QuyếT ĐỊnh ban hành Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020



tải về 101.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích101.19 Kb.
#11429


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3121/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH


Ban hành Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020



ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

Căn cứ Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Kết luận số 3324/KL-HĐTĐ ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng thẩm định đề xuất quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng - Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 5956/TTr-STP-BTTP ngày 30 tháng 11 năm 2011 và Công văn số 2125/STP-BTTP ngày 14 tháng 5 năm 2012,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.



Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ Tư pháp;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND. TP;

- TTUB: CT, các PCT;

- Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể TP;

- VPUB: Các PVP;

- Các Phòng CV; PCNC (2b);

- Lưu:VT, (NC-K) H.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


Lê Minh Trí

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





ĐỀ ÁN

Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND

ngày tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)



Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
I. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án

1. Luật Công chứng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. Nghị định 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 01 năm 2008.

3. Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

5. Kết luận số 3324/KL-HĐTĐ ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng thẩm định đề xuất quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng - Bộ Tư pháp.



II. Yêu cầu thực tế

Từ năm 2004 đến nay, trung bình lượng giao dịch được công chứng tại thành phố năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là sau khi chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, quận, huyện sang các tổ chức hành nghề công chứng. Theo định hướng phát triển thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, thì thành phố sẽ phấn đấu trở thành đô thị lớn nhất nước, là trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 12%, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt từ 11 - 12%. Tốc độ tăng lượng giao dịch đi đôi với tăng trưởng kinh tế, do đó dự kiến trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu công chứng tại thành phố có thể tăng khoảng từ 10% đến 15% so với giai đoạn trước.

Để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước với hoạt động này, cần phát triển tổ chức hành nghề công chứng đi đôi với xác định lộ trình, vị trí các tổ chức.

Phần II

MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một mạng lưới gắn kết với địa bàn dân cư trên toàn thành phố nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và thực hiện quy định pháp luật về công chứng, đảm bảo và tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phục vụ hiệu quả cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

b) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Công chứng là một hoạt động đặc biệt, gắn liền với trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự, nên việc xã hội hóa hoạt động này cần phải có bước đi phù hợp, theo quy hoạch và lộ trình cụ thể nhằm bảo đảm cho sự phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả cao, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển chung của thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Lấy đơn vị hành chính quận, huyện làm đơn vị quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng;

b) Có ít nhất 01 tổ chức hành nghề công chứng trên một quận, huyện, nhưng tối đa không quá:

- 02 tổ chức hành nghề công chứng đối với quận, huyện có nhu cầu công chứng trung bình dưới 6.000 hợp đồng, giao dịch/năm;

- 04 tổ chức hành nghề công chứng đối với quận, huyện có nhu cầu công chứng trung bình từ 6.000 hợp đồng, giao dịch đến dưới 12.000 hợp đồng, giao dịch/năm;

- 05 tổ chức hành nghề công chứng đối với quận, huyện có nhu cầu công chứng trung bình trên 12.000 hợp đồng, giao dịch/năm.

c) Không phát triển quá 02 tổ chức hành nghề công chứng trên một quận, huyện trong một năm. Trường hợp quận, huyện có chỉ tiêu cho phép thành lập Văn phòng công chứng nhưng trong năm không có đề nghị thành lập thì chỉ tiêu đó sẽ được chuyển sang năm kế tiếp, nhưng vẫn phải bảo đảm không phát triển quá 02 tổ chức hành nghề công chứng trên một quận, huyện trong một năm;

d) Số lượng tổ chức hành nghề công chứng được phép thành lập trong từng năm, từng giai đoạn phải căn cứ vào nhu cầu công chứng thực tế và dự kiến nhu cầu công chứng trong từng giai đoạn;

đ) Hình thành mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng phân bố hợp lý gắn với số lượng dân cư và địa bàn dân cư; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng tại một khu vực trên một đơn vị quy hoạch;

Tại các huyện, vị trí của tổ chức hành nghề công chứng được xác định theo khu vực gồm một số xã để đáp ứng một cách thuận lợi các yêu cầu về dịch vụ công chứng của nhân dân.

Tại các quận, Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng chọn vị trí, Văn phòng thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của người dân.

g) Ưu tiên phát triển các tổ chức hành nghề công chứng có từ hai Công chứng viên trở lên thành lập, có đội ngũ nhân sự lành nghề, am hiểu pháp luật, có cơ sở vật chất thuận lợi cho việc tiếp dân và bảo đảm lưu trữ tốt, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công chứng.



II. Nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng

1. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố theo quy hoạch và lộ trình phù hợp với từng khu vực và từng giai đoạn.

2. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại các khu vực có yêu cầu công chứng cao.

3. Nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công chứng tại các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng thời có biện pháp khuyến khích xã hội hóa hoạt động công chứng tại các khu vực này.

Phần III

NỘI DUNG QUY HOẠCH


I. Quy hoạch chung giai đoạn 2011 - 2020

Đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh có tối đa 110 tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm 29 tổ chức hành nghề công chứng hiện có và 81 tổ chức hành nghề công chứng có thể được thành lập thêm.

Số lượng và lộ trình phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố tại từng quận, huyện được thực hiện theo Phụ lục kèm theo Đề án này.

II. Giai đoạn 2011 - 2015

1. Đến năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh có tối đa 65 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó ưu tiên phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại các quận, huyện có ít nhất một trong các điều kiện sau:

- Chưa có tổ chức hành nghề công chứng;

- Có nhu cầu công chứng rất cao;

- Thuộc các khu đô thị mới theo quy hoạch của thành phố.

2. Năm 2012: cho phép thành lập tối đa 13 tổ chức hành nghề công chứng tại các quận, huyện: 2, 3, 5, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Cần Giờ, (1 tổ chức hành nghề công chứng/quận, huyện).

3. Năm 2013, 2014, 2015: trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Sở Tư pháp căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công chứng và số lượng tổ chức hành nghề công chứng được phép thành lập trong từng giai đoạn (Phụ lục kèm theo Đề án này) để tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố số lượng và địa bàn thành lập tổ chức hành nghề công chứng.

4. Trường hợp chỉ tiêu của năm trước chưa thực hiện hết thì sẽ được chuyển sang năm sau, nhưng phải bảo đảm không phát triển quá 02 tổ chức hành nghề công chứng trên một quận, huyện trong một năm.



III. Giai đoạn 2016 - 2020

1. Hàng năm Sở Tư pháp căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công chứng và số lượng tổ chức hành nghề công chứng được phép thành lập trong từng giai đoạn (Phụ lục kèm theo Đề án này) để tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố số lượng và địa bàn thành lập tổ chức hành nghề công chứng.

2. Trường hợp chỉ tiêu của giai đoạn trước chưa thực hiện hết thì sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn này, nhưng phải bảo đảm không phát triển quá 02 tổ chức hành nghề công chứng trên một quận, huyện trong một năm.

Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp thực hiện Đề án, hỗ trợ, phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố số lượng và địa bàn thành lập tổ chức hành nghề công chứng hàng năm;

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn đề án đề nghị thành lập tổ chức hành nghề công chứng, ưu tiên phát triển các tổ chức hành nghề công chứng do từ hai Công chứng viên trở lên thành lập, tổ chức hành nghề công chứng có đội ngũ nhân sự lành nghề, am hiểu pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt, có cơ sở vật chất thuận lợi cho việc tiếp dân và bảo đảm lưu trữ tốt, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công chứng và những Văn phòng công chứng thành lập tại những khu vực khó khăn của thành phố;

d) Căn cứ vào quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và yêu cầu công chứng tại địa phương để xác định vị trí cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các huyện;

đ) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng tại thành phố; Đẩy mạnh, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, công tác xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định hoặc theo ủy quyền, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tăng cường chất lượng hoạt động công chứng tại thành phố.



2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:”

a) Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng dự toán và cấp phát kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố;

b) Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng và hướng dẫn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế thành phố:

Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng và hướng dẫn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.



4. Trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn:

a) Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của thành phố Hồ Chí Minh;

b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

5. Trong quá trình thực hiện Đề án, giao Sở Tư pháp tập hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Minh Trí



PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng



trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020)


Số TT

Quận, huyện

Số lượng tổ chức hành nghề công chứng được phép thành lập

Số lượng tổ chức hành nghề công chứng có đến năm 2011

Số lượng tổ chức hành nghề công chứng phát triển trong từng giai đoạn


2011 - 2015

2016 - 2020

1

Quận 1

05

04

00

01

2

Quận 2

04

01

01

02

3

Quận 3

04

01

01

02

4

Quận 4

03

01

01

01

5

Quận 5

04

02

01

01

6

Quận 6

05

01

01

03

7

Quận 7

05

00

02

03

8

Quận 8

05

00

02

03

9

Quận 9

05

01

02

02

10

Quận 10

04

00

01

03

11

Quận 11

04

00

01

03

12

Quận 12

05

00

03

02

13

Quận Bình Thạnh

05

01

02

02

14

Quận Bình Tân

05

00

03

02

15

Quận Gò Vấp

05

02

02

01

16

Quận Phú Nhuận

03

00

01

02

17

Quận Tân Bình

05

02

02

01

18

Quận Tân Phú

05

00

03

02

19

Quận Thủ Đức

05

01

02

02

20

Huyện Bình Chánh

05

03

01

01

21

Huyện Cần Giờ

04

01

01

02

22

Huyện Củ Chi

05

03

01

01

23

Huyện Hóc Môn

05

03

01

01

24

Huyện Nhà Bè

05

02

01

02

Tổng cộng

110

29

36

45


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ


Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload -> 2012-6
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 101.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương