QUẬn tân phú



tải về 104.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích104.89 Kb.
#12959

QUẬN TÂN PHÚ:


1. NGUYỄN QUÝ ANH:

Nguyễn Quý Anh (1883 – 1938): nhà duy tân cải cách, nhân sỹ cận đại, hiệu là Nhụ Khanh, tục là Bảy Ấm. Là con nhà yêu nước Nguyễn Thông, quê ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thời trẻ ông học ở Quảng Nam. Năm 1904, ông vào Nam cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…. cổ động phong trào Duy Tân. Khi đến Phan Thiết, họ ở tại Ngoạ du sào của Nguyễn Thông, tại đây ông cùng các ông đi cùng và 5 người khác thành lập công ty Liên Thành và trường Dục Thanh theo chủ trương của phong trào cách mạng này. Ông là người được giao trông nom trường Dục Thanh.

Sau năm 1911, ông vào Sài Gòn phụ trách công ty Liên Thành ở Chợ Lớn. Tên tuổi của ông gắn liền với trường Dục Thanh và công ty Liên Thành. Đây là hai cơ sở có tiếng vang trong sinh hoạt xã hội, chính trị Việt Nam trước thế chiến thứ hai.

Năm 1938, ông mất tại Chợ Lớn.



2. HOA BẰNG:

Hoa Bằng (1902-1977): Nhà nghiên cứu văn học, sử học. Tên thật là Hoàng Thúc Trâm (1902 – 1977). Trong Nam, ông viết cho các tờ báo Tân Văn, Thế Giới Tân Văn, ngoài Bắc, ông viết cho các tờ báo Tri Tân và Thanh Nghị. Sau Cách mạng tháng tám, ông tham gia kháng chiến trên mặt trận văn hoá.



3. NGUYỄN THẾ TRUYỆN:

Nguyễn Thế Truyện (1928 – 1968): Đại tá, Nguyên Phó tư lệnh Phân khu I Quân giải phóng Miền Nam. Quê xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Thuở nhỏ rất ham học, cha mẹ mất sớm. Năm 1938, ông vào Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Tại đây, ông sớm giác ngộ theo cách mạng từ những năm 1940. Năm 17 tuổi, ông tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn và chính thức gia nhập lực lượng vũ trang Nam Bộ (8/1945).

Năm 1947, là Đại đội trưởng Đại đội 2763 thuộc Trung đoàn Phạm Hồng Thái. Tháng 8/1948, ông chỉ huy đại đội đánh trận Láng Le- Bàu Cò nổi tiếng, tiêu diệt một đại đội Âu Phi làm cho quân Pháp kinh hoàng. Chiến công oanh liệt này đã để lại một dấu son trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân thành phố.

Từ năm 1949-1953, ông là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 304, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 302, chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Miền Đông Nam Bộ. Với nhiều trận đánh ác liệt, Tiểu đoàn 302 chủ lực do ông chỉ huy là tiểu đoàn mạnh nhất của Phân liên khu Miền Đông, được mệnh danh “ Con hùm xám miền Đông” do quân Pháp đặt tên lúc bấy giờ. Cấp trên trực tiếp của ông là các ông Trần Văn Trà, Tô Ký, Trần Đình Xu.

Năm 1953, ông được điều động ra miền Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và sau đó được cử đi đào tạo chỉ huy tại Trung Quốc.

Năm 1958-1960, ông là Trung đoàn phó, rồi Trung đoàn trưởng Quân khu Tây bắc.

Từ năm 1962, ông được cử vào chiến đấu tại chiến trường B2 và lần lượt giữ các chức vụ: Trung đoàn trưởng Trung đoàn I, tham gia chỉ huy chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài…Năm 1965, Tư lệnh Sư đoàn 5 Quân giải phóng Miền Nam. Năm 1967, ông là Tư lệnh phó rồi Tư lệnh Phân khu I Sài Gòn - Gia Định. Trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1968, ông trực tiếp chỉ huy các cuộc tiến công vào sào huyệt địch ở Sài Gòn,và đã anh dũng hy sinh khi đó ông tròn 40 tuổi.

Với những cống hiến và hy sinh anh dũng của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 2 và nhiều Huân chương cao quý khác.

4. ĐẶNG THẾ PHONG:

Đặng Thế Phong (1918-1942): nhạc sỹ tài hoa mệnh yểu, tên thật cũng là bút danh, sinh năm 1918 tại thị xã Nam Định (nay vẫn thuộc Nam Định).

Xuất thân trong một gia đình công chức, thân phụ là Đặng Hiển Thế một thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thuở nhỏ học Trường thành chung Nam Định, nhưng vì gia đình gặp khó khăn nên mới xong năm nhì thì bỏ dở. Sau đó, lên Hà Nội mưu sinh và có lúc theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật với tư cách dự thính.

Thời gian theo học tại Trường Mỹ thuật ông mưu sinh bằng cách vẽ tranh cho các báo và hát tại các sân khấu công cộng, các rạp ciné tại Hà Nội.

Các ca khúc Giọt mưa thu, Đêm thu, Con thuyền không bến, Sáng trong rừng là những tác phẩm âm nhạc đầy tính lãng mạn trữ tình vượt thời gian khi nền tân nhạc Việt Nam còn trong thời kỳ phôi thai. Tiếng nhạc Đặng Thế Phong u hoài, nức nở khiến người nghe “Như nhớ thương ai chùng tơ lòng” mà hơi nhạc ông gợi mở.

Ông mất năm 1942 vì bệnh lao phổi, lúc ông mới tròn 24 tuổi, trong lúc tài hoa đang rực rỡ.



5. DIỆP MINH CHÂU:

Diệp Minh Châu (1919 – 2002): điêu khắc gia nổi tiếng. Quê làng Nhơn Trạch, huyện Châu Thành, nay thuộc thị xã Bến Tre.

Thuở nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu vẽ, được bạn bè đặt cho biệt danh là “Châu vẽ”. Năm 15 tuổi, theo học hoạ sỹ Hoàng Tuyển vẽ tranh Tết, sau chuyển sang vẽ phông màn cho các gánh hát bội.

Năm 1940, thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Đầu năm 1945 tốt nghiệp, về quê tiếp tục vẽ chân dung, gia nhập Thanh niên tiền phong, tham gia cướp chính quyền tại Bến Tre.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông là phóng viên đi theo các đơn vị quân đội, vẽ nhiều bức hoạ ở ngay chiến trường còn vương khói súng. Đáng chú ý nhất là bức chiến sỹ Lê Hồng Sơn hy sinh trong lúc xung phong đánh đồn Vàm Nước Trong - Bến Tre, bằng chính máu của người chiến sỹ ấy (1947).

Tối 2/9/1947, ông vẽ bức tranh Bác Hồ và ba em nhỏ Trung Nam Bắc tại phòng triển lãm tranh bên bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp, giữa Đồng Tháp Mười bằng chính máu của ông trích từ cánh tay.

Năm 1949, ông được chuyển về công tác tại Viện Văn hoá kháng chiến Nam bộ. Năm 1950, ra Việt Bắc, có dịp gần Bác Hồ và đã thể hiện một loạt bức tranh về sinh hoạt của Bác.

Năm 1951, ông học ở Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Sau ngày giải phóng, ông về sống, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và mất tại đây. Chỉ riêng đề tài Bác Hồ ông có hơn 30 tác phẩm cả tranh và tượng.



6. NGUYỄN SÁNG:

Nguyễn Sáng (1923-1988): hoạ sỹ quê làng Điều Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang).

Xuất thân trong một gia đình trí thức, tuổi trẻ học ở Mỹ Tho, Sài Gòn. Năm 1938, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định, rồi ra Hà Nội theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1945, tốt nghiệp, làm việc ở miền Bắc.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông ra vùng tự do làm việc ở Bộ Tài chánh, Bộ Thông tin Việt Bắc. Sau Hiệp định Geneve, ông về Hà Nội sống và làm việc ở Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Ông là tác giả nhiều bộ tranh có giá trị nghệ thuật tạo hình độc đáo và ông là một trong những họa sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

Ông mất ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1988.



7. NGUYỄN ĐỖ CUNG:

Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977): hoạ sỹ xuất sắc trong thế hệ hoạ sỹ tạo hình đầu tiên của nứơc ta. Ông là con cụ tú Nguyễn Đỗ Mục - một danh sỹ, một học giả nổi tiếng vào thời Quốc ngữ đang trong thời kỳ phát triển.

Xuất thân Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông ham mê sáng tác, sớm có danh trong khoảng năm 1935 – 1936. Ông nhiệt thành yêu nước, tham gia cách mạng, ông tích cực hoạt động và trải qua các nhiệm vụ: Ủy viên Ban thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Mỹ thuật, đại biểu Quốc hội khoá I.

Ông được khen thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng ba.

Ngày 22/9/1977, ông mất tại Hà Nội, thọ 65 tuổi.

8. BÙI XUÂN PHÁI:

Bùi Xuân Phái (1921 – 1988): hoạ sỹ sơn dầu nổi tiếng, quê làng Kim Hoàng, Hà Đông (nay thuộc Hà Tây).

Thuở nhỏ học trung học ở Hà Nội, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1945 chuyên về sơn dầu với các đề tài về phố phường. Chính các đề tài ông thực hiện đã trở thành một trường phái của hội hoạ Việt Nam, gọi là Phố Phái.

Các tranh về phố phường của ông đều có nét đặc biệt và mang màu sắc dân tộc như các tranh: Ô Quan Chưởng, Văn miếu, Cánh võng, Phố cổ Hội An,…. đều được giới am tường nghệ thuật tạo hình đánh giá cao.



9. HUỲNH VĂN GẤM:

Huỳnh Văn Gấm (1922-1987): hoạ sỹ sơn mài, quê xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay thuộc thị xã Tân An – Long An).

Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn. Năm 1940, ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (niên khoá 1941-1945).

Cách mạng tháng tám, ông về Nam tham gia công tác văn hoá, văn nghệ, tổng tuyển cử Quốc hội năm 1946. Ông đắc cử Đại biểu Quốc hội khoá I đơn vị tỉnh Tân An, có lúc làm Phó Bí thư tỉnh ủy Tân An (nay thuộc Long An).

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, từ đây ông chuyên hoạt động nghệ thuật, tham dự nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật.

Ông qua đời năm 1987, thọ 65 tuổi.



10. PHẠM NGỌC THẢO:

Phạm Ngọc Thảo (1922 – 1965): Nhà hoạt động tình báo, liệt sỹ cách mạng, sinh năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán ở Bến Tre.

Trong kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, ông làm giao liên, rồi trở thành cán bộ chỉ huy quân đội kháng chiến. Đến các năm 1953 – 1954, ông là sỹ quan chỉ huy cấp trung đoàn tại các chiến trường Tây Nam bộ.

Sau hiệp định Geneve, ông ở lại miền Nam làm nghề dạy học tại các trường tư thục ở Sài Gòn. Tại đây, vì không chịu ký vào giấy “hồi chánh” nên ông bị mật vụ của Pháp (do Mai Hữu Xuân cầm đầu) vây bắt mấy lần nhưng ông đều trốn thoát được. Sau đó, ông phải về dạy học tại thị xã Vĩnh Long vì nơi đây thuộc địa phận của Giám mục Ngô Đình Thục- anh ruột Ngô Đình Diệm – quen thân từ lâu với gia đình ông. Giám mục Thục rất tin và phục ông nên ông được ông Thục giới thiệu với anh em ông Diệm. Do đó, ông cùng vợ con mới lên sống ở Sài Gòn được.

Đầu năm 1956, ông làm việc tại Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, sau được dùng trong ngạch quân sự với cấp bậc “Đại uý đồng hoá” trong quân đội Sài Gòn. Từ đó, ông từng giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long, rồi chỉ huy trưởng Bảo an tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một – nay thuộc Bình Dương). Sau khi dự những lớp chỉ huy, tham mưu quân sự trong và ngoài nước (Hoa Kỳ), ông được thăng Thiếu tá làm việc tại Phủ Tổng Thống (cạnh Ngô Đình Nhu). Tại đây ông được Ngô Đình Diệm rất tin cậy trong các công tác chính trị, an ninh nội bộ, rồi được đề cử làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hoà (nay là Bến Tre) với cấp bậc Trung tá.

Sau đảo chính 1/11/1963, ông được thăng Đại tá, làm Tuỳ viên báo chí trong “Hội đồng Quân nhân Cách mạng”, rồi làm Tuỳ viên văn hoá của Toà đại sứ Việt Nam (Sài Gòn) tại Hoa Kỳ. Do đó, vợ con ông đều sống ở Mỹ.

Đầu năm 1965, ông bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn muốn bắt ông do các công tác tình báo của ông. Biết được ý định của Mỹ và Sài Gòn ông trốn luôn. Từ đó, ông bí mật liên lạc với các cơ quan tình báo và các lực lượng đối lập khác tổ chức đảo chính lật đổ chính quyền Sài Gòn. Cuộc đảo chính nổ ra trưa ngày 19/2/1965 nhưng quân đảo chính chỉ làm chủ Đài phát thanh Sài Gòn trong một thời gian ngắn rồi bị dập tắt. Từ đó, ông đào thoát, trốn tại nơi này nơi khác, sau trốn tại một tu viện Công giáo ở Thủ Đức. Đến ngày 16/7/1965, ông bị một toán mật vụ bắt dẫn tới một bìa rừng gần Hố Nai – Biên Hoà ám sát (ông bị bắn vào mặt bị ngất đi) rồi bỏ đi. Sau đó ông được một linh mục đưa về cứu chữa tại một trạm cứu thương ở Biên Hoà. Nhưng bị phát giác, nên ông bị an ninh quân đội bắt đưa về Sài Gòn. tại đây ông bị thảm sát (đánh đến chết) vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 17/7/1965, hưởng dương 43 tuổi.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông được Đảng và Chính phủ Việt Nam truy phong liệt sỹ với hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.



11. LƯU CHÍ HIẾU:

Lưu Chí Hiếu ( ? – 1961): chiến sỹ cách mạng. Quê huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định.

Năm 1940, ông vào Sài Gòn hoạt động cách mạng. Năm 1945, tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại Sài Gòn. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tích cực tại chiến trường Nam bộ.

Sau hiệp định Geneve (1954), ông ở lại hoạt động tại nội thành, bị địch bắt ngày 6/7/1955, sau đó địch đày ông ra đảo Phú Quốc (1956), rồi đày ra Côn Đảo.

Là thành viên nổi tiếng kiên quyết chống “ly khai” ở chuồng cọp Côn Đảo trong thời gian 1959 – 1960. Bị tra tấn, đoạ đày khổ ải, bị ho, thổ huyết nặng nhưng bọn cai ngục vẫn liên tục dội nước hàng đêm, tra tấn dã man, nhưng ông vẫn kiên gan giữ tròn khí tiết của người cộng sản.

Ông anh dũng hy sinh đêm 24/12/1961. Hôm sau người ta thấy xác ông trong tư thế ngồi chồm hổm, tỳ hai cườm tay vào bệ chuồng cọp, đầu cúi xuống bất động.



12. NGUYỄN QUANG DIÊU:

Nguyễn Quang Diêu (1880 – 1936): nhà thơ, chí sỹ yêu nước cận đại, hiệu Cảnh Sơn, Tử Ngọc, quê làng Tân Thuận, tổng An Tịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1907, ông tham gia phong trào Đông Du. Năm 1913, hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu, Cường Để, ông cùng Nguyễn Thần Hiến sang Hương Cảng hoạt động với các đồng chí. Vừa đến nơi, bị thực dân Pháp bắt đem về giam tại Hoả Lò (Hà Nội), rồi đày sang Guyane (Nam Mỹ), khoảng năm 1917, ông vượt ngục trốn qua đảo Trinidad (thuộc địa của Anh) giả dạng làm người Trung Quốc. Năm 1920, đến Washington (Mỹ) rồi thẳng đường về Trung Quốc, Hương Cảng tìm cách liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam ở hải ngoại.

Cuối năm 1926, ông bí mật về hoạt động trong nước, khi về tới Sa Đéc ông được chí sỹ Võ Hoành tận tình giúp đỡ. Từ đó, ông đổi tên là Trần Văn Vẹn, sinh sống và hoạt động khắp các tỉnh miền Tây

Từ năm 1926 – 1936, khắp các vùng vừa kể, ông đều có đi qua và đặt cơ sở tại làng Vĩnh Hoà (nay thuộc huyện Tân Châu, An Giang) làm địa bàn hoạt động. Đến ngày 5/5/1936, ông qua đời vì bệnh thương hàn, hưởng dương 56 tuổi.

Ngoài một chí sỹ yêu nước, một nhà cách mạng, Nguyễn Quang Diêu còn là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Tương tự như các nhà thơ yêu nước tiền bối và cùng thời, ông viết văn làm thơ khá nhiều. Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một khối lượng thơ đồ sộ có đến ngàn bài với nhiều thể loại khác nhau.



13. VÕ CÔNG TỒN:

Võ Công Tồn (1892 – 1942): nhân sỹ yêu nước, thường gọi là Hội đồng Tôn. Chính tên Võ Văn Tồn, về sau ông đổi chữ lót là Công, ngụ ý quyết giữ niềm son sắt lo việc chung, công bình chánh trực. Quê xã Long Hiệp, tổng Long Hưng Hạ, Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An).

Tính ông khẳng khái, hào hiệp, thường giúp đỡ bạn nghèo khó. Năm 24 tuổi ra làm hương hào rồi làm xã trưởng. Ít lâu, nhờ có uy tín trong giới trí thức, ông đắc cử Hội đồng Quản hạt. Danh tiếng Hội đồng Tôn vang khắp gần xa, nhất là từ lúc ông được gặp Nguyễn An Ninh, tấm lòng yêu nước được khêu động mạnh, ông bắt đầu sinh hoạt chính trị, thường đem tài sản hỗ trợ cho những người yêu nước hoạt động. Những lúc Nguyễn An Ninh xuống Bến Lức, hoặc khi tránh lưới mật thám đều được chính ông nuôi giấu.

Năm 1927, ông thành lập chi nhánh Khuyến học hội tại Gò Đen. Cuối năm ấy, ông sang Pháp, Bỉ, Đức để học hỏi, quan sát tình hình chính trị xã hội nước ngoài.

Năm 1939, ông bị bắt giam 18 tháng tại Hà Tiên. Ra tù, bị mật thám thường theo dõi, ông đành ngưng hoạt động, nhưng vẫn ngầm giúp đỡ tài chánh cho các anh em, nổi tiếng Mạnh Thường Quân trong lĩnh vực văn hoá, chính trị, xã hội.

Năm 1940, trong đợt khủng bố trắng của thực dân Pháp, ông bị bắt giam một lượt với số đông người yêu nước gồm có Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Lê Văn Thử, rồi đưa đi đày Côn Đảo.

Năm 1942, ông mất trên đảo trước Nguyễn An Ninh 1 năm, hưởng dương 50 tuổi. Đời ông mãi mãi gắn bó với Nguyễn An Ninh và những người yêu nước đã đi vào lịch sử cách mạng cứu quốc.

14. NGUYỄN HÁO VĨNH:

Nguyễn Háo Vĩnh (1893 – 1941): nhân sỹ yêu nước, hiệu là Hốt Tất Liệt, quê làng Bình Đức, tỉnh Long Xuyên, sau ngụ ở Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

Ông hưởng ứng phong trào Đông Du, Duy Tân, rồi sang Nhật. Năm 1908, bị trục xuất ông lui về Hương Cảng, học ở Trường Saint Jesyh. Tốt nghiệp, ông sang Anh với ý định tiếp xúc với Cường Để, nhưng sau khi gặp Cường Để, ông cảm thấy thất vọng bèn trở về nước.

Về nước, nhà cầm quyền chú ý theo dõi ông. Biết thế ông xoay ra doanh thương, mở hãng xà bông “Con rồng” làm dầu măng… thỉnh thoảng cũng viết lách trên các báo, rồi mở nhà in, xuất bản sách.

Ông lập nhà in Xưa nay, xuất bản nhiều sách giá trị, nhà in này khoảng năm 1945 do ông Hoàng Minh Chánh (tức Đỗ Ngọc Quang) đem vô chiến khu để in sách báo kháng chiến.

Ông từng bút chiến với Phạm Quỳnh, đặc biệt là đả kích quyển Hà hương phong nguyệt của nhà văn Mộng Huê Lầu (tức Lê Hoằng Mưu) trên tờ báo Nam kỳ kinh tế. Nhà in Xưa nay của Nguyễn Háo Vĩnh là một nhà in có bề thế ở Sài Gòn trước năm 1945.

Ông mất ngày 11/8/1941 tại Gia Định, an táng tại Thủ Thiêm.

15. DƯƠNG THIỆU TƯỚC:

Dương Thiệu Tước (1915 -1995): nhạc sỹ hiện đại, bút danh cũng là tên thật, sinh ngày 15/5/1915, quê làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Tây).

Thuở nhỏ học ở Hà Nội, những năm 30 ông gia nhập nhóm nghệ sỹ tài tử Myosotis (Hoa Lưu Ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Doãn Mẫn, Vũ Khánh…. Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại “Bài Tây theo điệu ta”. Phần lớn nhạc của ông lúc đầu đều bằng tiếng Pháp, đó là một thể loại đầu tiên ở nước ta và chính nó đã mở ra một hướng mới cho nền tân nhạc Việt Nam. Những nhạc phẩm: Vầng trăng sáng, Thuyền mơ, Dưới nắng hồng, Bến Xuân xanh…. của ông mới ra đời được giới yêu nhạc đón chào nồng nhiệt. Từ đó nét nhạc ông càng ngày càng đượm hương sắc dân tộc giúp nhạc hiện đại Việt Nam càng bay bổng trên vòm trời âm nhạc mới.

Những năm sau chiến tranh Việt Pháp và hoà bình được tái lập (1945), ông vẫn tiếp tục sáng tác đều tay, như: Tiếng xưa, Đêm tàn bến Ngự, Ơn nghĩa sinh thành, Ngọc Lan, Ước hẹn chiều thu, Cánh bằng lướt gió, Trời xanh thẳm, Chiều.

Tác phẩm của Dương Thiệu Tước sẽ sống mãi với lịch sử âm nhạc Việt Nam vì nhạc ông là loại nhạc tình tứ nhưng rất sang trọng. Đó là những ca khúc tình yêu, thốt lên từ con tim của một nhạc sỹ dòng dõi nhà quan.

Ông mất ngày 1/8/1995 tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi.



16. LÊ ĐÌNH THỤ:

Lê Đình Thụ (1918 – 1978): liệt sỹ cách mạng. Quê xã An Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1945, cán bộ Tổng công đoàn Nam bộ hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1950, Bí thư quận ủy quận 2 – Sài Gòn. Năm 1954, Đặc khu ủy viên dự khuyết, Chánh văn phòng Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1959 – 1961, công tác trong quân đội giải phóng và vùng cao su Bình Long. Năm 1962, Đại biểu liên hiệp Công đoàn Sài Gòn, ủy viên ban tổ chức đại hội dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần I, Chánh Văn phòng Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.

Năm 1967 – 1968, Thường vụ Phân khu ủy phân khu IV (Thủ Đức). Thường vụ phân khu ủy phân khu III (Nhà Bè), kiêm Bí thư quận 4, Phó ban Công vận thành. Năm 1969 – 1971, Thành ủy viên, Phó ban Công vận thành.

Từ 1972 đến 30/4/1975, bị địch bắt ở tù lần thứ sáu, ông là cán bộ lãnh đạo đấu tranh trong tù. Ngày 30/4/1975, lãnh đạo phá khám đập tan chính quyền địch và lập chính quyền cách mạng tại phường Chí Hoà.

Năm 1975 – 1976, Ủy viên thường trực Thành ủy, Chánh Văn phòng Thành ủy.

Ông mất năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh.



17. CAO VĂN NGỌC:
Cao Văn Ngọc (1897-1962): Ông quê huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Năm 1945, ông tham gia cách mạng. Năm 1955, ông bị địch bắt, địch tìm thấy một bó tài liệu trong nhà ông, bị tra tấn dã man ông không nhận. Vào tù, ông chống chào cờ suy tôn, chống học “ tố cộng” . Năm 1959, chúng đưa ông ra Côn Đảo, ông chống lại chế độ lao tù khắc nghiệt.

Ông nổi tiếng là “ông già chuồng cọp”, một ông già quắc thước luôn đấu tranh với địch. Ông thường nói “ Tôi năm nay ngoài 60 rồi, cực khổ đã lắm, đau thương đã nhiều và cũng có lúc sung sướng, bây giờ tôi chỉ cần sao được chết quang vinh không hổ thẹn, mà chết cho dân cho nước là quang vinh nhất trần đời rối còn gì”. Ông chết sau một trận đòn ác liệt và dã man nhất ở Côn Đảo.



18. NGUYỄN NGHIÊM:

Nguyễn Nghiêm (1903 – 1931): liệt sỹ, quê làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong), huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống, thân sinh tham gia phong trào Duy Tân, năm 1908 bị lưu đày Côn Đảo. Thuở nhỏ học ở trường làng rồi trường tỉnh ở Quảng Ngãi, trường Pháp - Việt Quy Nhơn. Trước măm 1930, hoạt động trong tổ chức Cộng ái ở Quảng Ngãi, rồi gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, đầu tháng 2 năm 1930 ông được đề cử làm Bí thư đầu tiên của tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi.

Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bùng nổ có quy mô ở một số huyện như Nam Đàn, Thanh Chương… thì ở Quảng Ngãi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông, cuộc khởi nghĩa phát đi từ làng Tân Hội (quê ông), nhân dân kéo đến chiếm huyện đường Đức Phổ, bắt các người có nợ máu với nhân dân xử tội. Trong cuộc khởi nghĩa này, cả gia đình ông đều trực tiếp chỉ đạo phong trào. Chính vợ ông cũng là một nhân vật quyết định trong nhiều cuộc biểu tình trấn áp chính quyền tại các làng, tổng trong huyện Đức Phổ.

Thực dân Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp cuộc khởi nghĩa, chúng bắt giết nhiều người, đốt phá các làng lân cận. Sau đó chúng đưa một số quân thuộc địa và tay sai về trấn giữ tại khu vực này gây nên nhiều thảm cảnh ở địa phương. Từ đó, chúng ra lệnh truy nã ông gắt gao.

Ngày 24/2/1931 giặc bắt ông ở phủ Tư Nghĩa cùng tỉnh. Chúng dùng nhiều đòn tra tấn dã man nhưng không khuất phục được ông, rồi chúng tuyên án tử hình. Ông hy sinh ngày 24/4/1931, hưởng dương 28 tuổi, ông bị chúng bêu đầu ở bờ sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.



19. ĐOÀN HỒNG PHƯỚC:

Đoàn Hồng Phước (1914-1967): Đoàn trưởng đoàn tàu không số (đoàn 125 Hải quân) chi viện cho miền Nam 1962-1967. Quê xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nhập ngũ năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp trưởng thành từ chiến sĩ lên đến tỉnh đội trưởng tỉnh Gò Công, tỉnh đội phó tỉnh Mỹ Tho. Tháng 8/1954-1955, cán bộ trong ban liên hiệp đình chiến Nam bộ, cán bộ phòng tham mưu sư đoàn 330. Năm 1957-1958, Tham mưu trưởng, Trung đoàn phó. Năm 1961, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 330. Năm 1962-1967 đoàn trưởng đoàn Hải quân 125 vận tải biển bí mật chở vũ khí vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Huân chương chiến thắng hạng nhì…



20. NGHIÊM TOẢN:

Nghiêm Toản (1907-1975): Giáo sư, nhà nghiên cứu văn học, biệt hiệu Hạo Nhiên, sinh ngày 05/3/1907 tại Nam Định.

Thuở nhỏ học ở trường Thành Chung Nam Định, Trung học Bảo hộ, Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (H Nội).

Thời còn ở ghế nhà trường (1929-1930), ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng, bị bắt giam ở Hoả Lò rồi đày ra Côn Đảo, sau đó được phóng thích, trở về Hà Nội dạy tư và nghiên cứu văn học Việt Nam.

Sau năm 1945, ông dạy ở Đại học Văn khoa Hà Nội, cộng tác với các nhà xuất bản Vĩnh Bảo, Sông Nghị, Minh Tân. Từ năm 1954, ông làm giáo sư tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, chuyên ngành Việt Hán ở miền Nam. Ông từng giữ chức Trưởng ban Việt Hán tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn nhiều năm. Năm 1968, ông là một trong ba người dạy Đại học Văn khoa không có bằng Tiến sỹ được đề bạt vô ngạch Giáo sư diễn giảng Đại học.

Ông mất năm 1975 tại Sài Gòn.



22. HOÀNG XUÂN HOÀNH:

Hoàng Xuân Hành (1866 – 1941): liệt sỹ cận đại, quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nhiệt tình yêu nước và là đồng chí của Phan Bội Châu. Ông tích cực hoạt động chống thực dân Pháp xâm lược trong chiến khu Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Năm 1908, nhân vụ nghĩa quân bị đầu độc ở trại lính Hà Nội, ông bị bắt đày ra Côn Đảo.

Về sau, khi Phan Bội Châu bị bắt về nước và an trí tại Huế, Hoàng Xuân Hành từ Côn Đảo trở về sống với Phan Bội Châu tại Huế. Sau khi Phan Bội Châu qua đời, ông về quê sống một thời gian ngắn rồi uống thuốc độc tự tử.

22. NGỤY NHƯ KONTUM:

Ngụy Như KonTum (1913-1992): Giáo sư, nguyên quán thành phố Huế, sinh tại thị xã KonTum (nay thuộc tỉnh KonTum), nơi thân phụ ông làm việc tại đó.

Xuất thân trong một gia đình công chức, lúc nhỏ học tại Huế, sau du học Pháp, từng đỗ các văn bằng Cử nhân Vật lý, Thạc sỹ Vật lý.

Những năm 40, về nước dạy tại các trường trung học ở Hà Nội. Thành viên của tạp chí khoa học Thanh nghị chuyên về các đề tài vật lý hiện đại, hội viên Hội Tân Việt Nam (một tổ chức chính trị, tiền thân Đảng Dân chủ Việt Nam).

Năm 1945, làm Giám đốc Nha Đại học vụ, Bộ Giáo dục trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tham gia kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm trong ngành giáo dục.

Sau năm 1954, ông làm giáo sư tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học này cho đến ngày về hưu.

Ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu vật lý hiện đại và cũng là một giáo sư tài ba, đào tạo được nhiều chuyên gia khoa học tự nhiên hiện đại Việt Nam.

Ông mất năm 1975 tại Sài Gòn.



23. NGUYỄN THIỆU LÂU:

Nguyễn Thiệu Lâu (1916-1967): Giáo sư, nhà chuyên khảo sử địa, quê ở Hà Nội.

Thuở nhỏ ông học Trường Albert Sarraut, rồi du học Pháp. Ông tốt nghiệp cử nhân sử địa tại Đại học Sorbonne – Paris, về nước làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội, sau chuyển sang dạy học. Từng làm giáo sư tại Trường Quốc học Huế trước Thế chiến. Tuy làm giáo sư nhưng ông bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu sử địa Việt Nam cận đại. Sau làm việc ở Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, ông làm Vụ trưởng Vụ Ngoại kiều Bộ Ngoại giao, Đồng lý văn phòng Bộ Nội vụ (Bộ trưởng là Huỳnh Thúc Kháng) một thời gian. Ngày toàn quốc kháng chiến ông tản cư lên Việt Bắc, làm Giám đốc Trường Kinh tế Trung ương của Chính phủ kháng chiến. Sau đó ông vào làm công chức tại Hà Nội, Sài Sòn. Những năm 1953-1962, ông làm việc ở Bộ Thông tin, nhưng luôn luôn tỏ ra phẫn chí trước thời cuộc. Một phần lớn thời gian còn lại ông đều ra công sưu tầm nghiên cứu về hai bộ môn chuyên ngành sử và địa. Các công trình của ông được đăng trên các tạp chí chuyên môn ở Hà Nội, Sài Gòn.

Hầu hết các tác phẩm của ông hồi sinh thời đều chưa in, sau khi ông mất mới xuất bản được bộ: Quốc sử tạp lục (1970).

Năm 1967 ông mất tại Sài Gòn, thọ 51 tuổi.



24. TRẦN QUANG QUÁ:

Trần Quang Quá (? – 1965): bác sỹ, anh hùng lao động, quê ở Bà Chiểu, tỉnh Gia Định, nay thuộc Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, trước Cách mạng tháng tám làm việc ở bệnh viện Bà Chiểu. Ông là một bác sỹ tài giỏi và đạo đức, tận tâm cứu chữa bệnh nhân. Do đó, đồng bào rất quý mến, xưng tụng ông là “Phật Gia Định”.

Ông là một trí thức nhiệt tình yêu nước, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông rời bỏ Sài Gòn vào chiến khu từ năm 1945.

Sau Hiệp định Geneve, ông tập kết ra Bắc làm Y Viện trưởng ở Hà Nội, ông mất năm 1965, thọ trên 70 tuổi.

25. LÊ THẬN:

Tướng của Lê Lợi, không rõ năm sinh, năm mất. Quê huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thanh Hóa. Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi võ nghệ. Một hôm, ông đánh cá ở sông Lam, bắt được một thanh kiếm xưa. Chợt có Lê Lợi đếm xem, trò chhuyện giờ lâu, ông cảm phục tặng thanh kiếm cho Lê Lợi, và sau đó theo Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa đánh đuổi quân cướp nước. Ông trãi qua hàng trăm trận quyết chiến và lập nhiều chiến công. Sau khi đánh thắng quân Minh, ông được Lê Thái Tổ phong là Bắc đạo chư vệ quân sự, rồi phong Tư không bình chương sự. Ít lâu lại lãnh nhiệm vụ Đô đốc đi đánh Chiêm Thành. Sau khi mất ông được tặng tước Huyện thượng hầu. Đến đời Lê Thánh Tông, được truy tặng Thái phó, tước Hoằng quận công.

26. NGUYỄN VĂN VỊNH:

Nguyễn Văn Vịnh (1918 – 1978): UÛy vieân Xöù uûy Nam Boä, Phoù chính uûy phaân lieân khu Mieàn Ñoâng Nam Boä, UÛy vieân döï khuyeát Ban Chaáp Haønh Trung ưông, Chuû nhieäm UÛy ban Thoáng nhaát Trung öông. Queâ Nam Quan, huyeän Nam Ninh, tænh Nam Ñònh.

Tham gia phong traøo hoïc sinh yeâu nöôùc, bò maät thaùm baét, sau ñöôïc thaû ra. Naêm 1943, tham gia phong traøo cöùu nöôùc, bò baét vaø bò keát aùn 20 naêm tuø, ñaøy ra Coân Ñaûo.

Sau Caùch maïng thaùng 8 naêm 1945, cuøng vôùi caùc chieán só Coân Ñaûo khaùc, oâng ñöôïc röôùc veà Nam Boä, boå sung vaøo tænh uûy Myõ Tho, laøm Phoù Chuû tòch UÛy ban khaùng chieán tænh.

Töø 1947 ñeán 1951, laø Chính uûy Boä Tö leänh Khu 8, goùp phaàn cuûng coá vaø phaùt trieån löïc löôïng vuõ trang Khu 8 vaø xaây döïng Ñoàng Thaùp Möôøi thaønh chieán khu vöõng maïnh.

Naêm 1947 ñeán 1949, uûy vieân Xöù uûy Nam Boä. Naêm 1952, laø Bí thöù Quaân khu uûy kieâm Chính uûy Boä Tö leänh phaân lieân khu mieàn Taây Nam Boä. Naêm 1953-1954, laø Phoù chính uûy Phaân lieân khu Mieàn Ñoâng Nam Boä

Naêm 1955-1956, tham gia phaùi ñoaøn ñaïi dieän cuûa Boä toång tö leänh Quaân Ñoäi Nhaân Daân Vieät Nam beân caïnh UÛy ban quoác teá giaùm saùt vieäc thi haønh hieäp ñònh Geneøve ôû Vieät Nam.

Trong Ñaïi hoäi Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam laàn thöù III, oâng ñöôïc baàu laøm UÛy vieân döï khuyeát Ban Chaáp Haønh Trung Öông, phuï traùch coâng taùc chi vieän cho Mieàn Nam. Töø 1960-1967, laø Chuû nhieäm UÛy ban Thoáng nhaát Trung öông.

Maát ngaøy 16/6/1978

27. HUỲNH VĂN MỘT:

Huỳnh Văn Một (1912-1992): Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên khác Huỳnh Văn Tiếm, quê huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Ông tham gia cách mạnh năm 1927, vào An Nam Cộng sản Đảng 15/8/1929. Năm 1931, Huyện ủy viên huyện Hóc Môn – Bà Điểm - Đức Hoà. Tháng 12/1931, ông bị bắt giam tại bót Catinat. Năm 1940, ông tham gia lãnh đạo Nam kỳ khởi nghĩa giành chính quyền tại Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn. Năm 1945, Trung đoàn trưởng trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh. Năm 1950, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Chợ Lớn. Năm 1954, trưởng phái đoàn Quân đội nhân dân khu vực Đồng Tháp Mười. Sau đó, ông tiếp tục hoạt động cách mạng tại chiến trường Nam bộ.

Ông mất năm 1992 tại thành phố Hồ Chí Minh. Với những cống hiến to lớn cho cách mạng, ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.



28. TRẦN VĂN CẨN:

Trần Văn Cẩn (1910-1994): hoạ sỹ, quê ở thành phố Hải Phòng.

Thuở nhỏ học ở Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1936, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ngành Hội hoạ. Từ ấy, trở thành một tài năng lớn của nghệ thuật, một trong “Tứ kiệt” trong thế giới hội hoạ với câu “Nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn” (Trí: Nguyễn Gia Trí, Lân: Nguyễn Tường Lân, Vân: Tô Ngọc Vân, Cẩn: Trần Văn Cẩn).

Những năm 60, ông giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Trần Văn Cẩn là một hoạ sỹ tầm cỡ của nền hội hoạ Việt Nam hiện đại, góp phần sáng giá cho lịch sử nghệ thuật sơn dầu nước nhà. Và cũng là một giáo sư hội hoạ tài năng đã đào tạo được nhiều thế hệ hoạ sỹ Việt Nam đương đại.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Em Thuý (sơn dầu – 1943), Thiếu nữ (lụa – 1944), Tát nước đồng chiêm (sơn mài – 1958), Mùa đông sắp về (sơn mài – 1959), Thằng Cu đất nẻo (sơn mài – 1964)…

Ông mất ngày 31/7/1994 tại Hà Nội. Thọ 84 tuổi.

29. LÊ QUÁT:

Danh sĩ đời Trần Nhân Tông, tự hiệu Bá Quát, dòng dõi Thái sư Lê Văn Thịnh, không rõ năm sinh năm mất. Quê huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ông là hhọc trò xuất sắc của Chu Văn An, thi đỗ Thái học sinh, làm Tử tư lang kiêm Hàn lâm viện phụng chỉ, ít lâu sau thăng Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển (như Thủ tướng). Ông cùng Phạm Sư Mạnh nổi tiếng ngang nhau và cùng một ý chí tôn sùng học thuật chân chính, bài bác các điều mê tín dị đoan. Trong sách Toàn Việt thi lục và Tinh tuyển thi gia luật thi còn chép lại 7 bài thơ của ông.

30. NGUYỄN TRỌNG QUYỀN:

Nguyễn Trọng Quyền (1876 – 1953): nhà soạn tuồng cải lương, bút danh Mộc Quán (do hai chữ Hán: Mộc, Quán ghép lại thành chữ Quyền); quê làng Thạnh Hòa, huyện Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc thành phố Cần Thơ).

Tuổi trẻ ông học ở Thốt Nốt, Cần Thơ, rồi gia nhập làng báo, công tác cùng các cây bút nổi tiếng thời bấy giờnhư Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Chánh Sắt… trên các báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn…

Từ năm 1920, khi nghệ thuật sân khấu cải lương phát triển, ông trở thành nhà soạn tuồng sáng giá của các gành hát lớn đương thời. ngoài các bài báo và sách biên khảo như Phu thê nghị luận; ông là tác giả trên 50 vở tuồng nổi tiếng như: Phụng Nghi Đình, Giọt lệ chung tình, Tình duyên phấn lạt…

Những năm trước thề chiến, ở miền Nam, ông là một trong hai nhà soạn giả cải lương (người thứ hai là Trương Duy Toản) có nhiều tác phẩm nhất và cũng được đa số khán giả mến mộ.

Ông mất năm 1953, thọ 77 tuổi.



31. NGUYỄN VĂN YẾN:

Nguyễn Văn Yến (1911 – 1941): quê xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An).

Năm 1932, Nguyễn Văn Yến cùng Võ Văn Tần và các đồng chí khác quyết định thành lập Ban phục hồi Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Liên huyện ủy Hóc Môn – Bà Điểm - Đức Hoà, ông giữ chức vụ Phó Bí thư, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Định.

Năm 1933, ông bị địch bắt giam tại khám lớn Sài Gòn, ít lâu sau địch thả ông vì không đủ chứng cứ buộc tội. Ra tù, ông là Xứ ủy viên Xứ ủy lâm thời, được phân công xây dựng cơ sở Đảng ở miền Đông Nam kỳ.



Năm 1936, Phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương phát triển rầm rộ ở Nam kỳ, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Đức Hoà.

Năm 1941, Nguyễn Văn Yến về dự hội nghị ở Bình Lý – Gia Định bàn việc phục hồi cơ sở Đảng, rủi thay trên đường đi công tác ông bị cảnh sát đặc biệt bắn chết.

tải về 104.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương