QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ CÔng nghiệp số 15/2006/QĐ-bcn ngàY 26 tháng 5 NĂM 2006 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn ngành da giầY



tải về 324.28 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích324.28 Kb.
#13438
  1   2   3   4


QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 15/2006/QĐ-BCN
NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN
NGÀNH DA - GIẦY

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP



Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứ Quyết định số 2264/1999/QĐ-BKHCN&MT ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành các tiêu chuẩn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này 03 tiêu chuẩn ngành Da - Giầy:

1. Da bò mềm làm cặp, túi, ví - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử:

24 TCN 01: 2006.

2. Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam :

24 TCN 02: 2006.

3. Da mũ giầy - Phân loại theo diện tích sử dụng:

24 TCN 03: 2006.

Các tiêu chuẩn này được khuyến khích áp dụng đối với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Da - Giầy trong phạm vi cả nước.



Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.



Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hữu Hào



TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

24 TCN 01: 2006

DA BÒ MỀM LÀM CẶP, TÚI, VÍ

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hà Nội - 2006



LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 01: 2006 Da bò mềm làm cặp, túi, ví - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử do Viện Nghiên cứu Da - Giầy biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công nghiệp đề nghị Bộ Công nghiệp ra quyết định ban hành.



Da bò mềm làm cặp, túi, ví - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho da bò mềm làm cặp, túi, ví.



2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 7115: 2002 (ISO 2419:1972) Da - Điều hoà mẫu để xác định tính chất cơ lý.

TCVN 7117: 2002 (ISO 2418: 1972) Da - Mẫu phòng thí nghiệm - Vị trí và nhận dạng.

TCVN 7118: 2002 (ISO 2589: 1972) Da - Xác định tính chất cơ lý - Đo độ dày.

TCVN 7121: 2002 (ISO 3376: 1976) Da - Xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài.

TCVN 7122: 2002 (ISO 3377: 1975) Da - Xác định độ bền xé

TCVN 7124: 2002 (ISO 3379: 1976) Da - Xác định độ phồng và độ bền của cật - Thử nổ bi.

TCVN 7126: 2002 (ISO 4044: 1977) Da - Chuẩn bị mẫu thử hoá.

TCVN 7127: 2002 (ISO 4045: 1977) Da - Xác định độ pH.

TCVN 7128: 2002 (ISO 4047: 1977) Da - Xác định tro sulphat hoá tổng.

TCVN 7129: 2002 (ISO 4048: 1977) Da - Xác định chất hoà tan trong Diclometan.

TCVN 7130: 2002 (ISO 11640: 1993) Da - Phương pháp xác định độ bền mầu - Độ bền mầu với các chu kỳ chà xát qua lại.

TCVN 7429: 2004 Da - Xác định hàm lượng oxit crôm bằng chuẩn độ Iôt.

TCVN 7534: 2005 (ISO 5402: 2002) Da - Phương pháp xác định độ bền uốn gấp.

TCVN 7535: 2005 (ISO 17226: 2003) Da - Xác định fomanđehyt trong da

TCVN 7536: 2005 (ISO 17234: 2003) Da - Xác định thuốc nhuộm azo độc tính trong da.

TCVN 7537: 2005 Da - Xác định hàm lượng độ ẩm

ISO 1164: 1993 Da - Xác định độ bám dính màng.

ISO 17235: 2002 Da - Xác định độ mềm.

TCVN 4851: 1989 (ISO 3696:1987) Nước sử dụng trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

24 TCN 02-2004 Tiêu chuẩn da bảo hộ lao động - Phương pháp xác định độ bám dính màng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

- Da bò mềm làm cặp, túi, ví là da bò thành phẩm đạt độ mềm và các yêu cầu kỹ thuật để làm cặp, túi, ví.

- Thuốc nhuộm azo độc tính có trong da là loại thuốc nhuộm mà khi sử dụng với tác nhân bên ngoài bị gẫy mạch azo tạo nên các amin thơm có độc tố cao gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như ung thư, dị tật, dị ứng...



4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Các chỉ tiêu cơ lý

Các chỉ tiêu cơ lý phải phù hợp với quy định trong Bảng 1



Bảng 1

TT

Tên chỉ tiêu

Mức

1

Độ dày, tính bằng mm

1,2-1,4*

2

Độ bền kéo đứt, tính bằng N/mm2, không nhỏ hơn

25

3

Độ dãn dài khi đứt, tính bằng %, không lớn hơn

70

4

Độ bền xé rách, tính bằng N/mm, không nhỏ hơn

40

5

Độ bền uốn gấp:

50.000 chu kỳ với da khô

20.000 chu kỳ với da ướt

Da không bị rạn

Da không bị rạn


6

Độ bền màng ma sát, 50 chu kỳ:

Nỉ ướt trên da khô

Nỉ khô trên da ướt

Da và nỉ không nhỏ hơn cấp 4



7

Độ bám dính màng, tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

2,0

8

Độ rạn mặt cật, tính bằng mm, không nhỏ hơn hoặc bằng

7

9

Độ mềm tính bằng mm

4-8

Chú thích:

* Còn nhiều độ dày khác của da chưa đề cập đến.



4.2. Các chỉ tiêu hoá học

Các chỉ tiêu hoá học phải phù hợp với quy định trong Bảng 2



Bảng 2

TT

Tên chỉ tiêu

Mức

1

Độ ẩm, tính bằng %

17-20

2

Hàm lượng oxyt crôm, tính bằng %, không nhỏ hơn

2,5

3

Hàm lượng chất hoà tan trong Diclometan, tính bằng %

5-11

4

Hàm lượng tro sulfat hoá, tính bằng %, không lớn hơn

2

5

Độ pH

pH chênh lệch khi pha loãng 1:10, không lớn hơn



3,5-4

0,7


6

Hàm lượng fomanđehyt trong da, tình bằng ppm, không lớn hơn

20

7

Thuốc nhuộm azo độc tính có trong da, tính bằng ppm, không lớn hơn

30

4.3. Các chỉ tiêu ngoại quan

- Màu sắc: đồng đều, đảm bảo tính tự nhiên;

- Khi cầm tấm da có cảm giác mềm mại, mát tay.

5. Phương pháp thử

5.1. Xác định độ dày

Theo TCVN 7118: 2002



5.2. Xác định độ bền kéo đứt

Theo TCVN 7121: 2002



5.3. Xác định độ dãn dài khi đứt

Theo TCVN 7121: 2002



5.4. Xác định độ bền xé rách

Theo TCVN 7122: 2002



5.5. Xác định độ bền mầu với chu kỳ chà xát qua lại

Theo TCVN 7130: 2002



5.6. Xác định độ bền rạn mặt cật

Theo TCVN 7124: 2002



5.7. Xác định độ bền uốn gấp

Theo TCVN 7534: 2005



5.8. Xác định độ mềm

5.8.1. Chuẩn bị mẫu

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 7117: 2002



5.8.2. Tiến hành thử

Mẫu được thử trên thiết bị BLC ST 300 Sofness tester và có sơ đồ như trong Hình 1.

Trong đó:

A: Lỗ hổng tròn có đường kính (25±0,1)mm

B: kẹp để giữ mẫu da

C: Chốt tải trọng có đường kính (4,9±0,1)mm và độ dài (11,5±0,1)mm được gắn cố định vào giữa của khối hình trụ D. Khối lượng tổng cộng (530±10)g.

Tiến hành:

- Mở máy, đặt mẫu miếng da thử lên trên lỗ hổng A

- Nâng chốt tải trọng C và đóng máy thử để kẹp mẫu da theo đúng vị trí

- Nhả chốt C, đọc kết quả trên máy đo và ghi lại kết quả.



Hình 1- Sơ đồ máy thử độ mềm

5.8.3. Biểu thị kết quả

Độ mềm của da tính theo mm



5.9. Xác định độ bám dính màng

Theo ISO 1164: 1993



5.10. Xác định độ ẩm

Theo TCVN 7537: 2005



5.11. Xác định hàm lượng oxyt crôm

Theo TCVN 7429: 2004



5.12. Xác định hàm lượng chất hoà tan trong Diclometan

Theo TCVN 7129: 2002



5.13. Xác định hàm lượng tro sulfat hoá

Theo TCVN 7128: 2002



5.14. Xác định độ pH

Theo TCVN 7127: 2002



5.15. Xác định hàm lượng fomanđehyt trong da

Theo TCVN 7535: 2005



5.16. Xác định thuốc nhuộm azo độc tính trong da

Theo TCVN 7536: 2005.



TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

24 TCN 02: 2006

TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG

ÁP DỤNG TRONG NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

Hà Nội - 2006



LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 02: 2006 Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam do Viện Nghiên cứu Da - Giầy và Hiệp hội Da Giầy Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ-Bộ Công nghiệp đề nghị Bộ Công nghiệp ra quyết định ban hành.



MỤC LỤC

Những từ viết tắt

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghiã

3. Nội dung tiêu chuẩn

Điều 1. Lao động và việc làm

1.1. Tuyển dụng lao động

1.2. Thử việc

1.3. Lao động cưỡng bức

1.4. Lao động là người chưa đủ 15 tuổi

1.5. Lao động là nữ

1.6. Lao động là người tàn tật

1.7. Lao động có HIV/AIDS

1.8. Lao động là người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam)

1.9. Đi lại trong khi làm việc

1.10. Không phân biệt đối xử, sử dụng bạo lực và quấy rối tình dục

Điều 2. Đào tạo học nghề

2.1. Chương trình đào tạo, học nghề

2.2. Kinh phí đào tạo và quyền lợi của người học nghề

Điều 3. Quan hệ lao động

3.1. Hợp đồng lao động

3.2. Thoả ước lao động tập thể

3.3. Nội quy lao động

3.4. Giải quyết tranh chấp lao động

3.5. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất



Điều 4. Chế độ tiền lương và bảo hiểm

4.1. Mức lương tối thiểu

4.2. Phương pháp tính lương

4.3. Khâu trừ lương

4.4. Chế độ nâng bậc lương

4.5. Quy chế trả lương, tiền thưởng

4.6. Bảo hiểm

Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

5.1. Thời giờ làm việc

5.2. Thời giờ nghỉ ngơi

5.3. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương



Điều 6. An toàn vệ sinh lao động

6.1. Quy định chung về an toàn vệ sinh lao động

6.2. An toàn hoá chất

6.3. An toàn phòng chống cháy nổ

6.4. An toàn điện

6.5. An toàn cơ khí, thiết bị

6.6. An toàn nhà xưởng

6.7. An toàn xếp dỡ vận chuyển

6.8. An toàn nồi hơi

6.9. Phương tiện bảo vệ cá nhân



Điều 7. Môi trường

7.1. Luật pháp môi trường

7.2. Các chính sách môi trường

Điều 8. Y tế và phúc lợi tập thể

8.1. Các chính sách về sức khoẻ nghề nghiệp

8.2. Các giải pháp bảo đảm sức khoẻ người lao động

8.3. Căng tin, nhà ăn tập thể

8.4. Nước uống

8.5. Nhà ở tập thể

8.6. Các công trình vệ sinh

8.7. Y tế, chăm sóc sức khoẻ và sơ cứu



Điều 9. Tổ chức công đoàn

9.1. Tổ chức công đoàn

9.2. Quyền tham gia tổ chức công đoàn

Điều 10. Tổ chức thực hiện

10.1. Thực hiện

10.2. Kiểm tra giám sát

Tài liệu tham khảo



Những từ viết tắt

AT An toàn

ATVSV An toàn vệ sinh viên

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ Bảo hộ lao động

BVCN Bảo vệ cá nhân

DN Doanh nghiệp

LĐTB&XH Lao động thương binh & xã hội

TCN Tiêu chuẩn ngành

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 

TNLĐ Tai nạn lao động

BLLĐ Bộ Luật lao động

VN Việt Nam 

ILO (international Labour Organization) Tổ chức lao động quốc tế

CoC (Code of Conduct) Quy tắc ứng xử

CSR (Corporate Social Resposibility) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.



Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định những vấn đề về lao động và các vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và DN. Tiêu chuẩn áp dụng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành Da Giầy trên lãnh thổ Việt Nam.



2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:



2.1. Doanh nghiệp (công ty): Là toàn bộ thực thể của một tổ chức hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh.

2.2. Lao động cưỡng bức: Là tất cả các công việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi bât kỳ người nào trong khi thi hành hình thức phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công việc, dịch vụ đòi hỏi phải thực hiện như một cách thức để trả nợ mà người đó hoàn toàn không tự nguyện.

2.3. Bảo hộ lao động: Là các hoạt động tổng thể, đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức, hoá chất, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho người lao động.

3. Nội dung tiêu chuẩn

Điều 1. Lao động và việc làm

1.1. Tuyển dụng lao động

1.1.1. Thông báo nhu cầu tuyển dụng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các thông tin về tiêu chuẩn, các điều kiện tuyển chọn, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động nữ khi người đó có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn.

1.1.2. Áp dụng chính sách tuyển dụng công bằng, công khai dựa trên khả năng làm việc của từng người lao động.

1.1.3. Không phân biệt đối xử về giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo trong việc tuyển dụng lao động.

1.1.4. Hướng dẫn và tư vấn đầy đủ cho người lao động về hồ sơ tuyền dụng, thủ tục tuyển chọn đơn giản, không thu kinh phí tuyển dụng và báo cáo định kỳ tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

1.2. Thử việc

1.2.1. Thời gian thử việc: Thực hiện đúng quy định về thời gian thử việc đối với lao động kinh tế cao (trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc đại học và trên đại học) không quá 60 ngày, lao động có trình độ chuyên môn trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ không quá 30 ngày. Không quá 06 ngày đối với lao động phổ thông.

1.2.2. Tiền lương và quyền lợi trong thời gian thử việc

- Thông báo công khai kết quả thử việc của người lao động. Nếu người lao động đạt yêu cầu, tiến hành ký hợp đồng lao động. Nếu không đạt yêu cầu, doanh nghiệp giải quyết cho thôi thử việc và thanh toán đầy đủ các chế độ theo hợp đồng đã thoả thuận với người học việc trong thời gian thử việc và theo quy định của doanh nghiệp.

- Trả lương không dưới 70% mức lương cấp bậc của công việc làm thử đó và ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Không yêu cầu người lao động phải báo trước thời gian chấm dứt thử việc và bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.



1.3. Lao động cưỡng bức

1.3.1. Không sử dụng lao động khổ sai, lao động gán nợ, lao động qua giao kèo học nghề.

1.3.2. Không ép buộc người lao động làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.

1.3.3. Không áp dụng hình thức yêu cầu người lao động ký quỹ, đặt cọc tiền hoặc giữ giấy tờ tuỳ thân của người lao động.

1.3.4. Không phạt, kỷ luật hoặc trù dập người lao động vì lý do từ chối làm thêm giờ.

1.4. Lao động là người chưa đủ 15 tuổi

1.4.1. Không sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi

1.4.2. Không lạm dụng sức lao động của người chưa thành biên (người lao động dưới 18 tuổi).

1.4.3. Có chương trình đào tạo và khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia học tập, nâng cao trình độ.



1.5. Lao động nữ

1.5.1. Có phương án đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình, đặc biệt là lao động nữ nhập cư.

1.5.2. Không có những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.

1.5.3. Không sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

1.5.4. Không lạm dụng sức lao động của lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

1.5.5. Sắp xếp các lao động nữ hết thời gian nghỉ đẻ vào vị trí cũ hoặc công việc phù hợp với chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ thai sản, nuôi con nhỏ cho lao động nữ theo luật định.

1.5.6. Cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho lao động nữ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình cả nơi làm việc và ngoài xã hội, khuyến khích họ tự bảo vệ mình.

1.5.7. Có chương trình tuyên truyền cảnh báo, phân tích cho lao động nữ về nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là vấn đề HIV/AIDS.



1.6. Lao động là người tàn tật

1.6.1. Khuyến khích tuyển dụng lao động là người tàn tật, bố trí, sử dụng lao động phù hợp với khả năng lao động và điều kiện sức khoẻ của họ.

1.6.2. Không lạm dụng sức lao động của lao động là người tàn tật, hạn chế thời giờ làm việc (7 giờ/ngày) và không bố trí họ làm những công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.

1.6.3. Tạo điều kiện để lao động là người tàn tật tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hoà nhập với tập thể người lao động.



1.7. Lao động có HIV/AIDS

1.7.1. Không phân biệt đối xử lao động có HIV/AIDS

1.7.2. Môi trường làm việc được bảo đảm an toàn và vệ sinh để ngăn ngừa sự lây truyền HIV.

1.7.3. Khuyến khích việc tạo điều kiện hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ cho lao động có HIV/AIDS.

1.7.4. Bảo đảm giữ bí mật về thông tin người lao động có HIV

1.7.5. Không chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động có HIV khi sức khoẻ của họ vẫn đảm đương được công việc.

1.7.6. Xây dựng chương trình phòng chống HIV/AIDS thông qua tuyên truyền và giáo dục.

1.8. Lao động là người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam )

1.8.1.Thực hiện các quy định của luật pháp Việt Nam  về việc tuyển dụng, sử dụng lao động người nước ngoài về số lượng, độ tuổi, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, tay nghề, có giấy phép lao động tại Việt Nam, yêu cầu về hồ sơ và một số quy định khác.

1.8.2. Đối xử công bằng và tôn trọng lao động người nước ngoài

1.8.3. Có chính sách nâng cao nhận thức hiểu biết về văn hóa giữa các quốc gia cho người lao động, kể cả lao động người nước ngoài.



1.9. Đi lại trong khi làm việc

Cho phép người lao động đi lại trong nhà máy khi cần thiết để giải quyết các nhu cầu cá nhân như đi vệ sinh, lấy nước uống, tìm người cứu thương hoặc gặp gỡ người nhà trong trường hợp khẩn cấp.



1.10. Không phân biệt đối xử, sử dụng bạo lực và quấy rối tình dục

1.10.1. Có văn bản quy định môi trường làm việc không phân biệt đối xử, sử dụng bạo lực và quấy rối tình dục.

1.10.2. Xây dựng chương trình giáo dục cho cả lao động nam và lao động nữ hiểu và hành động trên cơ sở bình đẳng về quyền lực trong làm việc cũng như vị thế cá nhân.

1.10.3. Tôn trọng nguyên tắc tuyển dụng bố trí, trả lương, đề bạt, nâng lương lao động dựa trên năng lực của từng cá nhân, không phân biệt đối xử về giới tính, tình trạng hôn nhân, trạng thái thai sản, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, quốc tịch, chủng tộc, mầu da.

1.10.4. Không để xảy ra hiện tượng bạo lực hay quấy rối tình dục dưới bất kỳ hình thức nào kể cả bằng lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa.

1.10.5. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh có sự tôn trọng và tương trợ lẫn nhau.

1.10.6. Xây dựng và phổ biến toàn doanh nghiệp về cơ chế trừng phạt đối với các hình thức quấy rối tình dục: cưỡng ép, đòi hỏi, mời chào tình dục... bằng cử chỉ hoặc lời nói.

1.10.7. Xây dựng cơ chế khuyến khích người lao động tố cáo các hiện tượng quấy rối tình dục.



Điều 2. Đào tạo học nghề

2.1. Chương trình đào tạo, học nghề

2.1.1. Doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo nghề cho người lao động khi được tuyển vào doanh nghiệp làm việc mà chưa có kiến thức, tay nghề phù hợp với công việc được giao.

2.1.2. Trong nội dung học nghề ngoài kiến thức, tay nghề về chuyên môn cần có kiến thức về các nội dung của Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam.

2.1.3. Có hợp đồng học nghề và các quy chế, tiêu chuẩn tuyển sinh rõ ràng, tuỳ theo nghề cụ thể thời gian học nghề có thể ngắn hay kéo dài (bình quân từ 3 đến 6 tháng).

2.1.4. Hợp đồng học nghề tại doanh nghiệp phải có các nội dung chính sau:

- Nghề và bậc thợ được đào tạo.

- Địa điểm và thời gian học nghề.

- Các quyền lợi của học viên trong thời gian học nghề.

- Cam kết thời hạn làm việc cho doanh nghiệp sau khi kết thúc thời gian học nghề.

- Mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng.

2.1.5. Có trách nhiệm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp.

2.1.6. Có chính sách khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo trong nước, kể cả các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

2.1.7. Sau khi kết thúc thời gian học nghề, doanh nghiệp thực hiện thời gian thử việc theo các yêu cầu như thử việc nêu trong điều 1.2 của tiêu chuẩn này trước khi tuyển dụng chính thức.

2.1.8. Thời gian học nghề được tính vào thâm niên làm việc.



2.2. Kinh phí đào tạo và quyền lợi của người học nghề

2.2.1. Nếu doanh nghiệp tự đào tạo, kèm cặp dạy nghề cho người lao động để họ làm việc cho doanh nghiệp thì không được thu học phí. Tuỳ khả năng tài chính doanh nghiệp có thể hỗ trợ tiền ăn ca và chăm sóc y tế...

2.2.2. Trong quá trình đào tạo học nghề nếu người học nghề tham gia làm ra sản phẩm thì doanh nghiệp phải thoả thuận trả công cho họ thỏa đáng.



tải về 324.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương