QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa-vũng tàu v/v Ban hành kế hoạch kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



tải về 31.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích31.27 Kb.
#14890

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2081/2004/QĐ.UB Vũng Tàu, ngày 27 tháng 4 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

V/v Ban hành kế hoạch kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 và Luật số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

- Thực hiện Chỉ thị số 18/2004/CT-UB ngày 18/3/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về triển khai thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Theo đề nghị của Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại tờ trình số 104/TT.TP ngày 12/4/2004.



QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Kế hoạch Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM. UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
NGUYỄN VĂN NHÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU.


(Ban hành kèm theo Quyết định số 2081/2004/QĐ-UB ngày 27/4/2004
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
)


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

-Nhằm triển khai Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Sau đây viết tắt là Nghị định 135/2003/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật (Sau đây viết tắt là văn bản ) có nội dung trái pháp luật do UBND tỉnh ban hành và văn bản do HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã ban hành để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa chữa, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.

2. Yêu cầu:

- Công tác kiểm tra văn bản do các cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra.

- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra văn bản do mình ban hành trước khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung:

Tiến hành kiểm tra, xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản. Văn bản hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

-Văn bản phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý, bao gồm: có căn cứ pháp lý cho việc ban hành; những căn cứ pháp lý đó đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành văn bản; cơ quan, thủ trưởng đơn vị trình dự thảo văn bản có thẩm quyền trình theo quy định của pháp luật và những đề nghị ban hành văn bản là hợp pháp.

- Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật: thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.

Thẩm quyền về hình thức là chỉ những cơ quan, người có thẩm quyền mới được ban hành những văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp.

- Nội dung của văn bản phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cùng cấp; phù hợp với nội dung, mục đích của pháp luật; phù hợp với những nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của nhà nước ta và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Văn bản phải được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành và đăng công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản.

2. Hình thức thực hiện:

-Tự kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản.

- Kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo nhiệm vụ được phân công, bao gồm: kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành gửi đến; tổ chức đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực.

- Kiểm tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật luật.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Tư pháp:

- Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm là đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành.

- Căn cứ vào những nội dung của kế hoạch này, Giám đốc Sở Tư pháp lập kế hoạch cụ thể để kiểm tra định kỳ việc ban hành văn bản do HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành.

- Giám đốc Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra trực tiếp các văn bản do HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành.

- Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp thông báo để cơ quan đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không xử lý trong thời hạn theo quy định tại Nghị định 135/2003/NĐ-CP hoặc Giám đốc sở Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc sở Tư pháp báo cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.

- Sở Tư pháp xây dựng chương trình lập quy hàng năm của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt; tiến hành thẩm định, góp ý các dự thảo văn bản của UBND tỉnh do các Sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo trước khi trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành, kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới thay thế hoặc bãi bỏ hay đình chỉ việc thi hành những văn bản trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp rà soát, kiểm tra những văn bản do UBND cấp mình ban hành.

- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và xử lý văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch kiểm tra và xử lý văn bản do HĐND và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn mình quản lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản do HĐND và UBND cấp xã có nội dung trái pháp luật.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo công tác kiểm tra và xử lý văn bản của cấp mình cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp).

3. Giám đốc Sở Tài chính bố trí cấp kinh phí để đảm bảo cho hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn tỉnh và được dự toán trong kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan kiểm tra.

4. Giám đốc Sở Nội vụ căn cứ Nghị định 135/2003/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và tình hình thực tế của địa phương để bố trí biên chế chuyên trách cho Sở Tư pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra văn bản. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản trong tổng biên chế đã được giao.

5. Các Sở, ban, ngành có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu cần thiết và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tự kiểm tra văn bản.

Định kỳ 6 tháng, 01 năm, Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.



TM. UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
NGUYỄN VĂN NHÂN

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 31.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương