Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phưƠng pháP ĐIỀu tra phát hiệN


Xác định các yếu tố điều tra



tải về 1.05 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.05 Mb.
#19966
1   2   3   4   5   6

3.2. Xác định các yếu tố điều tra: Theo mục 2.4. của Quy chuẩn này.

3.3. Xác định khu vực điều tra: Theo mục 2.5. của Quy chuẩn này.

3.4. Xác định tuyến điều tra: Sau khi đã xác định được số lượng các yếu tố cần điều tra, tiến hành xác định tuyến điều tra cố định. Tuyến điều tra cố định nằm trong khu vực điều tra và phải thoả mãn các yếu tố cần điều tra đã được xác định.

3.5. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ điều tra: Tùy thuộc từng loại cây trồng, mục đích điều tra để chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho phù hợp theo mục 2.2. của Quy chuẩn này.

3.6. Phương pháp điều tra

3.6.1. Xác định thời gian điều tra: Căn cứ vào loại cây trồng cần điều tra để xác định điều tra định kỳ vào những ngày cố định; đồng thời, tùy thuộc điều kiện cụ thể và mục đích để thực hiện việc điều tra bổ sung theo mục 2.3. của Quy chuẩn này.

3.6.2. Cách điều tra:

3.6.2.1. Điều tra trực tiếp:

- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích.

- Dùng vợt: Điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích hoạt động bay nhảy ở tầng lá trên của cây trồng. Cách vợt: Mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và 1 lần vợt trở lại mới tính là 1 vợt; miệng vợt luôn vuông góc và sâu xuống tán lá khoảng 1/3 miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 1800. Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong vợt.

- Dùng khay: Để điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích phân bố ở tầng lá dưới của cây trồng hoặc trong tán lá. Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch hại và sinh vật có ích); đặt khay nghiêng một góc 450 so với gốc lúa hoặc mặt đất, dùng tay đập 2 đập vào gốc lúa hoặc phần tán lá đối diện với miệng khay. Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong khay.

- Dùng khung để điều tra dịch hại và sinh vật có ích xuất hiện trên mặt nước, mặt đất trên ruộng mạ, lúa sạ, mặt tán lá, các loại cây trồng dầy và vườn ươm. Đếm các loài dịch hại và sinh vật có ích có trong khung.

- Hố điều tra để điều tra dịch hại và thiên địch dưới mặt đất.



3.6.2.2. Điều tra gián tiếp:

- Sử dụng bẫy:

Bẫy đèn: Các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số địa phương vùng trọng điển dịch hại đặt bẫy đèn liên tục trong vụ lúa. Địa điểm bẫy đèn phải đặt ở khu vực trồng lúa, thời gian đốt đèn từ 18 hoặc 19 giờ ngày hôm trước - 5 hoặc 6 giờ ngày hôm sau (tùy theo mùa trong năm). Các dịch hại trên cây trồng khác, cần căn cứ vào điều kiện và mục đích để đặt bẫy đèn và thời gian bẫy cho phù hợp.

Bẫy khác: Tùy theo đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng, ở từng thời điểm trong năm và mục đích điều tra mà sử dụng các loại bẫy thích hợp, như bẫy chua ngọt, bẫy pheromone, ...

- Sử dụng ô hứng phân: Điều tra mật độ sâu non tuổi ≥ 4 đối với các loài sâu ăn lá cây rừng. Đặt ô hứng phân sâu dưới hình chiếu tán lá cây điều tra (mỗi ha đặt 1-2 ô). Đếm số phân sâu róm rơi vào khung hứng phân 24 giờ/lần, đếm liên tục trong 3 ngày liền vào các ngày không mưa, gió nhẹ để tính mật độ sâu theo công thức (mục 2.9.2.).

- Sử dụng vồ gỗ để điều tra sâu róm thông tuổi lớn: Đập liên tục 3 lần vào thân cây cách mặt đất 0,7 – 1,0 m và đếm số sâu rơi trên nền bạt hoặc nylon đã dải ở dưới tán lá cây. Mật độ sâu trên cây (con/cây) được tính bằng số sâu róm rơi xuống đất x 3 (hệ số thực nghiệm).



3.6.2.3. Trong phòng: Theo dõi, phân tích những mẫu dịch hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định mật độ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ chết tự nhiên.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Điều tra và gửi thông báo định kỳ:

4.1.1. Nhân viên Bảo vệ thực vật cấp xã: Điều tra tình hình dịch hại trên địa bàn xã và gửi thông báo 7 ngày/lần (theo mẫu Phụ lục III, mẫu này chỉ dùng Nhân viên Bảo vệ thực vật cấp xã và Trạm Bảo vệ thực vật huyện) vào các ngày thứ 2 hàng tuần cho Trạm Bảo vệ thực vật huyện, bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

4.1.2. Trạm Bảo vệ thực vật huyện:

Điều tra tình hình dịch hại trên địa bàn huyện (đối với những huyện chưa có Nhân viên Bảo vệ thực vật cấp xã) hoặc kiểm tra, tổng hợp tình hình dịch hại từ các xã và gửi thông báo 7 ngày/lần (theo mẫu Phụ lục III, mẫu này chỉ dùng cho Kỹ thuật viên Bảo vệ thực vật cấp xã và Trạm Bảo vệ thực vật huyện) vào các ngày thứ 3 hàng tuần cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

4.1.3. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh:

Kiểm tra và tổng hợp tình hình dịch hại ở các huyện trong tỉnh và gửi thông báo tình hình dịch hại 7 ngày/lần (theo mẫu Phụ lục IV, mẫu này chỉ dùng cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) vào các ngày thứ 4 hàng tuần cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Cục Bảo vệ thực vật bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

4.1.4. Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng:

Kiểm tra và tổng hợp tình hình dịch hại ở các tỉnh trong vùng và gửi thông báo tình hình dịch hại 7 ngày/lần (theo mẫu Phụ lục IV, mẫu này chỉ dùng cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) vào các ngày thứ 5 hàng tuần cho Cục Bảo vệ thực vật bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

4.1.5. Cục Bảo vệ thực vật:

Kiểm tra và tổng hợp tình hình dịch hại ở Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và gửi thông báo tình hình dịch hại 7 ngày/lần vào các ngày thứ 6 hàng tuần cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.



4.2. Thông báo, điện báo đột xuất và các văn bản chỉ đạo

Khi dịch hại có khả năng phát sinh, phát triển nhanh, trên diện rộng, nguy cơ gây thiệt hại sản xuất thì cơ quan Bảo vệ thực vật phụ trách địa bàn (Trạm Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng) hoặc Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm ra các thông báo, điện báo đột xuất và gửi cơ quan quản lý trực tiếp; cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên và các đơn vị liên quan.

Nhân viên Bảo vệ thực vật cấp xã, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Bảo vệ thực vật Vùng và Cục Bảo vệ thực vật Chủ trì tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, chính quyền cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo khi dịch hại có nhiều nguy cơ đe dọa sản xuất.

4.3. Báo cáo khác

Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng có trách nhiệm ra các loại thông báo sau:

4.3.1. Thông báo tháng (theo mẫu Phụ lục IV):

- Thời gian tính từ ngày 16/tháng trước đến ngày 15/tháng sau.

- Gửi cho các cơ quan quản lý chuyên môn ngành cấp trên.

4.3.2. Báo cáo diễn biến và kết quả phòng trừ các đợt dịch;

4.3.3. Báo cáo tổng kết vụ (theo mẫu Phụ lục V):

- Vụ Đông Xuân: Gửi cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.

- Vụ Hè Thu và mùa: Gửi cho Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục bảo vệ thực vật trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

- Vụ Đông (rau, ngô, đậu tương, khoai tây… chỉ áp dụng cho các tỉnh phía Bắc).

4.3.4. Dự báo vụ (theo mẫu Phụ lục VI): gửi Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng và Cục Bảo vệ thực vật trước các vụ sản xuất 20 ngày.

4.4. Lưu giữ và khai thác dữ liệu: Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ thực vật phải lưu giữ, hệ thống, quản lý và khai thác dữ liệu điều tra, báo cáo bằng các phương pháp truyền thống kết hợp phát huy lợi thế trong công nghệ thông tin.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại cây trồng tại Việt Nam./.



Phụ lục 1. Quy định mật độ, tỷ lệ dịch hại để thống kê diện tích nhiễm dịch hại

  1. Cây lúa (mạ, lúa sạ, lúa cấy)

TT

Tên dịch hại

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Mật độ/tỷ lệ dịch hại

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Sâu cuốn lá nhỏ

Cnaphalocrocis medinalis Guenee

- Đẻ nhánh

- Đòng trỗ



50 con/m2

20 con/m2



2

Đục thân 2 chấm
ĐT 5 vạch đầu nâu
ĐT 5 vạch đầu đen
Đục thân cú mèo

Scirpophaga incertulas Walk

Chilo suppressalis Walk

Chilotraea auricilius Dudg

Sesamia inferens Walk

- Mạ - đẻ nhánh

- Đòng trổ



0,5 ổ/m2; 10% dảnh héo
0,3 ổ trứng; 5% bông bạc

3

Rầy nâu,

Rầy lưng trắng,

Rầy nâu nhỏ


Nilaparvata lugens Stal

Sogata furcifera Horvath

Laodelphax striatellus (Fallén)

- Mạ - đẻ nhánh – trỗ chín

- Đòng - trỗ chín



1.500 con/m2; 500 ổ trứng/m2

4

Bọ xít dài

Leptocorisa acuta Thunberg

- Đòng trỗ chín

6 con/m2

5

Bọ xít đen

Bọ xít xanh



Scotinophora lurida Burmeister

Nezara viridula Linnaeus

- Đẻ nhánh – đòng trỗ

20 con/m2

6

Sâu cắn gié

Mythimna saparata Walker

- Trỗ - chín

5 con/m2

7

Sâu keo

Spodoptera mauritia Boisduval

- Mạ - đẻ nhánh

20 con/m2

8

Sâu phao

Nymphula fluctuosalis Zeller

- Đẻ nhánh

20 con/m2

9

Châu chấu

Oxya chinensis Thunberg

- Mạ - đòng - trỗ chín

20 con/m2

10

Bọ trĩ

Halothrips aculeatus Fabricius

- Mạ - đẻ nhánh

15% dảnh; 3.000 con/m2

11

Nhện gié

Steneotarsonemus spinki Smiley

- Đòng

15% dảnh; 3.000 con/m2

12

Sâu gai

Dicladispa armigera Olivier

- Đẻ nhánh –đòng

20 TT/m2, 200 sâu non

13

Sâu năn

Orseolia oryzae Wood – Mason

- Mạ đẻ nhánh

10% dảnh

14

Ruồi

Chlorops oryzae Matsumura

Đẻ nhánh – đòng

20% dảnh

15

Ve sầu bọt

Poophilus costalis Walker

Đứng cái – đòng

6 con/m2

16

Bệnh khô vằn

Rhizotonia solani Kuhn

- Đẻ nhánh -đòng trỗ

20% dảnh

17

Bệnh đạo ôn

Pyricularia oryzae Cavara

- Đẻ nhánh - dòng

- Trỗ - chín



10% lá

5% cổ bông



18

Bệnh bạc lá

Xanthomonas oryzae pv oryzae (Dowson) Dye.

- Đòng trỗ chín

20% lá

19

Đốm sọc vi khuẩn

Xanthomonas oryzae pv oryzae (Fang et all.) Dye

- Đòng – trỗ

20% lá

20

Bệnh vàng lùn
lBệnh ùn xoắn lá

Bệnh lùn sọc đen



Rice Grassy Stunt Virus,
Rice Ragged Stunt Virus

Rice Black Streaked Drawf Virus



- Mạ - đẻ nhánh

- Đòng - trỗ



5% dảnh

10% dảnh


21

Bệnh nghẹt rễ

Bệnh sinh lý

- Đẻ nhánh

20% khóm

22

Đen lép hạt

Thối hạt vi khuẩn



Pseudomonas glumae Kurita.et Tabei

Ralstonia glumae Kurita.et.Tabei

- Trỗ - chín

10% hạt

23

Tuyến trùng

- Aphelenchoides besseyi Christie

- Tylenchorhynchus.sp.

- Meloidogyne sp.


- Đẻ nhánh – đứng cái

10% lá, dảnh

24

Bệnh thối thân

Pseudomonas fuscovaginae Miyalima

- Đẻ nhánh

- Đứng cái



10% dảnh

25

Bệnh hoa cúc

Ustilaginoidea virenx Tak

- Đòng trỗ - chín

5% hạt

26

Bệnh than đen

Tilletia barclayana Bref

- Đòng trỗ - chín

5% hạt

27

Lúa von

Fusarium moniliforme

- Mạ - đẻ nhánh

10% dảnh

28

Ốc bươu vàng

Pomacea caniculata

- Mạ - đẻ nhánh

0,5 ổ trứng/m2; 3 con/m2

10% dảnh bị hại



29

Chuột

Rattus spp

- Đẻ nhánh

- Đòng trỗ



10% dảnh

5% đòng


2. Cây ngô

1

Sâu xám

Agrotis ypsilon Hufnagel

- Cây con

2 con/m2; 10% cây hại

2

Sâu đục thân, bắp

Ostrinia furnacalis Guenee

- Loa kèn

- Trỗ cờ phun râu



20% cây

20% bắp, cây



3

Sâu cắn lá ngô

Mythimna loreyi Duponchel

- Loa kèn

5 con/m2

4

Rệp

Aphis maydis Fitch

- Các giai đoạn

30% cây

5

Bọ xít xanh

Nezara viridula Linnaeus

- Các giai đoạn

20 con/m2

6

Sâu gai

Dactylispa sp.

- Loa kèn

- Trỗ cờ phun râu



10 con/m2 tr.thành; 100 Snon

20 con/m2 tr.thành; 200 Snon



7

Bệnh gỉ sắt

Fuccinia maydis Bereng

- Loa kèn – chín

30% lá

8

Bệnh đốm lá lớn,

đốm lá nhỏ



Helminthosporium turcicicumpass

Helminthosporium maydis Nishi.et Miyake

- Loa kèn – chín

30% lá

9

Bệnh khô vằn

Rhizoctonia solani Kuin

- Loa kèn – trỗ cờ

20% cây

10

Bệnh bạch tạng

Sclerospora maydis (Rol) Palni

- Cây con

10% cây

11

Bệnh huyết dụ

Sinh lý

- Các giai đoạn sinh trưởng

20% cây

12

Bệnh phấn đen

Ustilago maydis (DC) Corda.

- Trỗ cờ - phun râu

5% bắp

13

Lùn sọc đen

Rice Black streak dwarf virus

- Cây con 3-6 lá

5% cây con

14

Bệnh héo vi khuẩn

Pseudomonas sp.

- Loa kèn – trỗ cờ

10% cây

15

Chuột

Rattus

- Cây con – trỗ cờ phun râu

10% cây; 5% bắp

3. Các cây họ hoa thập tự:

1

Sâu tơ

Plutella xylostella Linnaeus

(Plutella maculipennis Curtis)



- Cây con

- Cây lớn



20 con/m2

30 con/m2



2

Sâu xanh bướm trắng

Pieris canidia Sparrman

Pierie rapae Linnaeus

Các giai đoạn sinh trưởng

6 con/m2

3

Sâu khoang

Spodoptera litura Fabricius

Các giai đoạn sinh trưởng

10 con/m2

4

Sâu xám

Agrotis ypsilon hufnagel

Cây con

5 % cây, 5 c/m2

5

Bọ nhảy

Phyllotreta spp.

Các giai đoạn sinh trưởng

20 con/m2

6

Ruồi đục lá

Leafminer

Các giai đoạn sinh trưởng

30% lá

7

Rệp

Myzus persicae Sulzer

Rhopalo siphum pseudobrassicae Davis

Brevicoryne brassicae Linnaeus

Các giai đoạn sinh trưởng

30% cây

8

Bọ trĩ

Thripidae

Các giai đoạn sinh trưởng

30% cây

9

Nhện hại

*

Các giai đoạn sinh trưởng

20% cây

10

Bệnh sương mai

Peronospora parasitica (Pers.) Fries

Các giai đoạn sinh trưởng

10% cây

11

Bệnh héo vàng

Fusarium sp.

Các giai đoạn sinh trưởng

5% cây

12

Bệnh héo xanh

Pseudomonas sp.

Các giai đoạn sinh trưởng

5% cây

13

Bệnh xoăn lá

Virus sp.

Các giai đoạn sinh trưởng

5% cây

14

Bệnh thối nhũn vi khuẩn

Erwinia sp.

Các giai đoạn sinh trưởng

10% cây

15

Bệnh đốm vòng

Alternaria brassicae (Berk)

Các giai đoạn sinh trưởng

30% lá

16

Bệnh hại củ

Rhizoctonia sonani Kuhn

Giai đoạn củ

10% củ

17

Chuột

Rattus spp

Các giai đoạn sinh trưởng

10% cây


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương