Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020



tải về 6.08 Mb.
trang7/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27

0.4.NHẬN XÉT

0.4.1.Hiện trạng lưới điện


  • Bình Dương là một tỉnh lớn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do được cấp điện từ nhiều nguồn đến bao gồm nhiều nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nguồn điện 500kV do đó chất lượng về nguồn cung cấp điện khá ổn định.

  • Bình Dương hiện có 3 trạm biến áp 220kV, hai trạm Bình Hòa và KCN Mỹ Phước đã đưa vào khai thác vận hành hết công suất phần nào đáp ứng đủ cho nhu cầu công suất của khu vực. Tuy nhiên máy biếp áp 220kV trạm Tân Định vẫn còn non tải, do các lộ ra 220 – 110kV xây dựng chậm hoặc không triển khai do đó chưa khai thác được hết công suất và không hỗ trợ được cho khu vực khác (trạm Bình Hòa 220kV quá tải).

  • Các tuyến trục trung thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu hết đã được liên kết với nhau,do đó mức độ an toàn cung cấp điện cho tỉnh cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến trục trung thếcấp điện đi xa cho khu vực phụ tải lớn, gây tổn thất điện cao (một số lộ ra trạm Gò Đậu cấp điện cho huyện Thuận An).

0.4.2.Đánh giá hiện trạng và cơ chế quản lý điện hạ thế của tỉnh:


Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số đường dây hạ thế sau điện kế tổng kéo vào các hộ sử dụng điện do nhân dân tự làm, vật liệu không đủ tiêu chuẩn, thi công không đảm bảo chất lượng, đường dây tiết diện nhỏ, đồng hồ phụ gắn cho các hộ không chính xác. Việc sử dụng điện kế tổng gây nhiều bất lợi cho người dân như : lưới điện không an toàn, chất lượng cung ứng điện thấp, tổn thất điện năng lớn, giá điện cao, số hộ nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi, số hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh bán điện thì có lợi, dễ xảy ra tình trạng trộm cắp điện sau điện kế tổng và những mặt tiêu cực trong việc sử dụng tiền điện do nhân dân đóng góp.

0.4.3.Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2010


Điện thương phẩm đạt được mức độ tăng trưởng trong điều kiện chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới là khá, phát triển nguồn và lưới điện truyền tải trong giai đoạn trước không đạt so với khối lượng và tiến độ đề ra trong quy hoạch phần nào làm giảm sản lượng điện tiêu thụ của tỉnh, riêng tỷ lệ hộ dân có điện là đạt mục tiêu quy hoạch do tỉnh đã thực hiện tốt xây dựng lưới trung hạ thế xóa điện kế cụm tổng. Trạm phân phối chủ yếu là trạm khách hàng công nghiệp vẫn tiếp tục được đầu tư nhiều trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH


Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

  • Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.

  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.695,5 km2. Bình Dương là vùng có địa hình chuyển tiếp giữa hai kiến trúc hình thái : đồng bằng bóc mòn – xâm thực, tích tụ với đồi núi sót của vùng Đông Nam Bộ (phía Đông Bắc Bình Dương) và đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ (Tây Nam Bình Dương) thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Địa hình tương đối bằng phẳng, kết cấu địa chất vững chắc phù hợp để xây dựng các khu công nghiệp, phát triển giao thông, đô thị; các trung tâm thương mại – dịch vụ.

Dân số Bình Dương năm 2009 là 1.497.117 người (Tổng điều tra dân số tháng 4/2009). Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm: thời kỳ 1997 – 2000 : 3,06 %, thời kỳ 2001 – 2005 : 6,8 %, thời kỳ 2006 – 2009 :  7,3 %. Mật độ dân số năm 2009 là 550 người/km2, so với Đồng Nai là 421 người/km2 và so với trung bình cả Vùng miền Đông Nam Bộ là 595 người/km2. Trong đó mật độ dân số huyện Thuận An là cao nhất, năm 2009 là 2.981 người/km2, thấp nhất là huyện Phú Giáo (157 người/km2). Dân số nông thôn chiếm khoảng 71% dân số toàn tỉnh.

Về hành chính, Bình Dương được chia thành 6 huyện và 1 thị xã là Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo và thị xã Thủ Dầu Một. Toàn tỉnh có 8 thị trấn, 11 phường và 72 xã. Thị xã Thủ Dầu Một là  trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Tỉnh Bình Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm được phân thành 2 mùa chính: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Chế độ gió tương đối ổn  định, tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là  trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối ôn hoà, ít thiên tai… phù  hợp cho việc xây dựng nhà xưởng, kho bãi và các kết cấu hạ tầng công nghiệp khác.

Về tài nguyên đất, diện tích đất tự nhiên của Bình Dương tới năm 2010 là 269.554,54 ha. Đất Bình Dương gồm một số nhóm chính là : đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó đất xám chiếm tỉ lệ cao nhất (52,45%). Nền đất cao 25 – 30 m so với mặt nước biển. Độ dốc trung bình 2 – 5%. Chịu nén trên 2 kg/cm2. Ngoài ra còn 4,15% diện tích tự nhiên là sông ngòi, hồ. Đất Bình Dương thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cho xây dựng và phát triển giao thông, đô thị.

Bình Dương nằm trong khu vực hạt nhân của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có lợi thế là nằm trên trục từ thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước, Tây Nguyên và đi Căm Pu Chia (qua cửa khẩu Hoa Lư); Theo hướng Tây-Tây Nam, từ Bình Dương đi Tây Ninh và Căm Pu Chia (qua cửa khẩu Mộc Bài); và từ Bình Dương đi Đồng Bằng sông Cửu Long thuận lợi. Từ Bình Dương dễ dàng đi ra cửa biển Vũng Tàu và tiếp cận với các trung tâm vận tải thuỷ, bộ, và hàng không... của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay và tương lai.

Bình Dương tiếp giáp với Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu - là nơi có nhiều tiềm năng đã và đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển mạnh mẽ; là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở theo hướng ra biển Đông qua hệ thống cảng biển nước sâu và cảng quốc tế ở Thị Vải, Cái Mép; dự kiến xây dựng hệ thống sân bay quốc tế Long Thành. giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế.

Ưu thế nổi bật về vị trí của Bình Dương là nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản, là thị trường lớn về cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Nằm kề sát thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất của cả nước. Vị trí Bình Dương thuận lợi cho xây dựng các khu công nghiệp, nền đất tốt, chi phí đất đai và lao động thấp. Đây là lợi thế cạnh tranh của tỉnh so với tp Hồ Chí Minh trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Với những thuận lợi riêng có về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Bình Dương sẽ tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và cả nước.


Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương