QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.56 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31099
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Luật số: 2014/QH13

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Dự thảo

ngày 6/9


LUẬT ĐẦU TƯ


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật đầu tư

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi điều chỉnh


1. Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.


Đối tượng áp dụng


Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

Giải thích từ ngữ


Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

3. Nhà đầu tư là:

a) Doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã;

c) Doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa đăng ký lại;

d) Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân;

đ) Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều này;

e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

4. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

5. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động nhằm mục đích kinh doanh, gồm doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

7. Vốn đầu tư là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư.

8. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

9. Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang sản xuất, kinh doanh.

10. Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.

11. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.

12. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư

13. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ ký kết và thực hiện Hợp đồng PPP với nhà đầu tư.

14. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định.

15. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

16. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện mục tiêu tổng hợp về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

17. Khu công nghệ cao là khu vực tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.


Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh


1. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:

a. Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, trừ trường hợp được Nhà nước đặt hàng;

b. Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này trừ việc sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c. Kinh doanh các loại hóa chất bảng 1 theo công ước quốc tế quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

d. Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo tín hiệu, pháo hỏa thuật theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ;

đ. Kinh doanh mại dâm;

e. Mua, bán người và các bộ phận cơ thể người;

g. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, thuộc Phụ lục 1 công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

h. Các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

i. Kinh doanh các loại động vật biến đổi gien;

k. Kinh doanh văn hóa phẩm xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội;

l. Kinh doanh hàng giả, các mặt hàng độc hại xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người trừ các mặt hàng thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

2. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh khác chưa được quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các luật được ban hành sau khi Luật này có hiệu lực thi hành.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện


1. Tiêu chí xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

a) Có nguy cơ xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người;

b) Có nguy cơ xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội;

c) Có nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng;

d) Có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia;

đ) Có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường;

2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

a) Giấy phép kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Xác nhận vốn pháp định;

e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Các điều kiện chấp thuận thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài gồm: điều kiện về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, phạm vi hoạt động, hình thức đầu tư và các điều kiện khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải cụ thể, minh bạch, công khai và không làm cản trở quyền tự do kinh doanh. Thông tin về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Công bố Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện


1. Căn cứ quy định tại Điều 5 của Luật này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ định kỳ công bố Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, sau khi báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương