QuyếT ĐỊnh ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban soạn thảo Quy chuẩn



tải về 39.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích39.48 Kb.
#23919
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 620/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 29 tháng 3 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban soạn thảo Quy chuẩn

kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su tỉnh Bình Phước



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 144/TTr-SKHCN ngày 12/3/2012,



QUYẾT ĐỊNH:

Điu 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức hoạt động của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su tỉnh Bình Phước.

Điu 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su tỉnh Bình Phước căn cứ Quyết định thi hành, kể từ ngày ký./.
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Bùi Văn Thạch

Y BAN NHÂN DÂN CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ

Tổ chức hoạt động của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật

địa phương về nguyên liệu mủ cao su tỉnh Bình Phước

(Kèm theo Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh)





Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1. Quy chế này quy định hoạt động của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su (gọi tắt là Ban soạn thảo).

Điu 2. Ban soạn thảo có chức năng phối hợp các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc soạn thảo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương nguyên liệu mủ cao su.

Điu 3. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì Ban soạn thảo, có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Ban soạn thảo.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điu 4. Ban soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh xem xét đưa ra kết luận về những vấn đề chuyên môn chuyên ngành làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su.

2. Nghiên cứu, biên soạn và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su.

3. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su.

4. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn khác liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su khi có yêu cầu của các sở, ban, ngành có liên quan.

Điu 5. Ban soạn thảo có các quyền hạn sau:

1. Được tiếp cận các thông tin, tài liệu và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế này.

2. Được quyền yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tạo điều kiện và phối hợp với Ban soạn thảo thực hiện các công việc liên quan đến việc soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su.

3. Ban soạn thảo được mời các chuyên gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia tư vấn về các vấn đề chuyên môn cụ thể liên quan đến việc soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su.

4. Ban soạn thảo được sử dụng con dấu và tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ để giao dịch.

Điu 6. Nhiệm vụ của thành viên Ban soạn thảo:

1. Nhiệm vụ của Trưởng ban.

a) Lãnh đạo Ban hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này.

b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Ban.

c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban.

d) Thay mặt Ban ký các văn bản gửi các tổ chức, cá nhân.

đ) Sử dụng công chức, viên chức và các phương tiện của cơ quan mình để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban.

a) Giúp Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần công việc được phân công phụ trách.

b) Thay mặt Trưởng ban điều hành và giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được Trưởng ban ủy quyền.

3. Nhiệm vụ của thành viên.

a) Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban.

b) Nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Ban đúng thời gian quy định đối với các văn bản do Trưởng ban, Phó Trưởng ban yêu cầu. Nội dung đóng góp gửi thư ký Ban soạn thảo trước khi diễn ra cuộc họp ít nhất 02 ngày để thư ký tổng hợp; được hưởng thù lao khi thực hiện các công việc góp ý, đề xuất phương án, biện pháp... liên quan đến việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về giống cây trồng theo quy định của nhà nước.

c) Theo dõi việc triển khai các hoạt động trong thực tế và đề xuất các vấn đề cần thảo luận tại các phiên họp của Ban soạn thảo.

d) Bảo quản tài liệu mật theo quy định chung của nhà nước.

4. Nhiệm vụ của thành viên thư ký.

Ngoài tư cách là thành viên, thành viên thư ký thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho các cuộc họp của Ban soạn thảo theo chỉ đạo của Trưởng ban và Phó Trưởng ban;

b) Thư ký cho các cuộc họp của Ban soạn thảo;

c) Tổng hợp, phân phát và lưu giữ, bảo quản các tài liệu chung của Ban soạn thảo.


Chương III

PHƯƠNG THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
Điu 7. Ban soạn thảo làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận. Trong những trường hợp không đạt được sự đồng thuận, nguyên tắc quá bán sẽ được áp dụng.

Các thành viên có thể bảo lưu ý kiến của mình, song phải chấp hành các quyết định của Trưởng ban khi đã ban hành và có hiệu lực. Trong trường hợp có bảo lưu, các kiến nghị, đề xuất của Ban soạn thảo khi gửi cho cơ quan nhà nước liên quan phải kèm theo ý kiến bảo lưu và giải trình về ý kiến bảo lưu đó (nếu cần).



Điu 8. Các cuộc họp thường kỳ của Ban được tổ chức 1 (một) lần một tháng nhằm xây dựng, soát xét chương trình hoạt động và đánh giá việc thực hiện các chương trình đó của Ban soạn thảo. Thành phần cuộc họp bao gồm các thành viên của Ban soạn thảo và đại diện các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần và số lượng đại diện các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự cuộc họp thường kỳ do Trưởng ban quyết định trước mỗi cuộc họp.

Tài liệu phục vụ các cuộc họp thường kỳ được gửi cho các thành viên của Ban tối thiểu 05 ngày làm việc trước khi họp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử.



Điu 9. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban triệu tập các cuộc họp bất thường của Ban soạn thảo. Thành phần của cuộc họp bất thường, tuỳ thuộc vào nội dung và phạm vi của vấn đề cần giải quyết, sẽ do Trưởng ban quyết định.

Tài liệu phục vụ cho cuộc họp bất thường sẽ được gửi cho các thành viên của Ban soạn thảo trước khi họp qua phương tiện điện tử hoặc được cung cấp tại cuộc họp, tùy thuộc vào vấn đề phát sinh.



Điu 10. Thành viên Ban soạn thảo trực tiếp tham gia, không được ủy quyền cho người khác, phải đủ 2/3 thành viên Ban soạn thảo mới tổ chức cuộc họp.

Điu 11. Báo cáo kết quả của các cuộc họp thường kỳ và bất thường sẽ được gửi cho các thành viên của Ban, Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Điu 12. Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đại diện của mình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ thành viên của Ban soạn thảo.

Điu 13. Kinh phí hoạt động của Ban soạn thảo được sử dụng từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ và nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (nếu có).

Ban soạn thảo có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động gửi về Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.



Điu 14. Sửa đổi, bổ sung đối với Quy chế

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Quy chế này, căn cứ vào đề nghị của Ban soạn thảo, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.



Điu 15. Khen thưởng

Các tổ chức, cá nhân, thành viên Ban soạn thảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được đề nghị khen thưởng theo quy định hiện hành.



Điu 16. Ban soạn thảo tự giải thể sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nguyên liệu mủ cao su./.
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Bùi Văn Thạch




Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 64f0c917e087475547256f96002869cb
64f0c917e087475547256f96002869cb -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
64f0c917e087475547256f96002869cb -> Ủy ban nhân dân tỉnh bình phưỚC
64f0c917e087475547256f96002869cb -> PHỤ LỤc số 1 HỆ SỐ ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng
64f0c917e087475547256f96002869cb -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UÛy ban nhaân daân coäng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa vieät nam tænh bình phöÔÙC Ñoäc laäp Töï do Haïnh phuùc
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt chính sách, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh về việc thành lập Đoàn Kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch cải cách
64f0c917e087475547256f96002869cb -> TỈnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Dự án Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Ninh thời kỳ đến năm 2020
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Bình Phước

tải về 39.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương