Quy hoạch sử DỤng đẤT ĐẾn năM 2020 KẾ hoạch sử DỤng đẤT 5 NĂm kỳ ĐẦU (giai đOẠN 2011 2015) huyện gia lâM – thành phố hà NỘI


Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp



tải về 2.59 Mb.
trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.59 Mb.
#1924
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23

1.1. Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp


1.1.1.Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp

Tiềm năng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp của Huyện Gia Lâm được xác định chủ yếu dựa trên cơ sở của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch các vùng trồng rau sạch, khu nuôi trồng thủy sản, khu trồng cây ăn quả để góp phần nâng cao hiệu quả giá trị kinh tế từ nông nghiệp mang lại.

Do có địa hình của huyện khá bằng phẳng, thành phần đất đai phù hợp, khí hậu ôn hòa, chủ động nguồn nước nên tạo nguồn tiềm năng lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh (lúa) đảm bảo nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực cho địa phương và một số vùng lân cận.
1.1.2. Tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng đất cho nuôi trồng thủy sản của huyện Gia Lâm còn khá lớn. Trong tương lai, ngành thủy sản sẽ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, đồng thời sử dụng một phần diện tích trồng lúa vùng trũng sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập của người dân địa phương.



1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển khu công nghiệp, mở rộng đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn;

1.2.1.Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp

Những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, cấu tạo địa chât đất đai, điều kiện giao thông, nguồn nước, lao động để phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển với các nhóm sản phẩm được xác định gồm:

- Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, gốm xứ…

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Tiềm năng đất đai có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tương đối phong phú, có điều kiện thình thành các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Huyện đã có định hướng quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2020 với các Khu, cụm công nghiệp,ưu tiên đến phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu nhẹ; công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng mỹ nghệ gốm xứ, may mặc…

1.2.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển đô thị

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Gia Lâm đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị của huyện hiện tại chỉ có duy nhất 02 thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ. Trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở xây dựng, quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện đang từng bước hình thành một số khu đô thị như: Quy hoạch khu đô thị Tây Nam Gia Lâm thuộc các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, TT Trâu Quỳ, khu đô thị Công nghiệp tài chính tân tạo Hanel gồm các xã: Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Dương Hà, Phù Đổng…và các khu vực dự trữ phát triển đô thị khác.

Điều kiện phát triển đô thị của huyện và phát triển các khu đô thị thuận lợi, từng bước được cải tạo, mở rộng tạo thành mạng lưới đô thị thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm từ một huyện nông nghiệp trở thành một huyện công nghiệp – dịch vụ.

1.2.3. Tiềm năng đất đai để xây dựng khu dân cư nông thôn

Khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của huyện. Trong quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp diễn ra nhanh chóng, diện tích đất khu vực nông thôn đang dần bị thu hẹp lại.

Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng là bố trí hợp lý, kết hợp hài hòa phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều kiện đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho phát triển xã hội. Cần sớm xác định và ổn định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch.

II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo

2.1.1. Quan điểm phát triển

- Lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm phải đặt trong quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, cả nước, vùng Bắc Bộ.

- Phát triển kinh tế huyện Gia Lâm với bước đi hợp lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa vào giai đoạn đến năm 2020, đồng thời từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế có cơ cấu hiệu quả và bền vững vào những năm 2020. Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở chú trọng khai thác thị trường trong nước nâng cao nội lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế cũng như ngay chính trên thị trường trong nước.

- Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Chú ý phát triển khu vực nông thôn, khu vực kém phát triển giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội.

- Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không những đối với phạm vi lãnh thổ huyện, tỉnh mà còn cả khu vực các tỉnh, thành phố có liên quan, hướng tới một thành phố xanh, sạch về môi trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm 2030.



2.1.2. Các mục tiêu phát triển đến năm 2020

2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu chung của huyện trong giai đoạn tới là tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển thành công ở một số khâu quyết định, để đến năm 2020 GDP/người của huyện vượt mức trung bình của thành phố. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đưa công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng vượt trội trong cơ cấu. Hình thành một xã hội có lối sống văn minh, hiện đại, với xu hướng đô thị hóa mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, dân chủ, phát triển hài hòa, đồng thuận.

Phấn đấu đến năm 2020, huyện Gia Lâm cơ bản trở thành huyện công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

2.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể

a.Các mục tiêu về kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế bình quân:

+ Giai đoạn 2011 – 2015: 13,46%

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 14,28%

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ được hình thành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Giai đoạn 2010 – 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của huyện.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 55%; thương mại, dịch vụ khoảng 29,5% và nông, lâm, thủy sản: 15,5%.



b. Các mục tiêu về xã hội

- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ đề đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- 100% xã, thị trấn duy trì tốt các tiêu chí Chuẩn Quốc gia về y tế xã. Đến năm 2015 phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,5%;

- Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/năm;

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, dạy nghề từ 30-35%;

- Giải quyết việc làm hàng năm trên 8.500 lao động;

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia;

c. Các mục tiêu bảo vệ môi trường

- Chất lượng môi trường nước:

+ Xử lý nước thải tại các khu vực công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường;

+ Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực nội thị và một số khu vực nông thôn.

- Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với khu vực sản xuất vật liệu xây dựng gạch ngói và một số tuyến đường giao thông bị xuống cấp.

- Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 90%.

d. Mục tiêu xây dựng nền an ninh quốc phòng

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và bảo đảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.



2.2. Quan điểm sử dụng đất

Khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, có hiệu quả phải được thể hiện qua việc cải tạo và xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về mặt kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà quá trình hình thành và phát triển của tỉnh đã tạo nên. Trong sản xuất nông nghiệp, do diện tích sẽ bị giảm để chuyển sang các mục đích khác, phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đảm bảo giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp.




tải về 2.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương