Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 12. Cấu trúc của chương trình đào tạo tiến sĩ



tải về 0.56 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Điều 12. Cấu trúc của chương trình đào tạo tiến sĩ


1. Chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 4 phần:

- Phần 1: Gồm khối kiến thức chung bắt buộc, khối kiến thức nhóm chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo thạc sĩ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 11., Quy chế này.

Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp không phải học phần này, nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần phải học bổ sung các môn học theo quy định của chương trình đào tạo để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

- Phần 2: 4 tín chỉ để nâng cao năng lực và kĩ năng sử dụng ngoại ngữ thông qua hoạt động chuyên môn (môn Ngoại ngữ học thuật nâng cao).

- Phần 3: Các chuyên đề tiến sĩ

Chuyên đề tiến sĩ gồm hai phần bắt buộc và tự chọn, mỗi phần được thiết kế từ 3 đến 5 chuyên đề, với tổng khối lượng từ 9 đến 15 tín chỉ.

- Phần 4: Luận án tiến sĩ (sau đây gọi tắt là luận án) có khối lượng từ 70 đến 80 tín chỉ.

2. Chương trình đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế

Chương trình đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế được thiết kế như chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội được quy định tại Khoản 1, Điều này. Đồng thời, phải kế thừa có chọn lọc chương trình đào tạo của trường đại học đối tác, trong đó có ít nhất 30% số chuyên đề tiến sĩ được lấy từ chương trình đào tạo của trường đại học đối tác (nếu có). Luận án tiến sĩ phải được viết và bảo vệ bằng tiếng Anh. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Anh, đơn vị đào tạo phải có văn bản giải trình trước khi mở chuyên ngành đào tạo và được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

3. Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế

a) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng được thiết kế như chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội quy định tại Khoản 1, Điều này;

b) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng được thiết kế theo văn bản thỏa thuận hợp tác giữa đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài nhưng tương đương với cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội quy định tại Khoản 1, Điều này;

c) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng được thiết kế theo thỏa thuận của đơn vị đào tạo và đối tác, được Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định và chấp thuận.

4. Cấu trúc của các chương trình đào tạo tiến sĩ đặc biệt khác do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quy định riêng.

Điều 13. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo mới


1. Chuyên ngành có nhu cầu xã hội cao, được minh chứng qua điều tra khảo sát tại các cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp.

2. Phù hợp với sứ mệnh, gắn liền với chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo; có vai trò thí điểm tiên phong cho hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

3. Ưu tiên xây dựng các chương trình đào tạo có tính liên ngành, độc đáo, phát huy thế mạnh của các đơn vị; thúc đẩy liên thông, liên kết trong Đại học Quốc gia Hà Nội; hợp tác với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp.

4. Đối với chuyên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đơn vị đào tạo phải trình bày luận cứ khoa học về chuyên ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo của đơn vị đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của một số trường đại học đã được kiểm định ở nước ngoài.

5. Không trùng với chuyên ngành đào tạo do đơn vị đào tạo khác trong Đại học Quốc gia Hà Nội đang làm đầu mối phụ trách. Trường hợp có sự trùng lặp về chuyên ngành đào tạo giữa các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội, đơn vị xin mở chương trình phải thuyết minh rõ về tính đặc thù, sự khác biệt với các chương trình đào tạo khác cùng chuyên ngành.

6. Xây dựng theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra và theo đúng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội về cấu trúc, khối lượng của một chương trình đào tạo.

7. Phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng hiện có và khả năng bổ sung của Đại học Quốc gia Hà Nội, của đơn vị đào tạo, thu hút và khai thác được nguồn lực của các cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp, các nhà tài trợ, nguồn vốn ngoài ngân sách và các khả năng xã hội hóa khác.

8. Phát huy được hiệu quả hợp tác quốc tế để hoàn thiện chương trình đào tạo và phương thức quản lí, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ giảng viên, nhanh chóng đạt chuẩn quốc tế về nội dung, phương pháp, mô hình đào tạo và hệ thống văn bằng.


Điều 14. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo


1. Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức của người học, công việc mà người học có thể đảm nhận được sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, từng chuyên ngành đào tạo.

2. Xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng chương trình đào tạo để công khai với xã hội và người học về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các kiến thức, kĩ năng sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp làm cơ sở xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, đổi mới công tác quản lí đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp học tập; tạo cơ hội và tăng cường hợp tác, gắn kết giữa đơn vị đào tạo và cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực.

3. Chuẩn đầu ra bao gồm các nội dung sau:

a) Tên chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

b) Trình độ đào tạo (thạc sĩ, tiến sĩ);

c) Yêu cầu về kiến thức: kiến thức chuyên môn, năng lực nghiên cứu;

d) Yêu cầu về kĩ năng:

- Kĩ năng nghề nghiệp: kĩ năng chuyên môn, kĩ năng thực hành nghề nghiệp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng lập kế hoạch, …

- Kĩ năng mềm: kĩ năng giao tiếp bằng văn bản, bằng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông; kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng thuyết trình và giao tiếp với đồng nghiệp và các kĩ năng cần thiết khác;

e) Yêu cầu về phẩm chất đạo đức:

- Trách nhiệm công dân;

- Trách nhiệm, đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;

- Thái độ tích cực;

g) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

h) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp;

i) Các chương trình, tài liệu đạt chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo.

4. Chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra của các chương trình đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội quy định như sau:

a) Tương đương Chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu (đối với tiếng Anh: tương đương 4.5 IELTS, hoăc 477 TOEFL) đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội;

b) Tương đương Chuẩn B2 của Khung tham chiếu Châu Âu chung (đối với tiếng Anh: tương đương 5.0 IELTS, hoặc 500 TOEFL) đối với chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng và chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội;

c) Tương đương Chuẩn C1 của Khung tham chiếu Châu Âu (đối với tiếng Anh: tương đương 6.0 IELTS, hoặc 550 TOEFL) đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng;

d) Đối với các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đơn vị đối tác cùng cấp bằng hoặc do đối tác cấp bằng, chuẩn ngoại ngữ đầu ra được thực hiện theo văn bản thỏa thuận hợp tác nhưng không được thấp hơn chuẩn ngoại ngữ đầu ra của chương trình đào tạo chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội ở trình độ tương ứng.

5. Thủ trưởng đơn vị đào tạo chỉ đạo việc xây dựng chuẩn đầu ra chi tiết và định lượng cho từng chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lí, các nhà khoa học, giảng viên, các cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp, cựu học viên…, hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.



Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương