Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020



tải về 6.08 Mb.
trang27/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

6.2.PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH

6.2.1.Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính:


Phân tích kinh tế và phân tích tài chính được tiến hành cho phương án chọn của đề án cho trường hợp cơ sở: phụ tải phương án cơ sở, vốn đầu tư của phương án chọn.

Kết quả tính toán phân tích kinh tế tài chính như sau:



Bảng 7-4: Tổng hợp kết quả phân tích kinh tế tài chính:


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kinh tế

Tài chính

NPV

106

5.600.261

2.601.453

IRR

%

51,1%

29,9%

B/C




1,190

1,114

Thời gian hoàn vốn

năm

6

8

Kết quả chi tiết được trình bày ở Phụ lục 12.

6.2.2.Phân tích độ nhạy:


Phân tích độ nhạy được tiến hành cho các trường hợp có biến động xấu các đối với các dữ liệu đầu vào có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của dự án, cụ thể là các trường hợp sau:

  • Vốn đầu tư tăng thêm 10%

  • Điện năng bán ra giảm 10%

  • Vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10%

6.2.2.1.Phân tích độ nhạy kinh tế


Kết quả tính toán phân tích độ nhạy kinh tế như sau:

Bảng 7-5: Tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy kinh tế:


Chỉ tiêu

Đơn vị

Vốn tăng 10%

Điện năng giảm 10%

Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%

NPV

106 đ

5.312.020

4.696.958

4.468.446

EIRR

%

44,4%

42,6%

38,4%

B/C




1,179

1,175

1,165

Thời gian hoàn vốn

năm

6

6

7
Đánh giá kết quả phân tích kinh tế: dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế trong các trường hợp cơ sở và trong cả các trường hợp tăng vốn đầu tư và phụ tải giảm 10%.

6.2.2.2.Phân tích độ nhạy tài chính


Kết quả tính toán phân tích độ nhạy tài chính như sau:

Bảng 7-6: Tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy tài chính:


Chỉ tiêu

Đơn vị

Vốn tăng 10%

Điện năng giảm 10%

Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%

NPV

106 đ

2.208.339

1.916.528

1.598.092

FIRR

%

24,8%

23,9%

20,4%

B/C




1,098

1,095

1,081

Thời gian hoàn vốn

năm

8

9

9

Đánh giá kết quả phân tích tài chính: dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính trong các trường hợp cơ sở và trong cả các trường hợp tăng vốn đầu tư và phụ tải giảm 10%.


6.3.KẾT LUẬN


Bình Dương là tỉnh công nghiệp với nhiều khu công nghiệp ngày càng phát triển, điện thương phẩm công nghiệp cao. Do đó mặc dù chi phí đầu tư cho phát triển điện là rất lớn , giả thiết tính trong điều kiện khó khăn ngành điện phải đầu tư hết kể cả trạm khách hàng phân phối nhưng dự án đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và tài chính. Việc đầu tư xây dựng lưới điện một trong các kết cấu cơ sở hạ tầng quan trọng là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy việc đầu tư cho dự án quy hoạch phát triển Điện lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách.

CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1.TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN


Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, kề sát thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng rất quan trọng ở phía Nam và nước ta, là khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước. Trong những năm qua, nhờ phát huy những thế mạnh về sản xuất công nghiệp, Bình Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng bình quân GDP trong 5 năm từ 2006 – 2010 đạt khoảng 14,0%/năm, cao hơn so với bình quân toàn vùng MĐNB và dự kiến phấn đấu đạt mức tăng trưởng 13,5%/năm trong giai đoạn 2011–2015 và đạt mức 13,0%/năm giai đoạn 2016 – 2020.

Lưới điện Bình Dương được cấp điện từ nhiều nguồn đến bao gồm nhiều nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nguồn điện 500kV do đó chất lượng về nguồn cung cấp điện tương đối ổn định. Tuy nhiên, các trạm điện 220kV chưa khai thác được hết công suất, có trạm thì quá tải, trạm còn non tải do các lộ ra 220 – 110kV xây dựng chậm hoặc không triển khai. Lưới truyền tải xây dựng chậm tiến độ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn và các trạm vận hành quá tải.

Các tuyến trục trung thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu hết đã được liên kết với nhau,do đó mức độ an toàn cung cấp điện cho tỉnh cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến trục trung thế cấp điện đi xa cho khu vực phụ tải lớn, gây tổn thất điện cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số đường dây hạ thế sau điện kế tổng không đảm bảo chất lượng, tổn thất điện năng lớn, giá điện cao, dễ xảy ra tình trạng trộm cắp điện sau điện kế tổng và những mặt tiêu cực trong việc sử dụng tiền điện do nhân dân đóng góp. Do đó tỉnh đã thực hiện chương trình xóa điện kế cụm tổng và dự kiến đến cuối năm 2010 xóa hết hình thức này.

Điện thương phẩm và phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn trước chưa đạt so với khối lượng và tiến độ đề ra trong quy hoạch, tỷ lệ hộ dân có điện là đạt mục tiêu quy hoạch và trạm phân phối vượt quy hoạch. Một phần nguyên nhân là do chịu chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, do nguồn điện cấp có những thời điểm bị thiếu hụt, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên chỉ ưu tiên phát triển các công trình có tính cấp bách.

Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 với mục tiêu phát triển mạng lưới điện từ truyền tải đến phân phối để đảm bảo đạt được một số chỉ tiêu và tốc độ tăng trưởng kinh tế mà tỉnh đã đề ra, tương ứng với tốc độ tăng trưởng điện năng bình quân 13,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 11,7%/năm giai đoạn 2016-2020 đáp ứng được 99,5% hộ có điện đến năm 2015, nhu cầu công suất đến năm 2015 là 1.708 MW và 2.899 MW đến năm 2020. Điện năng tiêu thụ sẽ tăng từ 5.182 GWh (năm 2010) lên 9.586 GWh vào năm 2015 và 16.679 GWh vào năm 2020. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 4.695 kWh/người đến năm 2015 và 6.672 kWh/người đến năm 2020. Phát triển mạng lưới điện cũng phải đồng thời với việc tăng cường độ tin cây cung cấp điện của lưới điện, đảm bảo độ sụt áp, giảm tổn thất điện năng.

Để đạt được những mục tiêu trên, các hạng mục công trình cần được đầu tư trên địa bàn tỉnh như sau:



Giai đoạn 2011 – 2015:

  • Đường dây 500kV:

  • Xây mới đường dây 500 kV 2 mạch Sông Mây-Tân Định, dài 37km .

  • Xây mới đường dây 500kV 2 mạch Sông Mây-Tân Uyên, dài 23km.

  • Trạm 500kV: xây mới trạm 500/220kV Tân Uyên - 900MVA.

  • Đường dây 220kV:

  • Xây mới đường dây 220 kV 2 mạch Sông Mây-Uyên Hưng-Tân Định, dài 37km.

  • Xây mới đường dây 220kV 2 mạch Tân Uyên-Thuận An, dài 11,5km.

  • Xây mới đường dây 220kV 4 mạch Tân Uyên – (đường dây Thủ Đức - Long Bình), dài 12,5km.

  • Trạm 220kV:

  • Xây mới trạm 220kV Thuận An – 2x250MVA và đấu nối.

  • Xây mới trạm 220kV Uyên Hưng – 1x250MVA

  • Lắp máy 2 trạm 220kV KCN Mỹ Phước - 250MVA.

  • Đường dây 110kV:

  • Xây mới đường dây 110kV 2 mạch Uyên Hưng–Tân Uyên dài 6km.

  • Xây mới đường dây 110kV Tân Định-Nam Tân Uyên 1 mạch cấp điện cho trạm Nam Tân Uyên, dài 9,2km.

  • Xây mới đường dây 110kV 2 mạch Uyên Hưng-Đất Cuốc, dài 7km.

  • Xây mới đường dây 110kV 2 mạch KCN Mỹ Phước-VSIP2 MR1 dài 8km.

  • Xây mới đấu nối 110kV 2 mạch cấp điện cho trạm Thuận Giao, dài 1km.

  • Xây mới đấu nối vào trạm Colgate dài 0,5km.

  • Xây mới đấu nối vào trạm Lai Uyên dài 0,5km.

  • Cải tạo tuyến đường dây Bình Hòa – VSIP - Thuận An, chiều dài 9,2 km.

  • Cải tạo tuyến đường dây Thuận An – Sóng Thần, chiều dài 2,5 km.

  • Trạm 110kV:

  • Xây mới 7 trạm biến áp với tổng dung lượng 796MVA

  • Nâng công suất 6 trạm biến áp với tổng công suất tăng thêm 282MVA

  • Đường dây 22kV:

  • Cáp ngầm: 98 km

  • Xây mới: 923 km; Cải tạo: 394 km

  • Hạ thế: xây mới 624 km; cải tạo: 126km; lắp đặt 139.327 công tơ 3 pha và 1 pha

Giai đoạn 2016 – 2020:

  • Đường dây 500kV: xây mới đường dây 500 kV 1 mạch ĐăkNông – Mỹ Phước – Cầu Bông, dài 173km .

  • Xây dựng đấu nối trạm 500kV Mỹ Phước

  • Trạm 500kV: xây mới trạm 500/220kV Mỹ Phước–2x900MVA lắp trước 1 máy.

  • Đường dây 220kV:

    + Xây mới đường dây 220kV 4 mạch Bến Cát 2 - điểm đấu nối đ/d 220kV Mỹ Phước – Bình Long, dài 4,5km.

    + Xây mới đường dây 220kV 4 mạch từ trạm 500kV Bình Dương 1 đến điểm đấu nối đ/d 220kV Bến Cát 2 – Bình Long, dài 3km.



  • Trạm 220kV:

  • Lắp máy 2 trạm 220kV Uyên Hưng - 250MVA.

  • Xây trạm 220kV Tân Uyên nằm trong trạm 500kV Tân Uyên – 3x250MVA.

  • Xây trạm 220kV Bến Cát 2 – 2x250MVA.

  • Lắp máy 3 trạm 220kV Tân Định - 250MVA.

  • Đường dây 110kV:

  • Xây mới 17 tuyến đường dây 110kV với tổng chiều dài 107,5km.

  • Cải tạo nâng tiết diện tuyến đường dây Mỹ Phước – Lai Uyên – Bình Long , dài 45 km.

  • Cải tạo tuyến đường dây Gò Đậu – điểm đấu nối đ/d Bình Hòa – VSIP lên 2 mạch, dài 4,5 km.

  • Trạm 110kV:

  • Xây mới 17 trạm biến áp với tổng dung lượng 1.025MVA

  • Nâng công suất lắp máy 2 cho 11 trạm biến áp với tổng dung lượng 647MVA

Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư các giai đoạn như sau:



Hạng mục

2011–2015

2016–2020




Lưới truyền tải:

3.421.550

3.902.375

triệu đồng

Lưới phân phối:

1.837.447

1.805.843

triệu đồng

Lưới điện hạ thế:

234.172

214.926

triệu đồng

Tổng cộng:

5.493.169

5.923.144

triệu đồng

Hiệu quả kinh tế tài chính của đề án như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kinh tế

Tài chính

NPV

106

5.600.261

2.601.453

IRR

%

51,1%

29,9%

B/C




1,190

1,114

Thời gian hoàn vốn

năm

6

8

  • Về kinh tế : NPV đạt 5.600.261 triệu đồng; EIRR đạt 51,1%; tỷ số B/C là 1,19; thời gian hoàn vốn 6 năm. Dự án đạt hiệu quả về kinh tế.

  • Về tài chính: NPV đạt 2.601.453 triệu đồng; FIRR đạt 29,9%; tỷ số B/C là 1,114; thời gian hoàn vốn 8 năm. Dự án đạt đạt hiệu quả về tài chính.

7.2.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

7.2.1.Các phương thức huy động vốn đầu tư:


Tổng vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh trong cả thời đoạn quy hoạch là rất lớn. Do đó, việc bố trí đầy đủ vốn để thực hiện tất cả các hạng mục công trình cho phát triển lưới điện tỉnh cần có những chủ trương chính sách của các cấp có thẩm quyền của ngành điện, sự huy động các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch hàng năm, vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế,, vốn ngân sách của địa phương, vốn của các doanh nghiệp, các hộ tiêu thụ điện.

7.2.2.Tổ chức thực hiện:


Để thực hiện đề án quy hoạch có hiệu quả, cần tiến hành thực hiện các bước:

8.2.2.1. Chuẩn bị


Các Ban Quản lý Dự án lập kế hoạch vốn và kế hoạch thực hiện các hạng mục công trình, tổ chức chọn nhà thầu tư vấn, ký kết hợp đồng lập Báo cáo đầu tư, khảo sát thiết kế, tổ chức đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị, thi công công trình, tổ chức nghiệm thu, bàn giao quản lý khai thác và vận hành lưới điện.

8.2.2.2. Khảo sát thiết kế:


Để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, khảo sát thiết kế phải do các cơ quan chức năng chuyên ngành thực hiện.

Đối với lưới điện, ngành điện đảm nhận khảo sát thiết kế toàn bộ, lập dự toán đơn hàng, chuẩn bị vật tư thiết bị.


8.2.2.3. Tổ chức thi công:


Về tổ chức thi công, cần chuẩn bị mặt bằng thi công, giải tỏa, phát quang hành lang tuyến. Công tác gia công chế tạo các cấu kiện được tiến hành tại các xưởng.

Cơ giới hóa từng bước công tác thi công để nâng cao năng suất lao động, và giảm bớt thời gian thi công.

Tận dụng khả năng thi công và cung ứng vật tư của địa phương nhằm giảm chi phi vận chuyển trong xây dựng.

Tổ chức thi công các công trình cải tạo lưới điện được chuẩn bị, lập kế hoạch theo từng giai đoạn để đảm bảo tiến độ.

Trình tự thi công phải chia công trình thành nhiều hạng mục. Sau khi thi công xong có thể nghiệm thu đóng điện vận hành ngay.

Đối với lưới trung thế, thi công từng xuất tuyến, khi hoàn tất, sẽ đóng điện 22kV từng xuất tuyến.


7.3.KIẾN NGHỊ


Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn đến 2020 thời kỳ trước điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương nhanh chóng được thông qua làm cơ sở cho quy hoạch ngành.

Khi thực hiện các hạng mục công trình điện cụ thể trên địa bàn tỉnh, cần tham khảo Quy hoạch phát triển điện lực đã được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển lưới điện lâu dài tránh manh mún, phải cải tạo lại.

Các hạng mục công trình lưới truyền tải trong đề án quy hoạch đã sơ bộ lựa chọn thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đồng thời tránh đi qua các khu quy hoạch của địa phương, đất đai hiện nay tương đối còn thoáng, tuy nhiên với tốc độ phát triển, đô thị hoá như hiện nay, chẳng bao lâu diện tích đất sẽ được lắp đầy do đó cần đưa các hạng mục công trình điện vào quy hoạch sử dụng đất để thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển lưới điện.

Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 khả thi về mặt kinh tế tài chính. Tuy nhiên với nguồn vốn đầu tư cao đòi hỏi sự huy động từ nhiều nguồn khác nhau và chung tay góp sức từ doanh nghiệp và vốn dân góp do đó kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư về cơ chế.

Kiến nghị địa phương giải quyết nhanh công tác cấp đất, đền bù giải tỏa các công trình điện để có thể đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa công trình vào vận hành phục vụ cho nhu cầu điện của tỉnh.

Kiến nghị UBND tỉnh sớm thông qua và trình Bộ Công thương phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 làm cơ sở để phát triển hệ thống điện trên địa bàn tỉnh.



Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 3



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương