Quân đội Nhân dân Việt Nam



tải về 0.77 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích0.77 Mb.
#33940
  1   2   3   4   5   6

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam


Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hoạt động

1944-nay

Quốc gia

Việt Nam

Quân chủng

Lục quân Nhân dân Việt Nam
Không quân Nhân dân Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam
Bộ đội Biên phòng Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam

Khẩu hiệu

Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.[1][2][3][4]

Lễ kỷ niệm

Ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam: 22 tháng 12, 1944.
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ: 7 tháng 5, năm 1954.
Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước: 30 tháng 4, 1975

Tham chiến

Lịch sử Việt Nam

  • Chiến tranh thế giới thứ hai: chống lại Đế quốc Nhật Bản, 1940-1945

  • Chiến tranh Đông Dương: chống lại Cộng hòa Pháp, Quốc gia Việt Nam và các lực lượng đồng minh, 1945-1954

  • Chiến tranh Việt Nam: chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa và các lực lượng đồng minh, 1955-1975

  • Chiến tranh Biên giới Tây Nam: chống lại Kampuchea dân chủ (tên gọi khác là Khmer đỏ), 1975-1989

  • Chiến tranh biên giới phía Bắc: chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1979

  • Xung đột Việt-Thái: chống lại tàn dư và quân nổi dậy Khmer ĐỏThái Lan, 1979-1989

  • Xung đột biên giới Việt-Trung: một loạt các cuộc giao tranh biên giới với CHND Trung Hoa, 1980-1990

  • Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan: chống lại Thái Lan để bảo vệ đồng minh Lào, 1987-1988

  • Xung đột tại Campuchia: chống lại Norodom Ranariddh, Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh Campuchia, 1997

  • Xung đột tại Lào: chống lại quân nổi dậy Hmong và bảo vệ đồng minh Lào, 1975 đến nay

  • Các xung đột khác: chống lại phiến quân FULROMặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam

Các tư lệnh

Chỉ huy
hiện thời


  • Bí thư Quân ủy Trung ương: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

  • Tổng tư lệnh: Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh

  • Tổng Tham Mưu Trưởng: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Thượng tướng Ngô Xuân Lịch

Chỉ huy
nổi tiếng


Võ Nguyên Giáp
Hoàng Văn Thái
Trần Văn Trà
Nguyễn Chí Thanh
Văn Tiến Dũng
Chu Văn Tấn
Vương Thừa Vũ
Lê Đức Anh
Nguyễn Thị Định
Chu Huy Mân
Lê Trọng Tấn
Nguyễn Bình

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.

Danh xưng

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".[2] Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Tòa án nhân dân (Việt Nam), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam)...



Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ".

Danh xưng sử dụng chính thức lần đầu tiên năm 1950, sau khi chính quyền Bảo Đại thành lập quân đội quốc gia. Theo cách hiểu hiện nay thì Quân đội nhân dân được sử dụng để chỉ các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày thành lập Quân đội nhân dân về sau chính thức lấy ngày thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Thực tế trước khi thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, có lực lượng Cứu quốc quân thành lập sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Trước Cách mạng tháng Tám, có đội du kích Ba tơ, một số đơn vị vũ trang khác. Đôi khi cụm từ này "máy móc" để chỉ quân đội chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập sau Cách mạng, nhưng theo cách hiểu thường thấy chỉ bao gồm các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập hoặc lãnh đạo. Về mặt thực tế sau Cách mạng, có một số lực lượng ở miền bắc, trung và nhất là nam có các lực lượng danh nghĩa thuộc quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Đảng chưa lãnh đạo, hay tách rời sự lãnh đạo của Đảng thường không được xem là thuộc quân đội nhân dân. Các lực lượng chấp thuận hợp nhất sau đó chịu sự chi phối của chính phủ Trung ương do Đảng Cộng sản và Việt Minh lãnh đạo được thừa nhận là Quân đội nhân dân như sau này tài liệu trong nước thừa nhận (dù đến 1950 có danh xưng chính thức). Sau khi Việt Nam chia cắt, một số lực lượng ở miền Nam thành lập tự phát do Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng được thừa nhận là Quân đội nhân dân trong các tài liệu sau này, dù khi đó không thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quân đội nhân dân được sử dụng giai đoạn 1954- 1975 chính thức để chỉ quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời (và sau chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam), các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Miền Nam được hợp nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Về mặt hình thức lực lượng này thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, và phân biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Bắc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sự phân biệt này mang tính sách lược và có tính hình thức. Về phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, luôn có sự phân biệt gọi quân từ ngoài Bắc vào là "quân đội Bắc việt" hay "quân đội nhân dân", còn quân hình thành trong nam là "quân đội Việt cộng" hay "quân giải phóng". Sự phân biệt này có tính chất chính trị nhiều hơn và không phản ánh đúng cơ cấu quân đội cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Trên thực tế, về phía cách mạng, tất cả các lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam, cho dù chiêu mộ tại chỗ hay hành quân từ ngoài Bắc vào đều gọi là Quân giải phóng miền Nam - và không có sự chia tách nào về lãnh đạo, có chăng có sự phân chia lãnh đạo trên cơ sở một ban lãnh đạo chung thống nhất - để phân biệt với quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau 1975 sự hợp nhất Quân giải phóng miền Nam với quân đội nhân dân ở miền bắc sau sự hợp nhất chính thức về chính quyền chỉ còn mang tính hình thức. Về sau này về phía Việt Nam luôn định nghĩa Quân giải phóng Miền Nam để chỉ một bộ phận Quân đội nhân dân là xét về thực tế, còn trong giai đoạn chiến tranh có sự phân biệt hình thức nhưng không như phía đối phương mô tả. Nhìn chung cơ bản các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo thời kỳ nào sau 22-12-1944 cũng hay được xem là quân đội nhân dân. Lưu ý trong kháng Pháp, thì về phía đối phương có một sự phân biệt, nên gọi quân đội của Việt Minh - do họ không công nhận chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chỉ rõ lực lượng do Việt Minh - Đảng CS lãnh đạo.

Quá trình phát triển

Trước Cách mạng tháng Tám

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.





Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quântrận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.




tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương