Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 4.Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục



tải về 0.56 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Điều 4.Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục


1. Nội dung đào tạo, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và phương thức quản lí phải gắn với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội và khả năng thu hút các nguồn lực.

2. Ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trước khi mở rộng quy mô đào tạo.

3. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lí và là phương thức xác định mức độ đáp ứng các mục tiêu, chuẩn chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và các hoạt động khác của Đại học Quốc gia Hà Nội để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả các lĩnh vực hoạt động.


Điều 5.Hình thức dạy - học, giờ tín chỉ, tín chỉ và tiết học


1. Có ba hình thức dạy - học

a) Lên lớp: người học học tập trên lớp thông qua bài giảng, hướng dẫn trực tiếp của giảng viên tại lớp hoặc qua các lớp học video trực tuyến;

b) Thực hành: người học học tập thông qua thực hành, thực tập, làm thí nghiệm, làm bài tập, thảo luận, đọc và nghiên cứu tài liệu, … dưới sự trợ giúp trực tiếp của giảng viên;

c) Tự học bắt buộc: người học tự học tập và nghiên cứu theo hình thức cá nhân hoặc tổ/nhóm ở nhà, ở thư viện, trong phòng thí nghiệm, … theo kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung do giảng viên giao, được kiểm tra để đánh giá điểm môn học.

2. Tín chỉ là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kĩ năng mà người học tích lũy được từ môn học trong 15 giờ tín chỉ.

3. Giờ tín chỉ là đại lượng đo thời lượng lao động học tập của người học, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy - học và được xác định như sau:

a) Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học;

b) Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học;

c) Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra, đánh giá.

4. Một tiết học được tính bằng 50 phút.


Điều 6.Môn học và chuyên đề tiến sĩ


1. Môn học

a) Môn học trong chương trình đào tạo sau đại học là một phần kiến thức tương đối trọn vẹn của một chuyên ngành, có nội dung, phương pháp luận, phương thức tổ chức học tập, kiểm tra đánh giá được thiết kế phù hợp với người học có trình độ đại học trở lên và đảm bảo tính kết nối liên thông giữa trình độ đại học và sau đại học.

Mỗi môn học có khối lượng kiến thức từ 2 đến 5 tín chỉ được tổ chức giảng dạy trọn vẹn trong một học kì và được đánh mã riêng theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

b) Các loại môn học

- Môn học bắt buộc là môn học có những nội dung kiến thức chính của chương trình đào tạo mà người học bắt buộc phải hoàn thành;

- Môn học tự chọn là môn học có những nội dung kiến thức thể hiện tính đa dạng của chương trình đào tạo. Người học được lựa chọn trong số các môn học tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo để hoàn thành;

- Môn học tiên quyết của một môn học là môn học bắt buộc người học phải hoàn thành trước khi học môn học đó.

2. Chuyên đề tiến sĩ

a) Chuyên đề tiến sĩ là một phần kiến thức tương đối trọn vẹn của một đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu do nghiên cứu sinh tự tích lũy theo yêu cầu và dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn nhằm mục đích trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh giải quyết tốt đề tài luận án tiến sĩ.

Mỗi chuyên đề tiến sĩ có khối lượng kiến thức từ 2 đến 3 tín chỉ được thực hiện trọn vẹn trong một học kì và được đánh mã riêng theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

b) Các loại chuyên đề tiến sĩ

- Chuyên đề bắt buộc: yêu cầu nghiên cứu sinh cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lí thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu;

- Chuyên đề tự chọn: yêu cầu nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của mình, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Nghiên cứu sinh được lựa chọn trong số các chuyên đề tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo, theo yêu cầu và dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.

3. Đề cương môn học và đề cương chuyên đề tiến sĩ

Đề cương môn học và đề cương chuyên đề tiến sĩ (sau đây gọi chung là đề cương môn học) do giảng viên biên soạn và được thủ trưởng đơn vị quản lí môn học phê duyệt để thực hiện.

Điều 7.Ngành, chuyên ngành và chương trình đào tạo


1. Ngành đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội được xác định trên cơ sở ngành đào tạo trình độ đại học.

2. Chuyên ngành đào tạo sau đại học được xây dựng trên cơ sở danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học hiện hành của nhà nước hoặc được đề xuất phù hợp với phân loại khoa học đối với chuyên ngành thí điểm (chưa có trong danh mục của nhà nước). Chuyên ngành mang tính đơn ngành được phân nhánh từ một ngành đào tạo. Chuyên ngành mang tính liên ngành được xây dựng từ các ngành đào tạo khác nhau.

3. Chương trình đào tạo sau đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo sau đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức, phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, trình độ đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo gắn với một chuyên ngành đào tạo. Đại học Quốc gia Hà Nội có các loại chương trình đào tạo sau:

a) Chương trình đào tạo thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội, được chia thành 2 loại:

- Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu;

- Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng thực hành;

b) Chương trình đào tạo thạc sĩ đạt chuẩn quốc tế;

c) Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế, được chia thành 3 loại:

- Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng;

- Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

- Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng;

d) Chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội;

e) Chương trình đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế;

g) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế, được chia thành 3 loại:

- Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng;

- Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

- Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương