Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang3/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   58
15 Chiều chìm nhỏ nhất, Tmin (hoặc dmin)

Chiều chìm nhỏ nhất được đo đến điểm thấp nhất của tàu hoặc phần nhô không tách rời, lấy giá trị nào thấp hơn. Tất cả các phần dịch chuyển được phải ở vị trí cao nhất có thể.



16 Chiều chìm thiết kế, TC (hoặc dc)

Chiều chìm thiết kế phải được lấy đến điểm giao phía trong của thân tàu và mặt phẳng dọc tâm tàu tại điểm thấp nhất của thân tàu. Trong trường hợp dạng sống đáy không dễ dàng tách khỏi thân tàu để xác định được thì chiều chìm thiết kế được lấy đến điểm giao của đường tiếp tuyến với thân tàu ở vị trí có độ cong nhỏ nhất và mặt phẳng dọc tâm.



17 Chiều cao buồng

Chiều cao buồng là khoảng cách từ sàn đến mép dưới của xà boong tại vị trí cụ thể.





Hình 1.4 Xác định các giá trị Bmax, BH(hoặc B), D và T (hoặc d)

Lưu ý:


1- Tiếp tuyến với sườn giữa tàu trong trạng thái tàu bị vồng lên.

Vị trí phía trên của Dmax phụ thuộc vào góc nghiêng giữa giao tuyến thân tàu/boong và boong thực tế. Nếu α ≥ 45o, thì áp dụng điểm dưới. Nếu không thì áp dụng điểm trên.

T (d) - d sẽ được sử dụng để xác định chiều chìm trong các phần khác của Quy chuẩn

18 Chiều cao tĩnh không, Ha

Chiều cao tĩnh không được đo từ mặt phẳng đường nước ở trạng thái tàu không đến điểm cao nhất của kết cấu tàu.



19 Góc vát đáy, β

Góc vát đáy là góc tạo bởi đáy tàu và mặt phẳng chuẩn đáy theo phương ngang tàu tại vị trí cụ thể, tính bằng độ (xem Hình 1.5).





Hình 1.5 Xác định góc vát đáy (1: Chiều cao; 2 Chiều rộng; Góc vát đáy bằng arctg(1/2))

20 Diện tích buồm hứng gió, AS

Diện tích buồm hứng gió của tàu tính bằng m2 là tổng diện tích của tất cả các buồm dương lên đồng thời mà chúng gắn với cột buồm cộng với diện tích hình tam giác để điều khiển tàu, không kể các phần trùng nhau, phần buồm bị phồng lên đều được coi như đường thẳng.



21 Thể tích toàn bộ tàu, V

Thể tích toàn bộ tàu tính bằng m3 là tổng thể tích của VH (thể tích thân tàu) và VS (thể tích thượng tầng).



22 Thể tích thân tàu, VH

Thể tích thân tàu là phần thể tích phía dưới đường cong dọc boong.



23 Thể tích thượng tầng, VS

Thể tích thượng tầng là thể tích không gian phía trên đường cong dọc boong. Các không gian mà có không nhiều hơn một mặt một phía có lỗ hở thì được đưa vào tính toán. Lỗ hở ở đây có nghĩa là lỗ có diện tích nhỏ hơn 10% diện tích toàn bộ bề mặt của một phía. Các không gian có thể tích nhỏ hơn 0,05 m3 không cần đưa vào tính toán.



24 Khối lượng vận chuyển hữu ích, mN

Khối lượng vận chuyển hữu ích bao gồm tất cả các thiết bị cố định và tháo được đi với tàu tại thời điểm bàn giao bởi nhà sản xuất không bao gồm các thiết bị phục vụ trong quá trình vận chuyển.



25 Khối lượng vận chuyển toàn bộ, mG

Khối lượng vận chuyển toàn bộ là khối lượng vận chuyển hữu ích cộng với các thiết bị phục vụ trong quá trình vận chuyển.



26 Khối lượng tàu không, mLCC (hoặc Δmin)

(1) Hạng mục thiết bị trong khối lượng tàu không bao gồm:

(a) Tất cả các kết cấu bao gồm tấm sống chính đối trọng, tấm tâm tàu và bánh lái;

(b) Dằn bao gồm dằn cứng hoặc dằn bằng chất lỏng mà nhà sản suất đưa vào để tàu đảm bảo tính năng hành hải;

(c) Tất cả các phụ tùng và kết cấu bên trong như vách ngang, vật liệu cách nhiệt, nội thất đi kèm, các vật việc tạo tính nổi, cửa sổ, nắp hầm và cửa ra vào;

(d) Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu.

(i) Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu cố định.

Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu cố định là tích hợp của động cơ bên trong tàu bao gồm tất cả các phụ kiện và điều khiển đi kèm cần thiết cho sự hoạt động của động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ nhiên liệu bao gồm các két chứa chúng.

(ii) Động cơ đặt ngoài tàu.

- Khối lượng động cơ lớn nhất đưa ra bởi nhà sản suất;

- Khối lượng các thiết bị đi kèm;

- Hệ thống dầu bôi trơn/ nhiên liệu cố định;

- Hệ thống lái và điều khiển.

(e) Thiết bị bên trong bao gồm:

- Tất cả các thiết bị gắn cố định vào tàu, ví dụ như các két (can và két độc lập), hệ thống nước thải và nước sinh hoạt;

- Thiết bị chuyển và giữ nước;

- Hệ thống bơm hút khô;

- Thiết bị nấu ăn và sưởi ấm;

- Thiết bị thông gió và làm mát;

- Hệ thống và thiết bị điện bao gồm cả ắc quy;

- Hệ thống điện tử và nghi khí hàng hải cố định;

- Thiết bị chữa cháy;

- Thảm sàn và rèm cửa.

(f) Thiết bị bên ngoài bao gồm:

- Thiết bị gắn cố định bên ngoài như lan can bảo vệ, lan can cố định phía mũi, cột biểu tượng mũi tàu, sàn tắm, cầu thang lên xuống tàu, thiết bị lái, tời buộc dây, bạt che, bàn ở khu điều khiển, sàn chống trượt, cột đèn, neo, thiết bị giữ neo và xích;

- Các thiết bị tháo được như đệm chống va, dây kéo tàu, các dây giữ;

- Đối với tàu buồm thì khối lượng thiết bị bên ngoài phải bao gồm cột buồm, thanh ngang đáy buồm chính, cần điều chỉnh buồm, các dây chằng buồm.

(2) Các thiết bị ngoài tàu không bao gồm:

- Các thiết bị tháo được như dao kéo, bát đĩa, đồ nhà bếp, khăn trải bàn;

- Các thiết bị điện tử và nghi khí hàng hải tháo được như hải đồ...;

- Dụng cụ và đồ dự trữ;

- Thiết bị cứu sinh và an toàn, bao gồm cả khi có người;

- Thực phẩm và dự trữ dự định mang theo tàu;

- Nước đáy tàu;

- Nước bẩn;

- Nước đóng chai;

- Dầu đốt và dầu bôi trơn;

- Thiết bị cá nhân;

- Phao bè;

- Xuồng công tác;

- Thuyền viên và hành khách;

- Hàng hóa dự định mang theo tàu.



27 Khối lượng thử đặc tính

Khối lượng thử đặc tính bao gồm các thiết bị cố định và các thiết bị tháo được cần thiết cho quá trình thử bao gồm:

- Dây kéo tàu;

- Neo/ xích/ dây;

- Buồm;

- Động cơ;



- Ắc quy.

Ngoài ra khối lượng còn các thành phần sau:

- Số người cần thiết tham gia thử;

- Nhiên liệu ít nhất 25% nhưng không nhiều hơn 50% két cố định hoặc một két rời trên một động cơ phải ít nhất bằng 50% khi bắt đầu mỗi cuộc thử;

- Thiết bị an toàn cho người tham gia thử trên tàu.

Khối lượng thử đặc tính không bao gồm thành phần sau:

- Nước ngọt;

- Nước thải;

- Lương thực và dự trữ;

- Thiết bị tháo được bên trong như bát đĩa, dao, dụng cụ bếp và phụ tùng dự trữ.



28 Khối lượng tàu khi kéo cạn, mT

(1) Khái quát chung

Khối lượng của tàu khi kéo cạn sẽ chỉ được thiết lập để giới thiệu khả năng kéo trên cạn của tàu để cho chủ tàu/người sử dụng xác định khối lượng thiết bị bổ sung mà tàu khi kéo cạn không được vượt quá.

Khối lượng sẽ bao gồm các hạng mục thiết bị được liệt kê ở (2), cộng với các thiết bị chằng buộc tàu trong quá trình kéo cạn. Khối lượng khi kéo cạn sẽ phải được thông báo riêng biệt thậm chí khi tàu và quá trình kéo cạn được thực hiện bởi nhà sản xuất/ người bán hàng.

Nhà sản xuất/ người bán hàng sẽ cung cấp một danh mục các thành phần, phụ kiện và thiết bị mà được tính vào khối lượng đã được định nghĩa ở trên và sẽ thông báo tổng khối lượng bằng ki-lô-gam. Danh mục này phải được đưa vào trong Hướng dẫn vận hành cho chủ tàu.

Bất kỳ hạng mục nào mà cung cấp bởi nhà sản xuất/ người bán hàng không được dự định đặt lên tàu hoặc trong quá trình kéo cạn phải được liệt kê riêng biệt.

(2) Kết cấu, hạng mục thiết bị v.v... bao gồm trong mT:

(a) Kết cấu

- Tất cả các thành phần kết cấu tàu bao gồm sống chính đối trọng, tấm tâm tàu, bánh lái;

- Nếu sống chính đối trọng tháo rời hoặc sống chính đối trọng không bao gồm trong thành phần khi kéo cạn thì chúng phải được khai báo và liệt kê vào trong danh mục các thiết bị phải loại trừ.

(b) Kết cấu bên trong và thượng tầng

Kết cấu bên trong và thượng tầng được tạo bởi các vách ngang và vách ngăn, cách nhiệt, lớp bọc, nội thất cố định, vật liệu nổi, cửa sổ, nắp hầm và cửa ra vào và vật liệu bọc.

(c) Thiết bị bên trong bao gồm:

- Tất cả các thiết bị gắn cố định vào tàu, ví dụ như các két (can và két độc lập), hệ thống nước thải và nước sinh hoạt;

- Thiết bị chuyển và giữ nước;

- Hệ thống bơm hút khô;

- Thiết bị nấu ăn và sưởi ấm;

- Thiết bị thông gió và làm mát;

- Hệ thống và thiết bị điện bao gồm cả ắc quy;

- Hệ thống điện tử và nghi khí hàng hải cố định;

- Thiết bị chữa cháy;

- Thảm sàn và rèm cửa.

(d) Thiết bị bên ngoài bao gồm:

- Thiết bị gắn cố định bên ngoài như lan can bảo vệ, lan can cố định phía mũi, thanh ngang đáy buồm phía mũi, sàn tắm, cầu thang lên xuống tàu, thiết bị lái, tời buộc dây, bạt che, bàn ở khu điều khiển, sàn chống trượt, cột đèn, neo, thiết bị giữ neo và xích;

- Các thiết bị tháo được như đệm chống va, dây kéo tàu, các dây giữ;

- Đối với tàu có hệ treo buồm thì khối lượng thiết bị bên ngoài phải bao gồm cột buồm, thanh ngang đáy buồm chính, cần điều chỉnh buồm, các dây chằng buồm.

(e) Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu.

(i) Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu cố định.

Động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ dầu nhiên liệu cố định là tích hợp của động cơ bên trong tàu bao gồm tất cả các phụ kiện và điều khiển đi kèm cần thiết cho sự hoạt động của động cơ và hệ thống dầu bôi trơn/ nhiên liệu bao gồm các két chứa chúng.

(ii) Động cơ đặt ngoài tàu.

- Khối lượng động cơ lớn nhất đưa ra bởi nhà sản suất;

- Khối lượng các thiết bị đi kèm;

- Hệ thống dầu bôi trơn/ nhiên liệu cố định;

- Hệ thống lái và điều khiển.

(f) Két, chất lỏng trong két

- Lượng dầu đốt/ dầu bôi trơn đi cùng với động cơ;

- Các két rời và lượng chất lỏng trong đó;

- Lượng nước ngọt trong két;

- Khối lượng của chất lỏng sẽ được tính toán và đo đến mức cao nhất có thể sử dụng.

(3) Các hạng mục thiết bị không bao gồm:

- Các thiết bị tháo được như dao kéo, bát đĩa, đồ nhà bếp, khăn trải bàn;

- Các thiết bị điện tử và nghi khí hàng hải tháo được như hải đồ...;

- Dụng cụ và đồ dự trữ;

- Thiết bị cứu sinh và an toàn, bao gồm cả khi có người;

- Thực phẩm và dự trữ dự định mang theo tàu;

- Nước đáy tàu;

- Nước dằn;

- Nước thải;

- Hàng hóa dự định mang trên tàu.

(4) Thêm/ bớt các thành phần

- Nhà sản xuất/ người bán hàng có thể bớt các hạng mục thiết bị được liệt kê trong (2) và nó phải được đưa vào trong danh mục các thiết bị loại trừ. Nhưng không loại trừ các thành phần kết cấu của tàu hoặc các hạng mục thiết bị gắn cố định cần thiết cho điều khiển an toàn của tàu;

- Nếu dự định thêm các hạng mục liệt kê trong (3), thì nhà sản xuất phải sửa đổi danh mục thêm vào ở (2).



29 Diện tích ghế ngồi

Không gian trống, đơn lẻ bất kỳ trên tàu hở hoặc trong khu điều khiển với điều kiện diện tích cho mỗi người phải là 400 mm x 750 mm.

Đối với tàu nhóm C và D, diện tích boong bên cạnh khu điều khiển có thể được sử dụng cho mục đích này.

30 Số lượng người lớn nhất

Số lượng người lớn nhất được phép chở khi tàu chạy không được vượt quá:

- Số lượng người mà tàu vẫn thỏa mãn yêu cầu về ổn định, mạn khô và tính nổi;

- Số lượng người mà có đủ không gian như yêu cầu ở -29 và 12.1 Phần 3 Mục II.



31 Tải lớn nhất (trọng tải), mMTL (hoặc DW)

Thuật ngữ “tải lớn nhất” được hiểu là trọng tải của tàu. Tải lớn nhất không quá tổng giá trị thêm vào khối lượng tàu không mà không vượt quá yêu cầu về ổn định, mạn khô và tính nổi.

Số lượng người lớn nhất và tải trọng lớn nhất phải được ghi vào trong “Hướng dẫn vận hành cho chủ tàu”.

Tải lớn nhất (trọng tải) phải tính đến các thành phần với khối lượng sau:

(1) Khối lượng mỗi người bằng 75 kg. Khi trẻ em được chở như là một phần của thuyền viên thì tổng số người có thể vượt quá với điều kiện rằng khối lượng mỗi trẻ không quá 37,5 kg và tổng khối lượng toàn bộ số người không được vượt quá yêu cầu;

(2) Khối lượng các thiết bị cơ bản bằng (LH+2,5)2, kg nhưng không được nhỏ hơn 10 kg;

(3) Dự trữ và hàng hóa (nếu có), thực phẩm khô, chất lỏng (chất lỏng tiêu thụ không được liệt kê ở (4),(5)) và các thiết bị khác không bao gồm trong khối lượng tàu không hoặc (2);

(4) Chất lỏng tiêu thụ (nước ngọt, nhiên liệu, dầu bôi trơn) trong các két rời được nạp đến mức cao nhất;

(5) Chất lỏng tiêu thụ (nước ngọt, nhiên liệu, dầu bôi trơn) có sẵn trong máy được nạp đến mức cao nhất.

1.3 Các trạng thái tải trọng

1.3.1 Trạng thái thử

Để xác định tốc độ quay vòng và công suất tốt đa, thì tàu phải được trang bị khối lượng như đã được định nghĩa ở 1.2.3-27.



1.3.2 Trạng thái sẵn sàng cho khai thác

Tàu trong trạng thái sẵn sàng cho khai thác khi đã được trang bị đầy đủ cho chuyến đi dự kiến với các thành phần sau:

- Nạp đầy các két nhiên liệu và dầu bôi trơn;

- Nạp đầy các két nước ngọt;

- Nước trong các két đáy và hố hút khô trong phạm vi giới hạn;

- Khối lượng của chất lỏng sẽ được tính toán và đo đến mức cao nhất có thể sử dụng;

- Khối lượng của động cơ ngoài tàu và thiết bị điện phải là loại có công suất lớn nhất mà tàu dự định trang bị và khai thác.

1.3.3 Trạng thái đầy tải sẵn sàng cho khai thác

Tàu được trang bị và xếp tải như yêu cầu ở 1.3.2, nhưng bao gồm các thành phần sau:

- Khối lượng mỗi người là 75 kg và ở vị trí trong khu điều khiển;

- Khối lượng trang thiết bị cá nhân và cơ bản bằng (LH+2,5)2, nhưng không nhỏ hơn 10 kg;

- Khối lượng của phao bè và/hoặc xuồng công tác dự định mang theo;

- Đơn vị thiết kế/ nhà sản xuất phải thông báo về khối lượng và chiều chìm tàu ở trạng thái tải trọng này.



1.4 Hướng dẫn vận hành cho chủ tàu

1.4.1 Yêu cầu chung

Mỗi tàu phải có Hướng dẫn vận hành cho chủ tàu. Hướng dẫn này chứa đựng các thông tin liên quan đến khai thác an toàn tàu, các thiết bị và hệ thống có xét đến điều kiện môi trường.

Hướng dẫn không cần có các thông tin liên quan đến bảo dưỡng ngoại trừ các kiểm tra thường kỳ được thực hiện để vận hành tàu. Hướng dẫn phải có danh mục các thao tác cần thiết trước khi sử dụng.

Hướng dẫn phải là bản cứng và soạn thảo bằng ngôn ngữ mà tàu dự định sử dụng. Hướng dẫn có thể trình bày dưới dạng song ngữ.

Hướng dẫn phải có mục lục và đánh số trang nếu số trang của tài liệu nhiều hơn 4. Hướng dẫn có thể được trình bày dưới dạng văn bản, biểu tượng hoặc hình vẽ.

Hướng dẫn có thể xuất bản dưới dạng tệp tin điện tử với điều kiện phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Dữ liệu phải có khả năng chống sửa chữa;

- Hướng dẫn phải được lắp đặt trên máy tính được cấp từ hai nguồn chính và sự cố.

Hướng dẫn phải tiếp cận được trong mọi thời điểm trong quá trình hoạt động của tàu;

- Độ sáng của màn hình không bị ảnh hưởng khi trực ca ban đêm;

- Hướng dẫn phải lưu dự phòng.

1.4.2 Các thông tin thể hiện trong hướng dẫn

Các thông tin sau phải được thể hiện trong hướng dẫn:

- Các kích thước lớn nhất, các kích thước phần thân tàu;

- Chiều chìm;

- Chiều cao tĩnh không;

- Dung tích các két (bao gồm thể tích lớn nhất và nhỏ nhất);

- Diện tích khai triển của buồm;

- Khối lượng thử đặc tính (chỉ đối với tàu có động cơ);

- Khối lượng kéo cạn (nếu áp dụng);

- Khối lượng tàu không;

- Khối lượng trạng thái đầy tải sẵn sàng cho khai thác;

- Tải lớn nhất (trọng tải);

- Các thông tin khác nếu cần thiết.

1.5 Điều kiện khí tượng thủy văn

1.5.1 Quy định chung

Cấp độ sóng được thể hiện bằng số trạng thái biển như đã cho trong Bảng 1.5.1.



1.5.2 Tải trọng gió

Tốc độ gió được đo theo thang Beaufort 12 cấp tại chiều cao 10 m phía trên mặt biển như đã cho trong Bảng 1.5.2.

Áp suất gió thiết kế là tổng của thành phần tĩnh và động.

Áp suất gió thiết kế được xác định dựa trên chiều cao của diện tích mặt hứng gió có xét đến chiều cao sóng như đã được đề cập trong Phần 4 Mục II của Quy chuẩn này.



1 Áp suất gió tĩnh

Áp suất gió tĩnh được xác định theo công thức sau, tính bằng Pa:

Wst = 0,732k. v02

Trong đó:

k Hệ số có xét đến chiều cao hứng gió và được lấy bằng:

- 0,75 đối với chiều cao từ 5,0 m trở xuống;

- 1,00 đối với chiều cao từ 10,0 m trở lên;

- Giá trị trung gian xác định theo phép nội suy tuyến tính.

v0 Vận tốc gió tại vị trí 10 m phía trên mặt biển và được lấy theo Bảng 1.5.2.

2 Áp suất gió động

Áp suất gió động được xác định theo công thức sau, tính bằng Pa:

Wdm = Wst . .

Trong đó:

 Hệ số gió động có xét đến chiều cao hứng gió và được lấy bằng:

- 0,85 đối với chiều cao từ 5,0 m trở xuống;

- 0,76 đối với chiều cao 10,0 m;

- 0.69 đối với chiều cao 20 m trở lên.



 Hệ số gió giật được xác định theo Bảng 1.5.2-2.

Bảng 1.5.1 Số trạng thái biển

Số

Thuật ngữ mô tả

Chiều cao sóng h3%, m

0

Không có sóng

0

1

Sóng yếu

0 - 0,25

2

Sóng vừa

0,25 - 0,75

3

Sóng khá lớn

0,75 - 1,25

4

Sóng khá lớn

1,25 - 2,0

5

Sóng mạnh

2,0 - 3,5

6

Sóng mạnh

3,5 - 6,0

7

Sóng rất mạnh

6,0 - 8,5

8

Sóng rất mạnh

8,5 - 11,0

9

Sóng cực mạnh

≥ 11,0


Bảng 1.5.2 Tốc độ gió theo thang Beaufort

Cấp gió

Mô tả gió

Tốc độ gió (trung bình) m/s

0

Calm/Lặng gió

0-0,2 (0)

1

Light air/Gió rất nhẹ

0,3-1,5 (1,0)

2

Light breeze/Gió nhẹ

1,6-3,3 (3,0)

3

Gentle breeze/Gió nhỏ

3,4-5,4 (5,0)

4

Moderate breeze/Gió vừa

5,5-7,9 (7,0)

5

Fresh breeze/Gió khá mạnh

8,0-10,7 (9,0)

6

Strong breeze/Gió mạnh

10,8-13,8 (12,0)

7

Near gale/Gió khá lớn

13,9-17,1 (15,0)

8

Gale/Gió lớn

17,2-20,7 (19,0)

9

Strong gale/Gió rất lớn

20,8-24,4 (23,0)

10

Storm/Gió bão

24,5-28,4 (27,0)

11

Violent storm/Gió bão to

28,5-32,6 (31,0)

12

Hurricane/Đại cuồng phong

> 32,7


Bảng 1.5.2-2 Hệ số gió giật

Diện tích hứng gió, m2

Chiều cao hứng gió phía trên đường nước, m

2,5

5,0

10,0

0,1

0,95

0,92

0,88

5,0

0,89

0,87

0,84

10

0,85

0,84

0,81

20

0,80

0,78

0,76

40

0,72

0,72

0,70

Lưu ý: Các giá trị trung gian xác định theo phép nội suy tuyến tính


II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Phần 1

CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT, PHÂN CẤP VÀ KIỂM TRA CHU KỲ

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Quy định chung

1.1.1 Giám sát kỹ thuật

Trừ khi có các quy định khác trong Quy chuẩn này, việc giám sát kỹ thuật cho tàu được thực hiện theo Chương 4 Phần 1A QCVN 21: 2010/BGTVT.



1.1.2 Phân loại

1 Khi lực của thiết bị đẩy được tạo ra bởi động cơ và buồm hoặc buồm và động cơ, thì tàu sẽ được xem như tàu có động cơ và buồm hoặc tàu buồm có động cơ phụ thuộc vào điều kiện sau:

(1) Tàu được thiết kế sử dụng sức gió để chuyển động thì được xem như tàu buồm nếu diện tích buồm thỏa mãn yêu cầu sau:

As  1,5 (gV)2/3

Trong đó:

V: Thể tích lượng chiếm nước khi đầy tải, m3;

g: Gia tốc trọng trường (9,8 m.s-2).

Nếu diện tích buồm nhỏ hơn thì yêu cầu về ổn định và mạn khô của Quy chuẩn này áp dụng cho tàu buồm không cần phải áp dụng.

(2) Nếu diện tích buồm không nhỏ hơn theo công thức ở (1) và tàu được trang bị động cơ đẩy tàu thì sẽ được xem như tàu có động cơ và buồm nếu công suất động cơ tính bằng kW, thỏa mãn công thức sau:

Ne  5 (gV)1/3

Nếu công suất động cơ nhỏ hơn công thức thì tàu được xem như tàu buồm có động cơ.

Tàu có động cơ và buồm và tàu buồm có động cơ sẽ phải thỏa mãn các yêu cầu của tàu buồm cũng như các yêu cầu của tàu mà có động cơ đốt trong đặt ngoài.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương