Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ qcvn /bct



tải về 1.51 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.51 Mb.
#22302
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Điều 44. Thùng cũi


1. Tài liệu kỹ thuật của thùng cũi phải có đủ các bản vẽ cấu tạo, chi tiết, ghi đủ các kích thước cơ bản và vật liệu chế tạo, trọng lượng của thùng cũi kể cả cơ cấu treo cáp, tải trọng tối đa cho phép, số người chuyên chở một chuyến.

2. Thùng cũi và đối trọng phải trang bị thiết bị phanh dù để hãm êm và dừng thùng cũi khi sự cố.

3. Cửa thùng cũi phải được thiết kế tránh người văng ra ngoài.

a) Cửa rèm: Cửa rèm được thiết kế kéo lên, hạ xuống bằng tay.

b) Cửa bản lề: Cửa bản lề phải được mở vào trong và có then cài không tự mở ra được ở bên ngoài. Chiều cao thành trên cửa tính từ sàn thùng không nhỏ hơn 1,2 m và của thành dưới cao tối đa là 0,15 m.

4. Trong thùng cũi phải được trang bị cam hãm goòng để cố định chắc chắn toa xe khi thùng cũi di chuyển.

5. Dọc hai bên sườn thùng cũi phải có tay vịn.

6. Khoảng cách từ sàn thùng cũi tính từ vị trí nhô cao nhất tời nóc thùng cũi không nhỏ hơn 1,9 m.

7. Số người đồng thời trong mỗi tầng thùng cũi được xác định từ tính toán và không quá 5 người trên 1 m2 và trong thùng trục không quá 4 người trên 1 m2.

8. Trên thùng cũi phải có chụp bảo hiểm.

9. Khi ra vào tầng thứ hai của thùng cũi phải bằng thang chuyên dụng. Sau khi thùng cũi di chuyển khỏi vị trí tiếp nhận, miệng giếng phải được đóng kín.

10. Cam hãm goòng: Trong thùng cũi phải trang bị cam hãm goòng. Khi goòng được trao đổi ở hai bên của thùng cũi, cam hãm goòng phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật và an toàn để hãm goòng và trao đổi goòng ở hai bên.

11. Cam đỡ thùng: Tại các sàn tiếp nhận của giếng đứng, phải thiết kế cam đỡ thùng cũi để đảm bảo an toàn khi chất dỡ tải.

12. Cơ cấu treo thùng cũi (cơ cấu treo cáp đầu, cáp cuối): Mỗi thùng cũi đều phải có cơ cấu treo thùng. Tài liệu kỹ thuật phải chỉ rõ phương pháp treo, móc cáp.

13. Bánh dẫn hướng thùng cũi, bạc dẫn hướng thùng cũi

13.1. Bánh dẫn hướng được trang bị cho thùng cũi trong trường hợp dẫn hướng là gỗ hoặc thép hình.

13.2. Bạc dẫn hướng trang bị cho thũng cũi trong trường hợp dẫn hướng bằng cáp, ray hoặc gỗ có các thông số theo quy định tại Khoản 10.16, Điều 54, Quy chuẩn này.

14. Nóc thùng cũi phải có sàn an toàn chuyên dụng dành cho thợ kiểm tra thùng cũi. Mặt sàn phải có kích thước tối thiểu 0,6 m2 (một trong các kích thước là 0,4 m) và hàng rào an toàn không thấp hơn 1,2 m.

15. Thùng cũi phải được trang bị cơ cấu giảm xóc để giảm sung khi phanh dù tác động. Trường hợp giảm xóc bằng cáp, phải ghi rõ giới hạn độ giãn dài cáp giảm xóc.

16. Thùng cũi phải được trang bị phanh dù bảo vệ chống rơi thùng cũi khi đứt cáp.

17. Cho phép không cần phanh dù trong những trường hợp sau:

a) Thùng cũi và đối trọng của tời trục mỏ với số cáp ≥ 4.

b) Thùng cũi và đối trọng tời trục mỏ hai cáp với điều kiện lựa chọn cáp nâng phù hợp với quy định độ bền dự trữ của cáp thép tại Điều 48, Quy chuẩn này và số sợi đứt của cáp thép không vượt quá quy định tại Điều 50, Quy chuẩn này.

c) Thùng cũi và đối trọng của tời trục mỏ sự cố, sửa chữa.

d) Thùng cũi và đối trọng của trục tải các giếng gió không sử dụng để vận chuyển người lên - xuống thường xuyên.

e) Đối trọng của tời trục mỏ giếng nghiêng.

g) Đối trọng của tời trục mỏ giếng đứng trong điều kiện khoang của thùng cũi và đối trọng được ngăn cách với nhau bằng ray hoặc cáp. Cho phép không có ngăn cách nếu chiều cao của khung đỡ đối trọng lớn hơn hai bước cốt chống khi thanh định hướng đặt cả hai bên và lớn hơn một bước cốt chống khi thanh định hướng đặt một bên. Đối trọng trong trường hợp này phải được trang bị các guốc bảo hiểm dài hơn 0,4m với khe hở tăng lên.

h) Chở người lên - xuống trong thùng cũi trong quá trình hoàn thiện các công việc đào, đào sâu thêm và đào lò nối thông gió (trừ khi đào các lò đảm bảo lối ra thứ hai và các giếng khác) hoặc khi sửa chữa lớn giếng đứng.



Điều 45. Thùng skip

1. Thùng skip giếng đứng:

a) Thùng skip vận chuyển than và đất đá cần phải có thân cố định, cửa tháo hình quạt khi máng tiếp nhận của bunke chứa cố định.

b) Thùng skip phải được di chuyển theo đường dẫn hướng.

c) Bạc dẫn hướng thùng skip được áp dụng theo quy định tại Khoản 10.16, Điều 54, Quy chuẩn này.

c) Thùng skip được chế tạo từ vật liệu làm vách thùng có tính cơ lý không thấp hơn thép hợp kim thấp 16Mn và khung cốt thép cứng.

d) Sàn thao tác an toàn chuyên dụng để phục vụ công tác kiểm tra an toàn thùng skip được thiết kế trên nóc thùng skip. Kích thước của sàn theo quy định tại Khoản 14, Điều 44, Quy chuẩn này.

2. Thùng skip giếng nghiêng

a) Thùng skip giếng nghiêng phải được di chuyển theo dẫn hướng.

b) Bạc dẫn hướng thùng skip giếng nghêng được áp dụng theo quy định tại Khoản 10.16, Điều 54, Quy chuẩn này.

c) Khi góc nghiêng của giếng đến 250, sử dụng skip dỡ tải đáy hoặc toa xe goòng;

d) Khi góc nghiêng của giếng trên 250, sử dụng skíp dỡ tải qua thành sau với cửa tháo hình quạt;

e) Tại các mỏ kim loại đen và kim loại màu, khi độ ẩm lớn và bốc dỡ khoáng sản không tốt, sử dụng skip lật.

3. Khi thiết kế hoặc lựa chọn thùng trục phải cơ giới hóa việc chất dỡ tải thùng cũng như vận chuyển các vật liệu dài, nặng.



Điều 46. Thùng trục đào giếng

1. Thùng trục phải được di chuyển theo các đường dẫn hướng. Cho phép các thùng trục di chuyển không có các đường dẫn hướng ở khoảng cách không quá 20m đến mặt gương đào khi thi công các giếng đứng bằng các tổ hợp thiết bị (máy bốc xúc, gầu ngoạm).

2. Cho phép chở người lên - xuống bằng thùng trục trong thời gian đào giếng, cũng như khi đặt khung giếng với điều kiện tời trục mỏ phải được trang bị các cơ cấu khoá liên động, thùng trục phải có cơ cấu chống lật.

3. Trong trường hợp khắc phục sự cố hoặc tiến hành công tác sửa chữa giếng, cho phép chở người lên - xuống bằng thùng trục không có các khung dẫn hướng, với điều kiện:

a) Tốc độ chuyển động của thùng trục không được vượt quá 0,3 m/s;

b) Khe hở giữa các thành của thùng trục với các kết cấu kim loại trong thành giếng nhô ra phải đảm bảo tối thiểu là 400 mm;

c) Trên thùng trục nhất thiết phải có chụp bảo hiểm;

d) Người ra vào thùng trục ở sàn tiếp nhận dưới phải bằng cầu thang gấp chuyên dùng hoặc bậc của thùng trục và chỉ khi cơ cấu dỡ tải đóng kín, thùng trục đã dừng;

e) Người ra vào thùng trục ở các lò và hầm trạm trung gian phải bằng cầu thang kiểu gấp bản lề, còn ra vào ở trên sàn cứng và trên thùng trục chỉ khi mép thùng trục đã dừng ở ngang mức miệng loa hoặc ở ngang mức sàn tầng khi có cửa trong miệng loa.

Chương 8

Cáp thép, cơ cấu treo và móc nối

Điều 47. Quy định chung và phân loại cáp thép sử dụng cho các tời trục mỏ

1. Quy định chung về cáp thép, cơ cấu treo và móc nối

a) Phải đúng chủng loại theo thiết kế, đầy đủ nhãn mác và thông số kỹ thuật;

b) Phải được thử nghiệm độ bền dự trữ trước khi sử dụng và định kỳ trong quá trình sử dụng;

c) Độ bền dự trữ của cáp thép không được thấp hơn giá trị cho trong Bảng 11 và Bảng 12;

d) Kết quả kiểm tra, thử nghiệm phải được ghi sổ theo mẫu tại Phụ lục 3

2. Phân loại cáp sử dụng cho các tời trục

a) Đối với cáp cho tời trục mỏ một đầu trong các trường hợp thùng trục có dẫn hướng và không có dẫn hướng: Sử dụng loại cáp chống soắn;

b) Đối với các loại tời trục khác khác phụ thuộc vào thiết kế.

c) Đối với tời trục mỏ giếng đứng một cáp, cáp thép được chọn loại sợi bện tròn mạ kẽm với tiếp xúc đường và điểm, lõi thép hoặc lõi gai tẩm dầu với độ bền kéo 1568 MPa (160 KG/mm2); 1764 MPa (180 KG/mm2), đường kính cáp 27; 33; 36,5; 42; 46,5; 50,5; 53,5; 58,5; 63 mm.

d) Khi chiều sâu giếng và tải trọng đầu cáp lớn, cáp thép được chọn là loại sợi bện tròn mạ kẽm với tiếp xúc đường và điểm lõi thép hoặc lõi gai tẩm dầu với độ bền kéo 1670 MPa (170 KG/mm2); 1860 MPa (190 KG/mm2), đường kính cáp 28; 32,5; 35,5; 39; 42; 45,5; 49; 52; 60,5 mm.

e) Đối với giếng nghiêng, cáp thép được chọn loại bện chéo đường kính không nhỏ hơn 20 mm với đường kính dây lớp bên ngoài không nhỏ hơn 16 mm.

3. Cáp cân bằng

a) Việc dùng cáp cân bằng khi sử dụng tời trục mỏ một cáp ở độ sâu lớn hơn 550 m thỏa mãn điều kiện tại công thức 6.

(6)

Trong đó: p - Khối lượng riêng một mét cáp nâng, (kg/m);

H - Chiều cao nâng, (m);

Q - Khối lượng hàng, (kg).

b) Cáp cân bằng cần chọn loại cáp bện tròn xoắn đơn với độ bền kéo không thấp hơn 1372 MPa (140 KG/mm2). Nếu điều kiện mỏ không cho phép sử dụng vòng đuôi đối với cáp cân bằng bện tròn, nên sử dụng cáp dẹt hoặc dải cáp cao su.

c) Khi lắp đặt cáp thép cân bằng trong rốn giếng phải lắp đặt bộ phận (dầm) chống xoắn vòng cáp. Nếu bộ phận này bằng gỗ cần phải lót miếng băng tải và bố trí làm 3 bậc tương ứng 2 m ÷ 2,5 m. Khi chiều sâu rốn giếng hạn chế và nước rốn giếng chảy không nhiều, cho phép lắp đặt 2 hàng dầm. Khoảng cách giữa phần thấp nhất của vòng cáp và phần thấp nhất của dầm phải đảm bảo dịch chuyển tự do của vòng cáp khi nâng.

d) Bố trí cáp cân bằng dẹt cần tránh hướng gió thổi trực tiếp, vuông góc với mặt dẹt của cáp.

Điều 48. Dự trữ độ bền cáp thép và cơ cấu móc nối

1. Dự trữ độ bền cáp thép

1.1. Đối với máy trục tang trụ một cáp cho trong bảng 11.

Bảng 11

Phân loại công dụng



Vận chuyển người

Vận chuyển người, hàng

Vận chuyển vật liệu

Vận chuyển người

Vận chuyển hỗn hợp

Vận chuyển vật liệu

Giá trị hệ số an toàn nhỏ nhất

9

9

9

7,5

6,5

1.2. Đối với máy trục tang ma sát nhiều cáp cho trong bảng 12.

Bảng 12

Phân loại công dụng


Chuyên vận chuyển người

Vận chuyển người, hàng

Chuyên vận chuyển vật liệu

Vận chuyển người

Vận chuyển hỗn hợp

Vận chuyển vật liệu

Giá trị hệ số an toàn nhỏ nhất

9,2 + 0,0005H

9,2 + 0,0005H

9,2 + 0,0005H

8,2 + 0,0005H

7,2 + 0,0005H

Ghi chú: H là chiều dài cáp treo tính bằng mét (m)

1.3. Đối cáp hãm và cáp giảm chấn với tải trọng động của phanh dù: 3 lần.

1.4. Đối với cáp buộc được sử dụng nhiều lần khi hạ các tải trọng quá cỡ và cồng kềnh dưới các thùng trục và đối với cáp thép dùng trong hệ thống tín hiệu của tời trục mỏ chở hàng - người và người: 10 lần.

1.5. Mối nối cáp cân bằng lõi cao su phải có dự trữ độ bền phù hợp với những quy định an toàn về treo và vận hành cáp cân bằng có lõi cao su chịu lửa phù hợp với quy định tại bảng 13 và 14.

2. Dự trữ độ bền cơ cấu treo và móc nối

a) 13 lần đối với các cơ cấu treo và móc nối của tời trục mỏ chở người cũng như đối với cơ cấu móc nối và quai treo của thùng trục đào lò;

b) 10 lần đối với các cơ cấu treo và móc nối thùng trục của tời trục mỏ giếng đứng và của tời trục giếng nghiêng có cáp vô tận không phụ thuộc vào công dụng; đối với các đường monoray và ray đặt trên nền, các cơ cấu móc nối của trang thiết bị đào giếng (giàn, ván khuôn….) và cáp cân bằng;

c) Dự trữ độ bền của cơ cấu móc nối cáp cân bằng phải được xác định theo tỷ lệ với trọng lượng của chúng;

d) 13 lần đối với các cơ cấu treo và móc nối của tời trục mỏ chở hàng - người, tính theo khối lượng của số người chở xuống đông nhất;

e) 6 lần đối với cơ cấu móc nối của các cáp dẫn hướng và cáp thiết bị đào lò, cơ cấu nối móc goòng và cơ cấu móc nối cáp khi vận tải tời vô cực.

g) 4 lần với giới hạn chảy của vật liệu (đối với cơ cấu móc nối dạng “móc sừng dê” khi vận tải bằng cáp vô tận).

3. Mỗi loại cơ cấu móc nối bắt chặt cáp phải đảm bảo độ bền không nhỏ hơn 85% độ bền của cáp.

Điều 49. Kiểm tra và thử nghiệm

1. Kiểm tra và thử nghiệm cáp thép

1.1. Kiểm tra

1.1.1. Cáp tời trục mỏ phải được những người chuyên trách do Giám đốc điều hành mỏ chỉ định tổ chức kiểm tra theo những thời hạn được quy định tại Điều 67, Chương 11 và các quy định sau đây:

a) Hàng ngày đối với cáp nâng thùng trục và đối trọng của tời trục mỏ giếng đứng và nghiêng, cáp cân bằng của tời trục mỏ có tang ma sát, cáp treo máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm) khi đào giếng.

b) Cho phép một người tiến hành kiểm tra đồng thời không nhiều hơn 4 cáp treo tải. Khi trên một cơ cấu treo có 2 cáp cân bằng có lõi cao su thì một người có thể xem xét, kiểm tra các cáp đó.

c) Hàng tuần, đối với cáp cân bằng của tời trục kiểu tang trống, cáp hãm và dẫn hướng, cáp treo sàn, cáp treo cáp điện và thiết bị đào lò, cũng như cáp nâng và cáp cân bằng có lõi cao su phải có sự tham gia của kỹ sư cơ điện chuyên trách tời trục của mỏ.

d) Hàng tháng đối với cáp giảm chấn và cáp của thiết bị dùng để khấu, cáp nâng và cân bằng, kể cả những phần của các cơ cấu bắt chặt có sự tham gia của Phó Giám đốc cơ điện mỏ hoặc Người phụ trách tời trục mỏ của mỏ; các cáp thường xuyên ở trong giếng có sự tham gia của Phụ trách cơ điện đào giếng mỏ đang xây dựng hoặc Người phụ trách tời trục của mỏ.

1.1.2. Cáp phải được kiểm tra trên suốt chiều dài với tốc độ không quá 0,3 m/s. Các đoạn cáp bị hư hỏng cũng như các vị trí nối cáp có lõi cao su phải được kiểm tra ở trạng thái tĩnh. Các đoạn cáp có số sợi hư hỏng trên mỗi bước bện không quá 2% cho phép tiến hành kiểm tra với tốc độ không quá 1 m/s. Trong trường hợp này một người tiến hành kiểm tra đồng thời không quá 2 cáp của tời trục mỏ nhiều cáp.

1.1.3. Cáp nâng bện dảnh vận hành trong giếng đứng và ở tời trục mỏ thùng cũi chở người và hàng - người trong giếng nghiêng có góc dốc trên 600, phải được kiểm tra bằng dụng cụ để xác định độ mòn tiết diện kim loại trên toàn bộ chiều dài. Thời hạn tiến hành kiểm tra theo quy định tại bảng 13.

1.1.4. Cáp cân bằng, hãm, giảm xóc của phanh dù thùng cũi, cáp dẫn hướng, cáp để treo sàn công tác và thiết bị đào lò phải được kiểm tra khi cần kéo dài thời hạn sử dụng theo quy định tại bảng 13.

Bảng 13. Thời hạn kiểm tra cáp thép tời trục mỏ

Công dụng của cáp



Góc nghiêng đường lò (độ)

Chu kỳ (tháng)

Đến lần kiểm tra đầu tiên

Giữa những lần kiểm tra tiếp sau khi mòn tiết diện kim loại, %

Đến 12

Đến 15

Trên 15

Cáp nâng:

- Tráng kẽm



90

12

6

1

0,5


Không có lớp phủ

90

6

2

1

0,5

Cáp nâng

Lớn hơn 60

6

2

1

0,5

Cáp treo thang cấp cứu và khoang sàn đào lò

90

6

2

1

0,5


tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương