QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh an giang về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi



tải về 45.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích45.25 Kb.
#4090


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 1123/QĐ-UB-TC Long Xuyên, ngày 13 tháng 6 năm 1998




QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi.






ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quy định số 223/QĐ.TWĐ ngày 20/12/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về tổ chức và hoạt đôộg của Nhà Thiếu nhi;

Căn cứ Thông tư liên Bộ số 24/TT.LB ngày 26/03/1994 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thông tin, Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh quy định về chế độ cấp phát quản lý tài chính đối với các Nhà Thiếu nhi;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-UB-TC ngày 05/03/1998 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Nhà Thiếu nhi tỉnh An Giang.

Xét đề nghị của Giám đốc Nhà Thiếu nhi và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH



Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh An Giang”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Nhà thiếu nhi, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- TT. Tỉnh ủy. PHÓ CHỦ TỊCH

- HĐND tỉnh.

- Như Điều 3.

- Lưu VP, TCCQ (Đã ký)
Lâm Thanh Tùng

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc






Long Xuyên, ngày 15 tháng 6 năm 1998


QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh An Giang


(Ban hành kèm theo quyết định số: 1123/QĐ-UB-TC ngày 13/6/1998

của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang)




- Căn cứ qui định số: 223/QĐ.TWĐ ngày 20/12/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi.

- Căn cứ thông tư liên bộ số: 24/TT.LB ngày 26/03/1994 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thông tin, Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh quy định về chế độ cấp phát quản lý tài chính đối với các Nhà Thiếu nhi.

Để Thiếu nhi An Giang được giáo dục, vui chơi và phát triển tốt Nhà Thiếu nhi tỉnh An Giang được tổ chức và hoạt động theo quy chế như sau:



CHƯƠNG I


VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Điều 1: Vị trí của Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Nhà Thiếu nhi tỉnh là cơ sở giáo dục và là trung tâm hoạt động thiếu nhi của tỉnh ở ngoài nhà trường nhằm giúp cho thiếu nhi mở rộng kiến thức, rèn luyệt kỹ năng, bồi dưỡng tính tập thể để cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng.

- Nhà Thiếu nhi tỉnh nằm trong hệ thống giáo dục của tỉnh và hệ thống Nhà Thiếu nhi của cả nước từ Trung ương đến cơ sở.

- Nhà Thiếu nhi tỉnh là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban Nhân dân tỉnh và chịu sự hướng dẫn về tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

- Nhà Thiếu nhi tỉnh có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng.

Điều 2: Chức năng của Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Tập hợp đông đảo thiếu nhi để giáo dục lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa thông qua các loại hình hoạt động quần chúng rộng rãi và hoạt động chuyên môn.

- Nghiên cứu, tổng kết, bồi dưỡng và hướng dẫn phương pháp hoạt động của thiếu nhi ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

- Phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng năng khiếu, tính sáng tạo của thiếu nhi.



Điều 3: Nhiệm vụ của Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Định kỳ và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi bổ ích để thu hút và đáp ứng nhu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi trong tỉnh.

- Tổ chức các lớp, tổ, nhóm, đội để học tập và thực hành chuyên môn có tính giáo dục hướng nghiệp, lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ, rèn luyệt sức khỏe, thể thao, các hoạt động xã hội, nghi thức Đội, bồi dưỡng và phát huy sở trường, năng khiếu, đào tạo những cán bộ hoạt động cho phong trào của thiếu nhi.

- Tổ chức nghiên cứu, tổng kết các hình thức, phương pháp hoạt động của thiếu nhi, mở các lớp bồi dưỡng và bằng nhiều hình thức khác hướng dẫn cho thiếu nhi, cán bộ Ban Chỉ huy Đội, Tổng phụ trách Đội, phụ trách Đội, giáo viên và cộng tác viên.

- Sử dụng, phát huy mọi năng lực và điều kiện để tổ chức các hoạt động phục vụ phong trào của thiếu nhi và các nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa phương, coi đó là một phương tiện giáo dục thực tiễn cho thiếu nhi.



CHƯƠNG II


NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP

HOẠT ĐỘNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT
Điều 4: Nội dung hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được cụ thể hóa thành các hoạt động theo hướng dẫn thống nhất của các ngành chuyên môn.

Điều 5: Hình thức hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh:

- Mở các lớp chuyên môn phổ cập, ngắn hạn, dài hạn, nâng cao, đáp ứng yêu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi trong tỉnh.

- Mở các lớp bồi dưỡng Ban Chỉ huy Đội, cán bộ phụ trách Đội, các hội thảo chuyên đề.

- Xây dựng các đội chuyên cho các em có năng khiếu.

- Xây dựng những mô hình mẫu của cơ sở và phong trào thiếu nhi như: đội nghi thức, đội tuyên truyền măng non, đội công tác xã hội; xây dựng phòng, góc truyền thống ở cơ sở.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truềyn thống Cách mạng, các cuộc thi văn nghệ, thể thao, khéo tay hay làm, sáng tạo kỹ thuật cho thiếu nhi trong tỉnh.

- Tổ chức nói chuyện, sinh hoạt chính trị xã hội, truyền thống, tiếp xúc với các anh hùng, chiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà khoa học theo các chủ điểm sinh hoạt của thiếu nhi.

- Tổ chức trại hè hằng năm cho thiếu nhi.



Điều 6: Phương pháp hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Giáo dục ý thức tập thể có tổ chức, phát huy tính tự quản của thiếu nhi và sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.

- Kết hợp giữa tổ chức các hoạt động vui chơi và học tập cho thiếu nhi.

- Kết hợp chặt chẽ các khâu bồi dưỡng kiến thức, rèn luyệt kỹ năng, kỹ xảo với phong trào hoạt động của thiếu nhi, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của tỉnh.



Điều 7: Đối tượng vào sinh hoạt Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Tất cả thiếu nhi tự nguyệt tham gia các hoạt động đều được tạo điều kiện tiếp nhận vào Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Ở một số bộ môn nghệ thuật, thể thao có thể nhận Thiếu nhi từ tuổi mẫu giáo lớn và giữ lại những học sinh phổ thông trung học sinh hoạt ở các đội chuyên để làm nồng cốt theo nguyện vọng các em và thỏa thuận của cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ, đồng thời tạo điều kiện cho các em học tập tốt chương trình phổ thông.

Điều 8: Điều kiện vào sinh hoạt trong Nhà Thiếu nhi tỉnh.

- Cá nhân thiếu nhi làm đơn xin tham gia và được cha mẹ đồng ý.

- Trong năm có 02 đợt tiếp nhận chính:

+ Đầu năm học (tháng 9).

+ Đầu nghỉ hè (tháng 6).

+ Ngoài các đợt tiếp nhận chính có thể tiếp nhận không thường xuyên tùy theo tính chất của từng hoạt động.

- Thời gian sinh hoạt theo kế hoạch của Nhà Thjếu nhi được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

CHƯƠNG III


TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NHÀ THIẾU NHI,

VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9: Nhà Thiếu nhi tỉnh có bộ máy các phòng chuyên môn giúp việc cho Giám đốc bao gồm: Phòng Tổ chức, hành chính, tổng hợp; Phòng kế hoạch, đào tạo, Phòng Văn hóa quần chúng, phương pháp. Ngoài ra còn có các Hội đồng tư vấn do Giám đốc Nhà Thiếu nhi quyết định theo các quy định hiện hành.

Điều 10: Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức, hành chính, tổng hợp:

- Quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo, bố trí sử dụng và chế độ chính sách cán bộ, công chức.

- Quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ.

- Quản lý tài sản, tài chính kế toán, các nguồn kinh phí.

- Bảo đảm các điều kiện vật chất cho bộ máy cơ quan hoạt động thường xuyên thuận lợi (sắp xếp nơi làm việc, trang bị phương tiện, đảm bảo kinh phí hoạt động, tổ chức các bộ phận phục vụ, tiếp tân, khánh tiết, hội họp cơ quan).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Nhà Thiếu nhi giao.



Điều 11: Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch, đào tạo:

- Xây dựng quy hoạch phát triển của cơ quan, kế hoạch hoạt động hàng năm, nghiên cứu các dự án đầu tư phát triển.

- Quản lý kế hoạch đào tạo, chương trình giảng dạy, các lớp học viên, các giáo viên, cộng tác viên.

- Phối hợp với Phòng Văn hóa quần chúng, phương pháp tổ chức các hoạt động sinh hoạt vui chơi và học tập cho thiếu nhi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Nhà Thiếu nhi giao.

Điều 12: Chức năng nhiệm vụ của Phòng Văn hóa quần chúng, phương pháp:

- Xây dựng nội dung các phong trào hoạt động của thiếu nhi; tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề; nghiên cứu xây dựng các mô hình mẫu của phong trào thiếu nhi.

- Hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động Đội, hướng dẫn cán bộ phụ trách Đội, bồi dưỡng Ban Chỉ huy Đội.

- Phối hợp Phòng Kế hoạch, đào tạo tham gia tổ chức các hoạt động sinh hoạt vui chơi và học tập cho thiếu nhi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Nhà Thiếu nhi giao.

Điều 13: Biên chế và tiền lương của Nhà Thiếu nhi tỉnh được phân bổ hàng năm trong tổng biên chế và tiền lương của tỉnh.

Điều 14: Cơ cấu và bổ nhiệm lãnh đạo.

- Nhà Thiếu nhi tỉnh có Giám đốc và 01 đến 02 Phó Giám đốc.

- Giám đốc, Phó Giám đốc do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Điều 15: Chế độ làm việc và chế độ trách nhiệm của Nhà Thiếu nhi tỉnh.

Nhà Thiếu nhi tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng.

- Giám đốc chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Nhà Thiếu nhi; chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Khi Giám đốc đi vắng sẽ ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc điều hành hoạt động của cơ quan, Phó Giám đốc được ủy quyền phải báo cáo lại toàn bộ công việc đã giải quyết theo ủy quyền cho Giám đốc ngay sau khi Giám đốc trở về.

- Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc; được Giám đốc phân công phụ trách các mảng công tác; có quyền quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trươc Giám đốc.

Điều 16: Chế độ trách nhiệm của Trưởng, Phó Phòng.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những hoạt động của phòng và trực tiếp thực hiện những công việc chủ yếu.

- Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được trưởng phòng phân công đảm trách một phần công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những phần việc được phân công đảm trách.

Trưởng phòng và Phó trưởng phòng do Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.



Điều 17: Cộng tác viên.

- Tùy theo tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Giám đốc Nhà Thiếu nhi vận động, mời các cán bộ chuyên môn có phẩm chất tốt, yêu mến thiếu nhi trên lĩnh vực có liên quan làm cộng tác viên giảng dạy và hướng dẫn trong Nhà Thiếu nhi; Nhà Thiếu nhi có trách nhiệm tạo điều kiện để cộng tác viên nắm được những vấn đề cơ bản về phương pháp công tác thiếu nhi để vận dụng vào việc hướng dẫn, giảng dạy.

- Cộng tác viên được xét tặng các danh hiệu, khen thưởng và được thù lao theo qui định hiện hành của Nhà nước.

CHƯƠNG IV


CHẾ ĐỘ QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ BẢO MẬT
Điều 18: Quan hệ với cơ quan cấp trên

- Nhà Thiếu nhi tỉnh chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy Ban nhân dân tỉnh.

- Nhà Thiếu nhi chịu sự hướng dẫn về tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

Điều 19: Quan hệ với các ngành, mặt trận, đoàn thể.

- Là quan hệ phối hợp, trao đổi, bàn bạc để giải quyết công việc chung giữa các bên có liên quan.

- Nhà Thiếu nhi được các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành giaá dục, văn hóa, thể thao chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 20: Chế độ bảo mật.

- Tất cả các thông tin, số liệu liên quan đến nhiệm vụ của Nhà Thiếu nhi phải được bảo mật theo qui định của Nhà nước, mọi cán bộ - Công chức của Nhà Thiếu nhi không được tự tiện cung cấp hoặc tiếp lộ ra bên ngoài.



CHƯƠNG V


KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 21: Kinh phí hoạt động Nhà Thiếu nhi gồm các nguồn sau:

- Nguồn cơ bản là ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hoạt động được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt hằng năm.



- Nguồn vận động từ đóng góp của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh và của các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước. Kinh phí hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh, các nguồn thu từ tài trợ, đóng góp phải được quản lý sử dụng đúng qui định hiện hành có sự giám sát của Sở Tài chính - Vật giá.

CHƯƠNG VI


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22: Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện qui chế này.

Điều 23: Mọi sửa đổi hoặc bổ sung qui chế đều phải được Ủy ban Nhân dân tỉnh ký phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Lâm Thanh Tùng


Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 45.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương