Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 46 : 2012/btnmt


Quan trắc áp suất khí quyển bằng khí áp kế hộp



tải về 2.51 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích2.51 Mb.
#39690
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

3. Quan trắc áp suất khí quyển bằng khí áp kế hộp

Khí áp kế hộp dùng để quan trắc khí áp trên tàu biển, hoặc ở nơi không đòi hỏi độ chính xác cao.



Khí áp kế hộp thường đặt cố định trên bàn, hoặc treo trên tường.

Hình 4. Khí áp kế hộp

Trị số khí áp đo bằng khí áp kế hộp không phải làm hiệu chính rút về mực trạm, chỉ làm hiệu chính nhiệt độ.

Cách quan trắc: - Đọc nhiệt kế phụ thuộc.

- Gõ nhẹ vào mặt kính, đọc trị số khí áp.

Lấy nhiệt độ đọc ở khí áp kế hộp, với số đọc khí áp, tra bảng hiệu chính, được số hiệu chính. Cộng đại số trị số khí áp đọc được với số hiệu chính, được trị số khí áp mực trạm.



4. Quan trắc áp suất khí quyển bằng khí áp ký

Khí áp ký dùng để ghi sự biến thiên liên tục của áp suất khí quyển.

4.1. Cách thay giản đồ:

Hàng ngày thay giản đồ khí áp ký vào sau quan trắc 7 giờ. Giản đồ cần ghi ngày, tháng, năm thay, tên trạm, số máy, giờ phút và người thay giản đồ. Giản đồ được cuốn sát vào trụ giản đồ, các đường ngang cùng một trị số phải trùng nhau.

Hàng ngày đánh mốc giản đồ vào lúc: 1, 7, 13, 19, 8 giờ và đọc khí áp kế lúc 8 giờ. Dùng đầu bút chì gạt nhẹ cần kim để tạo thành mốc, khi đường ghi đi lên, gạt kim xuống dưới; khi đường ghi đi xuống, gạt kim lên. Sau khi đánh mốc, đọc trị số trên giản đồ ghi vào sổ quan trắc, chú ý đừng để mốc bậc thang.

Cần giữ cho nét mực ngòi bút tự ghi thanh mảnh và chú ý tra thêm mực, tránh khô mực, mất số liệu. Khi trị số đọc trên giản đồ khí áp ký và trị số khí áp mực trạm đo được ở khí áp kế chênh lệch > 1hPa, cần điều chỉnh cần kim lên hoặc xuống một giá trị tương ứng vào lúc thay giản đồ.

4.2. Cách quy toán giản đồ khí áp ký:

a) Hiệu chính giờ: Dùng bút chì kẻ một đường thẳng dưới hoặc trên đường ghi. Vạch trên đường chì những mốc đối ứng các mốc giờ chính (Mốc đầu đường ghi: 8, 13, 19, 1, 7h). Định vị trí những giờ tròn trong khoảng hai mốc bằng cách chia đều đoạn thẳng giữa hai mốc thành những đoạn bằng nhau theo số giờ giữa hai mốc đó.

Thí dụ: Khoảng từ 8h - 13h chia 5 đoạn.

Khoảng 13h - 19 giờ chia 6 đoạn.

b) Đọc trị số từng giờ, chính xác tới 0,1hPa và ghi bằng bút chì vào vị trí tương ứng.

c) Tính trị số hiệu chính:

Ghi trị số khí áp mực trạm đọc từ khí áp kế 8, 13, 19, 1, 7h vào vị trí các giờ tương ứng, gạch dưới các trị số này. Tính hiệu số giữa khí áp mực trạm với số đọc trên giản đồ ở các mốc giờ này, nếu khí áp mực trạm lớn hơn số đọc thì hiệu số mang dấu (+), ngược lại mang dấu (-).

Tính số hiệu chính cho từng giờ theo công thức:



Dn: Trị số hiệu chính tại Tn

Do: Trị số hiệu chính tại mốc đầu

Dm: Trị số hiệu chính tại mốc giờ sau

To: Giờ có trị số Do

Tn: Giờ cần tìm trị số hiệu chính Dn

Dm - Do: Là tổng biến sai trong khoảng thời gian từ To đến Tm

n = (To đến Tn ) = 1, 2, 3,... là số thứ tự thời gian kể từ giờ tròn sau To

Tm giờ có trị số Dm

Thời gian từ To đến Tn là khoảng thời gian tính bằng giờ từ mốc đầu đến giờ cần tính Dn. Thời gian từ To đến Tm là khoảng thời gian tính bằng giờ giữa hai mốc.



Thí dụ:

Giờ

13

14

15

16

17

18

19

Số đọc trên giản đồ

998,9

998,7

998,9

999,1

1000,0

1000,1

1000,2

Hiệu chính

+ 1,2

+ 1,1

+ 1,0

+ 0,9

+ 0,8

+ 0,7

+ 0,6

Khí áp mực trạm

1000,1

999,8

999,9

1000,0

1000,8

1000,8

1000,8


tải về 2.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương