Quy đỊnh khảo sáT ĐỊa hình -thủy văn mã SỐ : QĐ-75-01 LẦn ban hành : 05 ngàY : 15/ 10 /2011 trang : 1/12



tải về 74.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích74.63 Kb.
#4652
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG 533



QUY ĐỊNH

KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH -THỦY VĂN

MÃ SỐ : QĐ-75-01

LẦN BAN HÀNH : 05

NGÀY : 15/ 10 /2011

TRANG : 1/12

NGƯỜI VIẾT NGƯỜI KIỂM TRA NGƯỜI DUYỆT


(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
HỒ ĐĂNG HIẾU VÕ TRỌNG VINH HUỲNH TRUNG NHÂN

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÃ CÓ

Ngày tháng

Nội dung thay đổi

Lần ban hành

05/03/2003

Ban hành lần đầu

01

03/06/2004

Huỷ bỏ BMĐ-75-01-17 theo TB số: 57/2004/TB-BDAISO




28/02/2005

Bổ sung một số nội dung mới:

- Đo vẽ hiện trạng cầu, cống;

- Cắm cọc GPMB và LGĐB


02

22/07/2005

Bổ sung BMĐ-75-01-23




07/10/2005

- Sửa đổi, bổ sung nội dung qui định cho phù hợp với yêu cầu của cá nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và NĐ16/2005/NĐ-CP ngày 07/12/2005

03

21/12/2009

- Chuyển đổi qua Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008

- Huỷ bỏ BMĐ-75-01-12



04

15/10/2011

Cập nhật và bổ sung các Nghị định, thông tư mới.

05



1. MỤC ĐÍCH

Qui định cách thức thực hiện công tác khảo sát địa hình thủy văn đáp ứng yêu cầu theo các qui trình, qui phạm hiện hành của ngành và các qui trình, qui định của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.



2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Trong toàn Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 533



3. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tiêu chuẩn ngành: Qui phạm thành lập bản đồ (Tổng cục địa chính 1999): 1/500 ; 1/1000; 1/2000 ; 1/5000 ; 1/10.000 ; 1/25.000.

- Ký hiệu bản đồ địa hình: (ngày 19/11/1994 của Cục đo đạc bản đồ, nay là Tổng Cục địa chính) 1/500 ; 1/1000 ; 1/2000 ; 1/5000.

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-85

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-05

- Đường đô thị, yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007

- Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729-97

- Qui trình khảo sát thiết kế nền đường đắp trên đất yếu 22 TCN 262-2000.

- Qui trình tính toán dòng chảy lũ 22 TCN 220-95.

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô 22TCN 273-01.

- Qui trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263-2000.

- Các phần mềm bình sai tính toán mặt bằng, cao độ.

- QĐ số 3037/QĐ-BGTVT ngày 14-10-2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc qui định và hướng dẫn trình tự thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án công trình giao thông.

- Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24-02-2010 của Chính phủ qui định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Hệ thống văn bản QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 ban hành.



4. ĐỊNH NGHĨA

5. NỘI DUNG

5.1. Trách nhiệm

Trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban được qui định trong các Qui định từ: QĐ-55-01 đến QĐ-55-13, Qui trình thiết kế: QT-73-01 và QT-75-07.



5.2. Trình tự khảo sát

5.2.1. Công tác chuẩn bị

- Nhận Quyết định hoặc thông báo giao nhiệm vụ của Giám đốc Công ty.

- Tổ chức thị sát hiện trường (CNLDA, CNTK, CNKS Địa hình, CNKS Địa chất)

- Nghiên cứu Nhiệm vụ khảo sát thiết kế (nhận Nhiệm vụ khảo sát thiết kế từ CNLDA, CNTK hoặc từ phòng Kế hoạch).

- Tham khảo qui trình, qui phạm hiện hành của Ngành cụ thể áp dụng cho dự án đang triển khai.

- Chuẩn bị tài liệu đầu vào: (BMĐ-75-01-03).

- Vạch tuyến sơ bộ trên bản đồ địa hình 1/50.000; 1/25.000; 1/10.000 (nếu có).

- Tổ chức nhân sự: Phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. (BMĐ-75-01-01).

- Chuẩn bị thiết bị máy móc: (BMĐ-75-01-02).

+ Số lượng, chủng loại, dụng cụ kèm theo.

+ Kiểm tra sai số, hiệu chỉnh (QĐ-63-06)

- Chuẩn bị sổ sách ghi chép số liệu thu thập, biên bản nghiệm thu.

- Chuẩn bị công tác đời sống để phục vụ công trình.

- Công tác an toàn lao động (QĐ-64-01).



5.2.2.Công tác hiện trường:

Yêu cầu chung cho tất cả các công việc thực hiện ở hiện trường là phải được ghi chép nội dung cụ thể những công việc hằng ngày vào sổ “Nhật ký khảo sát xây dựng” theo biểu mẫu BMĐ-75-01-23. Các phần nội dung công tác hiện trường bao gồm:

A. Tiếp nhận và kiểm tra số liệu đầu vào


- Nhận các mốc do các đơn vị có liên quan bàn giao tại hiện trường công trình và đo đạc kiểm tra so với số liệu được cung cấp; nếu phát hiện sự sai khác phải báo cáo với CNTT/CNLDA/CNTK, với bên A theo BMĐ-75-01-03, BMĐ-75-01-04

B. Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao


- Chọn điểm ĐC2, chọn điểm lưới Tứ giác cầu (nếu có công trình cầu), thông hướng, chôn mốc và sơ hoạ (BMĐ-75-01-05):

+ Đo góc, đo cạnh (BMĐ- 75-01-06)

+ Đo cao (BMĐ-75-01-07)

C. Đo vẽ chi tiết


Gồm lập bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, thực hiện như sau:

- Chọn đỉnh, đo cạnh, đo góc.

- Đo dài, đóng cọc chi tiết (Bảng thống kê trắc dọc) (BMĐ-75-01-09)

- Đo cao các cọc chi tiết (BMĐ-75-01-07).

- Đo trắc ngang bằng thước chữ A(BMĐ-75-01-10)

- Đo trắc ngang bằng máy thuỷ bình (BMĐ-75-01-11)

- Đo bình đồ (BMĐ 75-01-13)

- Sơ hoạ bình đồ (BMĐ- 75-01-14)

- Tổng hợp khối lượng đền bù giải tỏa (BMĐ- 75-01-15).

D. Đo vẽ hiện trạng cầu, cống cũ:

Mỗi hồ sơ đo vẽ hiện trạng cầu, cống cũ phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

- Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các kích thước cơ bản, các cao độ cần thiết, các hư hỏng.

- Thuyết minh phải nêu rõ đặc điểm hiện trạng cầu, cống cũ; tải trọng đang khai thác (Nếu có); số liệu về tình hình thuỷ văn, thuỷ lực bao gồm các mặt cắt thuỷ văn, điều tra số liệu các mực nước và các tài liệu thuỷ văn khác (mua hoặc thu thập); diện tích lưu vực.

- Các hình ảnh minh hoạ khác.

Nội dung yêu cầu cụ thể với các công trình gồm:



D1. Đối với công trình cầu

Có hai loại đó là cầu mở rộng, sửa chữa; và tháo dỡ cầu cũ. Những nội dung yêu cầu mô tả cụ thể gồm:



  1. Tên, vị trí, lý trình và loại cầu (cầu thép; cầu bêtông cốt thép; cầu bản; cầu dầm…)

  2. Tính chất công trình (cầu tạm; bán vĩnh cữu; vĩnh cữu)

  3. Đặc điểm hiện trạng của cầu cũ bao gồm:

- Phải có ít nhất 4 bản vẽ gồm: mặt bằng cầu, cắt ngang cầu, mố và trụ cầu; bản vẽ thể hiện đầy đủ tất cả các kích thước hình học của cầu (chiều dài cầu, dầm, kết cấu nhịp, lan can tay vị; chiều cao mố, trụ cầu và cao độ móng, bệ, xà mũ mố trụ, mố cầu…).

- Đối với cầu mở rộng, sửa chữa cần phải điều tra và thu thập bổ sung các số liệu sau:

+ Điều tra mức độ hư hỏng, vết nứt của từng bộ phận cầu (kết cấu mố trụ; kết cấu nhịp, khe co dãn); đối với các vết nứt cần phải thể hiện rõ vị trí chiều dài và chiều rộng vết nứt, độ sâu vết nứt (nếu có thể). Đối với cầu thép thì cần đánh giá sơ bộ mức độ gỉ sét và khả năng tận dụng.

+ Tình hình tải trọng đang khai thác, năm xây dựng

+ Đo cao độ trên các vị trí cần thiết (mặt cầu tại các vị trí đầu nhịp, đỉnh xà mũ; các mố, trụ, đáy dầm cầu…

+ Xác định cấu tạo và chiều dày các lớp mặt cầu (phương pháp xác định).

+ Xác định loại móng, cao độ đáy móng (móng nông), nếu là móng cọc thì phải xác định loại cọc, cách bố trí cọc và đánh giá hiện trạng cọc.

+ Các số liệu về tình hình thuỷ văn, thuỷ lực. Điều tra mực nước lũ 3 năm, mực nước khảo sát. Tình hình xói lỡ khu vực cầu (nếu có), xác định mặt cắt ướt lòng cầu, dòng chảy, góc chéo…



D2. Đối với công trình cống

+ Loại cống (tròn, hộp, bản…).

+ Vật liệu làm cống (mố, thân cống, tường đầu, tường cánh, sân cống, sân gia cố…)

+ Các kích thước chủ yếu của thân cống, tường đầu, tường cánh và các bộ phận phụ trợ. Phải có ít nhất 3 hình chiếu (hoặc mặt cắt) bằng, đứng, bên có gắn đầy đủ cao độ tại tim tuyến, đỉnh và đáy cống ở thượng hạ lưu. Góc giao giữa tim cống và tim tuyến (nếu cống chéo)

+ Các tình hình về thuỷ văn, thuỷ lực: Tình hình xói lở, đánh giá khả năng thoát nước (cống có bị lấp không, địa chất lòng suối phía hạ lưu). Đo vẽ mặt cắt ngang ở thượng hạ lưu và cắt dọc cống (trong phạm vi cống phải thể hiện cao độ ở lòng cống) theo hướng nước chảy. Sơ hoạ dòng chảy (nếu có).

+Tình hình tải trọng đang khai thác, năm xây dựng, tình hình nền đường trên cống.

- Cắt dọc cống, cắt ngang thượng hạ lưu, sơ hoạ dòng chảy (nếu có).

- Các mực nước điều tra (nếu có)

- Các hình ảnh minh hoạ (nếu cần thiết).

- Đối với từng dự án phải lập bảng thống kê hiện trạng cống.



E. Đo vẽ cắt dọc kè:

- Cắt dọc kè được đo vẽ trên cơ sở trắc dọc tim tuyến tại vị trí kè và trắc ngang bố trí kè.


F. Điều tra thuỷ văn


Căn cứ vào Nhiệm vụ khảo sát thiết kế đã được phê duyệt để điều tra khảo sát thủy văn. Lưu ý đến một số công tác sau đối với công trình cầu và cống:

1. Sông có số liệu quan trắc: Liên hệ với trạm thuỷ văn để thu thập hoặc mua số liệu Q, H, P, cao độ các mực nước.

Trong đó: Q: Lưu lượng

H: Cường độ mưa ngày

P: Tần suất



2. Sông suối không có số liệu quan trắc:

- Điều tra phỏng vấn 3 mực nước lũ lớn nhất ứng với 3 năm xuất hiện. Điều tra mực nước lũ hàng năm, mực nước kiệt (BMĐ- 75-01-16), mẫu điều tra ít nhất với 3 người để so sánh.

- Đo mặt cắt thuỷ văn gồm 3 mặt cắt (TL, HL, mặt cắt cầu).

- Đo vẽ mặt cắt dọc lòng sông suối.

- Thuyết minh địa hình, địa mạo lòng suối, sườn dốc, góc chéo dòng chảy, tình hình xói lở…(Lưu ý: Trước khi thực hiện công tác này, CNHM phải trao đổi cụ thể với CNLDA/CNTK phương pháp tính toán và các yêu cầu đối với công tác đo vẽ cho phù hợp. Yêu cầu này phải được xác nhận của CNLDA/CNTK.

3. Dùng bản đồ khoanh lưu vực sông suối:

Khoanh lưu vực trên bản đồ 1/25000 ; 1/50000

Đo và tính toán F; iL; iS; L; e...

Trong đó: F: Diện tích lưu vực.

iL: Độ dốc lòng

iS: Độ dốc sườn

L: Chiều dài dòng chảy chính

e: Chiều dài dòng chảy phụ

(Ghi chú thuyết minh theo 22TCN220-95)

G. Cắm cọc GPMB và LGĐB.

- Thiết kế cọc GPMB và LGĐB trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cắm cọc ra hiện trường.

- Lập hồ sơ hoàn công.



H. Kiểm tra và nghiệm thu hiện trường:

1. Kiểm tra toàn bộ sổ sách, số liệu, tài liệu đã thu thập ở hiện trường và phải có biên bản kiểm tra đánh giá mức độ đầy đủ, đạt yêu cầu.

2. Công tác nghiệm thu hiện trường nội bộ:

Việc kiểm tra và nghiệm thu nội bộ công tác khảo sát hiện trường, thực hiện theo qui chế nghiệm thu nội bộ của Công ty và được tiến hành sau khi thực hiện xong công tác khảo sát hiện trường:

- Đối với hồ sơ khảo sát địa hình: Phải đảm bảo tên cọc, mốc đúng qui cách, đủ số lượng, chất lượng và phù hợp với số liệu đã thu thập theo Nhiệm vụ khảo sát. Kiểm tra các loại sổ, số lượng, cách ghi chép, phương pháp đo đạc và tính toán bình sai (sai số, giới hạn cho phép).

- Đối với số liệu thuỷ văn: Phiếu thuỷ văn ghi đầy đủ các số liệu cần thiết theo qui định và đóng dấu xác nhận của địa phương.



L. Khôi phục cọc tại hiện trường:

Công tác khôi phục cọc hiện trường để bàn giao cho Chủ đầu tư được thực hiện theo BMĐ-75-01-22



5.2.3. Tại văn phòng:

A. Kiểm tra bàn giao thiết bị máy móc để nhập kho: (Quy định quản lý thiết bị sản xuất) (BMĐ- 63-06-01).

B. Bàn giao số liệu thu thập ở hiện trường: (BMĐ-75-01-18)

C. Lập hồ sơ khảo sát địa hình, khảo sát thuỷ văn:

- Tổ đi hiện trường, cử người lập báo cáo kết quả khảo sát hiện trường với nhiệm vụ: Xử lý tài liệu đã thu thập, tổ chức thực hiện (hoàn thiện lại thuyết minh, lập các bản tính, tính toán bình sai, lập bản vẽ, kiểm tra, ký hồ sơ và trình Lãnh đạo bộ phận).



D. Viết thuyết minh:

Những nội dung chính của thuyết minh chung như sau:



1. Giới thiệu chung

- Nội dung giới thiệu……



- Cơ sở pháp lý lập dự án dầu tư xây dựng công trình

2. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng

3. Đặc điểm, qui mô, tính chất của công trình

4. Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng

5. Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.

6. Qui trình, phương pháp và thiết bị khảo sát

7. Khối lượng khảo sát.

8. Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.

9. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình.

10. Kết luận và kiến nghị.

11. Tài liệu tham khảo.

12. Các phụ lục kèm theo

E. KCS nội bộ của khảo sát:

Được thực hiện theo mẫu phiếu KCS nội bộ BMT-83-01-03 do Lãnh đạo bộ phận hoặc nhân viên được phân công đảm nhiệm; nội dung kiểm tra như sau:

- Kiểm tra việc tính toán sổ sách (ghi chép, tên công trình, ngày tháng, chức danh người thực hiện đầy đủ), tài liệu thu thập từ hiện trường (thực hiện trước khi làm hồ sơ, bản vẽ).

- Kiểm tra các bảng tính bình sai toạ độ, cao độ (sai số cho phép giới hạn).

- Trắc ngang: Kiểm tra xem các mặt cắt thể hiện đúng số liệu thu thập dạng địa hình, đúng tỷ lệ, chiều cao chữ.

- Trắc dọc: Kiểm tra lý trình, cao độ, tên cọc, góc ngoặt (các thông số góc ngoặt, chiều dài đoạn nối), ghi chú đầy đủ địa hình và công trình cũ, công trình dự kiến đầy đủ, đúng với sổ đo trắc dọc và bình đồ.

- Bình đồ: Kiểm tra tuyến rẽ trái, rẽ phải, ghi chú các công trình trên tuyến khớp với sổ trắc dọc; kiểm tra khớp nối đường đồng mức giữa hai Km (nếu thực hiện bình đồ từng Km một).

- Kiểm tra các đỉnh của đường cong, kiểm tra xem đường đồng mức chạy đúng qui luật. Kiểm tra bảng cắm cong, hướng nước chảy của cống, cầu, lưới tọa độ và hệ thống đường chuyền 2 (nếu có). Kiểm tra phương Bắc, bảng ký hiệu bình đồ, sơ hoạ mốc cao độ.

* Hồ sơ khảo sát:

- Hồ sơ tuyến:

+ Bìa, mục lục, thuyết minh.

+ Hệ thống ĐC2 (nếu có)

+ Bảng bình sai cạnh, bình sai góc.

+ Bảng tính toạ độ ĐC2

+ Sơ hoạ ĐC2.

+ Bảng bình sai cao độ.

+ Điều tra thuỷ văn.

+ Bảng thống kê đền bù giải toả.

+ Bình đồ

+ Trắc dọc

+ Trắc ngang

+ Bảng thống kê khối lượng khảo sát.

+ Bảng thống kế các công trình trên tuyến (cầu, cống, tràn, tường chắn…)

- Hồ sơ nút:

+ Trắc dọc nút

+ Trắc ngang nút

+ Bình đồ nút

- Hồ sơ cầu:

+ Hiện trạng cầu (nếu cầu cũ)

+ Bình đồ cầu

+ Trắc dọc cầu (ghi chú đầy đủ các mực nước thuỷ văn điều tra)

+ Trắc ngang cầu

+ Trắc dọc dòng chảy

+ Cọc tim cầu (tương đương mốc ĐCII)

+ Trắc ngang thượng hạ lưu.

+ Bản đồ khoanh lưu vực.

- Hồ sơ cống:

+ Hiện trạng cống (nếu cống cũ)

+ Bình đồ cống (nếu cống có khẩu độ  2m2)

+ Trắc dọc cống

- Hệ thống mốc bê tông, cọc tim tuyến ở hiện trường và báo cáo kết quả khảo sát là sản phẩm đầu ra của Bộ phận.

- Hồ sơ cắm cọc GPMB và LGĐB.

+ Thuyết minh cắm cọc.

+ Bản vẽ thiết kế cắm cọc .

+ Bản vẽ hoàn công cắm cọc.

+ Trắc ngang đại diện thiết kế cọc.

+ Bảng thống kê tọa độ cọc.

+ Bản vẽ quy cách cọc.



F. KCS cấp công ty:

Thực hiện theo qui trình soát xét hồ sơ nội bộ của Công ty; cụ thể:

- Nộp hồ sơ mộc (sổ sách ghi chép kết quả khảo sát hiện trường) cho P.TVKTCL để KCS trước khi lên hồ sơ nội nghiệp khảo sát.

- Nộp hồ sơ hoặc từng phần hồ sơ cho Phòng TV-KT-CL (KCS) kiểm tra và ký xác nhận.

- Hồ sơ chưa hợp lý phải được giải trình và chỉnh sửa theo yêu cầu KCS.

- Hồ sơ đã KCS được bàn giao cho bộ phận Thiết kế và trình lên Lãnh đạo Công ty xem xét phê duyệt.



G. Cung cấp hồ sơ:

- Xí nghiệp cung cấp hồ sơ đã hoàn chỉnh, được Lãnh đạo Công ty phê duyệt cho Phòng Kế hoạch và lưu tại Xí nghiệp.



H. Giao nộp hồ sơ:

- Phòng Kế hoạch thực hiện giao nộp hồ sơ cho khách hàng.



5.3 Tài sản của khách hàng

- Tài sản của khách hàng là các mốc (ĐC, GPS, mốc cao độ, tim tuyến), các bản vẽ của các bước khảo sát xây dựng trước; các toạ độ, cao độ của mốc ... là cơ sở ban đầu (sản phẩm đầu vào) để thực hiện công tác khảo sát.

- Kiểm tra nếu tài sản không đạt yêu cầu kỹ thuật, Xí nghiệp sẽ có biện pháp xử lý bằng văn bản gửi khách hàng.

- Tài liệu, bản vẽ mà khách hàng cung cấp được bảo quản và lưu trữ tại phòng. Riêng các mốc ngoài hiện trường được ghi chú, sơ hoạ, chụp ảnh cẩn thận.



5.4. Bảo toàn sản phẩm

- Hồ sơ mộc thu thập, đo đạc ở hiện trường phải được bảo quản tránh thất lạc, mất mát. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ nội nghiệp, hồ sơ mộc được lưu giữ cẩn thận tại phòng khảo sát. (QT- 42-02)

- Hồ sơ hoàn chỉnh đã thông qua KCS và được trình lên Lãnh đạo Công ty phê duyệt sẽ phô tô bàn giao cho Xí nghiệp Thiết kế thực hiện công trình, Phòng KT-KH và lưu tại XN KSTK3. (QT- 42-02)

6. LƯU TRỮ HỒ SƠ

Các biểu mẫu văn bản liên quan tuân thủ QT- 42-02



7. PHỤ LỤC

- BMĐ-75-01-01 : Chuẩn bị nhân lực

- BMĐ-75-01-02 : Chuẩn bị máy móc dụng cụ đo đạc

- BMĐ-75-01-03 : Chuẩn bị tài liệu đầu vào

- BMĐ-75-01-04 : Biên bản bàn giao số liệu đầu vào

- BMĐ-75-01-05 : Sơ đồ ghi chú điểm.

- BMĐ-75-01-06 : Sổ đo góc đo cạnh

- BMĐ-75-01-07 : Sổ đo cao hình học tổng quát.

- BMĐ-75-01-08 : Sổ đo cao hình học chi tiết.

- BMĐ-75-01-09 : Bảng thống kê trắc dọc.

- BMĐ-75-01-10 : Mẫu sổ đo trắc ngang.

- BMĐ-75-01-11 : Mẫu sổ đo trắc ngang bằng máy thuỷ bình

- BMĐ-75-01-13 : Sổ ghi bình đồ (máy toàn đạc).

- BMĐ-75-01-14 : Sổ sơ hoạ bình đồ.

- BMĐ-75-01-15 : Bảng tổng hợp khối lượng giải phóng mặt bằng.

- BMĐ-75-01-16 : Phiếu điều tra thuỷ văn.

- BMĐ-75-01-17 : Giấy xác nhận vị trí bãi đổ đất thừa

- BMĐ-75-01-18 : Biểu mẫu bàn giao số liệu, sổ sách thu thập từ hiện trường.



- BMĐ-75-01-22 : Biên bản bàn giao tim tuyến, ĐC2, mốc cao độ.

- BMĐ-75-01-23 : Nhật ký khảo sát xây dựng.
Каталог: doc -> Iso -> doc
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
doc -> Quy trình thí nghiệm mã SỐ : qt-75-07 LẦn ban hành : 02 ngàY : 29/7/2010 trang : 1/16 ngưỜi viếT ngưỜi kiểM TRA ngưỜi duyệT
doc -> LẬp nhiệm vụ khảo sát thiết kế
doc -> Quy đỊnh lập báo cáO ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH; LẬp dự ÁN ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH; LẬp báo cáo kinh tế-KỸ thuật xây dựng công trình mã SỐ : QĐ-73-02 LẦn ban hành : 06 ngàY : 22/11/2012 trang : 1/27
doc -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ngày tháng năm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình đỂ ĐƯa vào sử DỤNG
doc -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ngày tháng năm biên bản số nghiệm thu hoàn thành giai đOẠn xây lắP
doc -> MỤc tiêu chất lưỢng năM 2011
doc -> MỤc tiêu chất lưỢng năM 2010
doc -> Mã số: qt-74-02 Lần ban hành: 4
doc -> KIỂm soát tài liệU

tải về 74.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương