Quy đỊnh lập báo cáO ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH; LẬp dự ÁN ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH; LẬp báo cáo kinh tế-KỸ thuật xây dựng công trình mã SỐ : QĐ-73-02 LẦn ban hành : 06 ngàY : 22/11/2012 trang : 1/27



tải về 159.71 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích159.71 Kb.
#16873
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG 533



QUY ĐỊNH

LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; LẬP BÁO CÁO KINH TẾ-KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

MÃ SỐ : QĐ-73-02

LẦN BAN HÀNH : 06

NGÀY : 22/11/2012

TRANG : 1/27
NGƯỜI VIẾT NGƯỜI KIỂM TRA NGƯỜI DUYỆT


(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

VŨ GIA HƯNG VÕ TRỌNG VINH HUỲNH TRUNG NHÂN


NHỮNG THAY ĐỔI ĐÃ CÓ

Ngày tháng

Nội dung thay đổi

Lần ban hành

05/03/2003

Ban hành lần đầu

01

20/09/2003

Tham chiếu quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 vào quy định này

02

16/02/2004

Huỷ bỏ BMĐ-73-02-03; BMĐ-73-02-04




20/06/2005

- Đổi tên của quy định và sửa đổi nội dung tham chiếu theo Luật xây dựng, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

- Sửa đổi BMĐ-73-02-01 & BMĐ-73-02-02



03
03

17/12/2009

- Đổi tên của quy định và sửa đổi nội dung tham chiếu theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 vào quy định này

04

15/10/2011

Cập nhật các Nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy liên quan đến quy định này

05

22/11/2012

Cập nhật các Nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy liên quan đến quy định này

06






1. MỤC ĐÍCH

Quy định này nhằm hướng dẫn phương pháp tổ chức và trình tự thực hiện lập hồ sơ: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình; Dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình theo yêu cầu của quy trình thiết kế QT-73-01.



2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho giai đoạn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình; Dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình của các công trình giao thông.



3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stt

Quy trình/Quy phạm/ Định hình/VBPQ
Ký hiệu

Mục đích sử dụng
Ghi chú

I

Các quy trình, quy phạm do khách hàng yêu cầu










II

Quy trình, quy phạm, định hình.










1

Tiêu chuẩn lập báo cáo NCTKT, NCKT các công trình XDGT.

22TCN 268-2000

Lập báo cáo ĐTXDCT, DAĐTXDCT và BC KT-KT XDCT

Bộ GTVT

2

Các quy trình, qui phạm về công tác khảo sát.

22TCN 263-2000

22TCN 259-2000

các quy trình khác


Khảo sát địa hình, địa chất công trình.

Bộ GTVT và Tổng cục địa chính

3

Các quy trình, qui phạm về thiết kế đường.

TCVN 4054-05(85)

TCXDVN 104-07

22TCN 273-01

TCVN 5729:2012

các quy trình khác


Thiết kế tuyến

Bộ GTVT và BXD

4

Các quy trình, qui phạm về thiết kế cầu và cống.

22TCN 18-79

22TCN 272-05

AASHTO 98

các quy trình khác



Thiết kế cầu cống

BGTVT & AASHTO
Stt

Quy trình/Quy phạm/ Định hình/VBPQ
Ký hiệu

Mục đích sử dụng
Ghi chú
5

Các quy trình, qui phạm thi công và nghiệm thu

22TCN266-2000

các quy trình khác



Thi công và nghiệm thu XD cầu đường
BGTVT

6

Các thiết kế kết cấu điển hình đã được phê duyệt.

86-06X, 533-01-01, 533-01-02, 83-02X, 78-02X và các thiết kế điển hình khác

Thiết kế các kết cấu công trình.

BGTVT & UBXDNN

7

Các công trình được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt




Tham khảo




III

Văn bản Pháp qui










1

Các Nghị định

12/2009/NĐ-CP

83/2009/NĐ-CP

209/2004/NĐ-CP

49/2008/NĐ-CP

112/2009/NĐ-CP

Các nghị định khác









2

Các văn bản hướng dẫn

03/2009/TT-BXD

27/2009/TT-BXD

04/2010/TT-BXD

14/2009/TT-BTNMT

39/2012/TT-BGTVT

957/QĐ-BXD

176/2011/TT-BTC

Các văn bản khác









- TCVN ISO 9001: 2008.

4. ĐỊNH NGHĨA

- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (viết tắt BCĐTXDCT) là hồ sơ ban đầu của các dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A do CĐT lập để trình Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (viết tắt DAĐTXDCT) là hồ sơ mà CĐT phải tổ chức lập khi đầu tư XDCT (trừ những công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân) để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư XDCT và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật XDCT (viết tắt BC KT-KT XDCT) là hồ sơ mà CĐT phải tổ chức lập khi đầu tư xây dựng các công trình sau:

+ Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);

+ Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

5. NỘI DUNG (xem tiếp trang sau)

5.1 Trình tự lập hồ sơ BCĐT XDCT; DAĐT XDCT & BCKT-KT XDCT.



5.2. Đầu vào quá trình lập hồ sơ

5.2.1 Yêu cầu khách hàng.

5.2.2 Tài liệu khách hàng cung cấp

5.2.3 Hồ sơ và các văn bản phê duyệt của bước lập BCĐTXDCT đối với bước lập DAĐTXDCT của các công trình quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A.

5.2.4 Hồ sơ thông tin các công trình, dự án liên quan; các số liệu điều tra KT-XH .

5.2.5 Hồ sơ khảo sát địa hình, thuỷ văn, địa chất

Hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình và thủy văn phải tuân thủ theo yêu cầu của QĐ-75-01, QĐ-75-02 và các quy trình khảo sát có liên quan.



5.2.5.1. Công trình đường

a. Thuyết minh khảo sát tổng hợp về từng phương án với các nội dung: tuyến, địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn công trình và thuỷ văn dọc tuyến, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện xây dựng, ưu nhược điểm trong phục vụ khai thác...

b. Tài liệu đo đạc tuyến, công trình theo từng phương án.

+ Bản đồ tổng thể hướng tuyến (tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000).

+ Bình đồ các phương án tuyến tỉ lệ từ 1/2.000-1/10.000 thể hiện tim tuyến, hướng tuyến, vị trí công trình hiện có, vị trí công trình dự kiến, các cọc chi tiết, đường đồng mức cao độ, bảng cắm cong.

+ Hình cắt dọc các phương án tuyến có tỷ lệ phù hợp với tỉ lệ bình đồ thể hiện chiều dài tuyến, khoảng cách các cọc chi tiết, cao độ tự nhiên, vị trí công trình hiện có, vị trí công trình dự kiến.

+ Hình cắt ngang đại diện các phương án tuyến tỷ lệ 1/200 - 1/500 (theo qui định của nhiệm vụ khảo sát).

+ Bản vẽ khảo sát đối với công trình kè, cầu nhỏ, cống có khẩu độ lớn hơn 1m.

+ Bản vẽ hiện trạng hoặc mô tả công trình hiện có.

+ Các số liệu điều tra thuỷ văn tuyến gồm cao độ mực nước ngầm, cao độ mực nước lũ, thời gian xuất hiện, số ngày xuất hiện và nguyên nhân, mực nước bình thường, mực nước đọng và số ngày nước đọng thường xuyên.

+ Đối với mỗi lưu vực tính toán lưu lượng thiết kế công trình thoát nước nhỏ cung cấp số liệu đặc trưng địa mạo của lòng suối, bề mặt sườn dốc và diện tích lưu vực.

+ Lập phương án tổng thể và thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng theo từng xã, phường.

c. Số liệu và kết quả khảo sát, thí nghiệm địa chất công trình đối với từng phương án:

+ Bản vẽ thể hiện vị trí hố đào, lỗ khoan.

+ Bản vẽ thể hiện chiều sâu hố đào, lỗ khoan, các tầng địa chất và các chỉ tiêu cơ lý.

+ Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nền đường, công trình.

+ Vị trí, thời điểm, thời tiết đo môđun đàn hồi (nếu có).

+ Bảng thống kê độ võng đàn hồi các điểm đo.

d. Các bản vẽ, số liệu khác nếu có.

5.2.5.2 Công trình cầu lớn, cầu trung

a. Thuyết minh khảo sát tổng hợp về từng phương án với các nội dung địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn công trình, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện xây dựng, ưu nhược điểm trong phục vụ khai thác...

b. Tài liệu đo đạc công trình theo từng phương án

+ Bản đồ tổng thể khu vực xây dựng cầu (tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000).

+ Bình đồ khu vực cầu tỉ lệ từ 1/500 - 1/2.000 thể hiện tim cầu các phương án, thượng-hạ lưu dòng chảy, vị trí công trình hiện có, vị trí công trình dự kiến, các cọc chi tiết, đường đồng mức cao độ...

+ Hình cắt dọc từng phương án công trình với tỷ lệ phụ thuộc tỉ lệ bình đồ, thể hiện chiều dài lòng sông, bãi sông, khoảng cách các cọc chi tiết, cao độ tự nhiên, vị trí công trình hiện có, vị trí công trình dự kiến.

+ Hình cắt dọc dòng chảy tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

+ Hình cắt ngang lòng sông tỷ lệ 1/200 - 1/500.

+ Cắt ngang thượng, hạ lưu.

+ Số liệu điều tra thuỷ văn gồm cao độ mực nước lũ, thời gian xuất hiện, số ngày xuất hiện và nguyên nhân, mực nước bình thường và số ngày nước đọng thường xuyên. Thu thập số liệu tại các trạm quan trắc.

+ Cung cấp số liệu đặc trưng địa mạo của lòng suối và bề mặt sườn dốc.

+ Bảng thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng.

c. Số liệu và kết quả thí nghiệm địa chất công trình:

+ Bản vẽ thể hiện vị trí lỗ khoan, hố đào (nếu có).

+ Vị trí cắt dọc địa chất.

+ Bản vẽ thể hiện chiều sâu lỗ khoan, các tầng địa chất và các chỉ tiêu cơ lý.

+ Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nền.

d. Các bản vẽ, số liệu khác nếu có.

e. Ngoài ra, hồ sơ khảo sát phải tuân thủ theo nhiệm vụ khảo sát thiết kế hoặc khối lượng của hồ sơ đấu thầu, nếu có thay đổi phải được sự chấp thuận của CNDA/CNTK.

5.3 Đầu ra quá trình lập hồ sơ

5.3.1 Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (BCĐTXDCT):

5.3.1.1. Đối với công trình đường ôtô

* Thuyết minh chung

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Giới thiệu chung

+ Cơ sở pháp lý lập báo cáo ĐTXDCT.

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

+ Các phương án thiết kế đã được lựa chọn qua thi tuyển (nếu có)

+ Mối quan hệ đối với qui hoạch chung và đối với các công trình lân cận và yêu cầu về qui hoạch, kiến trúc.

+ Tổ chức thực hiện.

+ Nguồn tài liệu sử dụng để lập báo cáo ĐTXDCT

Phần 2: Những nội dung chủ yếu của báo cáo ĐTXDCT

P2.1. Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

P2.1.1. Dân số trong vùng (hiện tại, tương lai, các chính sách dân số, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư)

P2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội văn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chỉ tiêu phát triển chính).

a. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội.

b. Định hướng dài hạn phát triển công nghệ

c. Định hướng dài hạn phát triển du lịch, dịch vụ.

d. Định hướng phát triển nông lâm ngư nghiệp.

P2.1.3. Về mạng lưới giao thông vận tải trong vùng, quy hoạch và phát triển.

a. Về giao thông vận tải đường bộ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.

b. Về giao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

c. Về giao thông vận tải đường thuỷ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

d. Về giao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

P2.1.4. Dự báo nhu cầu vận tải trong vùng.

a. Dự báo nhu cầu vận tải của các phương thức đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không (nếu cần thiết)

b. Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến đường thuộc dự án (lưu lượng và thành phần dòng xe). Trường hợp trong khu vực nghiên cứu có trạm đếm xe do Khu quản lý đường bộ quản lý thì thu thập số liệu đếm xe làm cơ sở tính toán.

P2.1.5. Sơ bộ phân tích lập luận sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường

P2.2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư

P2.2.1. Sơ bộ xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Quy trình, quy phạm áp dụng.

b. Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tuyến đường, cầu, cống, mặt đường v.v.

P2.2.2. Hình thức đầu tư đối với các công trình thuộc dự án (là khôi phục cải tạo, nâng cấp, làm mới...)

P2.3. Sơ bộ về các phương án thiết kế

P2.3.1. Các điều kiện tự nhiên vùng tuyến dự án (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn)

P2.3.2. Sơ bộ về thiết kế tuyến.

Dùng bản đồ tỷ lệ theo 22TCN-263-2000 “Quy trình khảo sát đường ô tô”:

- Các điểm khống chế.

- Hướng tuyến và các phương án tuyến

- Bình diện của các phương án tuyến

- Trắc dọc của các phương án tuyến

- Các công trình phòng hộ của từng phương án tuyến

- Khối lượng tuyến, công trình của các phương án tuyến.

P2.3.3. Sơ bộ về thiết kế cầu và các công trình dọc tuyến (của phương án tuyến)

P2.3.4. Tổng hợp so sánh chọn phương án tuyến

P2.3.5. Tổng hợp sơ bộ về khối lượng giải phóng mặt bằng phương án kiến nghị.

P2.3.6. Phân tích đánh giá về việc sử dụng đất đai, ảnh hưởng về môi trường xã hội và tái định cư.

P2.4. Sơ bộ về công nghệ điều khiển giao thông (áp dụng đối với dự án đường cao tốc hoặc dự án thiết kế nút giao điều khiển bằng tín hiệu trong đô thị).

P2.4.1. Hệ thống các thiết bị điều khiển và kiểm soát giao thông.

P2.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy giao thông.

P2.5. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng, sơ bộ đánh giá các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, sơ bộ về quản lý duy tu công trình.

P2.5.1. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

a. Khối lượng xây lắp các loại.

b. Yêu cầu công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu.

c. Phân tích lựa chọn sơ bộ các giải pháp và tổ chức xây dựng (điều kiện thi công, điều kiện khai thác vật liệu chủ yếu cho công trình, thi công các công trình đặc biệt ...).

P2.5.2. Đối với công tác đánh giá tác động môi trường và yêu cầu xử lý:

- Tuân thủ luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005.

- Tuân thủ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

- Tuân thủ theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ theo thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 hướng dẫn một số điều của theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

P2.5. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn

P2.5.1. Khái quát

P2.5.2. Khối lượng xây dựng

P2.5.3. Tổng mức đầu tư

P2.5.4. Phân kỳ, phân đoạn xây dựng tuyến đường (nếu có)

P2.5.5. Sơ bộ nêu giải pháp cho nguồn vốn đầu tư

P2.6. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án (áp dụng đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT, BT, BTO)

P2.6.1. Phương pháp phân tích kinh tế tài chính và các giả thiết cơ bản

P2.6.2. Phương pháp tính toán và kết quả tính toán sơ bộ về kinh tế tài chính.

P2.6.3. Phân tích các lợi ích và hậu quả khác.

P2.7. Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu dự án chia ra nhiều dự án thành phần hay tiểu dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)



Phần 3. Các kết luận và kiến nghị

P3.1. Các kết luận chính (về tính khả thi của dự án, các hướng ĐTXDCT cần lưu ý, các giới hạn ĐTXDCT...).

P3.2. Các kiến nghị.

B. Phần bảng biểu

C. Phần phụ lục

- Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ KSTK lập BCĐTXDCT.

- Nhiệm vụ KSTK, lập BCĐTXDCT (được duyệt)

- Quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu tư vấn.

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị lập báo cáo.

- Bản trích sao các quyết định về quy hoạch, về chiến lược ngành và vùng lãnh thổ.

- Các tài liệu khác được bên A cấp.

- Các văn bản của UBND địa phương (tỉnh, thành phố, các ban ngành ở Trung ương có liên quan về hướng tuyến và điểm khống chế).

- Các văn bản thống nhất phương án giải phóng mặt bằng của địa phương.

- Các thông báo về BCĐTXDCT đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ.

* Tập bản vẽ

- Bản đồ tổng hướng tuyến (thể hiện tim đường, công trình cầu, cống khẩu độ lớn và vị trí giao cắt với các đường QL, TL, ĐT), nên in màu phục vụ công tác báo cáo và đóng tập trong hồ sơ.

- Bình đồ tuyến tỷ lệ 1/25.000 (dùng bản đồ đã có để thiết kế, nếu khu vực dự kiến có tuyến đi qua chưa có bản đồ tỷ lệ 1/25.000 dùng bản đồ 1/50.000 phóng thành bản đồ tỷ lệ 1/25.000 để dùng).

- Trắc dọc tuyến

+ Trắc dọc tuyến phải thể hiện được các vị trí cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ).

+ Trong trường hợp chiều cao của trắc dọc không bị hạn chế thì ghép bình đồ và trắc dọc vào một bản vẽ (bình đồ trên, trắc dọc dưới).

- Bảng thống kê các cống (trong trường hợp đường khôi phục, cải tạo, nâng cấp).

- Bảng thống kê các cầu (gồm cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ)

- Các bản vẽ điển hình sơ lược về cầu lớn và cầu trung (bản vẽ bố trí chung).

- Bản thống kê các công trình phòng hộ.

- Bản thống kê các nút giao.

- Bản thống kê các công trình an toàn giao thông.

- Các trắc ngang điển hình và kết cấu mặt đường (Tỷ lệ 1/50 hoặc 1/100) mỗi loại dự kiến thiết kế thể hiện 1 bản vẽ (kết cấu mặt đường vẽ bên cạnh trắc ngang)

- Bản thống kê các công trình phục vụ khai thác.

- Bảng khái toán các phướng án.

5.3.1.2. Đối với công trình cầu lớn

* Thuyết minh chung

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Mở đầu

Như đối với công trình đường ô tô.



Phần 2: Những nội dung chủ yếu của BCĐTXDCT

P2.1. Các căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư, các thuận lợi, khó khãn: như đối với công trình đường ôtô.

P2.2. Dự kiến hình thức đầu tư (khôi phục, cải tạo hay xây dựng mới).

P2.3. Thiết kế các phương án:

P2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án

a. Đặc điểm địa hình

b. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn

c. Đặc điểm địa chất

P2.3.2. Các phương án kỹ thuật

a. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật

b. Các phương án lựa chọn vị trí cầu

c. Các phương án kết cấu cầu.

d. Các phương án đường dẫn hai đầu cầu.

P2.3.3. Phân tích đánh giá về việc sử dụng đất và ảnh hýởng về môi trường xã hôi, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

P2.4. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án thi công

P2.5. Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường, kế hoạch quản lý, duy tu, bảo dưỡng: Như đối với công trình đường ôtô.

P2.6. Tổng mức đầu tư phương án huy động vốn: như đối với công trình đường ôtô.

P2.7. Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án: như đối với công trình đường ôtô.

P2.8. Phân tích tính độc lập khi vận hành khai thác để đề xuất sự phân kỳ đầu tư (nếu được và nếu kết luận dự án cần tiếp tục bước DAĐTXDCT)

Phần 3. Các kết luận và kiến nghị

P3.1. Các kết luận chính (có lập BCĐTXDCT hay bỏ dự án, các hướng DAĐTXDCT cần lưu ý, các giới hạn DAĐTXDCT...)

P3.2. Các kiến nghị.

B. Phần bảng biểu

C. Phần Phụ lục

Như đối với công trình đường ôtô.



* Tập bản vẽ

- Bản đồ giao thông khu vực nghiên cứu dự án

- Bình đồ khu vực tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000, trên đó có vẽ các phương án vị trí cầu.

- Mặt cắt dọc các phương án vị trí cầu.

- Bố trí chung các phương án kết cấu.

5.3.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình (DAĐTXDCT)

5.3.2.1. Đối với công trình đường ô tô

* Thuyết minh tổng hợp

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Giới thiệu chung

Như phần lập báo cáo ĐTXDCT.



Phần 2: Những nội dung chủ yếu của DAĐTXDCT

P2.1. Sự cần thiết phải đầu tư.

P2.1.1. Dân số trong vùng (hiện tại, tương lai và các chính sách dân số)

P2.1.2. Tổng sản phẩm trong vùng. Tình hình kinh tế xã hội-vãn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát triển các chỉ tiêu chính)

P2.1.3. Tình hình hiện tại và khả nãng ngân sách (toàn khu vực hoặc các tỉnh trong khu vực)

P2.1.4. Hiện trạng kinh tế xã hội và tương lai phát triển của các vùng xung quanh có liên quan đến dự án.

P2.1.5. Tình hình kinh tế xã hội và tương lai phát triển của các nước có liên quan đến dự án (nếu dự án có liên quan đến nước ngoài).

P2.1.6. Về mạng lưới giao thông vận tải trong vùng và quy hoạch & phát triển.

a. Giao thông vận tải đường bộ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.

b. Giao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

c. Giao thông vận tải đường thuỷ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

d. Giao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

P2.1.7 Các quy hoạch khác có liên quan đến dự án

a. Các đô thị khu công nghiệp tập trung, khu định cư...

b. Quy hoạch và các dự án về thuỷ lợi

c. Quy hoạch và các dự án về năng lượng

d. Quy hoạch và các dự án về lâm nghiệp

e. Quy hoạch và các dự án khu bảo tồn, các di tích văn hoá lịch sử

P2.1.8. Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu vận tải

a. Đánh giá về vận tải trong vùng

b. Dự báo về khu vực hấp dẫn

c. Dự báo về nhu cầu vận tải trong vùng của các phương thức vận tải đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không (nếu cần thiết).

d. Dự báo về nhu cầu vận tải của tuyến dự án (lưu lượng, thành phần dòng xe)

P2.1.9. Tổng hợp những vấn đề có liên quan và lập sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường.

P2.2. Chọn lựa hình thức đầu tư (khôi phục, cải tạo, nâng cấp, làm mới đối với các đoạn tuyến dự án)

P2.3. Các phương án địa điểm (thiết kế sơ bộ)

P2.3.1. Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Quy trình, quy phạm áp dụng.

b. Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tuyến đường

c. Tiêu chuẩn thiết kế cầu, cống...

d. Tiêu chuẩn thiết kế các công trình khác (nếu có)

P2.3.2. Các phương án thiết kế sơ bộ

a. Điều kiện tự nhiên vùng tuyến đi qua (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn).

b. Thiết kế tuyến

- Các điểm khống chế

- Hướng tuyến và các phương án tuyến

- Kết quả thiết kế các phương án tuyến

+ Bình diện.

+ Trắc dọc.

+ Nền đường (thông thường và đặc biệt)

+ Mặt đường

+ Thoát nước (cống, rãnh...)

+ Công trình phòng hộ

+ An toàn và tổ chức giao thông

+ Công trình phục vụ khai thác

c. Thiết kế cầu

- Nguyên tắc thiết kế

- Các giải pháp thiết kế

+ Mặt cắt ngang

+ Kết cấu nhịp

+ Kết cấu nền móng

+ Các kết cấu phụ trợ

- Kết quả thiết kế (các phương án thiết kế và lựa chọn)

+ Cầu lớn

+ Cầu trung

+ Cầu nhỏ

d. Tổng hợp khối lượng xây dựng nền, mặt, cầu, cống và một số công trình chính khác của từng phương án tuyến. Điều tra nguồn cung cấp vật liệu.

e. Tổng hợp so sánh chọn phương án tuyến

P2.4. Phương án công nghệ điều khiển, kiểm soát giao thông

P2.5. Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công

P2.6. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

P2.7. Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý cần tuân thủ theo qui định sau:

- Tuân thủ luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005

- Tuân thủ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

- Tuân thủ theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ theo thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 hướng dẫn một số điều của theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

P2.9. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn

P2.9.1. Tổng mức đầu tư

a. Căn cứ lập tổng mức đầu tư

b. Cấu thành của tổng mức đầu tư

c. Tổng mức đầu tư cho các phương án kiến nghị

P2.9.2. Phân kỳ, phân đoạn xây dựng tuyến đường theo phương án kiến nghị.

P2.9.3. Giải pháp cho nguồn vốn đầu tư

P2.10. Phân tích hiệu quả đầu tư

P2.10.1. Phương pháp phân tích kinh tế tài chính và các giả thiết cơ bản (đối với dự án đàu tư theo hình thức BOT, BT, BTO).

P2.10.2. Phương pháp tính toán và các kết quả tính toán kinh tế tài chính.

P2.11. Các mốc thời gian chính thực hiện dự án

P2.12. Kiến nghị hình thức quản lý dự án

P2.13. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án

Phần 3. Các kết luận và kiến nghị

P3.1. Kết luận về:

P3.1.1. Tính khả thi các mặt của phương án kiến nghị. tổng mức đầu tư của phương án kiến nghị

P3.1.2. Yêu cầu và thời gian đầu tư vào công trình thuộc dự án và các tuyến có liên quan

P3.1.3. Bước thiết kế kỹ thuật hay bản vẽ thi công và các lưu ý

P3.2. Các kiến nghị



B. Phần bảng biểu

1. Bảng thống kê đường cong nằm

2. Bảng thống kê bình diện tuyến

3. Bảng thống kê dốc dọc tuyến

4. Bảng tổng hợp khối lượng nền đường từng Km

5. Bảng thống kê, khối lượng các loại rãnh thoát nước

6. Các bản tính, kiểm toán về kết cấu mặt đường, cầu, xử lý nền đất yếu (nếu có)...

7. Các thông báo thông qua báo cáo DAĐTXDCT đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ (nếu có)



C. Phần Phụ lục

- Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư

- Các quyết định về quy hoạch, về chiến lược ngành và vùng lãnh thổ liên quan.

- Các tài liệu được bên A cấp.

- Các văn bản của UBND địa phương (tỉnh, thành phố, các ban ngành ở Trung ương có liên quan về hướng tuyến và điểm khống chế).

- Các văn bản phê duyệt phương án tổng thể GPMB



* Tập bản vẽ

- Bình đồ hướng tuyến (bao gồm cả phần mạng đường, tuyến mới tô màu đỏ, các đường hiện có tô màu vàng đậm).

- Bình đồ tuyến, trắc dọc tuyến tỷ lệ 1/5.000 - 1/2000 thể hiện vị trí, quy mô công trình trên tuyến. Trong trường hợp chiều cao của trắc dọc không bị hạn chế thì ghép bình đồ và trắc dọc vào một bản vẽ (bình đồ trên, trắc dọc dưới).

- Bản vẽ cắt ngang tuyến TL1/200-1/500 theo trắc dọc tuyến.

- Bản thống kê cống và giải pháp thiết kế.

- Bảng thống kê các cầu và giải pháp thiết kế (gồm cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ)

- Các bản vẽ điển hình về cầu lớn và cầu trung (bản vẽ bố trí chung, cắt ngang, và các bản vẽ chi tiết khác liên quan, THKL)

- Bản thống kê các công trình phòng hộ.

- Bản thống kê các nút giao.

- Bản thống kê các công trình an toàn giao thông.

- Các trắc ngang điển hình và kết cấu mặt đường (Tỷ lệ 1/50 hoặc 1/100) mỗi loại dự kiến thiết kế thể hiện 1 bản vẽ (kết cấu mặt đường vẽ bên cạnh trắc ngang)

- Bản thống kê các công trình phục vụ khai thác.



5.3.2.2. Đối với công trình cầu lớn

Thuyết minh chung

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Giới thiệu chung

Như công trình đường ô tô.



Phần 2: Những nội dung chủ yếu của DAĐTXDCT

P2.1. Sự cần thiết phải đầu tư: như công trình đường ô tô

P2.2. Hình thức đầu tư (khôi phục cải tạo nâng cấp hay làm mới)

P2.3. Phương án địa điểm cầu, phương án kết cấu cầu, phương án đường đầu cầu

P2.3.1 Khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên (địa hình địa mạo, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn)

P2.3.2. Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật

b. Tải trọng thiết kế

c. Tiêu chuẩn thiết kế hình học

2.3.3. Lựa chọn vị trí cầu

a. Nguyên tắc lựa chọn phương án vị trí cầu

b. Các phương án vị trí cầu

c. Phân tích so sánh và lựa chọn phương án kiến nghị

P2.3.4. Các phương án kết cấu cầu

a. Nguyên tắc thiết kế

b. Phân tích, lựa chọn, các dạng kết cấu tối ưu sử dụng

- Chiều dài nhịp tối ưu và loại cầu chính

- Loại cầu tối ưu và chiều dài nhịp cho cầu dẫn (nếu có)

- Độ dốc phần cầu dẫn (nếu có)

- Mặt cắt dọc và mặt cắt ngang

- Chiều cao đường đắp

- Các loại nút giao (nếu có)

c. Các phương án thiết kế

d. Phân tích lựa chọn phương án kiến nghị

P2.3.5. Các phương án tuyến hai đầu cầu

a. Cơ sở lựa chọn các phương án tuyến

- Những nét đặc trưng của địa điểm

- Kế hoạch tương lai và các dự án hiện nay

b. Các phương án tuyến

c. Kết cấu đường

d. Phân tích và lựa chọn phương án tuyến hai đầu cầu

P2.4. Thiết kế tổ chức xây dựng

P2.4.1. Phác hoạ dự án

P2.4.2. Những hạng mục thi công chính

P2.4.3. Thi công kết cấu bên trên

P2.4.4. Thi công kết cấu bên dưới

P2.4.5. Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng

P2.4.6. Phân chia gói thầu và tiến độ xây dựng

P2.5. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư

P2.6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn

P2.7. Sơ bộ phân tích hiệu quả đầu tư (áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO))

P2.7.1. Phân tích kinh tế

P2.7.1.1. Các lợi ích

a. Lợi ích trực tiếp

b. Lợi ích gián tiếp

c. Ước tính các lợi ích

P2.9.1.2. Chi phí kinh tế

a. Những tính huống của dự toán kinh tế

b. Phương pháp dự toán kinh tế

c. Chi phí xây dựng kinh tế

P2.9.1.3. Đánh giá kinh tế

a. Điều kiện đánh giá kinh tế

b. Kết quả đánh giá

c. Phân tích độ nhạy

P2.9.2. Phân tích tài chính

P2.9.2.1. Tổng quát về phạm vi và phương pháp phân tích tài chính

P2.9.2.2. Thu nhập

a. Mức thu tiền

b. Kết quả dự báo thu nhập

P2.9.2.3. Chi phí tài chính

a. Chi phí xây dựng và duy tu bảo dưỡng

b. Chi phí liên quan đến hệ thống thu nhập

P2.9.2.4. Đánh giá tài chính

a. Điều kiện đánh giá tài chính

b. Những trường hợp nghiên cứu

c. Kết quả

d. Kiến nghị

P2.9.3. Phân tích các hiệu quả khác

P2.10. Các mốc thời gian chính thực hiện dự án

P2.11. Kiến nghị hình thức quản lý dự án

P2.12. Xác định chủ đầu tư

P2.13. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án



Phần 3. Các kết luận và kiến nghị:

Như công trình đường giao thông.



B. Phần Phụ lục

Như công trình đường giao thông.



* Tập bản vẽ

1. Bản đồ khu vực có thể hiện vị trí công trình tỉ lê: 1/100.000-1/25.000

2. Bình đồ 1/1000 -1/2000 trên đó thể hiện các phương án vị trí công trình (trong đó bao gồm công trình chính, công trình phụ thuộc).

3. Bản vẽ đường biểu diễn mực nước tỷ lệ 1/5.000

4. Mặt cắt địa chất công trình và những chỉ tiêu cơ lý cơ bản các vị trí công trình, tỷ lệ 1/1.000.

5. Bản vẽ công trình cầu cũ (nếu có) thể hiện các kích thước cơ bản, mặt cắt, mặt chính.

6. Bản vẽ bố trí chung các phương án công trình, mặt cắt ngang, mặt chính có thể hiện các kích thước cơ bản, bảng khối lượng công trình, vật liệu chủ yếu, tỷ lệ 1/1.000-1/500.

7. Bản vẽ bố trí chung các công trình phụ thuộc như đường hai đầu cầu, công trình nút giao thông, công trình chỉnh trị..

8. Bản vẽ các phương án cải tạo sửa chữa, gia cố (nếu là công trình khôi phục cải tạo, nâng cấp tỷ lệ 1/100-1/500)

9. Bản vẽ các phương án đảm bảo giao thông khu vực công trình trong thời gian xây dựng.

10. Các bản vẽ biện pháp thi công tổng quát, kèm ước tính khối lượng vật liệu thi công.

11. Bản vẽ dự kiến tổng mặt bằng xây dựng.



5.3.3 Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật XDCT (BCKTKTXDCT)

5.3.3.1. Đối với công trình đường ô tô

* Thuyết minh chung

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Giới thiệu chung

+ Cơ sở pháp lý lập BCKTKTXDCT.

+ Phương án thiết kế đã được lựa chọn

+ Mối quan hệ đối với qui hoạch chung và đối với các công trình lân cận và yêu cầu về qui hoạch, kiến trúc (nếu có).

+ Tổ chức thực hiện.

+ Nguồn tài liệu sử dụng để lập BCKTKTXDCT



Phần 2: Những nội dung chủ yếu của BCKTKTXDCT

P2.1. Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

P2.1.1. Dân số trong vùng (hiện tại, tương lai, các chính sách dân số, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư)

P2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội, văn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chỉ tiêu phát triển chính).

a. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội.

b. Định hướng dài hạn phát triển công nghệ

c. Định hướng dài hạn phát triển du lịch, dịch vụ.

d. Định hướng phát triển nông lâm ngư nghiệp.

P2.1.4. Về mạng lưới giao thông vận tải trong vùng, quy hoạch và phát triển.

a. Về giao thông vận tải đường bộ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.

b. Về giao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

c. Về giao thông vận tải đường thuỷ (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

d. Về giao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn)

P2.1.5. Dự báo nhu cầu vận tải trong vùng.

a. Dự báo nhu cầu vận tải của các phương thức đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không (nếu cần thiết)

b. Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến đường thuộc dự án (lưu lượng và thành phần dòng xe)

P2.1.6. Sơ bộ phân tích lập luận sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường

P2.2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư

P2.2.1. Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Quy trình, quy phạm áp dụng.

b. Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tuyến đường, cầu, cống, mặt đường v.v.

P2.2.2. Hình thức đầu tư đối với các công trình thuộc dự án (là khôi phục cải tạo, nâng cấp, làm mới...)

P2.3. Sơ bộ về các phương án thiết kế

P2.3.1. Các điều kiện tự nhiên vùng tuyến dự án (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn)

P2.3.2. Sơ bộ về thiết kế tuyến.

Dùng bản đồ tỷ lệ theo 22TCN-263-2000 “Quy trình khảo sát đường ô tô”:

- Các điểm khống chế.

- Hướng tuyến và phương án tuyến

- Bình diện của phương án tuyến

- Trắc dọc của phương án tuyến

- Các công trình phòng hộ của phương án tuyến

- Khối lượng công trình phương án tuyến.

P2.3.3. Sơ bộ về thiết kế cầu và các công trình dọc tuyến

P2.3.4. Tổng hợp sơ bộ về khối lượng giải phóng mặt bằng

P2.4. Sơ bộ về công nghệ thi công, công suất thiết bị (nếu có).

P2.5. Phân tích sõ bộ phương án xây dựng, sơ bộ đánh giá các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, sơ bộ về quản lý duy tu công trình.

P2.5.1. Phân tích sơ bộ các phương án xây dựng.

a. Khối lượng xây lắp các loại.

b. Yêu cầu công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu.

c. Phân tích lựa chọn sơ bộ các giải pháp và tổ chức xây dựng (điều kiện thi công, điều kiện khai thác vật liệu chủ yếu cho công trình, thi công các công trình đặc biệt ...).

d. Sơ đồ ngang thể hiện khái quát tiến độ thực hiện dự án

P2.5.2. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và yêu cầu xử lý.

Phân tích tác động môi trường theo tiêu chuẩn 22TCN 242-98, lưu ý đến:

a. Sơ bộ hiện trạng môi trường dọc tuyến.

b. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công và trong giai đoạn khai thác.

c. Nêu các yêu cầu phải xử lý.

P2.5.3. Quản lý duy tu tuyến đường

a. Tổ chức quản lý tuyến

b. Yêu cầu lao động, thiết bị cho công trình về việc quản lý duy tu tuyến đường.

P2.6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn

P2.6.1. Khái quát

P2.6.2. Khối lượng xây dựng

P2.6.3. Tổng mức đầu tư

B. Phần bảng biểu

C. Phần phụ lục

- Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị lập báo cáo.

- Bản trích sao các quyết định về quy hoạch, về chiến lược ngành và vùng lãnh thổ.

- Các tài liệu khác được bên A cấp.

- Các văn bản của UBND địa phương (tỉnh, thành phố, các ban ngành ở Trung ương có liên quan về hướng tuyến và điểm khống chế).

- Các văn bản thống kê giải phóng mặt bằng.

* Tập bản vẽ

- Bản đồ vị trí tuyến trong tổng thể mạng lưới giao thông khu vực (bao gồm cả phần mạng đường, tuyến mới tô màu đỏ, các đường hiện có tô màu vàng đậm).

- Bình đồ tuyến tỷ lệ 1/1000.

- Trắc dọc tuyến, trắc ngang tuyến

-Các bản vẽ thành phần (cắt ngang đại diện, bản vẽ nút, cống qua đường, …)

- Bảng tổng hợp khối lượng.



5.3.3.2. Đối với công trình cầu

* Thuyết minh chung

A. Phần thuyết minh

Phần 1: Mở đầu

Như đối với công trình đường ô tô.



Phần 2: Những nội dung chủ yếu của BCKTKTXDCT

P2.1. Các căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư, các thuận lợi, khó khăn: như đối với công trình đường ô tô.

P2.2. Hình thức đầu tư (khôi phục, cải tạo hay xây dựng mới).

P2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án

a. Đặc điểm địa hình

b. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn

c. Đặc điểm địa chất

P2.4. Các phương án kỹ thuật

a. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật

b. Vị trí cầu

c. Kết cấu cầu.

d. Đường dẫn hai đầu cầu.

P2.3.3. Phân tích đánh giá về việc sử dụng đất và ảnh hưởng về môi trường xã hội, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

P2.4. Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường, kế hoạch quản lý, duy tu, bảo dưỡng: như đối với công trình đường ô tô.

P2.5. Tổng mức đầu tư : như đối với công trình đường ô tô.

B. Phần bảng biểu

C. Phần Phụ lục

Như đối với công trình đường ô tô.



* Tập bản vẽ

- Bản đồ giao thông khu vực nghiên cứu dự án

- Bình đồ khu vực tỷ lệ 1/1000 trên đó có thể hiện các phương án vị trí cầu.

- Cắt dọc, cắt ngang cầu.

- Bố trí chung cầu.

- Các bản vẽ về thiết kế, thi công cầu.

- Bảng tổng hợp khối lượng.

5.4 Xem xét quá trình lập hồ sơ (soát xét trong quá trình lập hồ sơ)

Quá trình lập hồ sơ được chia ra các giai đoạn chủ yếu để soát xét, nhằm thực hiện yêu cầu của mục 5-5 của QT-73-01



5.4.1 Công trình đường

- Kết quả tính toán thiết kế về qui mô công trình

- Kết quả tính toán kết cấu áo đường, tính toán thuỷ văn nền đường, công trình, các bảng tính ổn định công trình...

- Thiết kế trắc ngang đại diện từng phương án.

- Vạch tuyến trên bình đồ của từng phương án.

- Kẻ trắc dọc tuyến của từng phương án và các vị trí công trình trên trắc dọc, bình đồ.

- Kiểm tra vị trí công trình trên tuyến, qui mô, khẩu độ.

- Thiết kế trắc ngang thi công, các bản vẽ bố trí chung, cấu tạo chi tiết công trình trên tuyến. Khối lượng chi tiết từng đoạn tuyến, từng công trình trên tuyến.

- Bảng tổng hợp khối lượng.

- Tổng mức đầu tư và tính khả thi của công trình.

- Kiểm tra toàn bộ thuyết minh dự án.

5.4.2 Công trình cầu

- Kết quả tính toán thuỷ văn công trình, các bảng tính kết cấu công trình...

- Bố trí chung từng phương án, tính phù hợp của kết cấu.

- Mặt cắt chính, mặt cắt ngang và bảng tính khối lượng chính các phương án.

- Biện pháp thi công chủ đạo và bảng tính khối lượng thi công.

- Tổng mức đầu tư và tính khả thi của công trình.

- Kiểm tra toàn bộ thuyết minh dự án.

5.4 Xác nhận hồ sơ (duyệt hồ sơ ở cấp công ty)

Thực hiện theo mục 5.6 QT-73-01.



5.5 Nghiệm thu hồ sơ KSTK

Thực hiện theo mục 5.7 QT-73-01



6. LƯU TRỮ

Tất cả các báo cáo, biểu mẫu liên quan đến công tác lập BCĐTXDCT, DAĐTXDCT và BCKT-KT XDCT.



7. PHỤ LỤC

- BMĐ-73-02-01 : Kiểm soát số liệu đầu vào (Đường) -TKT, KT



- BMĐ-73-02-02 : Kiểm soát số liệu đầu vào (Cầu) –TKT, KT

Каталог: doc -> Iso -> doc
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
doc -> Quy đỊnh khảo sáT ĐỊa hình -thủy văn mã SỐ : QĐ-75-01 LẦn ban hành : 05 ngàY : 15/ 10 /2011 trang : 1/12
doc -> Quy trình thí nghiệm mã SỐ : qt-75-07 LẦn ban hành : 02 ngàY : 29/7/2010 trang : 1/16 ngưỜi viếT ngưỜi kiểM TRA ngưỜi duyệT
doc -> LẬp nhiệm vụ khảo sát thiết kế
doc -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ngày tháng năm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình đỂ ĐƯa vào sử DỤNG
doc -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ngày tháng năm biên bản số nghiệm thu hoàn thành giai đOẠn xây lắP
doc -> MỤc tiêu chất lưỢng năM 2011
doc -> MỤc tiêu chất lưỢng năM 2010
doc -> Mã số: qt-74-02 Lần ban hành: 4
doc -> KIỂm soát tài liệU

tải về 159.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương