QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH



tải về 60.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích60.46 Kb.
#26818

UỶ BAN NHÂN DÂN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh Ninh Bình




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------




-------------------------------------------------

Số: 894/1998/QĐ-UB




Ninh Bình, ngày 24 tháng 7 năm 1998


QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng Ninh Bình.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Căn cứ thông tư số 1012/TT-LB ngày 25/12/1996 của Liên Bộ Xây dựng - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND địa phương quản lý Nhà nước về ngành xây dựng.

Xét đề nghị của Trưởng Ban tổ chức Chính quyền tỉnh và Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình, tại tờ trình số 25TT/SXD ngày 12/3/1998.


QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: - Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng Ninh Bình.

Điều 2: - Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 328/QĐ-UB ngày 29/9/1992 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Điều 3: - Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.


Nơi nhận:




T.M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Như điều 3




Chủ tịch

- Bộ Xây dựng

(Để




- Ban TV Tỉnh uỷ

báo




- TT HĐND tỉnh

cáo)




- Lưu VT, Vp7

NKT/61




Hà Trí Thức




UỶ BAN NHÂN DÂN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh Ninh Bình




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------




-------------------------------------------------


QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

của Sở Xây dựng Ninh Bình.

(Ban hành kèm theo quyết định số 894/1998/QĐ-UB

ngày 24/7/1998 của UBND tỉnh Ninh Bình)

A/- CHỨC NĂNG

Điều 1:

- Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, quản lý các doanh nghiệp NN và tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh.

- Sở Xây dựng chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.

- Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Ninh Bình.



B/- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

I/ Thực hiện pháp luật về ngành xây dựng:



Điều 2:

1) Giúp UBND tỉnh soạn thảo các văn bản để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chuyên ngành xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản về lĩnh vực xây dựng của địa phương, kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế, chế độ chính sách và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước, của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh thuộc lĩnh vực xây dựng tại địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2) Cấp và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy định của pháp luật. Giám sát hoạt động hành nghề xây dựng của các doanh nghiệp theo đúng hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phân cấp của UBND tỉnh bao gồm:

- Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho các tổ chức tư vấn xây dựng theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn xây dựng của các tổ chức tư vấn xây dựng hoạt động tại địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng thuộc tỉnh theo quy định của UBND tỉnh.

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát hoạt động hành nghề xây dựng của các doanh nghiệp Trung ương và tỉnh ngoài, có trụ sở đặt tại địa phương hoặc nhận thầu xây dựng công trình tại địa phương (kể cả nhà thầu tỉnh ngoài đã được Bộ Xây dựng cấp giấy phép thầu xây dựng công trình tại địa phương.

- Hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND huyện, thị xã. Thẩm định hồ sơ xin phép xây dựng trình UBND tỉnh.

3) Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước, thanh tra kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh:

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật, các chính sách của nhà nước, các quy định của Bộ Xây dựng và cơ quan có thẩm quyền về hoạt động xây dựng đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp quyết định xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của Pháp luật hiện hành hoặc đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định xử lý.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý tranh chấp, điều tra sự cố đối với các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng: Tư vấn xây dựng, sản xuất VLXD, xây dựng nhà và các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh, theo quy định hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh xem xét sử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng hoặc kiến nghị UBND tỉnh quyết định sử lý các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, các vụ vượt thẩm quyền của Giám đốc sở.

- Được quyền áp dụng các biện pháp xử phạt theo thẩm quyền quy định trong pháp lệnh xử phạt hành chính khi bị vi phạm về xây dựng. Chủ trì hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng. Tổ chức việc tiếp dân định kỳ theo đúng quy định của UBND tỉnh.

II/ - QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 3: Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghịêp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1) Lập kế hoạch xây dựng, dự án quản lý kiến trúc - cảnh quan đô thị và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án sau khi đã được cấp có thẩm quyền duyệt.

2) Tổ chức và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thẩm định các dự án quy hoạch xây dựng các loại đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3) Tổ chức quản lý xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn theo quy hoạch được duyệt gồm: Công bố rộng rãi quy hoạch xây dựng đã được duyệt để nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra, giới thiệu địa điểm, thoả thuận về mặt kiến trúc, quy hoạch đối với các dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; Kiểm tra và giám sát việc thực hiện giấy phép xây dựng; Hướng dẫn lập và lưu trữ các hồ sơ hoàn công.

4) Lập và thẩm định hồ sơ phân loại đô thị để UBND tỉnh trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý Nhà nước về kiến trúc, qui hoạch phát triển đô thị theo Điều lệ quản lý qui hoạch đô thị.



III/- QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Điều 4: Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: Quản lý công tác khảo sát, thiết kế, dự toán công trình; chất lượng xây dựng công trình; Cùng với Sở Tài chính - Vật giá quản lý giá xây dựng công trình.

1) Quản lý công tác khảo sát thiết kế, dự toán công trình:

a) Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo đúng pháp luật Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

b) Xét duyệt thiết kế kỹ thuật, một số dự án xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công nghịêp và công trình công cộng khi được phân cấp. Tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán (Các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghịêp, hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc các dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư) theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, trình UBND tỉnh phê duyệt.

c) Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thẩm tra tổng dự toán các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình khác của tỉnh quản lý để trình UBND tỉnh xét duyệt.

d) Cho thiết kế một số công trình mẫu như nhà ở, ở nông thôn, công trình trường học và các công trình xây dựng khác.

đ) Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình có vốn đầu tư nước ngoài để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2) Quản lý chất lượng xây dựng:

a) Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc giám sát và quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

b) Tổ chức giám định hoặc tham gia giám định chất lượng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng do tỉnh quản lý, tham gia nghiệm thu các công trình dân dụng, công nghiệp xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

c) Chủ trì hoặc tham gia việc điều tra sự cố các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn do tỉnh quản lý; tham gia giải quyết các tranh chấp về sự cố công trình và khiếu nại về chất lượng công trình trong quá trình thi công, nghiệm thu, bảo hành và sử dụng công trình.

d) Tổng hợp các sự cố của công trình xây dựng trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh và Bộ xây dựng theo định kỳ.

đ) Trong khi tiến hành nhiệm vụ, Giám đốc Sở Xây dựng được quyền yêu cầu các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết cho việc quản lý và thực hiện giám định chất lượng xây dựng. Khi phát hiện trường hợp xây dựng vi phạm nghiêm trọng các qui định về xây dựng và chất lượng công trình, được quyền quyết định tạm đình chỉ xây dựng, đồng thời báo ngay trong ngày về UBND tỉnh để xem xét giải quyết.

e) Hàng năm giúp cho tỉnh bình tuyển những công trình đẹp để phát động phong trào xây dựng đẹp làng, đẹp phố.

4) Quản lý giá xây dựng:

a) Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài Chính - vật giá và các cơ quan có liên quan lập và trình UBND tỉnh ban hành đơn giá xây dựng cơ bản tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; lập và thông báo giá vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị, máy móc, ca máy, nhân công đến chân công trình hàng tháng (quí) áp dụng trong xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở kế hoạch và đầu tư trong việc xem xét hồ sơ dự toán các công trình xây dựng do địa phương quản lý, có tổ chức đấu thầu hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức đấu thấu, công bố kết quả mở thầu, trình UBND tỉnh quyết định.

IV/ QUẢN LÝ NHÀ Ở, TRỤ SỞ LÀM VIỆC.

Điều 5: Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về nhà ở, trụ sở làm việc; Có các nhiệm vụ quyền hạn sau:

1) Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng xây dựng chiến lược kế hoạch 5 năm và các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn đô thị, nông thôn trình UBND tỉnh; Tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2) Quản lý nhà ở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước do địa phương quản lý; Hướng dẫn việc quản lý khai thác, sử dụng và phát triển quỹ nhà ở, trụ sở làm việc theo quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng. Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và thực hiện công tác bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3) Tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê lập danh bạ, hồ sơ về diện tích, tình trạng, phân loại, mục đích sử dụng nhà ở làm việc và việc chuyển dịch sở hữu nhà thuộc các thành phần kinh tế.



V/ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN:

Điều 6: Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công trình công cộng đô thị, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Đường xá, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu sáng và có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

1) Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển công trình công cộng đô thị, cụm dân cư trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện qui hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

2) Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về việc khai thác, sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa các công trình công cộng đô thị; Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh nghiên cứu giá các dịch vụ công trình công cộng trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt.

3) Hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị dịch vụ công trình công cộng đô thị trên địa bàn.



V/ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

Điều 7: Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về VLXD và có các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau:

1) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển VLXD của địa phương trình UBND tỉnh; Tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2) Phối hợp với các cơ quan liên quan xét duyệt thiết kế công nghệ sản xuất, công nghệ khai thác mỏ, tài nguyên do địa phương quản lý để sản xuất VLXD theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các chương trình, dự án (Luận chứng kinh tế kỹ thuật) về sản xuất, khai thác VLXD tại địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3) Phối hợp với Sở Công nghiệp và UBND các huyện, thị xã quản lý quy hoạch vùng nguyên liệu làm VLXD. Hướng dẫn việc tổ chức khai thác và đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nâng cao chất lượng sản phẩm VLXD tại các mỏ tài nguyên đã được Nhà nước xác định và giao cho các huyện, thị xã để sản xuất VLXD. Theo dõi, tổng hợp tình hình phát triển VLXD của các thành phần kinh tế trong toàn tỉnh.

4) Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, các cơ quan chức năng quản lý chất lượng VLXD đáng giá tác động môi trường, quản lý kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các qui định của Nhà nước và UBND tỉnh trong sản xuất kinh doanh VLXD.



VII/ CÁC NHIỆM VỤ KHÁC

Điều 8:

1) Cùng với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực do Sở phụ trách.

2) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành xây dựng đã được UBND tỉnh uỷ quyền.

3) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức thuộc ngành xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức theo phân cấp của UBND tỉnh.

4) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, kinh phí và tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.



C/ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ XÂY DỰNG:

Điều 9: Tổ chức bộ máy, cán bộ công chức viên chức của Sở Xây dựng:

  1. Lãnh đạo Sở: Có Giám đốc Sở và có 1 đến 2 Phó giám đốc Sở.

Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Sở.

Các phó giám đốc Sở được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về những công việc được phân công.

Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó giám đốc Sở thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2) Các phòng, ban chức năng thuộc Sở gồm:

- Phòng Tổ chức – Hành chính

- Phòng kinh tế - kỹ thuật

- Phòng quản lý kiến trúc – quy hoạch

- Phòng giám định

- Thanh tra Sở

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, ban do Giám đốc Sở quy định.

Các phòng có trưởng phòng phụ trách chung, có thể có Phó trưởng phòng (với những phòng có 5 công chức trở lên) giúp Trưởng phòng phụ trách một số công tác.

3) Đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: Trung tâm quy hoạch xây dựng là đơn vị sự nghiệp, do Giám đốc trung tâm phụ trách hoạt động theo quy định của đơn vị sự nghiệp.

Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm Trưởng phó Phòng, Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh.

Biên chế của Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao hàng năm.



D/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10: Sở Xây dựng căn cứ quy định này có trách nhiệm:

- Triển khai, hướng dẫn thực hiện.

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, các đơn vị trực thuộc Sở (theo phân cấp của UBND tỉnh).

- Xây dựng qui chế làm việc của cơ quan Văn phòng Sở. Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính.

- Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng hoặc bộ phận quản lý xây dựng các huyện, thị xã và kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.



Điều 11: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh bản quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc hoặc không phù hợp báo cáo bằng văn bản để UBND tỉnh xem xét, sửa đổi kịp thời./.


T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Chủ tịch

Hà Trí Thức







Каталог: vbpq ninhbinh.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật tổ chức HĐnd và ubnd (sửa đổi) ngày 21/6/1994
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd (sửa đổi) ngày 21/6/1994
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> V/v: Phê duyệt Đề án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> C«ng M¸y §¬n gi¸ §µo vËn chuyÓn ®Êt trong ph¹m vi 500m b»ng m¸y c¹p 16m
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> V/v Đổi tên và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chưc bộ máy của Sở Công nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH

tải về 60.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương