Quy hoạch tổng thể VỀ phát triển công nghiệp xe máy dự thảo cuối cùNG



tải về 1.6 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.6 Mb.
#22002
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hành động của các nhà sản xuất

Các doanh nghiệp FDI lớn trong ngành xe máy đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để bảo vệ quyền SHTT của mình như (i) tổ chức các cuộc điều tra trên thị trường và chụp ảnh các sản phẩm sao chép trái phép; (ii) mở các khoá đào tạo dành cho các viên chức thực thi pháp luật để nâng cao khả năng phát hiện sản phẩm nhái; (iii) thu thập bằng chứng và khởi kiện các đơn vị vi phạm; (iv) thực hiện các chiến dịch quan hệ công chúng thông qua truyền hình, tạp chí và tổ chức triển lãm so sánh hàng thật, hàng giả để nâng cao nhận thức cộng đồng.


Các hành động bảo vệ quyền SHTT của các nhà sản xuất làm tăng chi phí của các nhà sản xuất. Họ buộc phải thực hiện các hoạt động này vì việc thực thi pháp luật về SHTT còn kém hiệu quả do mức phạt nhẹ và sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Một cách lý tưởng, các cơ quan nhà nước đi đầu trong việc thực thi hiệu quả các quy định về quyền SHTT, và các nhà sản xuất lớn hợp tác với chính phủ như là các đối tác để thực hiện công việc này.
8-4. Thiết lập một hiệp hội ngành hàng
Tập quán quốc tế cho thấy việc thiết lập một hiệp hội các nhà sản xuất trong một ngành công nghiệp là bình thường. Hiệp hội này thực hiện hàng loạt chức năng mang lại lợi ích cho các thành viên như thu thập dữ liệu, tổ chức hội chợ, hội thảo, các chương trình nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, tiếp xúc với các nhà lập pháp, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, quan hệ công chúng, v.v.
Hiện tại, Việt Nam không có một hiệp hội đại diện đầy đủ và bao quát các lợi ích của tất cả các nhà sản xuất xe máy. Kết quả là các chức năng nêu trên hầu như không có trong ngành xe máy. Để nhận được các trợ giúp về mặt kỹ thuật, hay mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, sự tồn tại của hiệp hội này là một điều tất yếu. Chẳng hạn, Việt Nam hiện không thể gia nhập Liên đoàn Công nghệp Xe máy Châu Á (the Federation of Asian Motorcycle Industry - FAMI), một tổ chức khu vực gồm tám quốc gia, bởi vì không có một hiệp hội nào đủ điều kiện ở Việt Nam đứng ra để gia nhập tổ chức này. Việc hợp tác với Chính phủ Nhật Bản hay Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô xe máy Nhật Bản ( the Japan Automobile Manufacturers Association - JAMA) sẽ dễ dàng hơn nếu có một hiệp hội như vậy ở Việt Nam.
Hai hiệp hội hiện nay gồm Hiệp hội Xe đạp xe máy Việt Nam (the Vietnam Bicycle and Motorcycle Association - VBMA) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (the Vietnam Automobile Manufacturers Association - VAMA), chỉ thể hiện một phần lợi ích của ngành xe máy ở Việt Nam. VBMA không có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI và VAMA chủ yếu hỗ trợ các lợi ích của ngành công nghiệp ô tô.
Với quy mô đang tăng lên của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam, vấn đề cần được ưu tiên là thành lập một hiệp hội ngành. Điều này có thể thực hiện thông qua việc thành lập một hiệp hội mới hoặc tái cấu trúc các hiệp hội đang tồn tại. Trong bất kể phương án nào, các nhà lắp ráp FDI cần đóng vai trò dẫn dắt bởi vì chính các doanh nghiệp này đang chiếm thị phần chủ đạo ở thị trường xe máy Việt Nam.
8.5. Các mục tiêu và định hướng chính sách
Hai mục tiêu chính sách lớn bao gồm:
Một là, đến năm 2010, loại bỏ hoàn toàn các nhà cung cấp các linh phụ kiện nhái trong lãnh thổ Việt Nam không kể quốc tịch hay hình thức sở hữu.
Hai là, đến năm 2015, trên toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ không còn vụ việc nào liên quan đến vi phạm quyền SHTT trong ngành xe máy.
Để đạt được các mục tiêu này, các định hướng chính sách được đề xuất như sau.


  • Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước bao gồm Cục SHTT, Cục Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Cục đăng kiểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, và Ban 127.

  • Thiết lập cơ chế cộng tác mạnh mẽ giữa các tổ chức tiếp nhận nhà nước và tư nhân, trong đó các doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, ủng hộ các mục tiêu chính sách nêu trên. Lãnh đạo các doanh nghiệp lớn cần tham gia nhiệt tình vào công việc này.

  • Xử phạt nặng các trường hợp vi phạm quyền SHTT để ngăn ngừa hiệu quả việc tái diễn các hành vi này.

  • Việc bảo vệ quyền SHTT trong ngành xe máy cần được coi là một ưu tiên trong hoạt động của Cục Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế. Phạm vi công việc không chỉ bao gồm vận chuyển và phân phối mà cả việc sản xuất, lắp ráp xe nguyên chiếc và linh phụ kiện.

  • Luật SHTT cần liên tục được rà soát và chỉnh sửa nếu cần39. Luật pháp cần được thực thi hiệu quả và không có ngoại lệ.

  • Thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (The Vietnam Motorcycle Manufacturers Association) với sự tham gia của các nhà sản xuất và lắp ráp xe nguyên chiếc và linh phụ kiện ở cả khu vực FDI và khu vực nội địa. Hiệp hội này cần trở thành kênh chính để thực hiện hợp tác quốc tế trong ngành xe máy.

Cụ thể hơn, cần xem xét các biện pháp dưới đây.


Các hoạt động liên bộ

  • Ban chỉ đạo 127 nên yêu cầu các Uỷ ban 127 cấp tỉnh loại bỏ hoàn toàn các xe máy bất hợp pháp ở tất cả các thành phố và các tỉnh.

  • Ban chỉ đạo 127 nên bỏ Công văn 4048, trong đó yêu cầu các chi cục quản lý thị trường phải có bằng chứng đầy đủ về việc vi phạm quyền SHTT trước khi dừng xe bị nghi ngờ là vận chuyển xe nhái để kiểm tra.

  • Chính phủ nên thiết lập một Đội đặc nhiệm liên bộ để thường xuyên kiểm tra tình hình bảo vệ quyền SHTT ở tất cả các doanh nghiệp xe máy ở Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp linh phụ kiện. Tất cả các bộ và cơ quan liên quan cần tham gia vào Đội đặc nhiệm việc này.

Các cơ quan có liên quan tới hoạt động SHTT



  • Cục Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế cần đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ việc liên quan tới vi phạm quyền SHTT. Để trợ giúp hoạt động của các cơ quan này, các chương trình sau đây cần được thực hiện (i) các khoá huấn luyện với giảng viên đến từ Cục SHTT, nhà sản xuất và chuyên gia nước ngoài; (ii) các hoạt động triển khai nhằm hỗ trợ các cơ quan này ra quyết định xử phạt trên thực tế.

  • Các chi cục quản lý thị trường nên được phân bổ kinh phí trực tiếp hay trích lại 7-10% số tiền phạt vi phạm quyền SHTT để bổ sung vào kinh phí hoạt động.

  • Cục đăng kiểm không cho đăng kiểm các xe nhái.

  • Cảnh sát giao thông cần có quyền hạn dừng và tịch thu các xe nhái trên đường và trên thị trường.

Luật pháp và việc thi hành luật pháp



  • Chính sách phân biệt đối xử vi phạm quyền SHTT giữa ngành thực phẩm và thuốc chữa bệnh với các ngành khác trong luật về SHTT hiện nay (Điều 211 Khoản 1 Điểm a) cần được thay đổi. Mỗi bộ và cơ quan liên quan cần được quyết định các vi phạm về quyền SHTT nào là nghiêm trọng dựa vào các tình huống thực tế.

  • Mức phạt về vi phạm quyền SHTT trong ngành xe máy cần được thay đổi và thực thi hiệu quả. Về mặt nguyên tắc, mức phạt nên từ 1-5 lần giá trị của xe thật chứ không phải giá trị của xe sử dụng các linh phụ kiện nhái.

Hiệp hội ngành



  • Các doanh nghiệp FDI cần đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập một hiệp hội ngành bao gồm cả các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa.

  • Hiệp hội ngành, phối hợp với Liên đoàn xe máy châu Á (FAMI), cần thực hiện một Chương trình Quảng bá về quyền SHTT trong ngành xe máy ở Việt Nam để nâng cao nhận thức của người dân và hiệu quả của việc thực thi pháp luật.

  • Hiệp hội ngành cần tổ chức các hoạt động sau đây cho các doanh nghiệp thành viên: (i) khuyến khích việc cấp giấy phép giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam; (ii) cử các thành viên Việt Nam sang Nhật Bản để hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề có liên quan đến SHTT; (iii) hỗ trợ các thành viên thiết lập phòng SHTT và thi hành pháp luật về SHTT; và (iv) tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các thành viên và các cơ quan quản lý nhà nước.

Toà án về quyền SHTT



  • Ban chỉ đạo 127 nên đề xuất với Quốc hội việc thành lập một toà án chuyên về quyền SHTT để nhận trách nhiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến SHTT từ các tòa dân sự hiện chưa có kinh nghiệm về vấn đề này.

Chương 9
Các biện pháp chính sách
9-1. Giới thiệu
Chương này trình bày một số định hướng chính sách đã được đề xuất trong các chương từ 4-8 kèm theo các mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể. Tất cả các định hướng chính sách đề xuất trong các chương trước đều rất cần thiết, nhưng trong số đó chỉ có 12 biện pháp được đề cập ở chương này. Sở dĩ có sự chọn lọc này vì mỗi biện pháp chính sách đề xuất đều cần được thực hiện và theo dõi đầy đủ trong bối cảnh hạn hẹp về nguồn nhân lực, kinh phí cũng như công tác chuẩn bị cho việc thực thi chính sách.
Một số kế hoạch hành động có thể cần hỗ trợ từ bên ngoài cả về nhân lực và tài chính. Việt Nam cần phải tìm cho được các nguồn hỗ trợ như vậy. Sự hợp tác tích cực của các nhà sản xuất xe máy ở Việt Nam là một nguồn đặc biệt quan trọng. Các nhà tài trợ song phương và đa phương cũng có thể cung cấp các nguồn hỗ trợ chính thức. Một số kế hoạch hành động có thể giao cho tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ thực hiện nhằm tăng hiệu suất và hiệu quả.
9-2. Các biện pháp, mục tiêu và kế hoạch hành động
Biện pháp 1. Các biện pháp ưu đãi đầu tư và đào tạo trong công nghiệp hỗ trợ (chương 4)

Đưa ra các biện pháp ưu đãi nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp lắp ráp, trong đó công nghiệp xe máy có vai trò mở đường.




Mục tiêu 1-1. Đưa ra các biện pháp chính sách có tính cạnh tranh so với các nước Đông Á khác theo quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng trong công nghiệp hỗ trợ. Các biện pháp ưu đãi trước hết nên dành cho dập, đúc, rèn, hàn và sản xuất khuôn dập và khuôn đúc.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Miễn thuế doanh nghiệp trong 6 năm tính từ năm đầu tiên có lãi cho các hoạt động mục tiêu

Bộ Tài chính

2008

Miễn 100% thuế nhập khẩu máy móc thiết bị cho các hoạt động mục tiêu

Bộ Tài chính

2008

Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo quản đốc, kỹ sư và công nhân Việt Nam cho các hoạt động mục tiêu

Bộ Tài chính


Biện pháp 2. Thiết lập cơ chế mới để tiếp nhận và sử dụng chuyên gia nước ngoài có hiệu quả hơn (chương 4)

Hiện nay, kiến thức của các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo đôi khi không được tận dụng triệt để do thiếu sự chuẩn bị kỹ càng, không đúng nhu cầu, mất nhiều thời gian, không có tổng kết, theo dõi. Cần nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo nhờ thiết lập một cơ chế tiếp nhận nhằm tối thiểu hoá những vấn đề nêu trên và tối đa hoá việc học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời, cần nỗ lực kết nối các chuyên gia Nhật Bản đã hoặc sắp nghỉ hưu với các công ty Việt Nam có nhu cầu tiếp nhận chuyên gia nước ngoài.




Mục tiêu 2-1. Thiết lập một cơ chế mới tại Việt Nam nhằm kết nối cung cầu về dịch vụ cử chuyên gia nước ngoài.


Thời hạn

Kế hoạch

Cơ quan thực thi

2008

Báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2009

Xây dựng cơ chế mới về tiếp nhận chuyên gia nước ngoài theo hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các nhà tài trợ


Mục tiêu 2-2. Thiết lập một cơ chế tiếp nhận quản đốc và kỹ sư trình độ cao trong lĩnh vực chế tạo đã về hưu của Nhật Bản nhằm nâng cấp các nhà máy ở Việt Nam (cơ chế này có thể đồng nhất với cơ chế nêu trong Mục tiêu 2-1 ở trên).


Thời hạn

Action

Cơ quan thực thi

2008

Báo cáo đề xuất các mục tiêu và hành động cụ thể

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2009

Xây dựng cơ chế mới cho mục đích này theo hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các nhà tài trợ


Biện pháp 3. Tiếp thị các FDI chiến lược để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ (chương 4)

Việt Nam cần phải trở thành một điểm đến hấp dẫn của các SMEs nước ngoài có năng lực công nghệ cao trong công nghiệp hỗ trợ.




Mục tiêu 3-1. Hoạch định và thực thi hiệu quả chiến lược thu hút các doanh nghiệp nước ngoài mục tiêu nhằm tăng cường nền tảng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Chiến lược phải có những cải tiến về thủ tục, về tầm nhìn và mục tiêu cụ thể, về tiếp thị FDI và về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Hoạch định chiến lược thu hút các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện FDI thuộc một số lĩnh vực nhất định hoặc từ một số khu vực nước ngoài nhất định

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2009

Xây dựng các khu công nghiệp hoặc cơ sở sản xuất cho thuê với thiết kế đặc biệt nhằm thu hút các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện FDI mục tiêu (Khu công nghệ cao Hoà Lạc có thể được xem là khu thí điểm)

Địa điểm được chỉ định

2009

Xúc tiến các hoạt động tiếp thị FDI dựa trên chiến lược đã chuẩn bị và các địa điểm cần thu hút đầu tư

Địa điểm được chỉ định


Biện pháp 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ kết hợp với dịch vụ môi giới kinh doanh giữa các nhà lắp ráp FDI với các nhà cung cấp trong nước (chương 4)

Thu hẹp khoảng cách thông tin và tăng cương hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà lắp ráp FDI và các nhà cung cấp Việt Nam, cần tạo ra một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, và triển khai dịch vụ môi giới kinh doanh. Hơn nữa, hai hoạt động này phải được tiến hành đồng bộ và thống nhất.




Mục tiêu 4-1. Lập và duy trì cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ. Cơ sở dữ liệu phải được thiết kế và vận hành để có thể thu hút ổn định cả người bán và người mua.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Báo cáo về việc thiết kế và triển khai hiệu quả cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ kết hợp với dịch vụ môi giới kinh doanh

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2008

Lập một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ thử nghiệm

Cơ quan được chỉ định

2009

Tổng kết kết quả vận hành cơ sở đầu tiên, cải tiến nếu cần, và mở rộng cơ sở dữ liệu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


Target 4-2. Thiết lập dịch vụ môi giới kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp trong nước phối hợp chặt chẽ với cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Thiết lập dịch vụ môi giới kinh doanh thử nghiệm

Cơ quan được chỉ định

2009

Tổng kết kết quả thực hiện, cải tiến nếu cần, và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ

Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


Biện pháp 5. Thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề và kỹ thuật thực hành (chương 4)

Nâng cấp một vài (2 hoặc 3) trường cao đẳng kỹ thuật và trường dạy nghề thành các cơ sở thí điểm chuyên giáo dục, đào tạo đáp ứng các yêu cầu thực tế của thị trường lao động công nghiệp, đặc biệt thị trường lao động của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các lĩnh vực mục tiêu bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực dập, đúc, rèn, hàn, và sản xuất khuôn dập và khuôn đúc. Để thực hiện được việc nâng cấp này, cần có cơ chế hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các cơ sở đào tạo với các nhà sản xuất có nhu cầu tuyển sinh viên sau khi tốt nghiệp.




Mục tiêu 5-1. Thành lập và triển khai Khung chính sách quốc gia về Phát triển hệ thống giáo dục hướng nghiệp tại các trường cao đẳng kỹ thuật và các trường dạy nghề.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Lập và thông qua Khung chính sách quốc gia về Phát triển hệ thống giáo dục hướng nghiệp

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2009

Thành lập cơ quan điều phối để giám sát và hỗ trợ các cơ sở thí điểm đạt được mục tiêu dự án

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2009

Tổng kết những yêu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực mục tiêu và phản ánh trong chính sách

Bộ Giáo dục và Đào tạo


Mục tiêu 5-2. Triển khai giáo dục và đào tạo hướng nghiệp tại một số trường cao đẳng và trường dạy nghề, gồm các chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, học hỏi từ “những ví dụ điển hình,” huy động các chuyên gia nước ngoài và các quản đốc, kỹ sư của các doanh nghiệp mục tiêu, và nâng cấp cơ sở thiết bị. Phổ biến phương pháp và tài liệu của các sơ sở thí điểm đến các cơ sở giáo dục và đào tạo khác.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Lựa chọn một vài cơ sở thí điểm

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công nghiệp

2008

Thành lập uỷ ban gồm các chuyên gia về giáo dục và các doanh nghiệp mục tiêu làm tư vấn

Các cơ sở thí điểm

2009

Báo cáo đánh giá hiện trạng về đội ngũ giảng dạy, giáo trình và các tài liệu dựa vào sự thành thục của sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp mục tiêu, đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi.

Các cơ sở thí điểm

2009

Từng bước giới thiệu các chương trình đã đề xuất

Các cơ sở thí điểm

2011

Tổng kết các kết quả ban đầu và bắt đầu phổ biến kết quả đến các cơ sở kỹ thuật khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo & các cơ sở thí điểm


Biện pháp 6. Các trung tâm kiểm định cho công nghiệp lắp ráp (chương 4)

Việt Nam cần có các trung tâm kiểm định nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp xe máy.




Mục tiêu 6-1. Nâng cấp các trung tâm kiểm định hiện có và, nếu cần thiết, thành lập các trung tâm kiểm định mới được trang bị các thiết bị cần thiết và hỗ trợ công nghệ để có thể kiểm định các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu trong công nghiệp xe máy.


Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2009

Thành lập đủ các trung tâm kiểm định cung cấp dịch vụ kiểm định cho công nghiệp xe máy

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng


Biện pháp 7. Triển khai việc thu phí đỗ xe theo giờ trên đường phố và vỉa hè ở các trung tâm đô thị (chương 5)

Lập lại trật tự giao thông và cải thiện tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các trung tâm đô thị đồng thời tăng nguồn thu cho quản lý giao thông.




Mục tiêu 7-1. Nên áp dụng việc thu phí đỗ xe theo giờ trên đường phố đối với xe máy và ô tô tại Hà Nội và TP HCM.



Thời hạn

Hành động

Cơ quan thực thi

2008

Dự thảo kế hoạch cho hệ thống đỗ xe theo thời gian và phải thông báo trước cho người dân và doanh nghiệp

Bộ Công an, Hà Nội và TP HCM

2008

Triển khai hệ thống thí điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Công an, Hà Nội và TP HCM

2009

Tổng kết kết quả ban đầu, cải tiến nếu cần, và mở rộng hệ thống trên phạm vi rộng hơn

Bộ Công an, Hà Nội và TP HCM



tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương