Quy chế tạm thời đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ



tải về 50.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích50.91 Kb.
#22962
Về Chương 2: Tổ chức đào tạo “Quy chế tạm thời đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ”

(Ban hành kèm quyết định 548/QĐ- ĐHL, ngày 5/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM )
* Th.S Lê Nguyên Thanh- Giảng viên Khoa Luật Hình sự
I. Mục đích, nhiệm vụ thảo luận Chương 2 quy chế 548/QĐ- ĐHL/2009.
1. Nhận thức các quy định tại chương 2 của quy chế 548 nhằm triển khai thực hiện đào tạo đại học theo tín chỉ tại Trường ĐH Luật TPHCM.

2. Nêu những vướng mắc khi thực hiện quy chế, có so sánh với Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT (gọi tắt Quy chế 43) và quy chế đào tạo


đại học và cao đẳng chính quy, ban hành kèm quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo (gọi tắt là quy chế 25).
II. Nội dung.

1. Điều 6. Thời gian đào tạo một khóa học.

- Đối với CN luật: 04 năm, CN quản trị - luật: 05 năm (k1 điểm a).

- Số lượng học kỳ trong năm học (k1điểm b).

Một năm học có 02 học kỳ chính và Có thể có 1 học kỳ phụ trong dịp hè (tùy theo tình hình thực tế, Trưởng phòng đào tạo đề nghị Hiệu trưởng quyết định về việc tổ chức học kỳ phụ (hè)

(mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 03 tuần thi)

- Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo(k3)

Đối với CN luật: 04 năm + tối đa 04 học kỳ ( tương đương 2 năm); CN quản trị - luật: 05 năm + tối đa 06 học kỳ (tương đương 3 năm).



- Đối tượng không bị hạn chế thời gian tối đa học tập:

Đó là SV được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (giống quy chế 43).

- Ý kiến thảo luận: Hiểu rằng đối tượng không bị hạn chế thời gian tối đa học tập được quyền học suốt đời cho đến khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp mà không bị buộc thôi học (theo điều 17, k1, điểm c của quy chế này). Vì vậy, cần giải thích rõ hoặc giới hạn phạm vi đối tượng ưu tiên không bị hạn chế tối đa thời gian học. Ý kiến khác đề nghị không nên quy định đối tượng không bị hạn chế thời gian tối đa học tập.
2. Điều 7. Kế hoạch đào tạo.

- Đầu mỗi năm học, học kỳ: công bố kế hoạch giảng dạy tổng thểlịch trình học cho tất cả các lớp học cho cả năm học.

Tất cả kế hoạch tổng thể và lịch trình học được công bố chậm nhất 30 ngày trước khi bước vào năm học mới, học kỳ mới.

- Ý kiến thảo luận: nên nói rõ lớp học được lên kế hoạch là lớp học phần (để tránh nhầm lẫn với lớp sinh viên truyền thống).
3. Điều 7 . Điều chỉnh kế hoạch đào tạo.

- Giảng viên không được tự ý đổi giờ giảng cho nhau; không được tự ý chuyển lớp học từ giảng đường này sang giảng đường khác.

- Điều chỉnh lịch giảng: GV đề nghịTrưởng khoa trao đổi với Trưởng phòng Đtạo, nhưng P.Đtạo có quyền từ chối nếu có ảnh hưởng tiến độ của kế hoạch chung.

Quy định này không có trong quy chế 43 và quy chế 25.

- Ý kiến thảo luận: đề nghị không nên quy định Giảng viên không được tự ý đổi giờ giảng cho nhau trong quy chế, vì hiện nay trường đang thiếu GV và nhu cầu đổi giờ giảng trong những điều kiện khó khăn thường xảy ra.


4. Điều 8. Đăng ký nhập học.

Khi nhập học, sinh viên phải nộp đầy đủ các loại giấy tờ đã được nhà trường thông báo trong Giấy báo nhập học. Tất cả các loại giấy tờ này phải được xếp vào túi hồ sơ của cá nhân do Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên quản lý.

Sau khi xem xét thấy đủ các giấy tờ theo quy định, Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên cấp cho sinh viên:

a) Thẻ sinh viên;

b) Sổ đăng ký học tập;(để SV đăng ký khối lượng học tập, có ý kiến cố vấn học tập, đó là thủ tục để đượcPhòng Đào tạo chấp nhận đăng ký học)

c) Sổ tay sinh viên, trong đó thể hiện các thông tin: kế hoạch học tập theo từng học kỳ, từng năm học của từng chương trình đào tạo; Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Quy chế về công tác sinh viên; (như cẩm nang đối với SV)

d) Phiếu nhận cố vấn học tập.

Ý kiến thảo luận: cần các giấy tờ ở mục b, c, d là để phục vụ cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo theo niên chế (Quy chế 25) không quy định các loại hồ sơ, giấy tờ này.
5. Điều 9. Sắp xếp sinh viên vào học các ngành đào tạo.

- TS đăng ký và đạt điểm xét tuyển vào ngành đào tạo nào sẽ được bố trí vào học đúng ngành học đó.(k1 điều 9)

- Khi được bố trí vào học đúng ngành đã đăng ký, nếu có nguyện vọng chuyển sang học ngành khác và có lý do thật chính đáng thì SV làm đơn gởi P. Đào tạo để trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định (k2, điều 9)

- Ý kiến thảo luận: nội dung quy định tại k2 điều 9 không có trong quy chế 43. Vì sao quy chế 548 quy định vấn đề này? Thế nào là “Lý do chính đáng”? cần được giải thích rõ để tránh tùy tiện, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.


6. Điều 10. Tổ chức lớp học.

- Hiệu trưởng quy định số lượng SV tối thiểu cho mỗi lớp học. Cụ thể: tối thiểu 30 SV (môn ngoại ngữ, môn tự chọn), 50 SV (môn luật chuyên ngành), 70 SV (môn học đại cương).

- Nếu số lượng SV đăng ký không đủ để mở lớp thì không tổ chức lớp. SV có thể đăng ký môn học (học phần) khác đủ điều kiện mở lớp.

- Ý kiến thảo luận: Quy chế không quy định số lượng SV tối đa của lớp học.

Quy chế 25 không quy định về điều kiện số lượng SV tối thiểu mở lớp, vì lớp học theo niên chế cố định, không phụ thuộc số lượng SV đăng ký học.
7. Điều 11. Đăng ký khối lượng học tập.

- Khối lượng học tập là Số tín chỉ của các học phần mà SV đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (hiểu như điều 5 của quy chế này)

- Bước 1: Nhà trường công bố lịch học. Chậm nhất là trước 04 (bốn) tuần khi học kỳ được bắt đầu, Phòng Đào tạo thông báo cho sinh viên biết kế hoạch giảng dạy chi tiết trong học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn được bố trí giảng dạy; điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần; dự kiến thời gian thi cuối học kỳ.

- Bước 2. . SV đăng ký tín chỉ. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với Phòng Đào tạo

Có 02 (hai) hình thức đăng ký: đăng ký bình thường và đăng ký muộn.

+ Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học của mỗi học kỳ chính 02 (hai) tuần;

+ Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 02 (hai) tuần đầu của mỗi học kỳ chính cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký sang học phần khác khi học phần đã đăng ký không mở lớp.

- Ý kiến thảo luận: Quy chế 25 (quy định đào tạo đại học, cao đẳng theo niên chế): Khối lượng học tập cố định theo năm học nên SV không có bước đăng ký môn học, trừ trường hợp muốn học vượt. Quy chế 43 có quy định hình thức đăng ký sớm, nhưng quy chế 548 không quy định. Điều đó cũng hợp lý, vì không cần thiết đăng ký sớm, dễ sai sót.
- Khối lượng học tập tối thiểu và tối đa mà SV cần đăng ký (k4).

- Sinh viên được xếp hạng học lực bình thường: Đăng ký tối thiểu 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học.

- Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu: Đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ và tối đa 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học.

- Ý kiến thảo luận: Số tín chỉ tối thiểu này phù hợp với thời gian đạo tạo để hoàn thành một khóa học. Tuy nhiên không quy định số tín chỉ tối đa cho một sinh viên bình thường. Điều đó cũng hợp lý, vì đào đạo theo hệ thống tín chỉ có thể giúp SV có khả năng phát huy tối đa năng lực học tập cá nhân để hoàn thành sớm khóa học, không phụ thuộc vào tiến độ chung của nhà trường như đào tạo theo niên chế.


9. Điều 12. Rút bớt học phần đã đăng ký.

- Việc rút bớt học phần đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 02 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 04 tuần (khác quy chế 43) .

- Điều kiện rút bớt học phần đã đăng ký:

a) Sinh viên phải làm đơn gửi Phòng Đào tạo;

b) Được cố vấn học tập chấp thuận;

c) Không vi phạm về thời hạn đăng ký (quy định tại k3, đ11).

- Ý kiến thảo luận: Việc rút bớt học phần đã đăng ký là hợp lý, điều kiện tương đối rõ. Tuy nhiên quy chế này không đề cập đến việc hoàn lại học phí cho SV nếu SV rút bớt học phần đã đăng ký. Đề nghị nhà trường nên nghiên cứu quy định thêm vấn đề này cùng với những điều kiện cụ thể.
10. Điều 13. Đăng ký học lại.

1. Bắt buộc phải đăng ký học lại hoặc đổi học phần. Nếu:

- Bị điểm F học phần bắt buộc: phải đăng ký học lại học phần đó cho đến khi đạt từ điểm D trở lên.

- Bị điểm F học phần tự chọn: phải đăng ký học lại học phần đó hoặc đổi sang học học phần tự chọn khác.

(Điểm F: tương đương dưới 4 điểm nếu quy ra điểm số, thuộc loại điểm kém.

2. Được quyền đăng ký học lại hoặc đăng ký đổi sang học học phần khác (nếu là học phần tự chọn) từ điểm C trở xuống (điểm C tươgn đương 5,5- 6,00 nếu quy ra điểm số) để cải thiện điểm

11. Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo

Quy chế 548- ĐHL

Quy chế 43- Bộ GDĐT

- SV năm1: 20-28 TC

- SV năm 2 : 40- 56 TC

- SV năm 3: 60- 84 TC

- SV năm 4: 80 TC-trở lên.

80-112 TC (QT-L)

- SV năm 5: 100 TC trở lên (QT-L)




- SV năm: dưới 30 tín chỉ

- SV năm 2: từ 30-dưới 60 TC

- SV năm 3: từ 60- dưới 90 TC

- SV năm 4:từ 90-dưới 120 TC…




- Ý kiến thảo luận: Cách xếp hạng năm đào tạo theo quy chế 43 hợp lý hơn. Ví dụ, vẫn có thề xem SV mới vào học là năm nhất, SV tích lũy được 30 TC là SV năm 2. Không nhất thiết SV phải tích lũy đủ khối lượng học tập được đăng ký (đều đạt) mới được xếp hạng.
12. Đ.14. Xếp hạng học lực

- Hạng bình thường: nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên (cao nhất là 4,00- xem điều 25)

- Hạng yếu: nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.13.


  1. Điều 15. Nghỉ ốm.

Quy chế 548- ĐHL

Quy chế 43- Bộ GDĐT

SV bị ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải làm đơn xin phép gửi P. Đào tạo trong vòng 01 (một) tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên


Quy chế 43: nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện


  • Ý kiến thảo luận:

+ Quy định của quy chế 548 gây khó khăn hơn cho SV, cụ thể là không quy định giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường mặc dù trường có Phòng y tế; chỉ chấp nhận giấy chứng nhận cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên (không thừa nhận chứng nhận của trạm y tế xã, phường), trong khi quy chế 43 quy định cởi mở hơn. Có cần thiết quy định tất cả các trường hợp nghỉ ốm đều có giấy chứng nhận của cơ quan ý tế cấp quận huyện trở lên không, vì ốm thì không thể đi học (thi) nhưng không phải tất cả các trường hợp ốm đều phải đi bệnh viện và có giấy chứng nhận.

+ Ngoài lý do ốm, còn những lý do chính đáng khác nên được quy định thêm như thai sản, ma chay, cưới hỏi,...

+ Việc nghỉ ốm phải xin phép phòng đào tạo chỉ có ý nghĩa trong trường hợp thi, còn trong quá trình học GV đánh giá trong điểm kiểm tra bộ phận (thái độ học tập). Quy chế không quy định tỷ lệ thời gian bắt buộc có mặt ở lớp và không quy định không được dư thi vì nghỉ học (quy chế 25 cũng quy định như vậy), nên cần quy định lại lý do cho phép nghỉ học sao cho toàn diện, chặt chẽ và hợp lý hơn.

14. Điều 16. Nghỉ học tạm thời


1. Sinh viên được quyền xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị trong thời gian dài (phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế từ cấp quận, huyện hoặc tương đương trở lên);

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 trở lên (được xếp hạng học lực bình thường). Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian học chính thức được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.

2. Sau khi có quyết định nghỉ học tạm thời, sinh viên nói tại điểm a, b khoản 1 Điều này nếu đã đóng học phí thì được nhà trường hoàn lại toàn bộ học phí; sinh viên nói tại điểm c khoản 1 Điều này đã đóng học phí và có thời gian học dưới 1/2 thời lượng học phần thì được nhà trường hoàn lại toàn bộ học phí.(quy chế 43 không quy định)

3. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải làm đơn gửi Phòng Đào tạo chậm nhất 02 (hai) tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

- Ý kiến thảo luận: Cần có những giải thích rõ hơn về lý do nghỉ học tạm thời vì “nhu cầu cá nhân” để tránh tuỳ tiện. Quy chế 548 quy định vấn đề hoàn học phí cho SV được nghỉ học tạm thời là điểm mới tiến bộ hơn so với quy chế 43 (không có quy định)

15. Điều 17. Bị buộc thôi học

1. Căn cứ điểm TBC tích lũy của học kỳ:

Đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

2. Căn cứ điểm TBC tích lũy của năm. Đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ 1 (một); dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ 2 (hai); dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ 3 (ba) hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

3. Căn cứ thời hạn hoàn thành chương trình: Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Cụ thể: 6 năm (luật); 8 năm (quản trị -luật)

4. Căn cứ vi phạm kỷ luật: Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

- Ý kiến thảo luận: căn cứ bị buộc thôi học vì lý do vượt quá thời gian tối đa được phép học không áp dụng đối với Sinh viên được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (k4, điều 6), vì thế cần quy định diện loại trừ áp dụng căn cứ này cho chặt chẽ.


6. Chuyển sang học hệ vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ)

-Sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học được quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều 17 (buộc thôi học vì lý do học lực và chậm hoàn thành chương trình), được xem xét bảo lưu một phần hoặc toàn bộ kết quả học tập.

Điều đó suy ra: Không chấp nhận chuyển vì lý do kỷ luật (điểm d Đ17).
17. Điều 18. Chuyển trường.

Nội dung tương đối rõ, không cần giải thích thêm.


18. Học hai chương trình.

Quy chế 548 không quy định về vấn đề này (Quy chế 43 có quy định tại điều 17).



- Ý kiến băn khoăn cơ sở của việc không quy định học hai chương trình.






Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> tieudiem
tieudiem -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
dhluat -> TRƯỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập-Tự do-Hạnh phúc
dhluat -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
dhluat -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI

tải về 50.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương