Qui định Thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria



tải về 56.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích56.86 Kb.
#31313
Qui định Thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria

Chính phủ Nigeria đã huỷ bỏ Chương trình Kiểm tra trước khi bốc hàng (PSI) đối với hàng hoá nhập khẩu vào Nigeria để chuyển sang Chương trình Kiểm tra điểm đến (DIS) đối với hàng hoá nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Các hướng dẫn, các thủ tục và chứng từ cần thiết sau đây sẽ được áp dụng đối với các giao dịch nhập khẩu có hiệu lực từ thời điểm nói trên.



A. Hướng dẫn

      1.Tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria trước tiên phải hoàn thành Mẫu ‘M’ thông qua bất kỳ một ngân hàng thương mại được uỷ quyền nào đó mà chưa cần đề cập đến giá trị hoặc việc thanh toán như thế nào.

      2. Form M sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu, trừ Thực vật, Máy móc sẽ có giá trị trong vòng 1 năm. Yêu cầu gia hạn Mẫu M phải được gửi tới Vụ trưởng, Vụ Thương mại và Giao dịch, Ngân hàng trung ương Nigeria, Abuja.

      3. Các chứng từ bổ sung khác phải được chú thích rõ “CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI hoặc “KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI” tuỳ theo việc chi chuyển ngoại hối có phải thực hiện hay không.

      4. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu phải kiểm tra điểm đến phải mang mã “BA” đằng trước hệ thống mã số của Mẫu M, mặt hàng thuộc diện được miễn thì phải mang mã “CB”. Việc thanh toán cho hàng hoá miễn kiểm tra điểm đến sẽ không được thực hiện trên thị trường giao dịch ngoại hối nếu không có sự chấp thuận trước của Ngân hàng trung ương Nigeria. Danh sách miễm kiểm tra điểm đến sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua và là điều kiện đầu tiên cho việc hoàn thành Mẫu M được miễm kiểm tra đầu vào.

      5. Mẫu M và hoá đơn chiếu lệ liên quan (có giá trị trong vòng 3 tháng) phải có mô tả chính xác hàng hoá sẽ được nhập khẩu để phục vụ cho việc định giá.

      a) Tên chung của sản phẩm ví dụ: Kiểu sản phẩm, chủng loại,

      b) Nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu của sản phẩm, nếu có thể ghi,

      c) Tên kiểu mẫu và/hoặc mẫu hoặc số tham chiếu, nếu có thể ghi

      d) Mô tả chất lượng, phẩm cấp, đặc điểm kỹ thuật, năng lực, kích cỡ, khả năng hoạt động, v.v...

      e) Số lượng và cách đóng gói.

      6. Mẫu M sẽ có giá trị đối với việc nhập khẩu chỉ sau khi có sự chấp thuận của một Nhà cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro/giám định. Tiếp đó, người bán hàng được uỷ quyền phải xác nhận việc chấp thuận Mẫu M trước khi tiến hành các bước tiếp theo của việc nhập khẩu.

      7. Tài liệu liên quan đến mỗi giao dịch nhập khẩu phải có tên sản phẩm, nước xuất xứ, chỉ tiêu kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô, mẻ sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm đó như (NIS, Tiêu chuẩn Anh PD. ISO, IES, DIN, v.v...)

      8. Tất cả hàng hoá nhập khẩu phải có nhãn mác bằng tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ giao dịch khác nếu không hàng hoá sẽ bị tịch thu.

      9. Hàng hoá nhập khẩu như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, hoá chất v.v… phục vụ cho y tế hoặc là liên quan đến môi trường thì phải có ngày hết hạn trong điều kiện bảo quản thông thường (tối thiểu là phải còn ½ hạn sử dụng tính từ thời gian nhập khẩu) và chỉ rõ thành phần hoạt tính, nếu có thể ghi rõ.

      10. Thiết bị điện (bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn điện, bàn là điện, cầu chì…) phải có thông tin về thời gian hoạt động, dây cáp điện thì phải có thông tin về phẩm cấp.

      11. Tất cả các thiết bị sử dụng điện phải có:

      a) Hướng dẫn sử dụng;

      b) Thông tin an toàn/hoặc dấu hiệu chỉ dẫn an toàn;

      c) Bảo hành ít nhất là 6 tháng.

      12. Các phần mềm, ổ đĩa cứng, hệ điều hành và bộ nhớ máy tính theo tiêu chuẩn từ năm 2000 trở về sau.

      13. Bất kỳ sự khai báo gian rối nào sẽ là lý dó để trì hoãn, tịch thu sung công hoặc bắt giữ hàng hoá.

      14. Việc nhập khẩu các sản phẩm Trống (không có chứng từ) và/hoặc không có Mẫu M còn giá trị sẽ tự động bị thu giữ và tiêu huỷ không cần cảnh báo trước, và là hành vi phạm pháp.

      15. Hàng hoá nhập khẩu vào Nigeria phải có đầy đủ bộ chứng từ sau đây:

      a) Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất sứ (CCVO), và phải có những thông tin bổ sung cho những thông tin của hoá đơn chiếu lệ.

      i. Số Mẫu M

      ii. Mô tả đúng hàng hoá

      iii. Cảng đến (Cảng thực tế phải ghi rõ ví dụ: Tin-can, Apapa, Kano, Onne...)

      iv. Các dấu hiệu vận chuyển, ngày xếp hàng lên tàu, nước xuất sứ, nước cung cấp.

      b) Phiếu đóng gói

      c) Vận đơn đường biển sạch hàng đã xếp/ Vận đơn hàng không/Vận đơn đường bộ

      d) Giấy chứng nhận sản xuất của nhà sản xuất có ghi tiêu chuẩn sản xuất và trong trường hợp không thể ghi rõ, thì phải có thêm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc báo cáo phân tích thành tố hoá học.

      e) Giấy chứng nhận kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với hoá chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc tân dược, thiết bị sử dụng điện và các sản phẩm khác nếu có yêu cầu.

      16. Các thủ tục thanh toán được áp dụng như sau:

      a) Các giao dịch bằng Tín dụng thư (L/C): Khi giao dịch liên quan đến việc phát hành Giấy chứng nhận Vốn Nhập khẩu (CCI) hoặc tín dụng của người cung cấp, tất cả các chứng từ đàm phán và/hoặc chứng từ vận tải (nếu có), phải được chuyển từ Người hưởng lợi/Người cung cấp thông qua ngân hàng của người đó tới ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành và sau đó là tới ngân hàng phát hành. Để tránh nghi ngờ, không có lý do gì cho các ngân hàng chấp thuận hoặc chi trả khi các chứng từ không tuân thủ cách thức giao dịch trên.

      b) Đối với các giao dịch nhờ thu (B/C) và Tín dụng thư không được xác nhận, các chứng từ phải được chuyển tới ngân hàng phát hành trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài của ngân hàng phát hành.

      c) Đối với các giao dịch không có giá trị trong thanh toán ngoại hối (giao dịch không yêu cầu chuyển ngoại hối), người cung cấp phải gửi chứng từ trực tiếp tới ngân hàng mở Mẫu M, Hơn nữa, liên quan đến giao dịch này, nếu không nộp được các chứng từ vận tải trong vòng 90 ngày, bộ chứng từ phải được gửi trả lại.

      d) Trong trường hợp là các tài sản cá nhân, các chứng từ liên quan phải được gửi tới Nhà cung cấp dịch vụ thích hợp. Nếu có những hàng hoá phải đóng thuế vượt quá số lượng hành khách được mang theo, thì phải làm các thủ tục thông quan được áp dụng đối với hàng hoá Thương mại và do đó, các chứng từ nhập khẩu phải hoàn thiện đầy đủ nếu không sẽ bị thu giữ.

      17. Đối với các giao dịch có phí, sau khi cập cảng, mức phí tạm trữ từ 5 – 15% của toàn bộ chi phí tạm trữ đã thoả thuận giữa người nhập khẩu và người cung cấp ở nước ngoài phải được ghi rõ trong Hợp đồng Thương mại và hoá đơn chiếu lệ, là một phần của bộ chứng từ bổ sung cho việc đăng ký Mẫu M có liên quan.

      i. Mức phí trên sẽ không được hoàn lại cho đến khi có thẩm định phù hợp đối với việc tạm trữ do Ban thanh tra công nghiệp của Bộ Công nghiệp liên bang tiến hành.

      ii. Công ty giám định sẽ phải chuyển cho Bộ Công nghiệp (Ban thanh tra công nghiệp) và Ngân hàng Trung ương Nigeria (Ban giao dịch và Thương mại) các bản copy của Hợp đồng Thương mại và hoá đơn chiếu lệ của việc tạm trữ đó phục vụ cho mục đích kiểm soát.

      iii. Trong quá trình Kiểm tra điểm đến, Hải quan Nigeria có thẩm quyền ấn định giá trị vận chuyển và phí sau cập cảng như đã được ghi trong Báo cáo đánh giá rủi ro (RAR).

      iv. Ban thanh tra công nghiệp, Bộ Công nghiệp liên bang sau đó sẽ tiến hành định giá việc tạm trữ và thông báo cho Ngân hàng trung ương Nigeria.

      v. Khi nhận được báo cáo định giá của Ban thanh tra công nghiệp (Bộ Công nghiệp), Ngân hàng trung ương Nigeria sẽ thông báo để công ty giám định phát hành Báo cáo đánh giá rủi ro liên quan đến giá trị tạm trữ và sau đó người bán hàng được uỷ quyền sẽ được thông báo để hoàn số tiền đó cho người hưởng lợi.



B. Thủ tục nhập khẩu

      1. Mỗi Mẫu M hoàn chỉnh phải được gửi tới một Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền và phải có đầy đủ các thông tin sau kể cả những thông tin yêu cầu ở mục A.1 (5).

      a) Mô tả chi tiết hàng hoá, bao gồm cả tên thương mại đối với mỗi hạng mục, kể cả mới, cũ hoặc phục hồi lại, và tiêu chuẩn sản xuất.

      b) Số lượng và/hoặc đơn bị đo lường của hàng hoá

      c) Giá đơn vị của hàng hoá

      d) Tổng giá trị hàng hoá

      e) Chi phí vận chuyển

      f) Phương tiện vận tải (như: Hàng không/Biển/Đường bộ)

      g) Chi tiết cách thức vận chuyển; Đầy Container (FCL), Không đầy Container (LCL), hàng rời, xếp lung tung...

      h) Các loại phí khác ghi trong Mẫu M (nếu có)

      i) Nước xuất xứ

      j) Nước cung cấp

      k) Hoá đơn chiếu lệ có đầy đủ địa chỉ thực tế, số điện thoại, số fax và email (nếu yêu cầu) của người cung cấp.

      l) Các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận đăng ký với NAFDAC, Hội đồng Dược phẩm của Nigeria, vv,, cũng như các chứng từ bổ sung khác có thể do các cơ quan chính phủ khác quy định.

      2. Tất cả các Mẫu M phải được ghi rõ, chính xác “có giá trị” hoặc “Không có giá trị” trong giao dịch ngoại hối tuỳ từng trường hợp, nếu không việc nộp chứng từ sẽ bị từ chối.

      3. Khi nhận được Mẫu M hoàn chỉnh từ nhà nhập khẩu, Ngân hàng được uỷ quyền sẽ:

      a) Bảo đảm rằng Mẫu M là hợp lệ, đầy đủ mô tả chi tiết và rõ ràng các hàng hoá

      b) Bảo đảm rằng các chứng từ liên quan kèm theo Mẫu M đã đầy đủ. Cần phải hiểu rằng Ngân hàng được uỷ quyền sẽ tiến hành điều tra khách hàng (Know – Your – Customer) và hài lòng với các chứng từ liên quan.

      c) Sau các bước (a) và (b) nói trên Ngân hàng sẽ thông qua Mẫu M, giữ lại bản chính và chuyển 3 bản sao còn lại tới cho Nhà cung cấp dịch vụ rủi ro và giám định, công ty này sẽ phân phát cho văn phòng hải quan có thẩm quyền khi thoả mãn với bộ chứng từ.

Liên quan tới việc nộp Mẫu M

      i) Mẫu M hoàn chỉnh được thông qua phải được nộp cho Nhà cung cấp dịch vụ giám định rủi ro ở Lagos không chậm hơn 5 ngày làm việc kể từ ngày được thông qua.

      ii) Người bán hàng được uỷ quyền phải xác nhận sự chấp thuận hoặc từ chối Mẫu M trước khi tiến hành các bước tiếp theo trong giao dịch nhập khẩu.

C. Trách nhiệm của Công ty giám định

      Khi nhận được 03 bản sao Mẫu M, hoá đơn chiếu lệ và các chứng từ trước nhập khẩu cần thiết khác, Công ty giám định sẽ:

      1. Tiến hành xem xét sơ bộ việc nộp chứng từ, từ những thông tin có trong các chứng từ đó chấp thuận hoặc từ chối Mẫu M trong 1 ngày làm việc.

      2. Nếu chấp thuận, Công ty giám định sẽ phân phát các bản sao Mẫu M như sau:

      a) Giữ lại 1 bản

      b) Các bản sao khác cho Văn phòng hải quan khu vực, Cảng sẽ bốc dỡ hàng hoá

      c) Trụ sở chính Hải quan

      3. Nhà nhập khẩu sau đó sẽ thu xếp nguồn ngoại tệ thông qua ngân hàng của mình, nếu là giao dịch Thư tín dụng và thông báo cho người cung cấp chuẩn bị bốc xếp hàng hoá lên tầu.

      4. Nếu Mẫu M bị “từ chối”, Công ty giám định có trách nhiệm gửi trả toàn bộ các bản sao chứng từ cho Ngân hàng để tu chỉnh lại.

      5. Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền sẽ chuyển toàn bộ chứng từ nhập khẩu cho Công ty giám định để xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro (RAR).

      6. Công ty giám định phải hoàn thành báo cáo đánh giá rủi ro trong vòng 5 ngày làm việc nếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường thuỷ và 2 ngày làm việc nếu vận chuyển bằng đường bộ/hàng không sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu và Mẫu M từ Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền.

      7. Công ty giám định sẽ phải cung cấp cho các hãng tàu biển các chi tiết có trong Mẫu M được chấp thuận.



D. Trách nhiệm của Nhà nhập khẩu

      1. Nhà nhập khẩu có trách nhiệm bảo đảm Nhà cung ứng  cung cấp hoá đơn chiếu lệ phù hợp với các thủ tục nhập khẩu của Nigeria. Hàng hoá phải được mô tả rõ ràng.

      2. Nhà nhập khẩu phải bảo đảm các chứng từ gửi cho Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền là xác thực và có khả năng xác minh được.

      3. Tất cả các yêu cầu được liệt kê trong mục thủ tục nhập khẩu phải được tuân thủ trước khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền.

      4. Nhà nhập khẩu phải thông báo cho Nhà cung ứng về tình trạng của Mẫu M trước khi việc bốc hàng lên tàu được thực hiện.

E. Trách nhiệm của Nhà cung ứng

      1. Khi ký gửi hàng hoá chuẩn bị bốc dỡ, Nhà cung ứng nước ngoài phải:

      i.  Làm thành 3 bộ bản chính các chứng từ sau: Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất sứ (CCVO); Chứng từ vận tải (phụ thuộc vào phương tiện vận tải) và phiếu đóng gói để chuyển tới ngân hàng liên quan như đã ghi ở mục 2 ở trên.

      ii. Thông qua ngân hàng của mình chuyển 2 bộ chứng từ như đã ghi ở mục 5 nói trên đến ngân hàng đại lý liên quan của Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền của Nigeria, đối với các giao dịch có giá trị thanh toán ngoại hối và những giao dịch cần phát hành Giấy chứng nhận vốn nhập khẩu (CCI) hoặc liên quan đến tín dụng của Nhà cung ứng. Bộ chứng từ thứ ba phải được gửi tới Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền đã mở Mẫu M.

      iii. Tương tự như vậy, đối với các giao dịch Nhờ thu (BC) hoặc thư tín dụng không được xác nhận, hai bộ chứng từ phải được gửi đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng của người cung ứng hoặc ngân hàng đại lý ở nước ngoài của ngân hàng phát hành, và bộ thứ ba được gửi trực tiếp tới Ngân hàng của người bán hàng được uỷ quyền ở Nigeria.

      iv. Trong trường hợp giao dịch không có giá trị thanh toán ngoại hối, chỉ có hai bộ chứng từ phải được gửi trực tiếp tới ngân hàng đã mở Mẫu M.

      v. Trường hợp có tài sản cá nhân phải nộp thuế, hai bộ chứng từ phải được gửi tới một ngân hàng được chỉ định và nếu không phải nộp thuế (như các tài sản cá nhân thông thường), thì hai bộ chứng từ trên phải được chuyển tới người cung ứng dịch vụ quản lý rủi ro phù hợp.

F. Trách nhiệm của Người bán hàng được uỷ quyền

      Những chứng từ này phải được chuyển trong vòng 14 ngày sau khi hàng hoá được xếp lên tàu.

      1. Khi nhận được bộ chứng từ thứ ba nói trên, hoặc là chứng từ được nhận trực tiếp trong trường hợp không có giá trị thanh toán ngoại hối hoặc tài sản cá nhân phải nộp thuế, Người bán hàng được uỷ quyền phải chuyển bản sao cùng với thư được cá nhân có thẩm quyền ký của ngân hàng tới Nhà cung cấp dịch vụ và quản lý rủi ro để họ phát hành Báo cáo đánh giá rủi ro (RAR).

      2. Đối với các giao dịch liên quan đến thanh toán ngoại hối, giá trị được thẩm định trong Báo cáo đánh giá rủi ro (RAR) sẽ là số tiền thanh toán. Trong trường hợp, số tiến chuyển nhiều hơn, thì số tiền thừa đó phải được chuyển trở lại, nếu không sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng.

      3. Có trách nhiệm phổ biến các quy định của Hướng dẫn này cho khách hàng (nhà nhập khẩu), ngân hàng đại lý, nhà cung ứng,... để họ tuân thủ.

      4. Phải biết rõ các điều khoản của Biên bản 27(x) về Hướng dẫn giao dịch ngoại hối và cần phải báo cáo các vấn đề về chính sách còn chưa hiểu rõ với Vụ trưởng, Vụ Giao dịch và Thương mại, Ngân hàng trung ương để giải thích rõ hơn.

      5. Hơn nữa, Người bán hàng được uỷ quyền, Nhà nhập khẩu, Nhà cung ứng, Hãng tàu, hãng hàng không, ... phải có trách nhiệm tuân thủ với những hướng dẫn này vì bất kỳ một vi phạm nào hoặc đều bị trừng phạt thích đáng phù hợp với các điều khoản của quy chế, luật lệ liên quan khác.

      Do đó, người bán hàng được uỷ quyền phải tìm mọi cách có được và cất giữ các chứng từ, xác nhận nhận chứng từ kể trên để cho Ngân hàng kiểm tra.



G. Trách nhiệm của Hãng tàu và các hãng vận tải khác

      1. Các hãng tàu, hãng hàng không phải bảo đảm tất cả hàng hoá ký gửi để vận chuyển phải có Mẫu M thích hợp.

      2. Số của Mẫu M phải được ghi trên Vận đơn của các hàng hoá đó.

      3. Báo cáo tóm tắt về việc vận chuyển hàng hoá phải được chuyển tới Công ty giám định thông qua tín hiệu điện trong vòng 5 ngày làm việc sau khi hàng hoá được bốc lên tàu thủy và 2 ngày làm việc đối với các phương tiện vận tải khác. Yêu cầu này phải được thực hiện cùng lúc với việc chuyển chứng từ cho Hải quan Nigeria.



H. Thanh toán thuế và lệ phí nhập khẩu

      1. Nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí hành chính bằng 1% trị giá FOB của hàng hoá nhập khẩu lấy tỉ giá hối đoái ghi trong Mẫu M đã được thông qua làm cơ sở.

      2. Hàng hoá nhập khẩu tiếp tục phải đánh giá lại để định thuế nhập khẩu tính với trị giá CIF của hàng hoá lấy tỉ giá hối đoái ghi trong Mẫu M đã được thông qua làm cơ sở.

      3. Ngân hàng của người nhập khẩu mà ở đó Mẫu M được sử lý có trách nhiệm phát hành cho khách hàng ngân phiếu liên quan đến số tiền được định giá phải trả thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu chỉ được thanh toán thông qua ngân hàng đã mở Mẫu M nếu ngân hàng đó là ngân hàng được chỉ định phù hợp với các quy định hiện hành.

      4. Việc phát hành ngân phiếu của ngân hàng khách hàng và việc trả số tiền đó vào ngân hàng được chỉ định sẽ phải được thực hiện và ngân hàng được chỉ định phải xuất hoá đơn nhận tiền trước khi thông quan hàng hoá.

      5. Ngân phiếu trả thuế nhập khẩu và các loại lệ phí khác được trả vào bất kỳ một ngân hàng được chỉ định nào và hoá đơn nhận tiền phải được phát hành với sổ seri của Mẫu Kê khai hàng hoá đơn (SGD) ghi trên đó trước khi hàng hoá được thông quan.

      6. Ngân hàng được chỉ định sẽ tiếp tục chuyển toàn bộ sô tiền phải thanh toán mà đã được chấp thuận cho Ngân hàng trung ương, trụ sở chính ở Lagos hoặc trụ sở gần nhất của Ngân hàng trung ương hoặc Trung tâm tiền tệ nào đó để chuyển tiếp cho Ngân hàng trung ương và các Thứ Hai hàng tuần.

ICác chứng từ cần thiết cho việc thanh toán nhập khẩu theo chương trình kiểm tra điểm đến

      1. Tín dụng thư được xác nhận

      Các bản chính của:

      a) Mẫu M đã được chấp thuận

      b) Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất sứ (CCVO)

      c) Giấy chứng nhận của Nhà sản xuất có ghi tiêu chuẩn sản xuất

      d) Vận đơn đã bốc hàng lên tàu/sạch

      e) Phiếu đóng gói

      f) Các giấy tờ liên quan đến tín dụng thư (đã được kiểm tra)

      2. Các chứng từ phải nộp sau khi thông quan hàng hoá



    1. Báo cáo đánh giá rủi ro (RAR) có số Mẫu M

    2. Mẫu Kê khai hàng hoá đơn (SGD) đã hoàn chỉnh và được ký bởi Nhà nhập khẩu hoặc đại lý được chỉ định

    3. Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất xứ (CCVO)

    4. Bản sao phiếu đóng gói

    5. Hoá đơn thanh toán thuế nhập khẩu ghi rõ số seri của Mẫu kê khai hàng hoá đơn (SGD).

    6. Bản sao Giấy chứng nhận của Nhà sản xuất có ghi tiêu chuẩn sản xuất.

      3. Các giao dịch nhờ thu (BC)

    1. Mẫu M đã được chấp thuận

    2. Mẫu Kê khai hàng hoá đơn (SGD)

    3. Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất sứ (CCVO)

    4. Vận đơn đã xếp hàng lên tàu/sạch

    5. Giấy chứng nhận bảo hiểm

    6. Giấy Chứng nhận của nhà sản xuất đã được chứng thực






Каталог: Lists -> bonongnghiep News -> Attachments
Attachments -> Danh sách các doanh nghiệp Ma-rốc hoặc liên doanh với Ma-rốc nhập khẩu và kinh doanh cà phê A. Nhập khẩu và kinh doanh cà phê hoà tan
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 2. Tên thủ tục hành chính: Tên đơn vị kê khai: Lĩnh vực
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> VÀ phát triển nông thôN
Attachments -> Nhãm B&c tiªu chuÈn ngµnh 10 tcn 524-2002 Thuèc trõ cá chøa ho¹t chÊt 2,4-D
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỔng cục thống kê việt nam
Attachments -> Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Attachments -> Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với thịt và sản phẩm động vật

tải về 56.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương