Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ qcvn /bct



tải về 1.51 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.51 Mb.
#22302
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

QCVN :2016/BCT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ




QUY CHUẨN

Kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ

QCVN …..:2016/BCT

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BCT

Ngày tháng năm 2016 của Bộ Công Thương
Chương 1

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn đối với hệ thống tời trục mỏ được lắp đặt để nâng, hạ tải trọng trong giếng nghiêng và giếng đứng mỏ hầm lò.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng bắt buộc đối với những tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới tời trục mỏ trên lãnh thổ Việt Nam.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tời trục mỏ là tên gọi chung của tời mỏ và trục tải mỏ - Là thiết bị nâng, hạ được sử dụng trong công nghiệp khai thác mỏ.

2. Tời mỏ - Là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp ≤ 2000 mm.

3. Trục tải mỏ - Là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp > 2000 mm.

4. Tời trục mỏ giếng đứng - Là tời trục mỏ được lắp đặt để vận tải trong các đường lò có góc dốc 900 (tời trục mỏ lắp đặt tại lò nghiêng có góc dốc > 450 phải áp dụng các quy định về an toàn như tời trục mỏ giếng đứng)

5. Tời trục mỏ giếng nghiêng - Là tời trục mỏ được lắp để vận tải trong các đường lò có góc dốc ≤ 450.

6. Tời trục cáp một đầu - Là tời trục mà một đầu cáp tải được liên kết và quấn trên tang tời, đầu còn lại được nối với phương tiện chất tải hoặc nối với cơ cấu móc tải.

7. Tời trục vô cực - Là tời trục mà cáp và goòng chạy liên tục theo một vòng kín.

8. Tời trục ma sát - Là tời trục dùng tang ma sát để truyền chuyển động từ tang đến cáp tải.

9. Tời thủy lực - Là tời dẫn động bằng động cơ thủy lực.

10. Thùng trục - Là phương tiện dùng để vận chuyển người, thiết bị, vật liệu, khoáng sản, đất đá trong giếng đứng hoặc giếng nghiêng.

11. Thùng cũi - Là thùng trục dùng để nâng, hạ người, thiết bị, vật liệu hoặc goòng trong giếng đứng, giếng nghiêng.

12. Skip - Là thùng trục chuyên dụng tự rỡ tải dùng để nâng hạ than, đất đá, vật liệu rời trong giếng nghiêng, giếng đứng.

13. Toa xe chở người - Là phương tiện dùng để chở người trong giếng nghiêng hoặc lò bằng.

14. Phanh dù - Là cơ cấu tự động phanh hãm thùng trục, toa xe chở người trong giếng đứng hoặc giếng nghiêng khi tời trục gặp sự cố (khi đứt cáp hoặc khi toa xe chạy vượt quá tốc độ).

15. Hệ thống tời trục mỏ - Bao gồm toàn bộ các thiết bị, các bộ phận kết cấu trong giếng được tổ hợp thành hệ thống có liên kết chặt chẽ với nhau. thực hiện việc nâng hạ theo thiết kế và đảm bảo an toàn.

Điều 4. Phân loại tời trục mỏ

Tời trục mỏ được phân ra các loại:

1. Theo vị trí lắp đặt: Tời trục lắp đặt trên nền đất và tời trục lắp đặt trên giá treo.

2. Theo độ dốc của giếng mỏ: Tời trục giếng đứng và tời trục giếng nghiêng.

3. Theo công dụng: Tời trục chở người, tời trục chở hàng, tời trục chở hàng - người.

4. Theo kết cấu của tang: Tang trụ, tang côn, tang trụ-côn, tang ma sát, tang đơn, tang kép.

5. Theo số lượng tang: Tời một tang, tời hai tang, tời ba tang.

6. Theo dạng năng lượng truyền động: Tời điện, tời thủy lực, tời khí nén.

7. Theo nguyên lý hoạt động: Tời hữu cực (một đầu và hai đầu), tời vô cực.

Điều 5. Các quy định chung

1. Hồ sơ kỹ thuật an toàn tời trục mỏ phải có các tài liệu về:

1.1. Thiết kế chọn tời trục mỏ được phê duyệt.

1.2. Tài liệu về thông số kỹ thuật hệ thống tời trục mỏ, hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và quy trình vận hành tời trục cũng như thiết bị, chi tiết, vật tư dự phòng cần thiết do nhà chế tạo tời trục cung cấp.

1.3. Thiết kế thi công, lắp đặt.

1.4. Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt.

1.5. Hồ sơ hoàn công sau lắp đặt.

1.6. Hồ sơ thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định.

1.7. Sổ ghi kết quả kiểm tra kỹ thuật an toàn tời trục mỏ.

1.8. Sổ theo dõi cáp thép.

1.9. Sổ theo dõi thời gian bảo dưỡng cũng như thay thế các thiết bị, chi tiết của hệ thống tời trục mỏ.

1.10. Các tài liệu trong hồ sơ kỹ thuật phải bằng tiếng Việt.

2. Quy định chung về trình tự đưa tời trục mỏ vào hoạt động

2.1. Hoàn thiện hồ sơ quản lý về kỹ thuật an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 quy chuẩn này.

2.2. Đào tạo cán bộ quản lý về kỹ thuật an toàn, người vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tời trục mỏ, có kết quả kiểm tra sát hạch.

2.3. Kiểm tra chạy thử không tải và có tải theo quy định của Nhà chế tạo.

2.4. Đối với tời trục mỏ chở người, hàng - người, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật an toàn cuối cùng và chấp thuận đưa tời trục mỏ vào hoạt động.

3. Quy định về trách nhiệm quản lý an toàn tời trục mỏ

3.1. Giám đốc

a) Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình trạng kỹ thuật an toàn tời trục mỏ và có trách nhiệm phân cấp cho các cán bộ dưới quyền chịu trách nhiệm về an toàn tời trục mỏ;

b) Ban hành các văn bản để quản lý, sử dụng tời trục mỏ đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3.2. Phó giám đốc cơ điện mỏ - Là người được Giám đốc mỏ phân công chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành và kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định tời trục mỏ theo quy định tại Quy chuẩn này.

3.3. Phòng ban

a) Trưởng phòng Cơ điện - Vận tải - Là người được giám đốc mỏ giao trách nhiệm tổ chức quản lý về kỹ thuật và an toàn tời trục mỏ.

b) Trưởng Phòng Trắc địa - Là người được Giám đốc mỏ giao trách nhiệm tổ chức trắc đạc các nội dung quy định tại Khoản 13.1, Điều này và các khoản Khoản 7.2, 7.3, Điều 64, Quy chuẩn này.

c) Người phụ trách về tời trục mỏ - Là người được gám đốc giao trực tiếp quản lý về kỹ thuật và an toàn tời trục mỏ và được biên chế (có thể làm kiêm nhiệm) trong phòng Cơ điện - Vận tải mỏ.

d) Người theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng An toàn - Là người được giao nhiệm vụ cùng với người phụ trách về tời trục mỏ theo dõi về an toàn trong vận hành, giám sát việc kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn tời trục mỏ.

3.4. Phân xưởng quản lý tời trục mỏ - Là đơn vị được giám đốc giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp tời trục mỏ và đảm bảo an toàn vận hành tời trục mỏ. Quản đốc đơn vị có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành tời trục mỏ an toàn.

4. Quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn về tời trục mỏ

4.1. Nội dung đào tạo, huấn luyện an toàn:

a) Thông số kỹ thuật, an toàn của hệ thống tời trục mỏ.

b) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống tời trục mỏ.

c) Quy trình vận hành, tín hiệu, chất dỡ tải tời trục mỏ.

d) Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tời trục mỏ.

e) Cấu tạo, phạm vi sử dụng, phương pháp kiểm tra, loại bỏ cáp thép và cơ cấu móc nối.

g) Các yêu cầu chung về an toàn tời trục mỏ.

h) Các nguy cơ sự cố tời trục mỏ và các biện pháp khắc phục.

i) Thời hạn, nội dung và thông số an toàn cho phép của tời trục mỏ khi thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định.

4.2. Giảng viên huấn luyện:

a) Có trình độ kỹ sư một trong các chuyên ngành: Cơ khí, điện, tự động hóa;

b) Có thời gian trực tiếp quản lý, theo dõi về kỹ thuật, an toàn hệ thống tời trục mỏ 3 năm trở lên.

c) Tài liệu huấn luyện:

Giảng viên phải biên soạn tài liệu huấn luyện theo nội dung quy định tại Khoản 4.1, Điều này và trình đơn vị quản lý tời trục mỏ xem xét, phê duyệt.

4.3. Người làm công tác quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm và kiểm định tời trục mỏ phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn và phải qua kiểm tra, đánh giá đạt đạt yêu cầu mới được bố trí thực hiện công việc.

4.4. Cấm những người không đảm bảo yêu cầu tại Khoản 4.2, Điều này tham gia huấn luện an toàn tời trục mỏ.

5. Quy định về biển báo an toàn

5.1. Tại vị trí người vận hành phải có:

a) Biểu đồ tốc độ;

b) Bảng quy định về tín hiệu;

c) Nội quy về an toàn vận hành tời trục mỏ;

d) Nội quy về phòng cháy, chữa cháy.

5.2. Tại miệng giếng và chân giếng phải có:

a) Bảng quy định về tín hiệu;

c) Quy định về thời gian chở hàng, chở người, vật liệu nổ công nghiệp;

d) Quy định an toàn đi lại qua giếng bằng tời trục mỏ;

e) Quy định thời gian đi bộ trong giếng lắp đặt tời trục mỏ;

d) Quy định trách nhiệm của người tín hiệu, người chất rỡ tải và chế tài thực hiện quy định.

6. Các yêu cầu an toàn khác

6.1. Các bộ phận và các chi tiết lộ ra ngoài mà ảnh hưởng đến an toàn cho người phải lắp được che chắn phòng hộ.

6.2. Không được để dầu, mỡ rơi vào má phanh và mặt đĩa phanh.

6.3. Độ cao của gờ hai bên tang tời đối với lớp cáp thép ngoài cùng, ít nhất bằng 2.5 lần so với đường kính của cáp thép.

6.4. Phải có bộ phận kẹp chặt đầu cáp thép cố định ở trên tang tời, lỗ luồn cáp vào tang tời không được có cạnh sắc nhọn, các đoạn cong của cáp thép không được hình thành góc gập. Lực kẹp của các bu lông và thông số mối kẹp phải đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn.

7. Khi vận hành, thiết bị phải hoạt động ổn định, êm, không có xung lực va đập gây chấn động theo chu kỳ và có tiếng động bất thường.

8. Các bề mặt mối ghép chứa dầu, mỡ, khí nén phải kín, không có rò rỉ.

9. Nhiệt độ, áp suất hệ thống thủy lực phanh và hệ thống bôi trơn phải ở chế độ định mức.

10. Trục chính thiết bị phải hoạt động tốt. Nhiệt độ tối đa không được vượt quá 60oC.

11. Độ ồn tại vị trí bàn điều khiển không được vượt quá 85 dB (A).

12. Lực căng tĩnh lớn nhất của cáp tời trục, chênh lệch lực căng tĩnh lớn nhất, tốc độ nâng lớn nhất tham khảo phụ lục 2 để xác định.

13. Trắc đạc giếng đứng, giếng nghiêng, trắc đạc ray và chỉ rõ sự sai lệch so với thiết kế:

13.1. Ít nhất một năm một lần trắc đạc toàn bộ các mối liên kết hình học của hệ thống trục tải mỏ, tình trạng lệch tâm trục giếng (tâm phuli tháp giếng và tâm chân giếng) giữa tâm puli tháp giếng và tâm tang tời.

13.2. Sáu tháng một lần tổ chức trắc đạc dẫn hướng trong giếng đứng và đường ray trong giếng nghiêng.

13.3. Kết quả trắc đạc phải lập thành hồ sơ trình Giám đốc mỏ.

14. Chiếu sáng: Tất cả các vị trí có người vận hành hệ thống tời trục mỏ phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 333:2005.

15. Các thiết bị điện phải được kiểm định chức năng phòng nổ và kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn trước khi đưa xuống hầm lò lắp đặt.

16. Cấm:

16.1. Vận hành tời trục mỏ khi chưa thực hiện hết các quy định về an toàn được quy định tại quy chuẩn này.

16.2. Các đơn vị thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định tời trục mỏ thực hiện công việc khi chưa có phương pháp thực hiện và thiết bị phục vụ công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định tời trục mỏ.

16.3. Người chưa nắm vững cấu tạo, thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc của tời trục mỏ mà tiến hành thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định và kiểm tra kỹ thuật an toàn.

16.4. Bố trí người chưa được đào tạo, huấn luyện, kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu về an toàn tời trục mỏ vào làm việc ở các vị trí có liên quan tới an toàn và vận hành tời trục mỏ.

Điều 6. Tốc độ tối đa của tời trục mỏ

7.1. Khi chở người lên - xuống:

a) Trong giếng đứng được xác định theo thiết kế, nhưng không được vượt quá 12 m/s;

b) Trong giếng nghiêng không được vượt quá 5 m/s;

c) Khi đào giếng, thùng trục chở người lên - xuống có đường dẫn hướng tốc độ lớn nhất không lớn hơn 8 m/s và khi không có đường dẫn hướng không quá 1 m/s.

7.2. Khi chở hàng lên - xuống:

a) Trong giếng đứng được xác định theo thiết kế.

b) Trong giếng nghêng không vượt quá 7 m/s khi chở hàng trong thùng skip và 5m/s khi chở hàng trong các goòng.

7.3. Việc đưa hàng (đối trọng) xuống bằng trục tải skip nhiều cáp phải thực hiện theo chế độ kiểm tra.

7.4. Khi chở hàng lên - xuống trong thùng trục đào lò có đường dẫn hướng, tốc độ chuyển động của thùng trục không vượt quá 2 m/s, không có đường dẫn hướng không quá 1 m/s.

7.5. Khi treo hàng dưới thùng trục, khi đó tốc độ thùng trục lên - xuống không được vượt quá 1/3 tốc độ định mức của tời trục mỏ đó.

7.6. Tời trục mỏ có tốc độ lớn hơn quy định tại điều này phải trình cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương thẩm định, chấp thuận.



Điều 7. Gia tốc và tốc độ của thùng trục trong giếng đứng

1. Gia tốc của thùng trục khi vận chuyển người không được vượt quá 0,75 m/s2. Tốc độ cực đại của tời trục mỏ không được vượt quá giá trị tìm được theo công thức (1), nhưng không được vượt quá 12 m/s.



(1)

Trong đó: v- Tốc độ vận chuyển lớn nhất, (m/s);

H- Chiều cao vận chuyển, (m).

2. Tốc độ tối đa của tời trục mỏ khi vận chuyển người trong giếng đứng khi có thanh dẫn hướng không được vượt quá 1/2 giá trị công thức (1), khi không có thanh dẫn hướng tốc độ không vượt quá 1 m/s.

3. Đối với tời trục mỏ nâng hạ thùng skip (tời tời trục mỏ skip) tốc độ tối đa không vượt quá giá trị công thức (2):

(2)

Trong đó: v- Tốc độ vận chuyển lớn nhất, (m/s);

H- Chiều cao vận chuyển, (m).

Tốc độ tối đa của tời trục mỏ skip có thanh dẫn hướng không được vượt quá 2/3 giá trị công thức (1), khi không có thanh dẫn hướng tốc độ không vượt quá 2 m/s.

4. Đối với trục tải tang ma sát nhiều cáp nên lựa chọn hệ thống cân bằng lực.

Điều 8. Gia tốc và tốc độ của trục tải giếng nghiêng

1. Gia tốc khi vận chuyển người đều không được vượt quá 0,5 m/s2.

2. Vận tốc khi vận chuyển người, không được vượt quá 5 m/s, đồng thời không được vượt quá vận tốc lớn nhất cho phép theo thiết kế toa xe chở người.

3. Dùng xe goòng vận chuyển vật liệu, vận tốc không vượt quá 5 m/s.

4. Dùng thùng skip vận chuyển vật liệu, vận tốc không được vượt quá 7 m/s; khi trải đường ray cố định đồng thời sử dụng ray có khối lượng ≥ 38 kg/m, vận tốc không vượt quá 9 m/s.

Điều 9. Gia tốc hãm của tời trục mỏ

1. Gia tốc hãm trung bình là tỷ số giữa tốc độ tối đa với khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu phanh đến khi dừng hoàn toàn trục tải.

2. Giá trị gia tốc trung bình của tời trục mỏ khi hãm sự cố trong những trường hợp bất thường cũng như khi hãm ở chế độ làm việc không được vượt quá những giá trị ghi trong Bảng I.

Bảng I. Giá trị gia tốc hãm trung bình phụ thuộc vào góc dốc của đường lò

Góc dốc của đường lò, (độ)

5

10

15

20

25

30

40

50 và lớn hơn

Giá trị gia tốc hãm trung bình (m/s2)

0,8

1,2

1,8

2,5

3,0

3,5

4,0

5,0

3. Giá trị gia tốc trung bình của tời trục mỏ khi hãm sự cố không được nhỏ hơn 0,75 m/s2 đối với góc dốc của lò đến 300 và không được nhỏ hơn 1,5 m/s2 đối với góc dốc của lò trên 300.

4. Đối với tời trục mỏ ở lò dốc đến 300 cho phép gia tốc hãm nhỏ hơn 0,75 m/s2 nếu như khi đang lên đảm bảo dừng được thùng trục trong giới hạn của đường quá nâng, còn khi đang xuống đảm bảo dừng được trên đoạn đường quá hạ.

5. Trong đường lò có góc dốc thay đổi, giá trị gia tốc hãm của thiết bị nâng đối với mỗi đoạn đường có góc dốc như nhau không được vượt quá giá trị tương ứng ghi trong Bảng I.

6. Giá trị gia tốc hãm đối với các góc dốc trung gian của lò nghiêng không được chỉ dẫn trong Bảng I, được xác định theo phép nội suy tuyến tính.

7. Đối với các thiết bị có tang ma sát, gia tốc hãm khi làm việc cũng như khi hãm sự cố không được vượt quá những giá trị được xác định bởi khả năng trượt cáp trên tang.

8. Trong những trường hợp riêng, đối tời trục mỏ tang ma sát sử dụng thùng skip loại 1 cáp và nhiều cáp, theo điều kiện cáp không trượt trên tang cho phép khống chế giới hạn dưới của gia tốc hãm là 1,2 m/s2 với điều kiện tời trục mỏ được trang bị các bộ khoá liên động để loại trừ được khả năng hạ hàng với tốc độ lớn hơn 1 m/s;

9. Các yêu cầu tại khoản 7 Điều này không áp dụng đối với tời trục mỏ đào lò (khi tốc độ chuyển động của cáp không lớn hơn 0,2 m/s) và tời treo khoang cấp cứu (khi tốc độ không lớn hơn 0,35 m/s).

10. Gia tốc khi phanh an toàn phải đáp ứng các qui định trong bảng 2.

Bảng 2. Gia tốc phanh


Trạng thái

hoạt động



Góc dốc 

 < 15o

15o    30oC

 > 30o

Nâng tải

 Ac

 Ac

 5

Hạ tải

 0,75

 0,3 Ac

 1,5

Trong đó: Ac - Gia tốc tự nhiên, m/s2, được xác định theo công thức (3)

Ac = g(sin + ωcos) (3)

g - Gia tốc trọng trường, (m/s2);

 - Góc nghiêng đường lò, (o);

ω - Hệ số sức cản chuyển động, thường lấy 0.010 ÷ 0.015.

11. Khi thử nghiệm quá tải không có hiện tượng bất thường.

Điều 10. Trang bị bảo đảm an toàn cho tời trục mỏ

Tời trục mỏ phải được trang bị các cơ cấu đảm bảo an toàn theo quy định tại Chương 6 quy chuẩn này.



Chương 2

Quy định an toàn tời trục mỏ nhập khẩu và thiết kế chế tạo trong nước

Điều 11. Thiết bị tời trục nhập khẩu vào Việt Nam

1. Xuất xứ và chất lượng tời trục mỏ

Các thiết bị tời trục mỏ phải có xuất xứ, tiêu chuẩn áp dụng chế tạo rõ ràng và có đủ giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.

2. Chuyển giao tài liệu kỹ thuật

a) Tài liệu kỹ thuật chuyển giao phải có đủ thông số kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác quản lý, lắp đặt, nghiệm thu, thử nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành;

b) Các phần mềm điều khiển PLC phải có bộ dự phòng và chuyển giao tài liệu kỹ thuật về cài đặt chương trình điều khiển PLC.

3. Đào tạo kỹ thuật vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

a) Trước khi đưa tời trục vào làm việc, phải thực hiện đào tạo, huấn luyện và kiểm tra, đánh giá trình độ về kỹ thuật an toàn tời trục mỏ người được giao vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tời trục mỏ.

b) Tời trục có cài đặt hệ thống điều khiển tự động PLC, phải tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân chuyên trách về PLC đạt trình độ xử lý được các tình huống sự cố của hệ thống PLC.

4. Tài liệu kỹ thuật tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng việt (có hiệu đính của các đơn vị chuyên ngành), các chữ trên máy thuộc hệ thống điều hành, báo sự cố đều phải được chuyển hóa thành tiếng việt.

5. Đối với thiết bị tời trục mỏ dùng để chở người và hàng - người, trước khi nhập khẩu phải trình cơ quan quản lý an toàn Bộ Công Thương thẩm định về kỹ thuật an toàn cũng như sau khi lắp đặt xong phải trình cơ quan quản lý an toàn Bộ Công Thương kiểm tra kỹ thuật an toàn lần cuối cùng trước khi cho phép vận hành chính thức.

Điều 12. Thiết bị tời trục chế tạo tại Việt nam

1. Thiết kế, chế tạo mới hoặc cải hoán thiết bị tời trục mỏ làm việc tại giếng nghiêng và giếng đứng phải trình cơ quan quản lý kỹ thuật an toàn, Bộ Công Thương thẩm định.

2. Vật liệu chọn để gia công, chế tạo phải đạt thông số kỹ thuật thiết kế.

3. Các chi tiết gia công, chế tạo phải phải được nghiệm thu kỹ thuật sau xuất xưởng.

4. Các chi tiết, thiết bị có yêu cầu an toàn cao sau chế tạo phải được thử nghiệm và kiểm định về an toàn.

5. Các cơ cấu chịu lực, các mối hàn chịu lực phải được kiểm tra chất lượng bằng phương pháp không phá hủy trước khi xuất xưởng.



Điều 13. Thẩm định thiết kế

1. Đơn vị thẩm định thiết kế

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương là đơn vị thẩm định thiết kế tời trục mỏ.

2. Hồ sơ thiết kế trình thẩm định

a) Giấy đề nghị thẩm định thiết kế kèm theo hồ sơ thiết kế.

b) Hồ sơ thiết kế trình thẩm định tối thiểu phải bao gồm 02 bộ tài liệu bản cứng và 02 bản dưới dạng đĩa CD.

c) Mỗi bộ hồ sơ gồm: 01 giấy đề nghị thẩm định, 01 bộ thuyết minh thiết kế, 01 tập bản vẽ, 01 bản liệt kê các bản vẽ và 01 bộ quy trình công nghệ chế tạo.

3. Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu thiết kế trình thẩm định

a) Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu thiết kế là tiếng Việt.

b) Trong trường hợp đơn vị nước ngoài trình thẩm định, phải trình hai bản: 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.

4.Tiến độ thẩm định thiết kế

a) Sau khi nhận đủ hồ sơ thiết kế, trong thời gian không quá 45 ngày làm việc, đơn vị thẩm định thiết kế phải hoàn thành việc thẩm định thiết kế, hoặc phải có nhận xét thẩm định thiết kế lần đầu gửi cho cơ sở thiết kế để chỉnh sửa, hoàn thiện (nếu có).

b) Đối với tời trục mỏ thiết kế kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm định thiết kế có thể được kéo dài hơn thời gian quy định nêu trên theo thỏa thuận giữa cơ sở thiết kế và đơn vị thẩm định thiết kế.

c) Sau khi nhận hồ sơ khắc phục sự không phù hợp theo nhận xét thẩm định từ cơ sở thiết kế, thời gian thẩm định bổ sung không được quá 5 ngày làm việc.

5. Hoàn thành thủ tục thẩm định thiết kế

a) Đơn vị thẩm định ra văn bản chấp thuận thiết kế.

b) Tài liệu trong bộ hồ sơ thiết kế đã thẩm định phải được ký, đóng dấu của đơn vị thẩm định.

c) Trả lại đơn vị đề nghị thẩm định 01 bộ hồ sơ thiết kế đã thẩm định.

d) Lưu trữ 01 bộ hồ sơ bản cứng và 01 bộ hồ sơ dưới dạng đĩa CD tại đơn vị thẩm định.

6. Phí thẩm định thiết kế được thực hiện theo quy định tại các văn bản hiện hành của Nhà nước.





tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương