Quân đội Nhân dân Việt Nam



tải về 382.06 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích382.06 Kb.
#17906
  1   2   3   4

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam


Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hoạt động

1944-nay

Quốc gia

Việt Nam

Quân chủng

Lục quân Nhân dân Việt Nam
Không quân Nhân dân Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam
Bộ đội Biên phòng Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam

Khẩu hiệu

Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.[1][2][3][4]

Lễ kỷ niệm

Ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam: 22 tháng 12, 1944.
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ: 7 tháng 5, năm 1954.
Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước: 30 tháng 4, 1975

Tham chiến

Lịch sử Việt Nam

  • Chiến tranh thế giới thứ hai: chống lại Đế quốc Nhật Bản, 1940-1945

  • Chiến tranh Đông Dương: chống lại Cộng hòa Pháp, Quốc gia Việt Nam và các lực lượng đồng minh, 1945-1954

  • Chiến tranh Việt Nam: chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa và các lực lượng đồng minh, 1955-1975

  • Chiến tranh Biên giới Tây Nam: chống lại Kampuchea dân chủ (tên gọi khác là Khmer đỏ), 1975-1989

  • Chiến tranh biên giới phía Bắc: chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1979

  • Xung đột Việt-Thái: chống lại tàn dư và quân nổi dậy Khmer ĐỏThái Lan, 1979-1989

  • Xung đột biên giới Việt-Trung: một loạt các cuộc giao tranh biên giới với CHND Trung Hoa, 1980-1990

  • Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan: chống lại Thái Lan để bảo vệ đồng minh Lào, 1987-1988

  • Xung đột tại Campuchia: chống lại Norodom Ranariddh, Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh Campuchia, 1997

  • Xung đột tại Lào: chống lại quân nổi dậy Hmong và bảo vệ đồng minh Lào, 1975 đến nay

  • Các xung đột khác: chống lại phiến quân FULROMặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam

Các tư lệnh

Chỉ huy
hiện thời


  • Bí thư Quân ủy Trung ương: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

  • Tổng tư lệnh: Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh

  • Tổng Tham Mưu Trưởng: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Thượng tướng Ngô Xuân Lịch

Chỉ huy
nổi tiếng


Võ Nguyên Giáp
Hoàng Văn Thái
Trần Văn Trà
Nguyễn Chí Thanh
Văn Tiến Dũng
Chu Văn Tấn
Vương Thừa Vũ
Lê Đức Anh
Nguyễn Thị Định
Chu Huy Mân
Lê Trọng Tấn
Nguyễn Bình

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.

Danh xưng

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".[2] Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Tòa án nhân dân (Việt Nam), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam)...



Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ".

Danh xưng sử dụng chính thức lần đầu tiên năm 1950, sau khi chính quyền Bảo Đại thành lập quân đội quốc gia. Theo cách hiểu hiện nay thì Quân đội nhân dân được sử dụng để chỉ các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày thành lập Quân đội nhân dân về sau chính thức lấy ngày thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Thực tế trước khi thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, có lực lượng Cứu quốc quân thành lập sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Trước Cách mạng tháng Tám, có đội du kích Ba tơ, một số đơn vị vũ trang khác. Đôi khi cụm từ này "máy móc" để chỉ quân đội chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập sau Cách mạng, nhưng theo cách hiểu thường thấy chỉ bao gồm các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập hoặc lãnh đạo. Về mặt thực tế sau Cách mạng, có một số lực lượng ở miền bắc, trung và nhất là nam có các lực lượng danh nghĩa thuộc quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Đảng chưa lãnh đạo, hay tách rời sự lãnh đạo của Đảng thường không được xem là thuộc quân đội nhân dân. Các lực lượng chấp thuận hợp nhất sau đó chịu sự chi phối của chính phủ Trung ương do Đảng Cộng sản và Việt Minh lãnh đạo được thừa nhận là Quân đội nhân dân như sau này tài liệu trong nước thừa nhận (dù đến 1950 có danh xưng chính thức). Sau khi Việt Nam chia cắt, một số lực lượng ở miền Nam thành lập tự phát do Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng được thừa nhận là Quân đội nhân dân trong các tài liệu sau này, dù khi đó không thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quân đội nhân dân được sử dụng giai đoạn 1954- 1975 chính thức để chỉ quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời (và sau chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam), các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Miền Nam được hợp nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Về mặt hình thức lực lượng này thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, và phân biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Bắc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sự phân biệt này mang tính sách lược và có tính hình thức. Về phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, luôn có sự phân biệt gọi quân từ ngoài Bắc vào là "quân đội Bắc việt" hay "quân đội nhân dân", còn quân hình thành trong nam là "quân đội Việt cộng" hay "quân giải phóng". Sự phân biệt này có tính chất chính trị nhiều hơn và không phản ánh đúng cơ cấu quân đội cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Trên thực tế, về phía cách mạng, tất cả các lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam, cho dù chiêu mộ tại chỗ hay hành quân từ ngoài Bắc vào đều gọi là Quân giải phóng miền Nam - và không có sự chia tách nào về lãnh đạo, có chăng có sự phân chia lãnh đạo trên cơ sở một ban lãnh đạo chung thống nhất - để phân biệt với quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau 1975 sự hợp nhất Quân giải phóng miền Nam với quân đội nhân dân ở miền bắc sau sự hợp nhất chính thức về chính quyền chỉ còn mang tính hình thức. Về sau này về phía Việt Nam luôn định nghĩa Quân giải phóng Miền Nam để chỉ một bộ phận Quân đội nhân dân là xét về thực tế, còn trong giai đoạn chiến tranh có sự phân biệt hình thức nhưng không như phía đối phương mô tả. Nhìn chung cơ bản các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo thời kỳ nào sau 22-12-1944 cũng hay được xem là quân đội nhân dân. Lưu ý trong kháng Pháp, thì về phía đối phương có một sự phân biệt, nên gọi quân đội của Việt Minh - do họ không công nhận chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chỉ rõ lực lượng do Việt Minh - Đảng CS lãnh đạo.

Quá trình phát triển

Trước Cách mạng tháng Tám

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.





Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quântrận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.



Chiến tranh Đông Dương

Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc BộTrung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ.

Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[5], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự.[6] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới").

Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối.





Quân hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được Pháp thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng tham chiến cùng Pháp để chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau.

Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam.[7]. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Thiếu tá Bi-gia, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam:

Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoànlữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”.[8]

Chiến tranh Việt Nam

Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.





Du kích Nam bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam với Quân đội Nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Cách gọi này xuất phát từ động cơ tuyên truyền, lợi dụng tên gọi vùng miền để gây chia rẽ nhân tâm người dân Việt Nam, nhằm gây lầm tưởng rằng nhân dân hai miền Việt Nam có sự chia rẽ và đối địch nhau, qua đó biện hộ cho lý do tham chiến của Mỹ là để "bảo vệ Nam Việt Nam" (tương tự như cách gọi Bắc kì - Nam Kì của Pháp trước kia). Nhưng thực tế, cũng như cuộc chiến chống Pháp trước đó, cuộc chiến chống Mỹ của người Việt Nam ngay từ ban đầu đã mang tính chất toàn quốc, với sự tham chiến của cả hai miền. Người miền Nam đã trực tiếp đánh Mỹ ở tuyến đầu, còn miền Bắc chi viện và bổ sung. Trong suốt chiến tranh, nhân dân cả hai miền Việt Nam luôn đoàn kết, ủng hộ và là hậu phương to lớn tiếp sức cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Chính người dân miền Nam đã đóng góp hàng triệu chiến sĩ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như chịu những hy sinh lớn nhất với gần 2/3 số Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người miền Nam[9], huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (cũng thuộc miền Nam) là huyện có nhiều liệt sĩ nhất nước.[10]



Bộ đội hành quân vượt Trường Sơn chi viện cho miền Nam





Chiếc võng Trường Sơn

Về tổ chức, Quân Giải phóng miền Nam cũng là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có lực lượng xuất thân từ mọi miền Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Đây thực chất là lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam, kết hợp cả bộ phận tăng viện từ miền Bắc cũng như chiêu mộ những người chống Mỹ tại miền Nam, tạo thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ có đầy đủ cả người Nam và người Bắc. Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định họ là lực lượng đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam chứ không chỉ riêng vùng miền nào.

Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào"[11], Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973. Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.

Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sỹ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân đội Nhân dân Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sỹ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử"[12].

Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện trợ của khối xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 4 trên Thế giới, với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương cung với hơn hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số VN lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1,2,3,4



Sau năm 1975

Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới. Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực,8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia. Theo C. Thayer, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la [13].

Sau năm 1990, với việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội. Theo CIA, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ được xây dựng rộng rãi trên khắp đất nước.

Các trận đánh lớn

Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số các cường quốc trên thế giới:



  • Chiến tranh thế giới thứ hai (Chống lại Đế quốc Nhật Bản)

  • Chiến tranh Đông Dương (Chống lại Cộng hòa Pháp và các đồng minh bản xứ)

  • Chiến tranh Việt Nam (Chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh bản xứ)

  • Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia (Chống lại Kampuchea Dân Chủ - Khmer Đỏ)

  • Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)

  • Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)

  • Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1982-1988 (Chống lại Vương Quốc Thái Lan và Khmer Đỏ)

  • Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan (Chống lại Vương Quốc Thái Lan xâm lược Lào bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)

  • Xung đột năm 1997 tại Campuchia (Chống lại Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh Vương Quốc Campuchia)

  • Xung đột tại Lào, xung đột tại Lào từ năm 1975 (Chống lại người Hmong nổi dậy và bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)

Các trận chiến quan trọng

  • Xô Viết Nghệ Tĩnh

  • Cách mạng tháng Tám

  • Trận Hà Nội 1946

  • Chiến dịch Việt Bắc 1947

  • Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng 1949

  • Chiến dịch Biên giới 1950

  • Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường 18) 1951

  • Chiến dịch Hòa Bình 1952

  • Chiến dịch Tây Bắc 1952

  • Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (chấm dứt Chiến tranh Đông Dương)

  • Ấp Bắc 1963

  • Chiến dịch Bình Giã cuối 1964 đầu 1965

  • Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City 1967

  • Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968

  • Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh 1968

  • Chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971

  • Chiến dịch Xuân hè 1972

  • Trận cầu Hàm Rồng

  • Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (trận Điện Biên Phủ trên không) 1972

  • Chiến dịch Tây Nguyên 1975

  • Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (chấm dứt Chiến tranh Việt Nam)

  • Tây Nam 1978-1979 (Chiến tranh Việt-Campuchia)

  • Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979

  • Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990

  • Đột kích biên giới Thái Lan

  • Hải chiến Trường Sa 1988

  • Giao tranh biên giới lào-Thái Lan

  • Xung đột tại Làokai


tải về 382.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương