Quan đIỂm về Ăn chay củA ĐẠo phật biên Soạn: Tâm Diệu Sửa Chữa Bản In: Liên Hương Và Tâm Linh Hoa Sen Xuất Bản 10. 400 cuốn tại Hoa Kỳ và 000 cuốn tại Việt Nam



tải về 0.58 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích0.58 Mb.
#34350
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu
Sửa Chữa Bản In: Liên Hương Và Tâm Linh
Hoa Sen Xuất Bản 10.400 cuốn tại Hoa Kỳ và 2.000 cuốn tại Việt Nam

---o0o---



Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 8-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Duy Lực

CHƯƠNG THỨ NHẤT - QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY  CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG

OVO-LACTO VEGETARIAN

LACTO-VEGETARIAN

VEGAN (PURE VEGETARIAN)

SỨC KHỎE

CHẤT BÉO (FAT)

TRIGLYCERIDES

CHOLESTEROL

CARBOHYDRATES

CHẤT XƠ (FIBER)

CHẤT ĐẠM (PROTEIN)

BỆNH TIM (HEART DISEASE)

BỆNH UNG THƯ (CANCER)

BỆNH XỐP XƯƠNG (OSTEOPOROSIS)

CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

MÔI SINH


TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI

LÒNG NHÂN TỪ VỚI THÚ VẬT

CHƯƠNG THỨ HAI - QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY  CỦA ĐẠO PHẬT

QUAN DIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

GIỚI KHÔNG SÁT SANH

PHÓNG SANH

ĂN CHAY TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

NGHI VẤN VỀ NGUYÊN DO ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN

Y NGHĨA BẤT Y NGỮ

CHƯƠNG THỨ BA - TỒNG KẾT

LỜI KÊU GỌI ĐỪNG ĂN THỊT CHÚNG SINH THAY CHO LỜI CUỐI SÁCH

CHƯƠNG THỨ TƯ - HỎI ĐÁP VỀ ĂN CHAY

CHƯƠNG THỨ NĂM - Phụ Bản ISOFLAVONES ĐẬU NÀNH

GIỚI THIỆU

LỊCH SỬ ĐẬU NÀNH

NHỮNG QUỐC GIA ĂN NHIỀU ĐẬU NÀNH

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐẬU NÀNH

PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH

TRỊ LIỆU BỆNH NHIẾP HỘ TUYẾN

CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG UNG THƯ VÚ BẰNG THỰC PHẨM RAU ĐẬU

KINH TỪ BI



---o0o---


Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Minh Châu


Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí Tuệ. Đức Phật đã giới thiệu cho chúng ta con đường dẫn đến đoạn trừ khổ đau. Đó là con đường Giới, Định, Tuệ. Toàn bộ lời dạy của Ngài cô đọng trong bài kệ kinh Pháp Cú sau đây:
 

"Không làm các điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy" (Pháp Cú 183)
Thế nên, mỗi mỗi Phật tử cần tư duy và hành động đúng theo con đường Giới, Định, Tuệ mà Đức Phật đã chỉ dạy để đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và mọi người. Trong đó, việc ăn chay của người Phật tử cũng không ngoài ý nghĩa này, là tránh làm tổn thương sinh mạng chúng sinh và phòng ngừa được một số bệnh nan y mà ngành y học ngày nay đã xác nhận và có kinh nghiệm trong việc điều trị.

Chúng tôi, từ lâu vẫn trung thành với đường hướng giáo dục Giới, Định, Tuệ qua lời dạy của Đức Phật để đào tạo những lớp người kế thừa có tài đức, có sức khoẻ để phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc. Do vậy, những công trình, những sáng kiến để đóng góp cho đường hướng giáo dục này, chúng tôi vô cùng hoan nghênh đón nhận.

Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửi đến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật. Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ăn chay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo. Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và Trí Tuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thời gian để làm sáng tỏ.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập sách nầy đến với Độc giả.
 

Mùa xuân năm Mậu Dần 1998 



Tỳ Kheo Thích Minh Châu, 
Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam
---o0o---

Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Duy Lực


Theo thống kê ba căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở Hoa Kỳ là bệnh tim, bệnh ung thư và bệnh tai biến mạch máu não, mà nguyên nhân chính là ăn thịt và các thực phẩm biến chế từ nguồn gốc thịt động vật. Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại thay vì từ động vật vốn đã mang saün những mầm mống có hại, dễ gây bệnh tật cho cơ thể con người. 

Nay có đạo hữu Tâm Diệu đã từ bỏ ăn thịt cá, chuyển qua ăn trường trai được hơn tám năm, đạt được nhiều lợi ích từ tinh thần đến thể chất, vì lòng từ bi muốn đem lợi ích cá nhân này để chia xẻ với tất cả mọi người, nên đã ra công biên soạn hai quyển sách về ăn chay, quyển sách đầu có tựa đề là Thực Phẩm Rau Đậu Qua Lăng Kính Khoa Học và quyển sách thứ hai này Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật cốt để làm sáng tỏ sự lợi hại của việc ăn thịt cá và ăn chay, cũng như nói lên tầm quan trọng về vấn đề khá tế nhị này trong đạo Phật. 

Tôi là một tu sĩ Phật giáo luôn luôn tuân theo lời dạy của Phật Thích Ca, đang học và hành hạnh Bồ Tát để giúp mọi người. Qua hai quyển sách này, cảm thấy đạo hữu Tâm Diệu cũng đang học và thực hành hạnh Bồ Tát đúng theo lời Phật dạy nên tôi rất hoan hỷ, tán thán và có những lời giới thiệu như trên.
   

Tỳ Kheo Thích Duy Lực


Từ Ân Thiền Đường, California, Hoa Kỳ
---o0o---

CHƯƠNG THỨ NHẤT - QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY 
CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG


Ai cũng biết hiện nay trên thế giới có hai chế độ ăn uống, chế độ ăn thịt cá và chế độ ăn thực phẩm rau đậu. Chế độ ăn thịt cá được xem là lối ăn uống tiêu biểu của người Tây phương, mà thực phẩm chính là thịt cá và các thức ăn biến chế từ thịt động vật. Chế độ ăn thực phẩm rau đậu mà người Á Đông chúng ta thường gọi là ăn chay là một chế độ dinh dưỡng lấy từ các nguồn thực vật mà rau đậu và ngũ cốc là chánh.

Khoa học ngày nay đã minh chứng rằng các căn bệnh nhồi máu cơ tim [1]và tai biến mạch máu não (stroke) cũng như nhiều loại ung thư là hậu quả của việc ăn quá nhiều thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt như trứng bơ sữa và ăn quá ít rau đậu trái cây. Nhìn vào những lý do tử vong tại các nước ăn nhiều thịt động vật, người ta bắt đầu xét lại chế độ ăn uống này.

Chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm rau đậu đã và đang được khuyến cáo áp dụng bởi hầu hết các cơ quan có thẩm quyền về sức khoẻ như Tổ chức Y Tế Quốc Tế Liên Hiệp Quốc, Bộ Y Tế Hoa Kỳ, Bộ Y Tế Anh Quốc, Viện Tim Mạch Quốc Gia Hoa Kỳ, và Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ Quốc.

Những công trình nghiên cứu khoa học đã so sánh hai chế độ ăn uống nêu trên và tìm ra rằng chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm rau đậu có nhiều sức khoẻ và ít bệnh tật hơn là chế độ ăn thịt cá.

Ăn thực phẩm rau đậu, dù bạn ăn trường chay hay ăn chay kỳ, không những làm thân thể bạn khỏe mạnh, tinh thần vui tươi mà sẽ làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Thí dụ như, khi nhu cầu ăn thịt giảm, người ta sẽ không duy trì những trại chăn nuôi khổng lồ mà chất phế thải đã làm ô nhim không khí, nước uống; chất sát trùng, chất hóa học để tẩy rửa đã làm cằn cỗi đất đai, làm thay đổi bầu khí quyển; súc vật ăn mười phần ngũ cốc để sản sinh được một phần thịt đã làm hao tốn thực phẩm lẽ ra là để cho người dân những xứ nghèo được no bụng.

Nếu khi đi chợ, bạn mua toàn thực phẩm rau đậu trái cây, hay khi vào nhà hàng đặt thức ăn chay, là bạn đang bước vào một thế giới đầy thích thú mà 93% dân số Hoa Kỳ chưa bước chân tới. 

Thực tế, chế độ ăn thực phẩm rau đậu đã du nhập vào Hoa Kỳ từ năm 1817. Họ là những người Thiên Chúa Giáo Bible-Christians, những người đã tách rời khỏi Giáo Hội Anh Quốc. Họ tin tưởng rằng Hoa Kỳ là một quốc gia tự do, rất tốt cho việc hành đạo, trong đó có việc ăn chay của họ. Bible Christans không còn nhưng việc làm tốt của họ đã ảnh hưởng đến việc cải cách chính sách sức khỏe của quốc gia này về sau.

Trước khi những người ăn chay đầu tiên này đến Hoa Kỳ, chế độ ăn thực phẩm rau đậu đã có ở các lục địa khác như Ấn Độ, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. 

Không có một nghi ngờ nào, bạn sẽ không cô đơn trong cuộc hành trình thám hiểm mới này. Cuộc thăm dò năm 1992 [2] đã tìm thấy 6,7 phần trăm số người Hoa Kỳ trưởng thành ăn thực phẩm rau đậu; tức là khoảng 12,5 triệu người. 

Một cuộc thăm dò khác do công ty Bruskin Goldring Research cũng cho kết quả tương tự. Khi so sánh những con số này với những con số của kỳ thăm dò trước, họ đã khám phá ra rằng mỗi năm Hoa Kỳ tăng khoảng một triệu người ăn chay và họ ước tính cứ đà này cho đến năm 2005 Hoa Kỳ sẽ có khoảng 25 triệu người ăn thực phẩm rau đậu.

"Hình như chủ nghĩa ăn chay đang tràn ngập các quầy hàng health food và đang trên đường đi vào các dòng sinh hoạt chính của đời sống người dân Hoa Kỳ", Cô Linda Gilbert, Chủ tịch Tổng Giám Đốc Công Ty Health Focus, một công ty tư vấn và tiếp thị ở Hoa Kỳ đã tuyên bố như vậy sau khi đã thực hiện cuộc phỏng vấn hàng ngàn người đi chợ khắp toàn quốc Hoa Kỳ. Cô Linda nói tiếp: "Chiều hướng giảm thiểu hoặc chấm dứt ăn thịt sẽ tiếp tục. "

Sự thật đã được kể, dân số ăn chay đã không được sắp loại. Nó hiện diện trong tất cả mọi lứa tuổi và giai cấp xã hội: người già, người trẻ, phi công, nhân viên quân sự, tài tử màn bạc, thể thao, y sĩ và các cựu thành viên ban nhạc Beatle. Một số ăn chay một vài năm, những người khác ăn nhiều thập niên. 

Theo cuộc thăm dò Yankelovich thì khoảng phân nửa những người ăn chay đã ăn hamburger một lần và thề là sẽ không bao giờ sờ tới thịt nữa, phân nửa số kia thay đổi từ từ, từ chế độ ăn thịt qua chế độ ăn thực phẩm rau đậu.

Từ bên kia đại dương, văn hào Nga Leo Tolstoy, người đã viết quyển tiểu thuyết lừng danh "War and Peace", và bên này đại dương, xa cách hàng vạn dặm, John Harvey Kellogg đã biến chế ngũ cốc thành thực phẩm ăn chay buổi sáng mà chúng ta thường gọi là cereal. 

Có sự liên hệ nào không? Cả hai vị đều là những người ăn chay, nhưng thành phần thực phẩm của họ có đôi chút khác. Văn hào Tolstoy không ăn thịt cá nhưng ăn cheese, trong khi đó ông Kellogg chỉ ăn thuần ngũ cốc rau đậu trái cây, không ăn trứng, bơ và cheese.

Tolstoy được gọi là ovo-lacto vegetarian. Kellogg là vegan. Hai người ăn chay nhưng hai lối ăn. Thực sự ăn chay có nhiều lựa chọn. 



Thật khó mà nói rằng lối ăn chay nào thích hợp cho bạn. Có rất nhiều yếu tố trong việc quyết định ăn chay, nhiều lý do chính và những yếu tố ngoại cảnh. Chúng ta hãy xem qua nhiều loại ăn chay khác nhau của 12 triệu rưỡi người Hoa Kỳ.

---o0o---




tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương