sách. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỷ lệ 98%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.



d) Phát triển Văn hóa, Thông tin và Thể thao:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư. Đến 2015 thôn văn hoá đạt 70%, gia đình văn hoá 90%; đến 2020 đạt 98%.

- Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các giá trị văn hóa mới. Giai đoạn 2011-2015 hoàn thành nâng cấp xây dựng khu di tích văn hóa Ba Tháp.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin từ cấp huyện đến cấp xã, thôn; hình thành các trung tâm văn hóa - thể thao tại trung tâm huyện và trung tâm xã. Giai đoạn 2011-2015 hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thông tin - thể thao cho cấp huyện và 100% cấp xã, 30% cấp thôn. Năm 2020 hoàn thành 70% cho cấp thôn.

- Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa thông tin, đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.



đ) Xoá đói giảm nghèo và định canh định cư:

- Xoá đói giảm nghèo: Lồng ghép các chương trình, dự án cho chương trình xoá đói giảm nghèo, tập trung vào các mục tiêu chính là: Phát triển sản xuất lương thực để ổn định đời sống, phát triển giáo dục-đào tạo để nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển y tế để nâng cao sức khỏe. Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống phải đi đôi với cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, nâng cao năng lực cho người lao động. Phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 giảm khoảng 3%/năm, giai đoạn 2016-2020 giảm 1%/năm.

- Định canh định cư: tiếp tục lập và chỉ đạo thực hiện các dự án thuộc chương trình định canh định cư giai đoạn (2011-2015). Nhất là các dự án: dãn dân, cấp đất ở, đất sản xuất và hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào thiếu đất và khó khăn về nhà ở; Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ.

4. Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

a) Phát triển khoa học công nghệ:

- Đối với nông lâm nghiệp: Đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi mới. Gắn với việc hình thành trại nhân giống sản xuất theo quy trình tiên tiến và công tác khuyến nông, khuyến lâm. Mở rộng và nâng cao trình độ thâm canh các cây con có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến.

- Đối với công nghiệp - TTCN: Khuyến khích cơ sở sản xuất đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.

b) Bảo vệ môi trường:

Là nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa, hình thành cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khu dân cư mới. Mục tiêu chung trong thời kỳ quy hoạch là làm cho môi trường sống ngày càng tốt hơn, theo hướng chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, không để gây tác hại đối với sản xuất và đời sống.



c) Định hướng nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức thức về biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai. Quy hoạch và xây dựng các công trình đa mục tiêu, để vừa cấp nước cho các nhu cầu kinh tế - xã hội, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; kiên cố hóa một số tuyến kè để chống sạt lỡ. Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ…


5. Về An ninh - Quốc phòng:

a) Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đảm bảo an ninh nông thôn trong tình hình mới. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, biên phòng nhân dân. Thực hiện lồng ghép các yêu cầu an ninh-quốc phòng vào các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội.

b) Xây dựng xã vững mạnh toàn diện an ninh - quốc phòng, nhất là ở địa phương có cơ sở kinh tế, du lịch và khu chính trị - hành chính, các xã có đồng bào dân tộc theo đạo. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quân sự, công an và các ban ngành, mặt trận, đoàn thể và toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng huyện Thuận Bắc vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh.

IV. ĐỊNH HƯỚNG TỖ CHỨC KHÔNG GIAN, LÃNH THỔ

1. Quy hoạch địa giới hành chính:

Phát triển đô thị Lợi Hải và Công Hải trở thành trung tâm kinh tế phát triển của huyện, đáp ứng nhu cầu dân số tăng tự nhiên và cơ học đến 2020 là 24.700 người. Đến 2015, thực hiện chia tách xã Lợi Hải thành 2 đơn vị là: Thị trấn Thuận Bắc và xã Lợi Hải; sau 2015 chia tách xã Công Hải thành 2 xã. Đến 2015 toàn huyện có 6 xã 1 thị trấn; năm 2020 có 7 xã và 1 thị trấn.



2. Định hướng sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên là 31.922,09 ha, trong đó đất nông nghiệp 26.949,66 ha, chiếm 84,42% diện tích tự nhiên, so với 2010 tăng 272,06 ha; đất phi nông nghiệp 4.680,38 ha, chiếm 14,66% diện tích tự nhiên, so với 2010 tăng 1.911,13 ha; đất chưa sử dụng 292,05 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên, so với 2010 giảm 2.183,19 ha.



3. Các tiểu vùng kinh tế - xã hội:

a) Tiểu vùng kinh tế động lực của huyện, gồm 4 xã: Bắc Phong, Bắc Sơn, Lợi Hải và Công Hải. Tập trung phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của huyện.

b) Tiểu vùng miền núi, gồm 2 xã: Phước Kháng và Phước Chiến và thôn Xóm Bằng - Bắc Sơn. Ưu tiên tập trung phát triển chăn nuôi, kinh tế rừng...

4. Mạng lưới thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn:

- Hệ thống thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện đến 2015 dự kiến có: đô thị Lợi Hải (loại V), thị tứ trung tâm cụm xã Công Hải. Dự báo dân số đô thị đến năm 2015 sẽ đạt 8.000 người, chiếm 19% tổng dân số. Đến năm 2020 thị trấn Thuận Bắc trở thành đô thị loại IV, thị tứ Công Hải thành thị trấn (đô thị loại V), dân số đô thị đạt 15.000 người, chiếm 31% tổng dân số.

- Mạng lưới các điểm dân cư nông thôn được bố trí hợp lý trên cơ sở kết hợp giữa sản xuất với an ninh quốc phòng, dựa trên các điều kiện về giao thông, địa bàn sản xuất, nguồn nước, đặc biệt chú trọng việc bố trí giãn dân ở một số điểm dân cư của đồng bào dân tộc.

- Bố trí các cụm, tuyến dân cư trên địa bàn huyện như sau: Tổng số toàn huyện có 26 cụm dân cư. Bình quân mỗi cụm có 1.788 khẩu, 447 hộ. Trong đó có 18 cụm phân bố theo 2 tuyến giao thông chính là: Tuyến QL.1A có 14 cụm, tuyến đường huyện Kiền Kiền - Xóm Bằng có 4 cụm, 8 cụm còn lại phân bố trên các tuyến đường xã, thôn thuộc các xã Phước Chiến và Phước Kháng. Dự kiến lập mới 02 điểm dân cư ở những vùng phù hợp.



V. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư: Có phụ lục kèm theo.

VI. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:

1. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư:

Nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 2011-2020 là khá lớn 23.433 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó giai đoạn 2011-2015 chiếm 45,5%, giai đoạn 2016-2020 chiếm 54,5%. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội, huyện cần có những giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn như sau:

a) Vốn ngân sách nhà nước: Tranh thủ và khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của tỉnh vào phát triển các ngành quan trọng và có lợi thế trên địa bàn. Tạo thêm nguồn thu từ quỹ đất ở địa phương... Tăng cường công tác quản lý thu thuế vào ngân sách, triển khai các biện pháp chống thất thu thuế, bồi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới. Tỷ lệ vốn ngân sách chiếm 16,8% tổng đầu tư.

b) Vốn của doanh nghiệp trong nước: Thực hiện các biện pháp thu hút, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đến đầu tư trên địa bàn huyện; chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính. Phấn đấu tỷ lệ vốn doanh nghiệp trong nước chiếm 46,8%.

c) Vốn tín dụng: Phối hợp cùng các ngành đẩy mạnh việc triển khai các chính sách tín dụng nhà nước để các thành phần kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi đáp ứng kịp thời về vốn cho sản xuất kinh doanh. Triển khai các chính sách tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp có dự án thuộc các đối tượng hỗ trợ theo quy định. Phấn đấu tỷ lệ vốn tín dụng chiếm 20,6%.

d) Vốn nước ngoài: Huy động các nguồn vốn FDI đầu tư các dự án có thế mạnh của địa phương trong Khu công nghiệp Du Long và các dự án Du lịch, năng lượng tái tạo; đồng thời tranh thủ vốn tài trợ ODA cho phát triển xã hội. Phấn đấu tỷ lệ huy động vốn nước ngoài chiếm 14,4%.

đ) Vốn của dân cư: Xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và khuyến kích, tạo cơ hội thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tiến hành thực hiện xã hội hoá đầu tư các công trình hạ tầng như: giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng,... bằng đóng góp kinh phí của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ vốn dân cư chiếm 1,4%.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

Thực hiện tốt chính sách hiện hành của Nhà nước, nhất là các chính sách ruộng đất; chính sách tín dụng, thương mại, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giảm nghèo nhanh và bền vững; chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nghiên cứu đề nghị với tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách như:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng ở các tụ điểm dân cư đô thị mới, đất trong khu công nghiệp cho nhân dân có mặt bằng xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, khách sạn nhỏ, để phát triển TTCN, dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển đô thị và để tạo vốn đầu tư.

- Phát triển kinh tế trang trại, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và công nghiệp chế biến nông lâm sản.

- Xây dựng các ưu đãi của địa phương đối với đầu tư nước ngoài hoặc của tỉnh bạn để thu hút vốn đầu tư như ưu đãi trong việc thuê đất, thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

3. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ:

Coi khoa học và công nghệ là mũi nhọn hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, nhất là khâu triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý. Mở rộng liên kết với các Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài tỉnh, thu thập những kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất công nghệ, kỹ thuật cao về: công nghiệp chế biến, sản xuất giống cây con, sản xuất một số mặt hàng hoá nông lâm sản đặc thù của huyện.



4. Giải pháp mở rộng thị trường:

Triển khai thực hiện giải pháp mở rộng thị trường để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cần đẩy mạnh công tác khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, tạo các điều kiện lưu thông hàng hóa, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân làm hàng xuất khẩu. Tích cực tìm kiếm thông tin thị trường, cập nhật giá cả, tiến bộ công nghệ để kịp thời điều chỉnh, đổi mới trang thiết bị để sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường, v.v...



5. Tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Bắc đến năm 2020 được phê duyệt, Huyện khẩn trương công bố và cụ thể hóa thành các chương trình có mục tiêu và quy hoạch dự án tiền khả thi, khả thi để thực hiện. Cần tranh thủ các nguồn kinh phí và có sự chỉ đạo sát sao để thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.

- Trong quá trình triển khai các mặt, các lĩnh vực cần phân công lãnh đạo phụ trách theo dõi, kiểm tra, bổ sung hoàn thiện, nhằm thực hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch tổng thể, đồng thời cập nhật được quy hoạch tổng thể theo tình hình phát triển cụ thể mà khi xây dựng quy hoạch tổng thể chưa dự báo được nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc căn cứ vào Quy hoạch được phê duyệt, chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch.

3. Nghiên cứu, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh trong từng giai đoạn Quy hoạch.



Điều 3. Các Sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Phối hợp với huyện Thuận Bắc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; hỗ trợ huyện Thuận Bắc trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





Nơi nhận:

- Như điều 4;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)

- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;

- Huyện uỷ, HĐND huyện Thuận bắc;

- VPUB: LĐ, các phòng khối NC-TH,

TT TH -CB;



- Lưu: VT, TH.NĐT



CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Nguyễn Đức Thanh



PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THUẬN BẮC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1849 /QĐ-UBND ngày 18/9 /2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận)


TT

TÊN DỰ ÁN

A

CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN

1

Nâng cấp quốc lộ 1A đoạn từ sân bay Quốc tế Cam Ranh

B

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ

I

HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1

Đường nối Tỉnh lộ 702-QL 1A-QL27

2

Đường Kiền Kiền đến cảng hàng hóa Ninh Chữ

3

Đường Ba Tháp – Suối Le xã Phước Kháng

II

THỦY LỢI

1

Hồ Bà Râu

2

Dự án liên Hồ Kiền Kiền

3

Hồ Bình Tiên

4

Nâng cấp hệ thống kênh mương cấp II, III cho các hồ chứa nước.

C

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DO HUYỆN LÀM CHỦ ĐẦU TƯ

I

HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1

Hệ thống đường trong khu TTHC huyện

2

Đường Lợi Hải – Phước Kháng

3

Đường QL 1A – Khu du lịch Ba Hồ

4

Đường vào khu du lịch Ma Trai

5

Đường xã, thôn

II

THỦY LỢI

1

Trạm bơm Mỹ Nhơn

2

Xây dựng các đập nhỏ trên địa bàn

3

Nâng cấp các công trình thủy lợi nhỏ

III

VĂN HÓA – XÃ HÔI

1

Xây dựng các phòng học ở các cấp học

2

Xây dựng trạm Y tế 02 xã mới chia tách

3

Xây dựng phân trạm y tế Suối Le, Bình Tiên

4

Nâng cấp trạm y tế xã đạt chuẩn

5

Xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện

6

Nâng cấp bệnh viện huyện

7

Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm

8

Xây dựng các sân vận động huyện, xã

9

Xây dựng các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đông

D

CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

I

NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

1

Dự án khu nông nghiệp kỹ thuật cao tại xã Lợi Hải

2

Dự án phát triển chăn nuôi trang trại

3

Dự án trồng rừng sản xuất và phòng hộ

II


CÔNG NGHIỆP, TTCN

1

Các nhà máy trong khu công nghiệp Du Long

2

Các nhà máy phong điện trên địa bàn huyện

3

Nhà máy chế biến rong sụn

4

Khai thác và chế biến thiếc

5

Nhà máy sản xuất và lắp ráp máy phát điện diesel & năng lượng tái tạo

6

Nâng cấp nhà máy gạch tuy nen

7

Nâng cấp nhà máy chế biến rác

8

Xây dựng các cơ sở và nâng cấp các cơ sở khai thác đá hiện có

9

Nhà máy chế biến hạt điều

10

Các nhà máy nước

III

LĨNH VỰC HẠ TẦNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

1

Khu Công nghiệp Du Long

2

Cụm công nghiệp Suối Đá

IV

DU LỊCH

1

Dự án khu du lịch Bình Tiên

2

Dự án Cổng chào Bình Tiên

3

Dự án du lịch sinh thái nghĩ dưỡng và tâm linh Suối Tiên

4

Dự án Khu vui chơi giải trí Du Long

5

Dự án khu nghỉ dưỡng và khách sạn Ma Trai (Sông Trâu)

6

Du lịch sinh thái, tắm bùn Ba Hồ

7

Khu thương mại Đông QL 1A

8

Siêu thị Trung tâm huyện

9

Hệ thống cửa hàng xăng dầu

10

Trạm cung ứng nhiên liệu khí LPG/CNG




Каталог: img -> VBPL
VBPL -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL -> Cập nhật 24 giờ 11 9-3-2004 Luật Ðất đai
VBPL -> BỘ TÀi chính số 02/2010/ttlt-btnmt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL -> A. danh mục lĩnh vựC ĐẶc biệt khuyến khích đẦu tư
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 186
VBPL -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
VBPL -> TỔng cục hải quan số: 1966/QĐ-tchq cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPL -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 742/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 136.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương