«Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»



tải về 1.93 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.93 Mb.
#1599
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




  1. Kế hoạch khấu hao TSCĐ cho năm 2009 :

Tài sản cố định trong Công ty được chia làm 5 nhóm chính :

    • Nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc

    • Máy móc thiết bị.

    • Phương tiện vận tải, truyền dẫn

    • Dụng cụ quản lý

    • Tài sản cố định khác

Kế hoạch khấu hao :

Đơn vị tính : Triệu đồng

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

MMTB

P.tiện vận tải, truyền dẫn

Dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng

I. Nguyên giá TSCĐ



















1. Số dư đầu kỳ

25.711

326.465

665.331

19.000

377

1.036.884

2.Số tăng trong kỳ

901

4.475

8.489

87.118




13.952

3. Số giảm trong kỳ

118

5.600

628







6.417

4. Số dư cuối kỳ

26.423

325.339

673.192

19.087

377

1.044.418

II. Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao



















1. Số dư đầu kỳ

23.735

303.222

614.196

17.915

338

959.406

2. Số tăng trong kỳ



















3. Số giảm trong kỳ



















4. Số dư cuối kỳ

23.757

293.970

640.179

17.623

325

939.853

III. Giá trị đã hao mòn



















1. Số dư đầu kỳ

16.565

164.949

361.080

3.668

306

546.568

2. Số tăng trong kỳ

1.514

20.634

50.639

514

22

73.303

3. Số giảm trong kỳ

2

3.328

574







3.903

4. Số dư cuối kỳ

18.078

182.256

411.145

4.182

328

615.989

IV. Giá trị còn lại



















1. Số dư đầu kỳ

9.145

161.516

304.250

15.332

71

490.315

2. Số dư cuối kỳ

8.346

143.083

262.046

14.905

49

428.429



6. Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định :

6.1. Hệ số hao mòn TSCĐ: (HSHM TSCĐ)





HSHM TSCĐ =

Khấu hao luỹ kế

N
guyên giá TSCĐ



















546.673

=

0,39 lần

1.395.726

Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2008 là 0,39 lần.

6.2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ)




HSSDTSCDĐ =

Doanh thu (doanh thu thuần)

Nguyên giá TSCĐ



















842.616

=

0,6 lần

1.395.726



Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty trong năm 2008 là 0,6 lần nghĩa là trong năm 2008 cứ 1 đồng TSCĐ bỏ vào kinh doanh sẽ thu được 0,6 đồng doanh thu.

6.3. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (HSĐT TSCĐ)





TSĐTTSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ

T
ổng tài sản



x 100%




















490.568

*100%

= 61,45%

798.289

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cuối năm 2008 là 61,45%, tức là trong tổng tài sản của Công ty thì tài sản cố định chiếm đến 61,45%.

6.4. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá.

STT

Nhóm

Giá trị

Tỷ trọng

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

25,711

2.48%

2

Máy móc, thiết bị

326,465

31.49%

3

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

665,331

64.17%

4

Dụng cụ quản lý

19,000

1.83%

5

Khác

377

0.04%

 

Tổng

1,036,884

100%

Nhìn vào bảng trên ta thấy đến thời điểm cuối năm 2008 Công ty đầu tư tỷ trọng cao nhất vào Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 64,17% đó là điều dễ hiểu bởi vì chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là quản lý, vận hành và phân phối điện. Nhóm có tỷ trọng cao thứ 2 là Máy móc thiết bị: 31,49% còn lại một phần nhỏ là Nhà cửa, vật kiến trúc và các tài sản cố định khác.



7. Nhận xét chung

Qua việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định ta thấy Công ty sử dụng tài sản cố định chưa đạt hiệu quả cao. Trong khi tài sản cố định chiểm một phần lớn trong tổng tài sản của Công ty (61,45%) thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 0,6 lần. Vì vậy trong tương lai Công ty cần áp dụng các biện pháp để tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tận dụng triệt để lợi thế của Công ty có tỷ trọng tài sản dài hạn cao, có khả năng phát triển và cạnh tranh cao trong tương lai.

Do Công ty áp dụng biện pháp khấu hao theo đường thẳng nên khả năng thu hồi vốn chậm, trong tương lai đối với những tài sản có thời gian sử dụng dài có thể sẽ xảy ra tình trạng không thu hồi được đủ vốn đã bỏ ra do lạc hậu về kỹ thuật.

8. Các biện pháp chủ yếu nhằm tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp

- Làm tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, xem xét kỹ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Hiệu quả sử dụng TSCĐ trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư mua sắm TSCĐ. Bởi vậy, trước khi đầu tư phải nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điều kiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, điều kiện cung cấp vật tư, khả năng tận dụng và công suất của TSCĐ. TSCĐ được đầu tư mới phải phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật theo hướng tiên tiến hiện đại, và phải phù hợp với yêu cầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp.

Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có để lập ra kế hoạch điều chỉnh cơ cấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo thiết bị máy móc cũ, thải loại những máy móc thiết bị mà chi phí sửa chữa lớn hơn mua sắm mới (không có hiệu quả kinh tế) đồng thời có kế hoạch đầu tư mua sắm mới thay thế một phần hoặc toàn bộ tài sản cố định. Bên cạnh đó xác định chính xác những tài sản cố định không cần dùng để có thể nhanh chóng tiến hành thanh lý hay nhượng bán để thu hồi vốn nhanh.

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể thực hiện được điều này thì trước tiên phải thực hiện đánh giá đúng giá trị của TSCĐ, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.

Tiếp theo là phải tiến hành phân loại cũng như phân cấp TSCĐ. Tiến hành phân giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tải sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

- Tổ chức thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả. Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi VCĐ phục vụ cho việc đổi mới TSCĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra.

- Tổ chức tốt hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng TSCĐ phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sử dụng đến quá trình thực hiện. Trong quá trình sản xuất việc sử dụng TSCĐ luôn gắn với mục đích cụ thể do đó thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

- Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và cơ chế quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp.

Việc quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp luôn có sự biến động không ngừng theo sự phát triển và biến đổi của cơ chế thị trường. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước phải luôn theo sát để nhận biết được những thay đổi, kịp thời đưa ra những chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả TSCĐ nói riêng.




KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là vô cùng quan trọng. Việc sửu dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Do vậy việc tìm ra những thiếu sót trong công tác quản trị để đưa ra những phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một đòi hỏi đối với mọi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động và lợi nhuận cho Công ty.

Qua quá trình học tập tại trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa em đã nhận thức được rất nhiều về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.



Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn bộ môn Tài chính doanh nghiệp – Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Tổ chức - LĐTL Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện để cho em hoàn thành bài báo cáo này.






Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương